1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai lang trên địa bàn xã đồng thái huyện ba vì TP hà nội

77 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CẢM ƠN

  • Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

  • Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm Nghiệp, UBND Xã Đồng Thái,

  • Cô giáo hướng dẫn khóa luận TS. Phạm Thị Tân và các thầy cô giáo đã trực tiếp giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, và hoàn thành khóa luận.

  • Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ và các hộ nông dân ở 3 xã Đồng Thái Huyện Ba Vì –TP Hà Nội

  • Tác giả xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

  • Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc.

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • H-T : Hàng hóa –Tiền

  • (MPS) : Hệ thống sản xuất vật chất

  • (SNA) : Hệ thống tài khoản quốc gia

  • UBND : Ủy ban nhân dân

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

  • MỞ ĐẦU

  • 1 Tính cấp thiết của đề tài

  • Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời, vai trò của làng xã có giá trị văn hóa to lớn trong tâm hồn người dân Việt. Nền kinh tế làng xã cũng gắn bó với đặc trưng nông nghiệp lâu đời. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài cho đến thời đại hội nhập ngày nay, nền kinh tế nông thôn vẫn giữ được nhiều nét truyền thống mang tính chất của làng. Đó chính là các làng nghề, là một đặc trưng kinh tế mà chỉ Việt Nam mới có.

  • Lịch sử làng nghề đã tạo ra các nghệ nhân cũng như truyền thống làm nghề lâu đời cho các vùng và tạo nên danh tiếng nhất định cho các làng nghề.

  • Trong quá trình kinh tế hội nhập ngày nay, việc phát huy các làng nghề truyền thống để vừa đảm bảo phát triển kinh tế lại giữ được các bản sắc văn hóa làng nghề cổ là một đòi hỏi tất yếu của xã hội. Đồng Thái là một xã thuần nông thuộc Huyện Ba vì – TP Hà Nội. Với truyền thống làm vườn có tiếng trong cả nước. Nơi đây sản sinh ra nhiều nghệ nhân làm vườn giỏi, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho quê nhà mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa lâu đời của người dân nơi đây. Dân gian xưa có câu "NgôĐông Lâu, bầu Tri Lai, khoai Tăng Cấu, dưa hấu Yên Bồ” ngợi ca về nông sản của xã Đồng Thái

  • Nghề trồng khoai lang được hình thành và rộ lên ở Đồng Thái vào những năm đầu của thập niên 21. Đây là một nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao, đồng thời lànguồn dược liệu quý cho y học. Tuy nhiên quá trình phát triển còn tự phát chưa thực sự được các cấp quan tâm phát triển

  • Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Khoai Lang trên địa bàn xã Đồng Thái huyện Ba vì TP Hà Nội” làm khóa luận. Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng khoai lang trên địa bàn xã một cách hiệu quả hơn và có thể nhânrộng mô hình ra các địa phương khác, vừa đảm bảo phát triển kinh tế lại mang lại giá trị cho y học.

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 2.1. Mục tiêu tổng quát

  • Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang tại xã Đồng Thái huyện Ba vì –TP Hà Nội nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ khoai lang tại địa phương nghiên cứu.

  • 2.2. Mục tiêu cụ thể

  • - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềsản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

  • - Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang trên điạ bàn xã Đồng Thái huyện Ba vì - TP Hà Nội

  • - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất sản phẩm khoai lang trên điạ bàn xã Đồng Thái huyện Ba Vì –TP Hà Nội

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

  • Các hộ nông dân tham gia sản xuất khoai lang ở xã Đồng Thái

  • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi không gian:

  • Đề tài nghiên cứu tại xã Đồng Thái, huyện Ba vì, TPHà Nội

  • Phạm vi Thời gian:

  • Số liệu thứ cấp trong quá trình thực hiện, các tài liệu, số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017.

  • 4. Nội dung nghiên cứu

  • - Lý luận cơ bản về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

  • - Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Đồng Thái.

  • - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang trên địa bàn xã Đồng Thái huyện Ba Vì TP Hà Nội

  • Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ khoai lang trên địa bàn xã Đồng Thái huyện Ba vì TP Hà Nội

  • 5. Kết cấu của khóa luận

  • Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

  • Chương 2: Đặc điểm xã Đồng Thái và phương pháp nghiên cứu

  • Chương 3: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm khoai lang xã Đồng Thái giai đoạn 2015-2017

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT

  • VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

  • 1.1. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

  • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

  • ( Khái niệm về hộ và hộ nông dân

  • * Khái niệm về hộ

  • Trong Từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press – 1987) có định nghĩa “hộ” là tất cả những người cùng chung huyết tộc và những người cùng làm ăn chung”.

  • Như vậy, hộ là đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao động chung: có vốn và chương trình kế hoạch sản xuất chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận, có tính chất gia đình.

  • * Khái niệm về hộ nông dân:

  • Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua hoạt động của HND.

  • Về hộ nông dân, tác giả Frank Eliss định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với một mức độ không hoàn toàn cao” (Dương Văn Hiểu, 2001).

  • “Hộ nông dân là đơn vị kinh tế mà trong đó quan hệ giữa các thành viên là quan hệ đồng hữu, cộng đồng trách nhiệm với ý thức làm việc cho mình, cho gia đình, mỗi người làm việc hết mình, không cần một sự kiểm tra, thúc ép nào, ở đây ngoài yếu tố kinh tế còn có cả yếu tố tình cảm đạo đức chi phối họ” (Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến, 2000).

  • Từ các khái niệm nêu trên cho thấy HND là những hộ sống ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài hoạt động nông nghiệp, HND còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau. HND là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.

  • ( Một số khái niệm về sản xuất

  • Theo giáo trình phân tích kinh tế nông nghiệp, trường ĐH Nông Nghiệp I (1996): sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người là lực lượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quyết định. Do có hai quan niệm khác nhau về sản xuất, nên dẫn đến cách tính khác nhau.

  • Theo quan niệm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS) thì sản xuất là tạo ra của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có hai ngành sản xuất là nông nghiệp và công nghiệp.

  • Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên hiệp quốc, quan niệm về sản xuất rộng hơn.

  • Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên trong xã hội có ba ngành sản xuất là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất nhập kho cho đến khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho.

  • Có hai phương thức sản xuất là:

  • Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.

  • Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.

  • Phát triển kinh tế thị trường phải theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?

  • Như vậy chúng ta có thể hiểu: sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người.

  • ( Một số khái niệm về tiêu thụ – kênh tiêu thụ

  • Sản phẩm sản xuất trồng trọt là kết quả của quá trình đầu tư sau một chu kỳ sản xuất để tạo ra các sản phẩm mang lại một đặc trưng riêng đáp ứng nhu cầu thị trường.

  • * Kênh tiêu thụ khoai lang

  • Có rất nhiều khái niệm về kênh tiêu thụ, theo giáo trình Quản trị học hệ thống phân phối – Trường đại học Kinh tế quốc dân: Một số người cho rằng, kênh tiêu thụ là đường đi của mỗi sản phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Một số người khác lại cho rằng, kênh tiêu thụ là một dãy chuyển quyền sở hữu các sản phẩm hàng hóa khi chúng chuyển qua các tác nhân tới người tiêu dùng.

  • Theo chúng tôi kênh tiêu thụ khoai lang là quá trình mà luồng sản phẩm hàng hóa chính là sản phẩm củ khoai lang đi từ người sản xuất đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân giá trị của nó lại tăng lên.

  • Các loại kênh tiêu thụ khoai chủ yếu như sau:

  • Các tổ chức cá nhân tham gia vào kênh tiêu thụ với những cách thức liên kết khác nhau hình thành nên cấu trúc của kênh khác nhau. Câu trúc của kênh phân phối được xác định qua chiều dài, bề rộng của hệ thống kênh. Do đó hệ thống kênh phân phối khoai lang được thể hiện qua sơ đồ 2.1.

  • + Kênh 1 là kênh mà người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua một trung gian nào. Đặc điểm người sản xuất chỉ bản với số lượng ít, chủ yếu là người tiêu dùng trong địa bàn.

  • + Kênh 2 là kênh mà có thông qua trung gian tiêu thụ đó là người thu gom và hộ bán buôn. Đặc điểm tất cả khoai lang được thu gom đều được đưa về nhà kho chức, khối lượng lớn, sau đó hộ bán buôn sẽ bán đến người tiêu dùng.

  • + Kênh 3 là kênh có ba tác nhân trung gian đó là hộ thu gom, người bán buôn và người bán lẻ. Đặc điểm người thu gom mua khoai lang của hộ sản xuất, sau đó chuyển đến lò cơ sở (kho lưu trữ), nhờ hai tác nhân trung gian người bán buôn và bán lẻ bán cho người tiêu dùng.

  • + Kênh 4 là kênh mà hộ sản xuất có thể bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến,công ty, HTX… hoặc là trung gian thông qua hộ thu gom chuyển đến doanh nghiệp. Đây là kênh phục vụ thị trường ngoài tỉnh.

  • Kênh 1

  • Kênh 2

  • Kênh 3

  • Kênh 4

  • Sơ đồ 1.1: kênh tiêu thụ khoai lang

  • 1.2Cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ khoai lang

  • 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Khoai Lang ở một số địa phương

  • Bảng 1.1 Tình hình sản xuất khoai ở một số địa phương

  • Bảng 1.2. Tình hình tiêu thụ khoai lang của một số địa phương

  • Qua bảng 1.2 ta thấy tình hình tiêu thụ khoai lang của các huyện trong TP có sự chênh lệch khác nhau từ năm 2015 đến năm 2017 tổng sản lượng tiêu thụ khoai trong toàn TP là tăng 273,85 %. Và Đông Anh là nơi có tình hình tiêu thụ khoai lang thấp nhất toàn Tp từ năm 2015- 2017 từ 2,9- 9,61 tăng 6,71% và cao nhất là Chương Mỹ từ năm 2015 – 2017 tiêu thụ từ 88,5 lên đến 215,9 lí do là Chương Mỹ là nơi có diện tích trồng khoai lớn cùng đó là năng suất,sản lượng cũng đạt nhất nhì trong toang TP và người dân tập trung chủ yếu trồng khoai để xuất khẩu và bán ra ngoài thị trường kiếm thêm thu nhập cho gia đình nên tình hình tiêu thụ nó sẽ lớn hơn ở các huyện khác.

  • 1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang của huyện Ba Vì

  • 1.2.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang của huyện Ba Vì

  • Khoai lang là một trong những cây trồng chính và đặc sản của huyện Ba vì.Trong những năm gần đây,khoai lang trở thành loại nông sản hàng hóa,sản phẩm đặc trưng của huyện được ưu chuộng,dễ tiêu thụ mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn loại cây trồng khác.Năm 2017 tổng diện tích khoai lang của toàn huyện là 1187ha phân bố tập trung chủ yếu ở xã Đồng Thái,Phú Phương,Phú Châu,Vạn Thắng và Vật Lại đây là những khu vực có truyền thống trồng khoai lang và cho chất lượng sản phẩm ngon nhất toàn huyện Ba Vì.

  • Bảng 1.3Năng suất, diện tích và sản lượng khoai lang của toàn huyện

  • giai đoạn 2015-2017

  • (Nguồn Ban Thống Kê Xã)

  • Diện tích trồng khoai Lang của huyện có xu hướng giảm vì do người dân đã thay đổi hình thức canh tác,thay vì sản xuất 2-3 vụ trên một năm thì người dân chỉ trồng vào một vụ đông chủ trương của huyện là giảm diện tích trồng khoai lang không hiệu quả sang trồng cây khác người dân một số xã giáp khu đô thị đã tìm kiếm công việc khác thay thế cho thu nhập trồng khoai lang tốt hơn.

  • Mặc dù diện tích trồng khoai lang có xu hướng giảm nhưng năng suất và sản lượng lại tăng là do người dân được sự chỉ đạo của huyện đẩy mạnh các ứng dụng tiến bộ khoai học trong sản xuất,đưa giống mới và vật tư phân bón mới vào trong sản xuất,huyện và xã Đồng Thái đã phối hợp với trung tâm phát triển giống cây trồng Hà Nội triển khai chương trình khảo nghiệm sản xuất một số giống khoai lang đặc sản với diện tích 2,5ha tai xã Đồng Thái.Qua chương trình này đã chọn đã chọn được giống phù hợp cho năng suất cao,điển hình có hộ đạt 18 tấn/ha.Qua bảng trên ta thấy năng suất khoai lang năm 2015 so với 2017 là tăng là 0,74% với tốc độ phát triển bình quân lên đến 104,4% và sản lượng năm 2015 so với năm 2017 tăng từ 9644,22tấn giảm xuống 9009,2 tấn tốc độ phát triển bình quân là 96,7%

  • 1.2.2.2. Tình hình tiêu thụ khoai lang của huyện Ba Vì

  • Nhìn chung,sản phẩm khoai lang Đồng Thái tiêu thụ chủ yếu theo hình thức tự do, không thông qua hợp đồng kinh tế. Hệ thống phân phối sản phẩm khoai lang Đồng Thái phụ thuộc vào các tác nhân thương mại trong và ngoài xã, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ tự do, các hộ tự sản xuất và tự bán, giá cả biến động bất thường,phụ thuộc vào nhiều các tác nhân thương mại. Khoai lang vụ đông chiếm 90 diện tích khoai lang của phẩm sản xuất ra chủ yếu là cung ứng thị trường trong nước,chưa phát huy được tiềm năng xuất khẩu toàn huyện sản lượng thu hoạch tập chung chủ yếu vào dịp cuối năm, lượng cung cấp nhiều hơn lượng cầu người sản xuất buôn bị thu thiệt về giá bán làm lợi nhuận cao,chưa khuyến khích người sản xuất đầu tư đúng mức.Sản lượng tiêu thụ trên các thi trương tiêu thụ của huyện được thể hiện qua bảng 1.4

  • Bảng 1.4 Tình hình tiêu thụ khoai lang của huyện Ba Vì

  • (Nguồn Ban Thống Kê Xã)

  • Qua bảng 1.4 cho thấy sản lượng khoai lang hàng năm chủ yếu tiêu thụ trong nước tại 2 thị trường chính là Hà nội và Đồng Thái Tại Hà Nội tiêu thụ thấp nhất là Hòa Bình năm 2015 sản lượng tiêu thụ khoai lang của huyện tại thị trường Hà Nội là 2396,2 tấn và Đồng Thái là 2089,8 tấn, Xuân Mai là nơi có thị trường tiêu thụ thấp nhất với sản lượng là 1796,9 tấn sau đó là Vĩnh Phúc với sản lượng là 1886,7 tấn. Đến năm 2016 thì lượng tiêu thụ tạo Hà Nội là 2690,5 tấn đứng thứ 2 sau Hà Nội là Đồng Thái với lượng tiêu thụ là 2490,2 tấn , Hòa Bình vẫn là nơi có lượng tiêu thụ thấp nhất là 1910,5 đứng sau Hòa Bình là Vĩnh Phúc với sản lượng tiêu thụ là 2000,7. Năm 2017 so với năm 2016 thì tại thị trường tiêu thụ ở Hà Nội thì lượng tiêu thụ tăng từ 2690,5 lên đến 2695,7 tăng 5,2 so với năm 2016, đối với thị trương tiêu thụ Đồng Thái năm 2016 so với 2015 thì lượng tiêu thụ từ 2490,2 lên đến 2535.8 tăng 45,6 tấn.

  • CHƯƠNG 2

  • ĐẶC ĐIỂM XÃ ĐỒNG THÁI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1 Tổng quan về xã Đồng Thái

  • 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, đất đai

  • Xã Đồng Thái nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện khoảng 3km là khu thuộc vùng đồi gò của huyện Ba Vì với địa hình có độ dốc phẳng thấp dần về phía Đông Nam phía Bắc của xã giáp với xã Vạn Thắng,Thái Hòa và Phú Đong,phía Đông giáp với xã phú Châu phía tây giáp với xã Vật Lại và Phú Sơn phía Nam giáp với xã Vật Lại và thị trấn Tây Đằng.Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậunhiệt đới gió mùa ,mùa hè nóng ẩm mưa nhiều mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên là 824,28 ha, có 2.722 hộ gia đình với 14.165 nhân khẩu, được phân bổ thành 04 thôn. Nhân dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp.

  • * Địa hình ,đất đai

  • * Về địa hìnhcủa xã thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 vùng khác nhau vùng núi vùng đồi và vùng sông hồng.

  • Khí hậu, thủy văn

  • Xã Đồng Thái nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc tháng 10 với nhiệt độ trung bình 23oC Mùa khô bắt đầu tháng 11 và kết thúc tháng 3 với nhiệt độ trung bình 20o

  • * Đất Đai

  • Tài nguyên đất: Nguồn tài nguyên đất của xã chủ yếu là đất phù sa sông, do quá trình bồi lắng tạo nên được chia thành ba lớp đó là: Lớp đất trên mặt (tầng canh tác) có độ dày từ 25 - 50 cm, khá màu mỡ; Lớp thứ hai là lớp glây (bùn lầy) có độ dày 45 - 70 cm; Lớp thứ ba là lớp sét dày từ 5 - 7 m. Nhìn chung, tầng đất đai khá màu mỡ, tầng đất mặt dày hàm lượng phù xa cao, màu mỡ, phù hợp với việc chuyên canh cây lúa nước và xen canh nhiều loại cây trồng khác. Tầng đất sét dày có tiềm năng lớn trong việc sản xuất vật liệu xây dựng.

  • Bảng 2.1 Cơ cấu diện tích đất của xã giai đoạn 2015-2017

  • Nguồn thống kê xã năm 2018

  • 2.1.2Đặc điểm kinh tế-xã hội của xã

  • * Dân số, lao động

  • Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm hàng hoá, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Dân số năm 2017 trên địa bàn xã Đồng Thái là 14165 là xã nằm cách trung tâm của huyện Ba Vì 6km về phía trung tâm TP Hà Nội nên có nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, mức thu nhập của người dân chưa cao, thu nhập bình quân của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp. Bên cạnh những mặt thuận lợi còn không ít khó khăn, cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa phát triển mạnh, giá cả biến động thường xuyên nhưng với quyết tâm, toàn thể nhân dân trong xã đang ra sức khắc phục khó khăn.

  • Bảng 2.2 Dân số lao động của xã qua 3 năm

  • ĐVT: SL: người: CC: %

  • (Nguồn thống kê xã 2018)

  • * Cơ sở hạ tầng

  • Hệ thống đường giao thông: Hệ thống giao thông thủy lợi xã Đồng Thái hiện nay do đặc thù riêng là vũng bãi bồi do phù sa Sông Hồng bồi đắp, cốt đất thấp lại thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt và thiên tai. Người dân Đồng Thái đã căn cứ và đặc thù riêng này để quật lập tạo ra vườn thổ canh tác các loại cây trồng và con vật nuôi phù hợp với đặc điểm tự nhiên và thổ nhưỡng của địa phương do đó hệ thống giao thông nhỏ hẹp, thường là giao thông đi liền với thủy lợi nên cốt đường cao, nền đường yếu. Nhân dân ở thưa nên hệ thống giao thông rất phức tạp khác hẳn với giao thông chung của toàn huyện.

  • * Hệ thống thủy lợi: - Đã xây dựng và triển khai công tác phòng chống lụt bão úng năm 2017 đến các cơ sở trên địa bàn, chủ động phòng chống lụt bão úng đảm bảo an toàn cho sản xuất.

  • UBND xã xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch nạo vét kênh mương nội đồng, tu sửa máy bơm đảm bảo tư ới, tiêu cho sản xuất trên toàn xã.

  • Năm 2017 tổ chức nạo vét kênh mư ơng đ ựợc 1.655m3 đào và đắp

  • * Giao thông

  • Giao thông đường trục toàn xã có 13 tuyến dài 30,254km. Trong đó:

  • Tuyến chạy dọc theo trục xã có 8 tuyến dài 21.523km

  • Tuyến ngang đường trục xã gồm 6 tuyến dài 8,731km

  • Đường các thôn có 164 tuyến dài 44.520km

  • * Về giáo dục, y tế

  • Công tác thể dục thể thao: Duy trì phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Vận động toàn dân tham gia phong trào thể dục thể thao.

  • Về văn hóa: Công tác xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, các cơ quan đơn vị, trường học…đang tạo nên chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhân dân. Phòng trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được duy trì, phát triển và đi vào chiều sâu. Tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng - Pháp luật nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Từng bước loại trừ các hủ tục lạc hậu không phù hợp với nét đẹp văn hoá chung.

  • Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch bình xét gia đình văn hoá ở các thôn năm 2017.

  • Kiểm tra hoạt động của các quán karaoke, internet trên địa bàn xã.

  • Công tác truyền thanh: Thường xuyên kiểm tra hệ thống cơ sở vật chất đài truyền thanh xã, bố trí giờ phát thanh hợp lý trong ngày. Chú trọng nâng cao chất lượng tin, bài, truyền tải đầy đủ chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính quyền và các tin bài của MTTQ và các đoàn thể đến toàn thể nhân dân trên hệ thống đài truyền thanh của xã.

  • Công tác thể dục thể thao: Duy trì phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Vận động toàn dân tham gia phong trào thể dục thể thao.

  • Về y tế: Các cơ sở y tế xã Đồng Thái đã khắc phục mọi khó khăn, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh còn nhiều thiếu thốn. Đặc biệt, đội ngũ y, bác sỹ vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chất lượng đã ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh theo yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.

  • Môi trường và nước sạch: xã chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung. Nguồn nước lấy từ mạch nước ngầm sâu hơn 100m. Nhân dân chủ yếu dùng nước ngầm qua giếng khoan. Tỷ lệ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 90%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường là 90%. Xã có 3 điểm thu gom rác thải, diện tích trung bình là 0,01ha

  • Tình hình phát triển kinh tế của địa phương:

  • Kinh tế: Đồng Thái là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, rau màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi tuy phát triển nhưng chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ, số gia trại, trang trại chưa nhiều.

  • Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế giai đoạn năm 2015 -2017 (tỷ đồng)

  • ĐVT: Giá trị (GT): tỷ đồng; Cơ cấu (CC): %

  • (Nguồn ban thống kê xã)

  • 2.1.3Thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất khoai lang trên địa bàn xã

  • Thuận lợi

  • Lợi thế về diện tích đất , điều kiện thời tiết khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây nông nghiệp và các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

  • Nguồn lao động khu vực nông thôn dồi dào, có trình độ phù hợp với nghề trồnglúa, trồng khoai, cây ăn quả,… có mong muốn được lao động, sản xuất phát triển kinh tế và làm giàu từ đất của mình.

  • Trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã bước đầu biết đầu tư vốn, giống, phân bón và biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; một số mô hình kinh tế mới như nuôi lợn ở Tri Lai, bò lai sind ở Đồng Bảng xuất hiện đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khó khăn

  • Mặc dù có tiềm năng về đất đai, thuận lợi về khí hậu để phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp nhưng do địa hình của xã là nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn nên khá phức tạp, độ dốc cao, bị chia cắt bởi các chi lưu của hệ thống sông Bứa nên có nhiều suối và khe lạch nên diện tích đất thuận lợi cho canh tác, sản xuất nông nghiệp rất ít. Bên cạnh đó tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét thường xảy ra cục bộ nên đói nghèo đeo đẳng mãi người dân nơi đây. Tỉ lệ đói nghèo tập trung chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.Ngoài những khó khăn về đất sản xuất nông nghiệp, về địa hình và thời tiết thì nguyên nhân chính là do giao thông khó khăn, hầu hết lao động chưa qua đào tạo, các chương trình mục tiêu, dự án kinh tế đã đầu tư trên địa bàn như Chương trình135, 134, Dự án của WB... thời gian qua chưa đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế của xã, việc nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân thông qua thực hiện chương trình còn hạn chế. Mặt khác, các chính sách ưu đãi của nhà nước chưa đủ hấp dẫn nên các doanh nghiệp không mấy mặn mà bỏ vốn đầu tư vào sản xuất trên địa bàn.Nguồn vốn hỗ trợ thấp, định mức hỗ trợ theo quyết định số 1145/QĐ-TTg ngày 25/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ qui định hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khó có thể phát huy hiệu quả đối với vùng cao đặc biệt khó khăn bởi tỉ suất đầu tư cao; nội dung và phương pháp đào tạo thuộc dự án đào tạo cho cán bộ và cộng đồng chưa thiết thực.

  • 2.2 Phương pháp nghiên cứu

  • 2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

  • Xã Đồng Thái nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện khoảng 3km là khu thuộc vùng đồi gò của huyện Ba Vì với địa hình có độ dốc phẳng thấp dần về phía Đông Nam phía Bắc của xã giáp với xã Vạn Thắng,Thái Hòa và Phú Đong,phía Đông giáp với xã phú Châu phía tây giáp với xã Vật Lại và Phú Sơn phía Nam giáp với xã Vật Lại và thị trấn Tây Đằng.Xã gồm có 4 thôn Tăng Cấu,Đồng Bảng, Thái Bình,Tri Lai

  • Vì vậy, để mang tính đại diện cao cho xã, sau khi khảo sát sơ bộ và tham khảo ý kiến cán bộ quản lý cấp huyện (phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trạm Khuyến nông…), ý kiến của người dân và một số chuyên gia, khóa luận chọn 4 thôn gồm:Tri Lai,Thái Bình, Đồng Bảng,Tăng Cấu để khảo sát nghiên cứu tổng quan và chọn 3 thôn Tri Lai, Tăng Cấu, Đồng Bảng để điều tra theo phiếu điều tra. Đây là những khu vực có diện tích khoai được trồng lớn nhất trong địa bàn nghiên cứu. Trình độ kỹ thuật và điều kiện canh tác của người dân trong vùng có sự tương đương với nhau tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp thông tin trong quá trình nghiên cứu, làm nền tảng cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh khoai trên địa bàn toàn xã

  • 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

  • a) số liệu thứ cấp

  • Đề tài thu thập số liệu thứ cấp thông qua các tổng hợp, báo cáo, sổ sách theo dõi, dân số, lao động, đất đai, tình hình kinh tế, xã hội... xã Đồng Thái huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ Ban thống kê, UBND xã Đồng Thái và những đơn vị chuyên ngành khác có liên quan.

  • b) Số liệu sơ cấp

  • Thông tin sơ cấp là những thông tin được thu thập trực tiếp từ việc điều tra khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi điều tra. Cụ thể, sử dụng phương pháp nghiên cứu và tiếp cận sau để thu thập thông tin sơ cấp:

  • Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và điều tra phỏng vấn theo bảng câu hỏi được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu của đề tài: phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân thông qua bảng hỏi đã thiết lập sẵn với các thông tin chủ yếu như tuổi, nhân khẩu, trình độ văn hóa, lao động chính. Các thông tin riêng về diện tích canh tác, thực trạng sản xuất khoai: diện tích, cơ cấu giống, năng suất, sản lượng khoai, hình thức tổ chức...

  • Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ tham khảo ý kiến của các các bộ khuyến nông, phòng nông nghiệp huyện Tân Sơn, những người lãnh đạo trong cộng đồng dân cư, những người am hiểu sâu nhất về địa phương về sản xuất khoai để thu thập các vấn đề chuyên sâu nhằm bổ sung vào các đánh giá trong đề tài

  • 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

  • Xử lý số liệu đã công bố: Dựa vào các số liệu đã được công bố, nghiên cứu tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

  • Xử lý số liệu điều tra: Toàn bộ số liệu điều tra được nhập và xử lý bằng excel và phần mềm

  • 2.3 Các phương pháp phân tích

  • a) Phương pháp thống kê mô tả

  • Phương pháp này được sử dụng để đánh giá diễn biến đất đai và một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội tại xã Đồng Thái. Các chỉ tiêu của phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đó là: Số tuyệt đối, số tương đối, tốc độ phát triển liên hoàn… Thông qua các chỉ tiêu này chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về đặc điểm, thành phần của các đối tượng nghiên cứu.

  • b) Phương pháp so sánh và phân tổ thống kê

  • Phương pháp này được sử dụng để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm. Các chỉ tiêu của phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu khoa học bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, so sánh về quy mô kinh tế, lao động, chi phí, thu nhập… của các hộ. Các chỉ tiêu này giúp ta có cái nhìn rõ nét về xu hướng phát triển, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu.

  • c) Ma trận phân tích SWOT

  • Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) trong sản xuất và tiêu thụ khoai tại địa phương, trên cơ sở đó tìm ra định hướng đúng đắn và giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai của hộ nông dân trên địa bàn xã Đồng Thái

  • 2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng

  • a) Chỉ tiêu phản ánh về thực trạng sản xuất

  • Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất khoai lang

  • (Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ

  • Giá trị sản xuất (GO) là giá trị tính bằng tiền hay giá trị của một đơn vị khoai lang khi bán.

  • GO = ∑ Qi * Pi

  • Trong đó:

  • Qi : khối lượng sản phẩm loại i

  • Pi : giá sản phẩm loại i

  • Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong một thời kỳ sản xuất xác định (không bao gồm khấu hao và thuế). Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản xuất. Trong sản xuất khoai lang chi phí trung gian bao gồm chi phí về giống, phân bón , thuốc thú y, lãi tiền vay, các khoản chi bằng tiền khác.

  • IC = ∑ Cj

  • Cj: các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất

  • Giá trị gia tăng (VA) là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất:

  • VA = GO – IC

  • Thu nhập hỗn hợp (MI) là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm tiền công lao động gia đình và lợi nhuận của sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.

  • MI = VA – (A + T) – Lao động thuê ngoài

  • Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định + Chi phí phân bổ; T: Thuế

  • (Phản ánh hiệu quả sản xuất

  • Hiệu quả chi phí

  • Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC) là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian của một chu kỳ sản xuất.

  • Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sản xuất theo góc độ chi phí. Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm. Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí càng lớn thì sản xuất càng đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa làm rõ được chất lượng đầu tư.

  • Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (VA/IC) được tính bằng giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị chi phí bỏ ra trong sản xuất.

  • Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt chất lượng. Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ một đồng vốn vào sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.

  • Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả cao, đây là cơ sở quan trọng để ra quyết định sản xuất.

  • Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí (MI/IC) tính bằng giá trị thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị chi phí trung gian.

  • Chỉ tiêu cho thấy cứ một đồng chi phí trung gian sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Đây là cơ sở tham khảo để ra quyết định sản xuất.

  • Giá trị sản xuất/ tổng chi phí (GO/TC)

  • Thu nhập hỗn hợp/ tổng chi phí(MI/TC)

  • CHƯƠNG 3

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • 3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang của xã Đồng Thái

  • 3.1.1Tình hình sản xuấtvà tiêu thụ khoai lang của xã Đồng Thái

  • 3.1.1.1. Diện tích, sản lượng, năng suất sản xuất khoai của xã

  • Khoai là cây truyền thống có lợi thế của xã Đồng Thái, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ. Tính đến thời điểm tháng 12/2017, diện tích khoai của thôn Tri Lai đứng thứ 1 của xã với tổng diện tích là 95ha, trong đó diện tích khoai hộ cá thể đạt hơn 4,0 ha, Sản xuất khoai, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có tác dụng cải tạo môi trường sinh thái, đồng thời góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân các thôn. Với lợi thế và thế mạnh về đất đai và điều kiện tự nhiên, Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXIV xác định phát triển kinh tế cây khoai là hướng đi chiến lược, nhằm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Qua đó đã đề ra những kế hoạch thúc đẩy, kích thích phát triển sản xuất khoai, mở các lớp tập huấn để hướng dẫn người dân tiến hành sản xuất khoai. Kết quả là chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, cây khoai đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, tăng lên đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Có thể khẳng định cây khoai ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ.

  • Trong những năm gần đây, xã Đồng Thái nói riêng và huyện Ba Vì nói chung được đầu tư nhiều dự án hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có việc phát triển cây khoai nhằm xóa đói giảm nghèo.

  • Qua số liệu phân tích trên cho thấy, diện tích khoai của xã có xu hướng tăng qua các năm, qua đó vẫn khẳng định tầm quan trọng của cây khoai đối với đời sống của các nông hộ, ....

  • Bảng 3.1 Diện tích,sản lượng,năng suất khoai lang qua 3 năm(ha)

  • (Nguồn ban thống kê xã)

  • Qua bảng 3.1 cho thấy diện tích trồng đất khoai lang trong toàn xã có xu hướng tăng lên nhưng tăng không đáng kể điều đó cho thấy khoai lang có vai trò quan trọng đối với hộ nông dân nó giúp phần nào phát triển kinh tế cho hộ gia đình và cho toàn xã năm 2015 diện tích trồng khoai lang của xã là 265ha đến năm 2016 là 268,5vha tăng 3,8ha so với 2015 và đến năm 2017 thì diện tích tăng 270 ha lên đến 5ha.Diện tích trồng khoai tăng lên là do người dân đã tiếp thu được các biện pháp kỹ thuật cũng như kiến thức áp dụng vào canh tác nên diện tích trồng khoai tăng lên

  • Sản lượng khoai lang của toàn xã năm 2017 đạt 2635,2 tấn tăng hơn so với năm 2015 là 292,72 tấn tăng hơn là do người dân đã thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật gieo trồng và người dân áp dụng những giống mới cho năng suất sản lượng khoai tăng cao và có hiệu quả hơn so với những giống cũ

  • *Phân vùng sản xuất khoai lang tại xã Đồng Thái

  • Khoai lang Đồng Thái được trồng trên 4 thôn của xã là Tri Lai Thái Bình Đồng Bảng Tăng Cấu, diện tích và số hộ trồng khoai năm 2017 như sau:

  • Bảng 3.2Số hộ và diện tích trồng khoai lang năm 2017

  • Diện tích trồng khoai lang trung bình toàn xã là 268,9ha , trong đó thôn tri lai chiếm 900 hộ các hộ của toàn xã và số hộ trồng khoai lang thấp nhất là Thái Bình chiếm 170

  • Nhìn chung, diện tích trồng khoai lang còn nhỏ lẻ chưa hinh thành được cánh đồng mẫu lớn, khóa khan trong việc cơ giới hóa trong nông nghiệp. Trong thời gian tới xã cẫn đẩy mạnh công tác dồn điền đổi

  • 3.1.2Tình hình tiêu thụ khoai lang của xã

  • Hiện tại khoai lang tiêu thụ chủ yếu theo hình thức tự do,không thông qua các hợp đồng kinh tế.Hệ thống phân phối sản phẩm khoai lang Đồng Thái, chủ yếu phụ thuộc vào các thương nhân,giá cả biến động thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản phẩm khoai lang của xã.Hệ thống phân phối khoai lang của xã còn hạn chế chưa xây dựng được các kênh phân phối vào các siêu thị,chưa có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại địa phương.Tiêu thụ sản phẩm khoai lang chủ yếu theo hình thức tự do,không thông qua các hợp đồng kinh tế.Nhìn chung hệ thống tiêu thụ khoai lang mang một số đặc điểm sau

  • Hộ sản xuất thường bán cho người thug gom (50% sản lượng của xã),còn lại là bán cho chủ buôn,người bán lẻ tại địa phương.Hình thức tiêu thụ khoai lang của hộ đa dạng với nhiều hình thức khác nhau: Bán ngay tại ruộng khi thu hoạch xong, bán tại nhà,bán tại chợ bán online và bất kỳ địa điểm nào thích hợp thuận lợi để bán

  • Có hai hình thức thu gom trên địa bàn xã: Hộ thu gom là người dân trong xã.Hộ thu mua khoai từ các hộ sản xuất trong xã sau đó cung cấp cho những người bán buôn ở địa bàn trong xã và bán tại các thi trường Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc….Nhóm hộ thu mua thứ hai là nhóm người từ các địa phương khác đến thu mua sản phẩm của người dân

  • Ngoài ra là hệ thống chủ buôn trong và ngoài xã Đồng Thái.Họ mua khoai lang từ các hộ thu gom ở trên địa bàn xã và thu mua trực tiếp của người dân Phân tích các kênh tiêu thụ khoai lang xã đồng thái sau đó vận chuyển đi các tỉnh lân cận bán cho các đại lí bán lẻ và người tiêu dùng ở các khu vực lân cận.Trong những năm gần đây HTX kinh doanh dịch vụ cũng đóng vai trò như là một tác nhân thương mại,đến vụ HTX thu mua khoia của xã sau đó về cung cấp và phân loại cho thị trường.Sản phẩm thông qua HTX gồm hai hình thức chính đó là:Đóng bao bì nhãn mác thương hiệu “Khoai Lang Đồng Thái” và hình thức thư hai là bán hàng thông qua mạng và theo đơn dặt hàng của các tác nhân. Kênh tiêu thụ khoai lang của xã Đồng Thái được thế hiện qua sơ đồ như sau:

  • 10% Kênh 1

  • 15% 15% Kênh 2

  • 25% 25% 25% Kênh 3

  • 50% 50% 50%

  • Kênh 4

  • Sơ đồ 3.1Tình hình tiêu thụ khoai lang trên địa bàn xã Đồng Thái của 4 thôn

  • Do sản xuất còn nhỏ lẻ chưa tập chung và phải thu gom lại nên các doanh nghiệp phải mất số chi phí rất lớn để vận chuyển trong khi đó đội ngũ nhân viên còn nhỏ lẻ chưa có kinh nghiệm trong việc thu gom, nhất là trong quá trình bảo quản cụ thể sản lượng tiêu thụ khoai lang được thể hiện qua bảng sau:

  • Bảng 3.4Tình hình tiêu thụ khoai lang trên địa bàn xã Đồng Thái

  • (Nguồn: Ban thống kê xã)

  • Sản lượng khoai lang hàng năm chủ yếu tiêu thụ trong nước tại 2 thị trường chính là Hà nội và Đồng Thái Tại Hà Nội tiêu thụ thấp nhất là Vĩnh Phúc với lượng tiêu thụ là 18,4 %

  • Nhìn chung,sản phẩm khoai lang Đồng Thái tiêu thụ chủ yếu theo hình thức tự do, không thông qua hợp đồng kinh tế.Hệ thống phân phối sản phẩm khoai lang Đồng Thái phụ thuộc vào các tác nhân thương mại trong và ngoài xã, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ tự do,các hộ tự sản xuất và tự bán, giá cả biến động bất thường,phụ thuộc vào nhiều các tác nhân thương mại. Khoai lang vụ đông chiếm 90 diện tích khoai lang của phẩm sản xuất ra chủ yếu là cung ứng thị trường trong nước,chưa phát huy được tiềm năng xuất khẩu toàn huyện sản lượng thu hoạch tập chung chủ yếu vào dịp cuối năm,lượng cung cấp nhiều hơn lượng cầu người sản xuất buôn bị thu thiệt về giá bán làm lợi nhuận cao,chưa khuyến khích người sản xuất đầu tư đúng mức.

  • 3.2 Thực trạng tiêu thụ và sản xuất khoai lang của các hộ điều tra

  • 3.2.1Tổng quan về Khoai lang Đồng Thái

  • Khoai lang là cây màu truyền thống của xã Đồng Thái. Chiếm 90% diện tích đất nông nghiệp cây vụ đông của toàn xã. Trong khoảng thời gian 1980 -2000 người dân trong xã trồng khoai lang một phần nhỏ dung cho các bữa ăn gia đình, phần chủ yếu thu sản phẩm làm nguyên liệu cho chăn nuôi phần san phẩm bán ra không đáng kể. Trong những năm gần đây khoai lang trở thành loại nông sản của xã Đồng Thái nói riêng và huyện Ba Vì nói chung, sản phẩm đặc sản của địa phương ưu chuộng,dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn loại cây trồng khác.Năm 2017 tổng diện tích khoai lang trồng trên toàn xã là 270 ha và phân bố tập trung chủ yếu các thôn Tri Lai,Đồng Bảng, Thái Bình ,Tăng Cấu đây là những khu vực có truyền thống trồng khoai lang và cho chất lượng sản phẩm ngon nhất trên toàn xã.Khi nhắc tới khoai lang nhiều người Việt Nam cho nó là cây có giá trị dinh dưỡng thấp, là loại thực phẩm chỉ dành cho người nghèo suất 3 buổi ăn khoai trừ cơm lúc đất nước còn khó khăn. Đến nay khi thu nhập của người dân có thu nhập được cải thiện nên người dân it quan tâm đến nó. Lợi thế của cây khoai lang là cung cấp nguồn năng lượng dưới dạng tinh bột và đường với giá rẻ nhất. Mặc dù trên cùng một đơn vị trọng lượng khoai lang chỉ cung cấp số năng lượng 1/3 so với lúa gạo với lúa mỳ do có chứa hàm lượng nước cao hơn. Trong những năm qua có thể nói cây khoai lang là cây chủ lực chủ yếu trồng vào vụ đông của xã Đồng Thái nó vừa là cây dùng để trong sản xuất trong chăn nuôi vừa là cây chủ lực góp phần them kinh tế cho người dân.Tuy nhiên người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế của cây còn chưa cao. Diện tích trồng khoai lang của năm 2017 là 265 ha, diện tích cây giảm nhưng vẫn là cây chủ đạo cho vụ đông của xã.

  • Cấu tạo khoai lang: Khoai lang là một loại rễ củ, rễ bên đã biến đổi,phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng vì thế nguồn gốc nó khác với thân củ, nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ.

  • . Đặc điểm của khoai lang đồng Thái

  • Củ khoai có vỏ màu trắng bạc, lòng màu vàng như mật, độ bở của khoai vừa phải, dễ ăn bởi độ ngọt của đường và hương thơm đặc trưng. Khoai lang Đồng Thái ngon không chỉ vì giống tốt mà còn phụ thuộc vào đặc điểm thổ nhưỡng. Đồng đất nơi đây có những chân ruộng cao, đất pha cát rất thích hợp cho sự phát triển của củ khoai lang. Chả thế mà nhiều địa phương khác mua giống khoai này về trồng thử nhưng chất lượng không được ngon như khoai lang Đồng Thái. Hơn nữa, người dân Đồng Thái có kinh nghiệm lâu đời trồng và chăm sóc khoai lang. Theo kinh nghiệm của người Đồng Thái, để khoai có củ to vừa phải, thon, dài thì việc chăm sóc cần bảo đảm đủ độ ẩm và bón phân phù hợp. Sau khi thu hoạch phải phơi nắng cho khoai mất nước, héo lại rồi luộc hoặc hầm ăn thì khoai mới ngọt, bở và bùi. Những năm trước đây, nông dân trồng khoai rất vất vả vì sau khi thu hoạch phải gồng gánh, chở khoai đi bán khắp các chợ trong huyện. Nhưng nay, tiếng lành đồn xa nhờ thương hiệu nên khoai Đồng Thái vẫn trên ruộng mà thương lái khắp các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình… đã về đặt mua. Năm 2013, sau khi nhãn hiệu tập thể Khoai lang Đồng Thái được công nhận thì người dân ở đây đã có thu nhập cao hơn từ loại củ này.

  • . Quy trình sản xuất khoai lang của hộ nông dân

  • Quy trình sản xuất khoai lang đang được các hộ áp dụng tại các xã hình thành từ kinh nghiệm trồng khoai lang từ xưa đến nay sau 4 tháng thì khoai được thu hoạch, hầu hết các hộ tại các xã trồng khoai lang theo quy trình sau

  • Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất khoai lang của các hộ nông dân

  • Làm đất: Đất sau khi thu hoạc cày để chuẩn bị trồng khoai lang,hiện nay tại các xã khu vực mở rộng công đoạn cày vỡ vẫn chủ yếu dùng sưc kéo trâu,bò đất được cày sâu từ 20-30 cm

  • Lên luống Luống trồng khoai lang có bề rộng từ 0,8-1,0cm. Mặt trên luống rộng khoảng 40cm. Chiều cao luống từ 40-50cm. Khoảng cách giữa hai luống dao động

  • Rạch rãnh: Rãnh được rạch giữa hai luống để đặt dây khoai lang,chiều sâu rãnh khoảng 30-40cm

  • Bón phân: Các loại phân bón sử dụng trong đợt đầu tiên là: phân chuồng, phân NPK,đạm.Khối lượng phân chuồng khoảng 300-400kg/sào.Theo kinh nghiệm của người dân lượng phân chuồng sử dụng càng nhiều thì năng suất khoai càng cao và chấtlượng khoai càng ngon. Khối lượng các loại phân khác giảm đi NPK sử dụng ở mức 10-15kg/sào đạm khoảng 3kg. Phân được giải đều trên các bề mặt rãnh.

  • Đặt dây: dây được đặt trên bề mặt rãnh khoảng cách mỗi dây từ 3-5cm. Đặt dây nằm và để hở ngọn dây từ 5-10cm trên mặt rãnh

  • Vun xới: Vun xới trồng được một khoảng thời gian khi dây ngọn ra dễ và có hoa lúc đó thì vun hay còn gọi xới người dân sẽ cho lân và đạm bên trên mặt rãnh khi đã xới lớp đất mỏng trên bề mặt rãnh rồi và sau khi cho phân lân, đạm thì lấp đất lại.

  • Bấm ngọn: Bấm ngọn là tỉa bớt ngọn khoai lang cho củ ra nhiều hơn khi sih trưởng ngọn khoai lang tốt và dày nên người dân phait tỉa bớt cho nó phát triển ở củ không phát triển ở thân và lá

  • . Vai trò của sản xuất khoai lang đối với hộ nông dân

  • Trong những năm gần đây khoai lang là cây trồng quan trọng của xã nói chung và của các hộ dân nói riêng, nó chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình. Thu nhập của hộ trồng khoai lang của các hộ nông dân khá cao chiếm 15% trên tổng số thu nhập của hộ. Khoai lang là cây trồng ngắn ngày,đầu tư thấp, dễ chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng khác. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình sản xuất khoai lang đối với hộ dân.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ khoai lang Đồng Thái

  • - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất

  • * Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

  • Đất: Cây khoai lang là loại cây họ củ nên thích nghi với hầu hết các chất đất nhưng muốn cây phát triển tốt ra năng suất cao thì đất phải đạt đủ độ ẩm, đất đai thì chưa hình thành được các vùng quy hoạch tập chung và mức độ chuyên canh của các vùng chưa cao. Sản xuất nhỏ lẻ mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn nhiều hạn chế. Nhiều diện tích đất canh tác lâu năm bị chai lì, kém màu mỡ sảy ra hiện tượng đất bị phèn hóa bạc màu, hệ thống các kênh mương nhiều vùng thì chưa được xây dựng vét mương..

  • Khí hậu: Khí hậu cực kỳ quan trọng đối với cây khoai lang nhất là vào mùa thu hoạch. Vào mùa thu hoạch nếu thời tiết có bão dễ làm cây khoai lang bị ngập úng thối ảnh hưởng tới năng suất ..

  • Nước: Nước tưới cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các loại cây trồng không riêng gì cây khoai lang. Lượng nước tưới hàng năm quyết định đến việc cây ó củ

  • * Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội

  • Tập quán canh tác: Mỗi vùng có tập quán canh tác khác nhau, vùng thì sử dụng trồng bằng dây , vùng thì trồng củ bằng , tập quán sử dụng phân đạm, tưới tiêu... cũng khác nhau, điều đó ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất khoai của nông hộ.

  • Dân tộc, giới tính: Trên thực tế, mỗi dân tộc, giới tính có khả năng ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ khác nhau dẫn đến kết quả sản xuất cũng khác nhau.

  • Thương nhân, tổ hợp tác... đây là yếu tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ và giá tiêu thụ của sản phẩm khoai, nó ảnh hưởng tới hiệu quả phân bổ trong sản xuất khoai của nông hộ

  • * Nhóm biện pháp về giống và các kỹ thuật trong sản xuất

  • Cơ sở vật chất kỹ thuật

  • Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến kỹ thuật canh tác và chi phí sản xuất cây khoai lang. Đơn giản như khâu thu hoạch khoai lang nếu suốt bằng máy sẽ nhanh hơn làm thủ công rất nhiều và tranh thủ được thời vụ thu hoạch. Hay khâu vặt lấy củ và phân loại củ cũng vậy thay vì người dân ngồi vặt tay hay thu hoạch bằng thủ công

  • Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền là cần thiết, từ việc quy hoạch phát triển vùng đến các chính sách hỗ trợ sản xuất. Phát triển ngành công nghiệp chế biến sau thu hoạch và bao tiêu đầu ra cho người dân trồng khoai lang tránh tình trạng thả nổi thị trường như nhiều mặt hàng nông sản khác. Hiện nay thị trường sản xuất và kinh doanh cây dược liệu nói chung cây khoai lang nói riêng đang tự phát.

  • Biện pháp và kỹ thuật canh tác: Sản xuất khoai không chỉ có đầu tư phân bón mà cần phải áp dụng các biện pháp quản lý canh tác tổng hợp, bao gồm quản lý dinh dưỡng (phân bón: sử dụng phân bón cân đối, áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu), nước (tưới tiết kiệm), áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP... Khi nghiên cứu, đánh giá cần tìm hiểu biện pháp canh tác mà các hộ áp dụng so với biện pháp canh tác đã được khuyến cáo, từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng khoai.

  • Mật độ trồng khoai: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng khoai cho thích hợp, mật độ trồng khoai phụ thuộc vào giống khoai, độ dốc,điều kiện cơ giới hóa. Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ khoai khác nhau, nếu mật độ quá thưa hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp , lâu khép tán, không tận dụng được đất đai, không chống cỏ dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ khoai cho hợp lý.

  • Bón phân: Bón phân cho khoai là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởng của cây khoai, tăng năng suất và chất lượng khoai. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây khoai đã lấy đi một lượng phân rất cao ở trong đất... Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây khoai sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt.

  • Đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho khoai là một biện pháp không thể thiếu được.

  • Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây khoai sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh dẫn đến tăng năng suất

  • - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ Khoai lang

  • * Thị trường tiêu thụ sản phẩm: yếu tố này tác động mạnh đến sản xuất của hộ nông dân bởi các quy luật cung – cầu,quy luật cạnh tranh giá trị

  • * Chất lượng sản phẩm: là yếu tố là yếu tố làm nên thương hiệu sản phẩm.Để giữ vững và nâng cao uy tín sản phẩm thì hộ nông dân phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm

  • Giá bán sản phẩm: Là yếu tố quyết định đến cung – cầu sản xuất trên thị trường, ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất của hộ nông dân

  • 3.3 Đặc điểm của các hộ điều tra

  • 3.3.1.1. Một số thông tin cơ bản của hộ điều tra

  • Trong nghiên cứu việc thu thập số liệu phục vụ dựa trên bảng câu hỏi nông hộ đã được soạn sẵn. Để kiểm tra mức độ chính xác, đầy đủ và phù hợp của bảng câu hỏi, đề tài đã tiến hành điều tra vào từ tháng 1/1/2018 đến tháng 4/2018.

  • Các hộ trong mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Trước quá trình điều tra phải nghiên cứu xác định các vùng trồng cây khoai lang chính của xã, cụ thể tại 04thôn: Tăng Cấu,Đồng Bảng, ,Tri Lai. Đây là các thôn có diện tích và lượng khoai được trồng lớn nhất trong địa bàn nghiên cứu. Phân phối số hộ theo khu vực được trình bày trong bảng 3.5

  • Bảng 3.5 Số hộ sản xuất điều tra phân loại theo quy mô năm 2017

  • ( Số liệu do tác giả điều tra)

  • Bảng 3.6: Thông tin chung về chủ hộ điều tra

  • (Điều tra năm 2018)

  • Số liệu và tình hình chung của các hộ về tuổi của chủ hộ, trình độ văn hóa, nhân khẩu, điều kiện sử dụng đất đai và lao động được thể hiện qua bảng 3.6 về giới tính thì đa số chủ hộ là nam giới chiếm 80% đây cũng là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất khoai lang và nông dân thì chiếm 90% còn 10% là hưu trí tham gia vào quá trình sản xuất khoai lang.Bên cạnh yếu tố giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp. Chủ yếu là trình độ cấp I hay còn gọi là tiểu học với tổng số hộ là 22,22 hộ trong đó nông dân chiếm 13,33 hộ còn lại là hưu trí là 8,89 hộ, và tổng số hộ không đi học thì chiếm. Trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất cũng như khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những chủ hộ được học tốt hơn thường nhận thức cao hơn, do vậy họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng khoai tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất khoai của mỗi hộ.

  • * Lao động và nhân khẩu

  • Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm hàng hoá, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị

  • trường. Khoai là loại cây đòi hỏi phải cần lực lượng lao động sống lớn trong cả thời kỳ sản xuất (thường kéo dài từ 4 tháng). Khoai mang tính thời vụ khá rõ, do vậy việc sắp xếp giải quyết nguồn lao động hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất khoai, đồng thời đó cũng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

  • Bảng 3.7: Đặc điểm dân số và lao động của các hộ điều tra năm 2018

  • (Điều tra năm 2018)

  • 3.3.2. Tình hình sản xuất và trồng trọt của các hộ

  • 3.3.2.1 Tình hình sản xuất của các hộ điều tra

  • Để đánh giá được tình hình sản xuất khoai của các nhóm hộ, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu chung, còn có các tiêu chí khác được nghiên cứu như : Diện tích,năng suất, sản lượng khoai….... các tiêu chí này được thể hiện bảng

  • Bảng 3.8: Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng khoai các hộ điều tra

  • ( Số liệu do tác giả điều tra)

  • Qua thống kê số liệu bảng ta thấy nhóm 1 có diện tích, sản lượng, năng suất là thấp nhất nó thấp chung cho cả 3 thôn lí do là người dân không tập chung chủ yếu vào nhóm này mà họ tập chung chủ yếu vào nhóm 2 và 3 lí do là khoai đang có xu hướng phát triển nên họ tập chung trồng khoai với quy mô vừa và lớn hơn để có năng suất cũng như chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng với người sản xuất cũng như tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình

  • Giống: - Giống khoai: Khoai là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, giống khoai tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Giống có ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng của khoai thành phẩm. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai cần quan tâm đến nguồn gốc giống và chất lượng loại giống mà hộ nông dân sử dụng. Mỗi sản phẩm khoai đòi hỏi một nguyên liệu nhất định, mỗi vùng, mỗi điều kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc một số giống khoai.

  • Bảng 3.9 Cơ cấu giống của các hộ trong sản xuất

  • ĐVT: Diện tích: ha; Cơ cấu: %

  • 3.3.3Tình hình tiêu thụ khoai lang của các hộ điều tra

  • Sơ đồ 3.2: Tỷ trọng các kênh tiêu thụ khoai của các hộ điều tra

  • 3.4 Giá bán sản phẩm

  • Bảng 3.10Mô tả các loại khoai lang

  • ( Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra 2018)

  • Giá bán khoai lang phụ thuộc vào hộ nông dân bán khoai lang đó vào loại nào tùy từng loại khoai người dân bán mà nó có mức giá bán khác nhau.Khoai càng dễ luộc lại vừa tầm thì giá khoai sẽ cao hơn so với củ khoai quá bé hoặc quá to vì người tiêu dùng thường thích loại khoai vừa tầm từ 400gram đến 700gram. Qua bảng 3.15 ta thấy rõ hơn về giá bán khoai của từng loại khoai.

  • Bảng 3.11 Giá khoai lang bán bình quân của hộ dân

  • Tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh. Trong hộ nông dân sau khi sản xuất ra sản phẩm khoai lang thì tùy thuộc vào mục đích kinh doanh từng hộ sẽ quyết định nên tiêu thụ sản phẩm theo hình thức nào, có thể bán sản phẩm tại ruộng, có thể chế biến. Việc tiêu thụ sản phẩm khoai chủ yếu là do các hộ nông dân tự quyết định có thể bán ở chợ, bán cho tư nhân. Cụ thể về tình hình tiêu thụ khoai của xã gồm hai hình thức là bán cho các tác nhân thu gom và HTX đây là hai hình thức phổ biến của các hộ điều tra bán cho các tác nhân thu gom chiếm đến 57% sản lượng khoai lang của từng hộ và số còn lại bán cho HTX và phục vụ cho mục đíchkhác như chăn nuôi tiêu dùng và là quà biếu.Phân phối sản lượng khoai lang của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau:

  • Bảng 3.12 Tình hình tiêu thụ theo nhóm phân quyền các hộ điều tra

  • Nguồn tổng hợp điều tra 2017

  • Kết quả điều tra cho thấy có sự khác nhau về chất lượng và giá bán giữa hai hình thức bán sản phẩm của hộ,sản phẩm bán cho HTX là sản phẩm loại 1 (củ to đồng đều) được HTX lựa chọn rất kỹ trước khi mua, từ những sản phẩm thu mua này HTX đóng gói sản phẩm mang thương hiệu rồi bán ra thị trường,hai là sản phẩm bán cho các thương nhân buôn là những sản phẩm được thu gom từ nhiều hộ gia đình khác nhau,sau đó được trộn lẫn và vận chuyển ra các khu vực lân cận tiêu thụ.Mặc dù giá bán cho HTX cao hơn đến 1,2-1,3 lần so với bán cho các tác nhân thu gom nhưng đa số các hộ sản xuất vẫn thích bán cho các tác nhân thu gom hơn bán cho HTX,bởi lẽ do HTX thu mua chọn lọc kỹ,thanh toán thường trả sau đó 5-7 ngày.Đó là lý do mà tỷ lệ các hộ dân bán cho HTX chiếm rất it( trung bình nhóm hộ 2 chiếm 3,2% trên tổng sản phẩm dùng để bán)

  • Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ bán cho HTX của nhóm hộ 2 cao hơn nhóm hộ 1.Tỷ lệ bán cho HTX của nhóm hộ 2 cao hơn là do trong nhóm có nhiều người là thành viên ban quản trị HTX và là tổ trưởng các tổ sản xuất,việc bán cho HTX là một phần trách nhiệm của họ.

  • * Tiêu thụ sản phẩm thông qua quảng bá giới thiệu sản phẩm khoai lang mang nhãn hiệu tập thể “ Khoai lang đồng Thái”

  • Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua nhãn hiệu tập thể “ Khoai Lang Đồng Thái” thị trường tiêu thụ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm nói chung,sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể nói riêng,mặc dù trong những năm qua sản phẩm khoai lang Đồng Thái có một thị trường tương đối ổn định với sản phẩm không bao bì nhãn mác chính vì vậy phải quảng bá giới thiệu sản phẩm gắn với các địa điểm du lịch tại địa phương:Với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng,được nhiều khách du lịch tham quan.Hiện tại trên địa bàn xã có nhiều điểm dừng chân lý tưởng cho việc bán khoai và quảng bá thương hiệu.Tại mỗi điểmdừng chân nên đặt biển quảng bá thương hiệu để khách du lịch thăm quan và mua sản phẩm.

  • Tiêu thụ sản phẩm thông qua quảng bá thông qua website đã được xây dựng trước đó (www.Khoailangdongthai.com): Các thông tin về sản phẩm,giá bán đãđược hộ dân cấp quyền sử dụng đặc tính sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể được cập nhật thường xuyên để người tiêu dùng thông qua đó mà mua sản phẩm.

  • 3.4.1 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ khoai của hộ nông dân trên địa bàn xã Đồng Thái

  • 3.4.1.1Đầu tư chi phí sản xuất khoai lang

  • Chi phí sán xuất khoai hộ gia đình giúp chúng ta đánh giá một cách cụ thể các yếu tố cấu thành giá trị sản xuất và đánh giá được hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai. Chi phí sản xuất cho 1 ha khoai được thể hiện ở bảng

  • Bảng 3.13 Chi phí sản xuất cho 1ha khoai của hộ trồng khoai trong 1 năm

  • ĐVT: nghìn đồng

  • (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

  • * Phân bón

  • Để nâng cao năng suất và chất lượng khoai thì vấn đề đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất khoai. Bón phân là một trong những biện pháp chủ yếu làm tăng chất dinh dưỡng cho đất tốt hơn, nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lý trong mỗi giai đoạn phát triển của cây khoai, ngoài tác dụng bảo vệ đất nó còn làm cho năng suất khoai ngày càng tăng.

  • Bảng 3.14: Định mức phân bón sử dụng cho 1 ha khoai kinh doanh/năm

  • (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

  • 3.4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai lang

  • Bảng 3.15Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai lang của các phương thức sản xuất (Tính bình quân cho 1ha)

  • 3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang

  • * Nhóm biện pháp về giống và các kỹ thuật trong sản xuất

  • Cơ sở vật chất kỹ thuật

  • Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến kỹ thuật canh tác và chi phí sản xuất cây khoai lang. Đơn giản như khâu thu hoạch khoai lang nếu suốt bằng máy sẽ nhanh hơn làm thủ công rất nhiều và tranh thủ được thời vụ thu hoạch. Hay khâu vặt lấy củ và phân loại củ cũng vậy thay vì người dân ngồi vặt tay hay thu hoạch bằng thủ công

  • Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền là cần thiết, từ việc quy hoạch phát triển vùng đến các chính sách hỗ trợ sản xuất. Phát triển ngành công nghiệp chế biến sau thu hoạch và bao tiêu đầu ra cho người dân trồng khoai lang tránh tình trạng thả nổi thị trường như nhiều mặt hàng nông sản khác. Hiện nay thị trường sản xuất và kinh doanh cây dược liệu nói chung cây khoai lang nói riêng đang tự phát.

  • Biện pháp và kỹ thuật canh tác: Sản xuất khoai không chỉ có đầu tư phân bón mà cần phải áp dụng các biện pháp quản lý canh tác tổng hợp, bao gồm quản lý dinh dưỡng (phân bón: sử dụng phân bón cân đối, áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu), nước (tưới tiết kiệm), áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp , áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP... Khi nghiên cứu, đánh giá cần tìm hiểu biện pháp canh tác mà các hộ áp dụng so với biện pháp canh tác đã được khuyến cáo, từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng khoai.

  • Mật độ trồng khoai: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng khoai cho thích hợp, mật độ trồng khoai phụ thuộc vào giống khoai, độ dốc,điều kiện cơ giới hóa. Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ khoai khác nhau, nếu mật độ quá thưa hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp , lâu khép tán, không tận dụng được đất đai, không chống cỏ dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ khoai cho hợp lý.

  • Bón phân: Bón phân cho khoai là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởng của cây khoai, tăng năng suất và chất lượng khoai. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây khoai đã lấy đi một lượng phân rất cao ở trong đất... Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây khoai sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt.

  • Đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho khoai là một biện pháp không thể thiếu được.

  • Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây khoai sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh dẫn đến tăng năng suất

  • Thị trường tiêu thụ sản phẩm:yếu tố này tác động mạnh đến sản xuất của hộ nông dân bởi các quy luật cung – cầu,quy luật cạnh tranh giá trị

  • * Chất lượng sản phẩm: là yếu tố là yếu tố làm nên thương hiệu sản phẩm.Để giữ vững và nâng cao uy tín sản phẩm thì hộ nông dân phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm

  • Giá bán sản phẩm:Là yếu tố quyết định đến cung – cầu sản xuất trên thị trường,ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hejpp quy mô sản xuất của hộ nông dân

  • 3.6 Đánh giá chung về thực trạng tiêu thụ sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đồng Thái

  • 3.6.1. Những thành công đạt được

  • 3.6.2. Những tồn tại, hạn chế

  • 3.6.3. Nguyên nhân

  • 3.7phân tích SWOT trong sản xuất khoai lang của hộ

  • 3.8Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triên tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn

  • 3.8.1. Định hướng về cơ sở hạ tầng

  • 3.8.2. Giải pháp về việc chủ động tự nâng cao kiến thức sản xuất của các hộ

  • 3.8.3 Giải pháp về chính sách, quản lý nhà nước

  • KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  • 1. Kết luận

  • Khoai là cây đặc sản lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, sản xuất khoai đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người lao động, giải quyết được nhiều công ăn việc làm.

  • Qua thời gian nghiên cứu đề tài“Tình hình tiêu thụ khoai lang trên địa bàn xã Đồng Thái”, đề tài đã giải quyết được những kết quả sau:

  • 1. Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thưc tiễn về tình hình tiêu thụ khoai lang

  • 2. Phân tích, đánh giá được thực trạng hiệu quả tiêu thụ khoai lang của hộ nông dân trên địa bàn xã Đồng Thái

  • + Cây khoai là cây trồng có lợi thế của xã, người dân có truyền thống canh tác lâu đời, phát triển sản xuất khoai những năm qua đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân sản xuất khoai.

  • + Tình hình sản xuất khoai ở xã Đồng Thái những năm qua đạt được nhiều kết quả tích cực cả về diện tích, năng suất, sản lượng; bên cạnh đó cơ cấu giống khoai cũng có sự chuyển biến tích cực. Hiện nay xã Đồng Thái là xã đứng thứ 2 về diện tích khoai của huyện. Năng suất khoai bình quân của xã tương đối cao, tuy nhiên ở nhóm hộ nghiên cứu năng suất khoai còn thấp và có sự chênh lệch khá cao giữa các hộ chuyên khoai và là kiêm khoai.

  • + Nhìn chung, chi phí và công lao động bỏ ra để chăm sóc, thu hoạch khoai còn khá cao, nhưng qua kết quả điều tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vẫn đạt khá do khoai diện tích khoai kinh doanh có năng suất, chất lượng tốt.

  • + Hiệu quả kinh tế từ cây khoai mang lại đã được khẳng định, tuy nhiên cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng của cây khoai lang trên địa bàn huyện.

  • Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của cây khoai lang trên địa bàn xã Đồng Thái trong thời gian tới, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau:

  • 2. Khuyến nghị

  • 2.1. Đối với chính quyền địa phương

  • - Tổ chức rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển khoai trên địa bàn xã, xác định rõ những diện tích khoai cần trồng thay thế, những diện tích đất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang trồng khoai để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân phát triển khoai một cách bền vững.

  • - Nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho hộ tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất thông qua các lớp tập huấn, các lớp đào tạo ngắn hạn cho nông hộ.

  • - Tạo cơ chế thông thoáng thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển khoai trên địa bàn huyện.

  • - Tiếp cận, huy động tốt nguồn lực đầu tư, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi (đặc biệt là hệ thống thủy lợi tưới cây trồng cạn), hệ thống điện phục vụ sản xuất...

  • - Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương (chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, chính sách liên kết sản

  • xuất..), chính sách hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp của tỉnh.., các dự án liên quan đến phát triển sản xuất cây khoai.

  • - Khuyến khích đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất khoai theo hướng đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị; thành lập chi hội sản xuất khoai để hỗ trợ các hội viên cùng phát triển.

  • - Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại đối với cây khoai trên địa bàn huyện.

  • - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống, quản lý chất lượng sản phẩm chè trên địa bàn huyện.

  • - Xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh bằng cách đầu tư vốn, kỹ thuật, tìm kiếm thị trường cho các nông hộ sản xuất giỏi, giới thiệu và công bố kết quả cho các hộ nông dân khác làm theo.

  • - Thành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên tiêu chí tự nguyện, nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho nông hộ.

  • 2.2. Đối với các hộ nông dân

  • - Chủ động tích cực học tập, nghiên cứu, trau rồi các kiến thức, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất khoaithông qua sách báo, các lớp tập huấn, …

  • - Tăng cường đầu tư thâm canh, tuân thủ và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và thu hái, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • - Đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, năng suất chè, tiết kiệm thời gian cho người lao động.

  • - Tích cực chuyển đổi diện tích khaoi cằn xấu, năng suất thấp bằng các giống khoai mới có năng suất, chất lượng tốt.

  • - Liên doanh, liên kết các hộ sản xuất với nhau, giữa các họ sản xuất với doanh nghiệp tạo thành thị trường rộng lớn, ổn định sản xuất.

  • -Cần thực hiện liên kết với doanh nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm để có thể ổn định và gắn bó lâu dài với sản xuất khoai

  • TÀI LIỆU THAMKHẢO

  • Tài liệu Tiếng Việt

    • 1.Dương Văn Hiểu(2000), Giáo trình kinh tế hộ nông dân nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội

    • 2Chu Mạnh Huy (2014),Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp mang nhãn hiệu tập thể trên địa bàn huyện Ba Vì Tp Hà Nội, luận văn thạc sĩ kinh tế

    • 3. Đặng Văn Tiến - Đỗ Văn Viện (2000), Giáo trình kinh tế hộ nông dân nhà nhà xuất bản năm 2000

    • 4 UBND xã Đồng Thái, Báo cáo thống kê xã thương hiệu Khoai Lang( xã Đồng Thái 2013 – 2017 )

    • Tài liệu Tiếng Anh

    • 1. Frank Eliss,1998, Hộ nông dân

    • 2. Oxford Press – 1987Từ điển ngôn ngữ Mỹ

    • PHụ LụC

  • 5. Theo Ông (bà) các yếu tố bên ngoài dưới đây có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trongsản xuất khoai của các hộ ông/bà không? (Điền thứ tự quan trọng)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong q trình học tập hồn thành khóa luận này, tác giả nhận giúp đỡ nhiệt tình quan, cấp lãnh đạo cá nhân Nhân dịp tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm Nghiệp, UBND Xã Đồng Thái, Cô giáo hướng dẫn khóa luận TS Phạm Thị Tân thầy cô giáo trực tiếp giúp đỡ tác giả suốt q trình học tập, hồn thành khóa luận Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới giúp đỡ nhiệt tình cán hộ nông dân xã Đồng Thái Huyện Ba Vì –TP Hà Nội Tác giả xin chân thành cảm ơn người thân gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn Mọi giúp đỡ việc thực khóa luận cảm ơn thơng tin trích dẫn đề tài rõ nguồn gốc Hà Nội, ngày tháng năm2018 Tác giả khóa luận Phùng Thị Thu Hằng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Kết cấu khóa luận Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Chương 2: Đặc điểm xã Đồng Thái phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm khoai lang xã Đồng Thái giai đoạn 2015-2017 CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 1.1.1 Một số khái niệm 1.2 Cơ sở thực tiễn sản xuất tiêu thụ khoai lang 1.2.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ Khoai Lang số địa phương 1.2.2 Tình hình sản xuất tiêu thụ khoai lang huyện Ba Vì 11 CHƯƠNG 2ĐẶC ĐIỂM XÃ ĐỒNG THÁI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1 Tổng quan xã Đồng Thái 14 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, đất đai 14 2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội xã 16 2.1.3 Thuận lợi khó khăn sản xuất khoai lang địa bàn xã 19 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 21 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 22 2.3 Các phương pháp phân tích 22 2.4 Hệ thống tiêu sử dụng 23 CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 3.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ khoai lang xã Đồng Thái 25 3.1.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ khoai lang xã Đồng Thái 25 3.1.2 Tình hình tiêu thụ khoai lang xã 27 3.2 Thực trạng tiêu thụ sản xuất khoai lang hộ điều tra 29 3.2.1Tổng quan Khoai lang Đồng Thái 29 3.3 Đặc điểm hộ điều tra 35 3.3.2 Tình hình sản xuất trồng trọt hộ 39 3.3.3 Tình hình tiêu thụ khoai lang hộ điều tra 41 3.4 Giá bán sản phẩm 42 3.4.1 Hiệu kinh tế sản xuất tiêu thụ khoai hộ nông dân địa bàn xã Đồng Thái 45 3.4.2 Hiệu kinh tế sản xuất khoai lang 47 3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tiêu thụ khoai lang 48 3.6 Đánh giá chung thực trạng tiêu thụ sản xuất hiệu kinh tế sản xuất khoai hộ nông dân địa bàn xã Đồng Thái 50 3.6.1 Những thành công đạt 50 3.6.2 Những tồn tại, hạn chế 51 3.6.3 Nguyên nhân 52 3.7 phân tích SWOT sản xuất khoai lang hộ 52 3.8 Định hướng số giải pháp chủ yếu nhằm phát triên tiêu thụ hàng hóa địa bàn 55 3.8.1 Định hướng sở hạ tầng 57 3.8.2 Giải pháp việc chủ động tự nâng cao kiến thức sản xuất hộ 57 3.8.3 Giải pháp sách, quản lý nhà nước 58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59 Kết luận 59 Khuyến nghị 60 2.1 Đối với quyền địa phương 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHụ LụC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐH : Đại học TP : Thành phố HND : Hộ nông dân HTX : Hợp tác xã GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị tăng thêm LĐ : Lao động MI : Thu nhập hỗn hợp NN PTNT: Nông nghiệp phát triển nông thôn OLS : Phương pháp bình phương nhỏ TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam H-T : Hàng hóa –Tiền (MPS) : Hệ thống sản xuất vật chất (SNA) : Hệ thống tài khoản quốc gia UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tình hình sản xuất khoai số địa phương .9 Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ khoai lang số địa phương 11 Bảng 1.3 Năng suất, diện tích sản lượng khoai lang tồn huyện .12 giai đoạn 2015-2017 12 Bảng 1.4 Tình hình tiêu thụ khoai lang huyện Ba Vì .13 Bảng 2.1 Cơ cấu diện tích đất xã giai đoạn 2015-2017 15 Bảng 2.2 Dân số lao động xã qua năm 16 Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế giai đoạn năm 2015 -2017 (tỷ đồng) .19 Bảng 3.1 Diện tích,sản lượng,năng suất khoai lang qua năm(ha) .26 Bảng 3.2Số hộ diện tích trồng khoai lang năm 2017 .26 Bảng 3.4Tình hình tiêu thụ khoai lang địa bàn xã Đồng Thái .29 Bảng 3.5 Số hộ sản xuất điều tra phân loại theo quy mô năm 2017 .37 Bảng 3.6: Thông tin chung chủ hộ điều tra 38 Bảng 3.7: Đặc điểm dân số lao động hộ điều tra năm 2018 39 Bảng 3.8: Diện tích, suất bình quân sản lượng khoai hộ điều tra .40 Bảng 3.9 Cơ cấu giống hộ sản xuất 41 Bảng 3.10 Mô tả loại khoai lang 42 Bảng 3.11 Giá khoai lang bán bình quân hộ dân 43 Bảng 3.12 Tình hình tiêu thụ theo nhóm phân quyền hộ điều tra 43 Bảng 3.13 Chi phí sản xuất cho 1ha khoai hộ trồng khoai năm 45 Bảng 3.14: Định mức phân bón sử dụng cho khoai kinh doanh/năm 46 Bảng 3.15 Hiệu kinh tế sản xuất khoai lang phương thức sản xuất (Tính bình qn cho 1ha) 47 Bảng 3.14: Phân tích ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh điểm yếu .53 hội thách thức 53 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: kênh tiêu thụ khoai lang .8 Sơ đồ 3.1Tình hình tiêu thụ khoai lang địa bàn xã Đồng Thái thôn 28 Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất khoai lang hộ nông dân .31 Sơ đồ 3.2: Tỷ trọng kênh tiêu thụ khoai hộ điều tra 42 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Việt Nam nước nơng nghiệp lâu đời, vai trị làng xã có giá trị văn hóa to lớn tâm hồn người dân Việt Nền kinh tế làng xã gắn bó với đặc trưng nơng nghiệp lâu đời Trải qua trình lịch sử lâu dài thời đại hội nhập ngày nay, kinh tế nông thôn giữ nhiều nét truyền thống mang tính chất làng Đó làng nghề, đặc trưng kinh tế mà Việt Nam có Lịch sử làng nghề tạo nghệ nhân truyền thống làm nghề lâu đời cho vùng tạo nên danh tiếng định cho làng nghề Trong trình kinh tế hội nhập ngày nay, việc phát huy làng nghề truyền thống để vừa đảm bảo phát triển kinh tế lại giữ sắc văn hóa làng nghề cổ đòi hỏi tất yếu xã hội Đồng Thái xã nơng thuộc Huyện Ba – TP Hà Nội Với truyền thống làm vườn có tiếng nước Nơi sản sinh nhiều nghệ nhân làm vườn giỏi, không mang lại giá trị kinh tế cao cho q nhà mà cịn giữ gìn sắc văn hóa lâu đời người dân nơi Dân gian xưa có câu "NgơĐơng Lâu, bầu Tri Lai, khoai Tăng Cấu, dưa hấu Yên Bồ” ngợi ca nông sản xã Đồng Thái Nghề trồng khoai lang hình thành rộ lên Đồng Thái vào năm đầu thập niên 21 Đây nghề mang lại giá trị kinh tế cao, đồng thời lànguồn dược liệu quý cho y học Tuy nhiên q trình phát triển cịn tự phát chưa thực cấp quan tâm phát triển Chính tơi chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm Khoai Lang địa bàn xã Đồng Thái huyện Ba TP Hà Nội” làm khóa luận Đề tài nhằm đưa số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng khoai lang địa bàn xã cách hiệu nhânrộng mơ hình địa phương khác, vừa đảm bảo phát triển kinh tế lại mang lại giá trị cho y học Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu thực trạng sản xuất tiêu thụ khoai lang xã Đồng Thái huyện Ba –TP Hà Nội nhằm đưa giải pháp nâng cao hiệu sản xuất tiêu thụ khoai lang địa phương nghiên cứu 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa sở lý luận thực tiễn vềsản xuất tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp - Phân tích thực trạng sản xuất tiêu thụ khoai lang điạ bàn xã Đồng Thái huyện Ba - TP Hà Nội - Đề xuất số biện pháp nhằm nâng cao hiệu sản xuất sản phẩm khoai lang điạ bàn xã Đồng Thái huyện Ba Vì –TP Hà Nội Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân tham gia sản xuất khoai lang xã Đồng Thái 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu xã Đồng Thái, huyện Ba vì, TPHà Nội Phạm vi Thời gian: Số liệu thứ cấp trình thực hiện, tài liệu, số liệu thu thập giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 Nội dung nghiên cứu - Lý luận sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp - Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Đồng Thái - Thực trạng sản xuất tiêu thụ khoai lang địa bàn xã Đồng Thái huyện Ba Vì TP Hà Nội Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu sản xuất tiêu thụ khoai lang địa bàn xã Đồng Thái huyện Ba TP Hà Nội Kết cấu khóa luận Ngồi phần đặt vấn đề kết luận, chuyên đề gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Chương 2: Đặc điểm xã Đồng Thái phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm khoai lang xã Đồng Thái giai đoạn 2015-2017 thuật, thực cung ứng giống, vật tư cho vùng khoai có tổ chun phịng trừ sâu bệnh kiểm soát chất lượng sản phẩm Đối với hộ dân cần có liên kết, ký kết tiêu thụ sản phẩm chung mua vật tư chung cho nhóm hộ - Chú trọng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm - Tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ thông qua hợp đồng với sở chế biến thông qua hộ, nhóm hộ.Các tổ chức thương mại cơng ty, sở sản xuất cần có ký hợp đồng kinh tế với đại diện hộ nông dân, hợp tác xã chủ trang trại Trong quy định rõ thời hạn hợp đồng (ổn định theo chu kỳ sản xuất khoai), quy định chủng loại, chất lượng sản phẩm trách nhiệm bên trình sản xuất, tiêu thụ toán, để người sản xuất yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm - Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho nông dân hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thị trường; hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế gắn với xây dựng thương hiệu - Đài phát xã nên có chuyên mục riêng phát triển chè để quảng bá thông tin sách, thị trường giá cho đơng đảo nhân dân người trồng khoai biết Xây dựng vùng sản xuất khoai lang theo hướng chuẩn Vietcap Việc xây dựng vùng sản xuất khoai lang tập trung giúp cho hộ nông dân sản xuất thuận lợi việc giới hóa khâu làm đất,áp dụng tiến khoa học kỹ thuật Ngồi cịn giúp tổ chức tập thể thuận lơi việc tổ chức sản xuất,giám sát việc thực quy trình kỹ thuật tập thể hộ,cũng có điều kiện cần để sản phẩm đưa vào siêu thị Để làm điều đó,xã cần tăng cường đầu tư sở hạ tầng,thủy lợi,giao thông nội đồng cho khu vực chọn để xây dựng,cũng có chinhs sách hỗ trợ kinh phí(đào tạo huấn luyện,thuê đơn vị đánh giá cấp giấy chứng nhận Vietcap) 56 3.8.1 Định hướng sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu kinh tế hộ trồng khoai nói riêng phát triển kinh tế nói chung Khi sở hạ tàng tốt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khoai ngược lại Vì vậy, thời gian tới để nâng cao hiệu kinh tế sản xuất khoai hộ nông dân xã cần tập trung đầu tư phát triển hệ thống sở hạ tầng vùng sản xuất khoai, bao gồm: - Hệ thống thủy lợi: Trên sở quy hoạch phát triển vùng khoai tập trung, cần đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi đồng nâng cao diện tích chủ động tưới nhằm đảm bảo nước tưới cho khoai, đặc biệt vào vụ đông; nhà nước đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi đầu mối, đồng thời có sách hỗ trợ, khuyến khích người dân xây dựng hệ thống bể nước nhỏ đồi, hệ thống tưới tự động, tiết kiệm nước - Hệ thống giao thông: đường giao thông yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu sản xuất, hệ thống giao thông thuận lợi sở để đẩy mạnh hoạt động giao thương, buôn bán sản phẩm khoai; cần nâng cấp tuyền đường giao thông liên xã, liên khu; bên cạnh cần trọng nâng cấp đường giao thơng đến nương khoai để thuận lợi cho hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển khoai Ngồi yếu tố tác động khác đến sản xuất khoai hệ thống điện cần phải nâng cấp, đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất 3.8.2 Giải pháp việc chủ động tự nâng cao kiến thức sản xuất hộ Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hộ tích cực tham gia buổi tập huấn, tự tìm tịi tài liệu kỹ thuật chăm sóc thu hoạch, chế biến, thị trường khoai thường có thu nhập cao hộ khơng tham gia Vì vậy, thời gian tới để nâng cao hiệu kinh tế sản xuất hộ nông dân cần chủ động trang bị kiến thức cho thân người lao động hộ như: - Đối với lao động cần tích cực học hỏi kiến thức sản xuất khoai an toàn, tham gia lớn đào tạo, tập huấn tỉnh, huyện xã tổ chức để nâng cao trình độ, kiến thức cho thân 57 - Đẩy mạnh việc áp dụng đưa giới hóa, khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao suất lao động, giảm nhân cơng, khắc phục tình trạng thiếu lao động cao điểm thời vụ - Tiếp tục trì lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ theo phương thức “cầm tay, việc” lao động nông hộ, thông qua việc hướng dẫn trực tiếp cán khuyến nông, kỹ sư trung tâm, trường đào tạo nghề cho lao động nơng thơn 3.8.3 Giải pháp sách, quản lý nhà nước Để thực tốt giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế sản xuất khoai cần có hỗ trợ lớn từ nhà nước Vì vậy, giải pháp sách quản lý nhà nước cần tập trung vào: - Nhà nước cần quan tâm đầu tư sở hạ tầng vùng sản xuất khoai tập trung: giao thông, thủy lợi, điện - Tiếp tục thực tốt sách hỗ trợ trồng thay khoai cũ giống khoai mới, khuyến khích người dân sản xuất chuyển đổi giống khoai - Khuyến khích phát triển doanh nghiệp trang trại, hợp tác xã liên doanh, liên kết đầu tư phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm khoai, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển - Có sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường người dân - Tăng cường hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, nhận thức người dân về: kỹ thuật canh tác, sản xuất khoai theo hướng an toàn - Tăng cường quản lý nhà nước quy hoạch phát triển khoai quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến khoai 58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Khoai đặc sản lâu năm khẳng định hiệu sản xuất, sản xuất khoai góp phần cải thiện nâng cao đời sống kinh tế người lao động, giải nhiều công ăn việc làm Qua thời gian nghiên cứu đề tài“Tình hình tiêu thụ khoai lang địa bàn xã Đồng Thái”, đề tài giải kết sau: Hệ thống hóa sở lý luận thưc tiễn tình hình tiêu thụ khoai lang Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu tiêu thụ khoai lang hộ nông dân địa bàn xã Đồng Thái + Cây khoai trồng có lợi xã, người dân có truyền thống canh tác lâu đời, phát triển sản xuất khoai năm qua giải việc làm, nâng cao thu nhập người dân, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội xã Tạo nguồn thu nhập ổn định cho hộ dân sản xuất khoai + Tình hình sản xuất khoai xã Đồng Thái năm qua đạt nhiều kết tích cực diện tích, suất, sản lượng; bên cạnh cấu giống khoai có chuyển biến tích cực Hiện xã Đồng Thái xã đứng thứ diện tích khoai huyện Năng suất khoai bình qn xã tương đối cao, nhiên nhóm hộ nghiên cứu suất khoai cịn thấp có chênh lệch cao hộ chuyên khoai kiêm khoai + Nhìn chung, chi phí cơng lao động bỏ để chăm sóc, thu hoạch khoai cịn cao, qua kết điều tra, đánh giá hiệu sử dụng vốn đạt khoai diện tích khoai kinh doanh có suất, chất lượng tốt + Hiệu kinh tế từ khoai mang lại khẳng định, nhiên cần tiếp tục có giải pháp nhằm nâng cao suất, chất lượng khoai lang địa bàn huyện 59 Để góp phần nâng cao hiệu kinh tế khoai lang địa bàn xã Đồng Thái thời gian tới, tác giả đưa số khuyến nghị sau: Khuyến nghị 2.1 Đối với quyền địa phương - Tổ chức rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển khoai địa bàn xã, xác định rõ diện tích khoai cần trồng thay thế, diện tích đất nơng nghiệp chuyển đổi sang trồng khoai để tập trung đạo, hướng dẫn người dân phát triển khoai cách bền vững - Nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho hộ tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất thơng qua lớp tập huấn, lớp đào tạo ngắn hạn cho nơng hộ - Tạo chế thơng thống thu hút tổ chức, cá nhân tham gia phát triển khoai địa bàn huyện - Tiếp cận, huy động tốt nguồn lực đầu tư, đầu tư phát triển sở hạ tầng giao thông, thủy lợi (đặc biệt hệ thống thủy lợi tưới trồng cạn), hệ thống điện phục vụ sản xuất - Triển khai thực có hiệu sách hỗ trợ Trung ương (chính sách tín dụng, sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, sách liên kết sản xuất ), sách hỗ trợ chương trình sản xuất nông nghiệp tỉnh , dự án liên quan đến phát triển sản xuất khoai - Khuyến khích đổi hình thức tổ chức sản xuất khoai theo hướng đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị; thành lập chi hội sản xuất khoai để hỗ trợ hội viên phát triển - Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại khoai địa bàn huyện - Tăng cường công tác quản lý nhà nước giống, quản lý chất lượng sản phẩm chè địa bàn huyện 60 - Xây dựng mơ hình sản xuất kinh doanh cách đầu tư vốn, kỹ thuật, tìm kiếm thị trường cho nông hộ sản xuất giỏi, giới thiệu công bố kết cho hộ nông dân khác làm theo - Thành lập hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp tiêu chí tự nguyện, nhằm giải vấn đề đầu cho nông hộ 2.2 Đối với hộ nơng dân - Chủ động tích cực học tập, nghiên cứu, trau kiến thức, tiến kỹ thuật sản xuất khoaithông qua sách báo, lớp tập huấn, … - Tăng cường đầu tư thâm canh, tuân thủ áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hái, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Đẩy mạnh giới hóa vào sản xuất để nâng cao suất lao động, suất chè, tiết kiệm thời gian cho người lao động - Tích cực chuyển đổi diện tích khaoi cằn xấu, suất thấp giống khoai có suất, chất lượng tốt - Liên doanh, liên kết hộ sản xuất với nhau, họ sản xuất với doanh nghiệp tạo thành thị trường rộng lớn, ổn định sản xuất -Cần thực liên kết với doanh nghiệp việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm để ổn định gắn bó lâu dài với sản xuất khoai 61 TÀI LIỆU THAMKHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1.Dương Văn Hiểu(2000), Giáo trình kinh tế hộ nơng dân nhà xuất nông nghiệp Hà Nội 2Chu Mạnh Huy (2014),Giải pháp phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mang nhãn hiệu tập thể địa bàn huyện Ba Vì Tp Hà Nội, luận văn thạc sĩ kinh tế Đặng Văn Tiến - Đỗ Văn Viện (2000), Giáo trình kinh tế hộ nơng dân nhà nhà xuất năm 2000 UBND xã Đồng Thái, Báo cáo thống kê xã thương hiệu Khoai Lang( xã Đồng Thái 2013 – 2017 ) Tài liệu Tiếng Anh Frank Eliss,1998, Hộ nông dân Oxford Press – 1987Từ điển ngôn ngữ Mỹ PHụ LụC PHIếU ĐIềU TRA Xin chào Ơng/bà! Tơi sinh viên học Trường Đại học Lâm Nghiệp, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Tôi nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm Khoai Lang địa bàn xã Đồng Thái huyện Ba TP Hà Nội” với mục tiêu đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản xuất khoai hộ nơng dân, từ đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế sản xuất khoai hộ nông dân địa bàn xã Đồng Thái huyện Ba Vì TP Hà Nội Tơi Q Ơng/bà dành chút thời gian để trảlời số câu hỏi điền vào bảng thông tin sau Tôi cam kết tất thông tin liên quan đến ông/bà tuyệt đối bảo mật Rất mong nhận giúp đỡ q Ơng/bà! Trân trọng! I Thơng tin Tên chủ hộ: .Dân tộc Tuổi chủ hộ: Địa chỉ: Trình độ học vấn chủ hộ: lớp Tổng số người gia đình: người; Số người độ tuổi lao động người Tình trạng kinh tế (theo phân loại xã) [ ] Hộ khá, giàu [ ] Hộ trung bình [ ] Hộ nghèo II Các tiêu điều tra STT Nội dung ĐVT I Hiện trạng sản xuất Diện tích sản xuất khoai Ha - Khoai kinh doanh Ha + Diện tích từ

Ngày đăng: 23/06/2021, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w