1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đồng tâm, huyện lạc thủy, tỉnh hòa bình

84 896 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Trong thời gian qua, việc xây dựng nông thôn mới với nhiện vụ tạo sựchuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đờisong nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh ph

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



-NGUYỄN THỊ DUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

XÃ ĐỒNG TÂM, HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

Trang 2

Hà Nội - 2016

1

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

XÃ ĐỒNG TÂM, HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

Người thực hiện : NGUYỄN THỊ DUYÊN

Khóa : 57

Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN QUANG HỌC

Hà Nội – 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện

cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quang Học – Trường - Học Viện

Nông nghiệp Việt Nam Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưatừng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Tôi cam đoan rằng cácthông tin, trích dẫn trong luận văn đó được chỉ dẫn nguồn gốc và nghiên cứu đầy

đủ Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày … tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Duyên

i

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý ĐấtĐai và các cán bộ của UBND xã Đồng Tâm

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Họcviện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý Đất đai; bộ môn Quy hoạch sử dụng đất;cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinhnghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại họcvừa qua

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Quang Học –người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình vềphương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của UBND xã Đồng Tâm, đã nhiệttình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ choquá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K57-QLA, gia đình và bạn

bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập vàrèn luyện tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, và trình độ nghiên cứucủa bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn

để Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Duyên

ii

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.2 Cơ sở thực tiễn 9

1.2.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới 9

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

2.2 Nội dung nghiên cứu 15

2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Lạc Thủy 15

2.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Thủy 15

2.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Tâm 16

2.2.4 Đề xuất một số giải pháp thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới 16

2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 16

2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu 16

2.3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu 16

iii

Trang 7

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: 18

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 18

3.1.2 Tài nguyên: 18

3.1.3 Nhân lực: 19

3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 21

3.2 Đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đồng Tâm 23

3.2.1 Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới 23

3.2.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Nông Thôn 29

3.3 Đánh giá chung 49

3.3.1 Những mặt đã làm được: 49

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 49

3.4 Đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 50

3.4.1 Tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch 50

3.4.2 Tiêu chí số 2: Giao thông 51

3.4.3 Tiêu chí số 3 về Thủy lợi 52

3.4.4 Tiêu chí số 4: Điện 53

3.4.5 Tiêu chí số 5: Trường học 53

3.4.6 Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa: 54

3.4.7 Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn 55

3.4.8 Tiêu chí số 8: Bưu điện 55

3.4.9 Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư 55

3.4.10 Tiêu chí số 10: Thu nhập 56

3.4.11 Tiêu chí số 11: Hộ nghèo 56

3.4.12 Tiêu chí số 12: Tỷ lệ lao động có việc làm 57

3.4.13 Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất 57

3.4.14 Tiêu chí số 14: Giáo dục 57

iv

Trang 8

3.4.15 Tiêu chí 15: Y tế 58

3.4.16 Tiêu chí số 16: Văn hóa 59

3.4.17 Tiêu chí số 17: môi trường 59

3.4.18 Tiêu chí số 18: hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 60

3.4.19 Tiêu chí số 19: An ninh, trật tự xã hội 60

3.5 Giải pháp thực hiện 64

3.5.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức chính trị , xã hội trong xây dựng Nông thôn thôn mới 64

3.5.2 Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng 64

3.5.3 Nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế 65

3.5.4 Về môi trường 65

3.5.5 Phát triển sản xuất 65

3.5.6 An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 65

3.5.7 Một số giải pháp khác nhằm đẩy mạnh thực hiện nông thôn mới 66

KẾT LUẬN 68

1 Kết luận 68

2 Kiến nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

v

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng lao động xã Đồng Tâm huyện Lạc Thủy 20

Bảng 3.2: Dự kiến Xây dựng trụ sở làm việc xã 29

Bảng 3.3: quy hoạch hệ thống thủy lợi xã Đồng Tâm huyện Lạc Thủy 31

Bảng 3.4: quy hoạch hệ thống điện xã Đồng Tâm huyện Lạc Thủy 34

Bảng 3.5: Dự kiến vốn đầu tư hạ tầng giáo dục xã giai đoạn 2010 – 2015 35

Bảng 3.6: Dự kiến vốn đầu tư cho Y tế 36

Bảng 3.7: dự kiến đầu tư nhà văn hóa, khu thể thao xã 37

Bảng 3.8: dự kiến đầu tư nhà văn hóa, khu thể thao các thôn 38

Bảng 3.9: Dự kiến vốn đầu tư cho xây dựng bưu điện 40

Bảng 3.10: Dự kiến hỗ trợ đầu tư nhà ở dân cư nông thôn 40

Bảng 3.11: Dự kiến vốn đầu tư giáo dục và đào tạo 42

Bảng 3.12: Dự kiến chi hỗ trợ tham gia y tế xã giai đoan 2010 - 2015 43

Bảng 3.13: Dự kiến chi hỗ đời sống văn hoá xã giai đoan 2010 - 2015 44

Bảng 3.14: Dự kiến chi hỗ trợ bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn 45

Bảng 3.15: Đánh giá quy hoạch và thực hiện 62

vi

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Ủy Ban Nhân Dân xã Đồng Tâm 46

Hình 3: tuyến đường nông thôn mới 47

Hình 4: Trường THCS xã Đồng Tâm 47

Hình 5: Trường tiểu học xã Đồng Tâm 48

Hình 6: Trạm y tế xã Đồng Tâm 48

vii

Trang 11

DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH-HDH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

UBND : Uỷ ban nhân dân

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

CTXH : Chính trị xã hội

QHXD : Quy hoạch xây dựng

HD-ND : Hội đồng nhân dân

KT-XH : Kinh tế xã hội

viii

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba lĩnh vực có quan hệ hữu cơ khôngthể tách rời, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐHđất nước, là cơ sở và lực lượng chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội bề vững, giữvững chính trị - xã hội, đảm bảo an ninh, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệmôi trường sinh thái

Trong thời gian qua, việc xây dựng nông thôn mới với nhiện vụ tạo sựchuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đờisong nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội nông thôn, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển toàn diện,hiện đại đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn là một trongnhững nhiệm vụ hàng đầu của dất nước

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 491/QĐ-TTg vềviệc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫnthực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Dựa vào bộ tiêu chí này

mà các Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới có thể đánh giá được mức độ đạt đượcđối với từng tiêu chí, Chính vì còn một số mục tiêu chưa đạt được mà ngày4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 800/QĐ-TTg phê duyệtChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

Qua quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địaphương, nhất là cấp cơ sở đã lung túng và bộc lộ nhiều vướng mắc trong quá trìnhchỉ đạo tổ chức thực hiện Ngày 20/02/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 342/QĐ-TTg về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia

về nông thôn mới

1

Trang 13

Huyện Lạc Thủy có 13 xã và 2 thị trấn Huyện đã nghiêm túc thực hiệnchương trình nông thôn mới theo lộ trình hướng dẫn Đánh giá thực trạng nông thôntheo 19 tiêu chí nông thôn mới Đồng Tâm là xã được chọn làm điểm xây dựngnông thôn mới của tỉnh Ngay sau khi tiếp nhận các chủ trương về xây dựng Nôngthôn mới, xã đã xây dựng Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.Nhiều hình thức tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới được thựchiện Phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, nếpsống, suy nghĩ của người dân trong huyện, ký thuật tiến bộ được người dân áp dụngvào trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi làm cho đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân ngày một được nâng cao, bộ mặt làng xã được thay đổi rõ rêt.

Tuy nhiên quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện LạcThủy đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như: xuất phát điển củaphần lớn các xã trên địa bàn huyện so với mức chung trên địa bàn toàn tỉnh cònthấp; trình độ, năng lục của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế; đời sống củanhân dân còn khó khăn; công tác quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, hạ tầng nôngthôn còn lạc hậu, kinh phí đầu tư còn khó khăn; vai trò và sự tham gia của cộngđồng trong xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế

Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình".

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Tâm và trên

cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Tâm, Lạc Thủy, Hòa Bình.

Trang 14

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới tại xã.

3

Trang 15

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới Trong điềukiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng sinh sốngcủa tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vàocác hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trịnhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”

Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp chocon người và tạo ra của cải cho xã hội

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuấtnông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tư liệuchính là đất đai

4

Trang 16

- Nông thôn mới:

Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phả là thị xã, thịtrấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống Mô hình nôngthôn mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nôngthôn theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn hiện nay Nhìnchung mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diệntheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh Mô hình nôngthôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổimới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cảcác mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứađựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên toàn lãnh thổ

Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lựccủa người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp phần thựchiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thay đổi cơ sở vật chất, diệnmạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Đây làquá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnhđạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương

Nghị quyết 26/TQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề

ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sốngcủa nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của cư dân ở nông thôn Nghị quyết đã xác định rõ mực tiêu: “Xây dựngnông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dântộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ởnông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”

Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới

5

Trang 17

Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở thànhquốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cần quan tâmphát triển nông nghiệp, nông thôn Nông sản là sản phẩm thiết yếu cho toàn xã hội

và ở Việt Nam khu vực nông thôn chiếm đến 70% dân số Thực hiện đường lối mớicủa Đảng và Nhà nước trong chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp đượcxem như mặt trận hàng đầu, chú trọng đến các chương trình lương thực, thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở… Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhànước đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền công nghiệp hàng hóa

Nền nông nghiệp nước ta còn nhiều những hạn chế cần được giải quyết đểđáp ứng kịp xu thế toàn cầu Một số yếu tố như:

Nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch Có khoảng 23% xã có quyhoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn, chất lượng chưa cao Cơ chế quản lýphát triển theo quy hoạch còn yếu Xây dựng tự phát kiến trúc cảnh quan làng quê

bị pha tạp, lộn xộn, nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêuphát triển lâu dài Thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dânsinh Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25% Giao thôngchất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giaothông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩnquy định Hệ thống lưới điện hạ thế chất lượng thấp, quản lý lưới điện nông thôncòn yếu, tổn hao điện năng cao, nông thôn phải chịu mức giá điện cao Hệ thống cáctrường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đật tiêu chuẩn về cơ

sở vật chất còn thấp (32%), hầu hết các nông thôn chưa có khu thể thao theo quyđịnh Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, khoảng 77% số xã có điểm bưu điện vănhóa theo tiêu chuẩn, 22% số thôn có điểm truy cập internet Cả nước còn khoảnghơn 300 nghìn nhà ở tạm

6

Trang 18

Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sông người dân còn thấp Kinh tế hộphổ biến ở quy mô nhỏ Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã có hợp tác

xã nhưng chỉ hoạt động dưới hình thức, chất lượng yêu và kém Tỷ lệ hộ nghèo khuvực nông thôn còn cao, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn

Về văn hóa - môi trường - y tế - giáo dục Tỷ lệ lao động qua đào tạo cònthấp Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân còn thấp, phát sinh nhiều vấn đềbức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc dần bị mai một, tệ nạn xã hội có xu hướng giatăng Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển Môi trường sống bị ô nhiễm Số trạm

y tế đạt tiêu chuẩn thấp, y tế dự phòng của xã còn hạn chế

Hệ thống chính trị tại cấp xã còn yếu về trình độ và năng lực điều hành.Nhiều cán bộ xã chưa qua đào tạo, trình độ đại học chỉ khoảng 10%

Vậy xây dựng nông thôn mới là một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nôngthôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, có sự liên kết giữa các lĩnh vực với nhau tạonên khối thống nhất vững mạnh

Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới

Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trườnghội nhập Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọingười tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóagiàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị Xây dựng cáchợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật,công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương Chú

ý đến các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chếbiến và bảo quản nông sản

Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôntrọng đạo lý bản sắc địa phương Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức,hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới

Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các làng

xã văn minh, văn hóa

7

Trang 19

Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu.Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sànggiúp đỡ mọi người.

Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảmbảo môi trường nước trong sạch Các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêmngặt Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường Phát huy tinh thần tựnguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân

Nội dung xây dựng mô hình nông thôn mới

Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng Nâng cao việc quy hoạch, triểnkhai thực hiện, thiết kế, quản lý, điều hành các dự án trên địa bàn thôn Bồi dưỡngkiến thức cho cán bộ địa phương về phát triển nông thôn bền vững Nâng cao trình

độ dân trí người dân, phát triển câu lạc bộ khuyến nông giúp áp dụng khoa học kĩthuật vào sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ tạo việc làm, tăng thu thập chonông dân

Tăng cường nâng cao mức sống của người dân Quy hoạch lại khu nông thôn,giữ gìn truyền thống bản sắc của thôn, đồng thời đảm bảo tính văn minh, hiện đại Hỗtrợ xây dựng các nhu cầu cấp thiết, như đường làng, hệ thống nước đảm bảo vệ sinh,cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, mô hình chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo môi trường

Hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề, sản xuất hàng hóa dịch vụ nâng caothu nhập Giúp người dân tìm ra cây trồng vật nuôi lợi thế, có khối lượng lớn và thịtrường tiêu thụ rộng rãi Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tận dụng tối đa tàinguyên địa phương, như nguồn nước, đất đai, con người Trang bị kiến thức và kĩnăng sản xuất cho hộ nông dân, hình thành các tổ hợp tác, xây dựng mối liên kếtgiữa người sản xuất, chế biến, tiêu thụ

Phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp hỗ trợ đào tạodạy nghề, mở rộng nghề mới Hỗ trợ công nghệ mới, xây dựng khu công nghiệp, tưvấn thị trường, quảng bá và xử lý môi trường

Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất Tư vấn quy hoạchthủy lợi, giao thông, ruộng đất để phát triển kinh tế với loại hình thích hợp Hỗ trợxây dựng làng nghề, cụm công nghiệp và các ngành chế biến

8

Trang 20

Xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môitrường Quản lý nguồn cấp nước sạch, khai thác sử dụng tài nguyên tại các địaphương Tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trách nhiệm về môi trường, xâydựng khu xử lý rác thải tiên tiến.

Xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa nghệ thuật, giữ gìn bản sắcquê hương Thông qua các hoạt động ở nhà văn hóa làng xã, tạo nên những phongtrào quê hương rieng biệt xây dựng nhà văn hóa, sân chơi thể thao, văn nghệ củaxóm làng Xây dựng các nội dung nghệ thuật mâng đậm tính chất quê hương, thànhlập hội nhóm văn nghệ của làng

Tóm lại xây dựng mô hình nông thôn mới tập trung phát triển về kinh tế, vănhóa, nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục tiêu dângiàu nước mạnh, dân chủ văn minh

1.2 Cơ sở thực tiễn.

1.2.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới.

1.2.1.1 Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Những năm đầu 60 đất nước hàn quốc còn phát triển chậm, chủ yếu là sảnxuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả nước.trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm phát triển nôngthôn Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân, tích cực sản xuất phát triển,làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao Trọng tâm là phong trào xâydựng “làng mới” (Seamoul Undong)

Nguyên tắc cơ bản của làng mới là: nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với sự đónggóp của nhân dân Nhân dân quyết định các dự án thi công, nghiệm thu và chỉ đạocác công trình Nhà nước hàn Quốc chú trọng tới nhân tố con người trong việc xâydựng nông thôn mới do trình độ của người nông dân còn thấp, việc thực hiện cácchính sách gặp phải khó khăn, vì thế chú trọng đào tạo các cán bộ cấp làng, địaphương Tại các lớp tập huấn, sẽ thảo luận với chủ đề: “ làm thế nào để người dânhiểu và thực hiện chính sách nhà nước”, sau đó các lãnh đạo làng sẽ cũng đưa ra ýkiến và tìm giải pháp tối ưu phù hợp với hoàn cảnh địa phương

9

Trang 21

Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: phát huy nộilực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Cải thiện cơ sở hạ tầngcho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinhhoạt người dân Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân tăng năng suấtcây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, phát triển chăn nuôi, trồng xen canh.

Kết quả đạt được, các dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái nhà ở, xâydựng cống và máy bơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành Sau 7 năm từ triểnkhai thực hiện thu nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3 lần từ 1000USD/người/năm tăng lên 3000 USD/người/năm vào năm 1978

Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói hóa và hệ thống giao thông nông thôn

đã được xây dựng hoàn chỉnh

Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt Hạ tầng

cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình đọ

tổ chức nông dân được nâng cao Đặc biệt xây dựng được niềm tin của người nôngdân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ Đến đầu nhữngnăm 80, quá trình hiện đại hóa nông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiếnlược phát triển sang một giai đoạn mới

1.1.1.2 Mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, người lao động sống chủyếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên cải cách nông thôn là sự đột phá quan trọngtrong cuộc cải cách kinh tế từ đầu những năm 80 của thế kỉ 20, Trung Quốc chọnhướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa

kế được của các công xã nhân dân trước đây Thay đổi sở hữu và phương thức quản

lý để phát triển mô hình: công nghiệp hưng trấn Các lĩnh vực như, chế biến nônglâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện phápthích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường Chính phủ hỗ trợnông dân xây dựng Với mục tiêu:“ ly nông bất ly hương”, Trung Quốc đồng thờithực hiện 3 chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn

10

Trang 22

Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng tiến bộ khoahọc, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân Sau 15 năm thực hiện, chươngtrình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa họccốt cán, tạo động lực thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp so với thành thị.

Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân ápdụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp,nông thôn Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần sovới những năm đầu 70 Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sảnchuyên dụng, phát triển chất lượng tăng cường chế biến nông sản

Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao sức sống của cácvùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa họctiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng khoa học cho cán bộthôn, tăng sản lượng lương thực và thu nhập nông dân Sau khi chương trình đượcthực hiện, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu người còn 5 vạn người, diện nghèo khógiảm tử 47% xuống còn 1,5%

Rút bài học từ các nước phát triển, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào nôngthôn, nhằm thay đổi diện mạo của nông thôn, làm nông nghiệp phát triển theohướng hiện đại hóa

1.2.1.3 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trở thànhphong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khiChính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về xây dựng nông thôn mới và chính thứcphát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008.Thủtướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg "Phê duyệt công trình, rà soát quyhoạch xây dựng nông thôn mới", Quyết định số 800/QĐ-TTg "phê duyệt chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020" Các bộ ngànhnhư: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giaothông vận tải và các Bộ khác đã ban hành nhiều thông tư liên hộ, thông tư hướng dẫn đểtriển khai thực hiện Đặc biệt đã ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về nông thônmới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện Thông tư liên tịch quy định việclập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

11

Trang 23

Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo radiện rộng Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là những nơi làmđiểm, những địa phương có nhiều khó khăn Trên cơ sở đó đã tạo được lòng tin củanhân dân đối với chủ trương của Trung ương, xây dựng quyết tâm thực hiện Ở cácđịa phương đã làm tốt công tác tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của Ban chấphành Trung ương lần thứ VII (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cácvăn bản của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành đã nâng cao nhận thức đối vớicấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và nộidung của việc xây dựng nông thôn mới của địa phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắnnông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theo quy hoạch, xâydựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môitrường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn định và phát triển.

Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã,thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác định rõ mục tiêu, yêucầu nội dung xây dựng nông thôn mới của địa phương, trong đó tập trung chỉ đạovấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hoạch nông thôn mới

Theo Bộ NN&PTNT, từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mớiđến nay, đã có 83,6% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 60,4% xã đã phê duyệtxong đề án; khoảng 20% số xã đã đạt các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng thiếtyếu Cụ thể, tính đến cuối tháng 3/2013 cả nước đã có 34 xã đạt 19/19 tiêu chí vềxây dựng nông thôn mới, 276 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, 1.701 xã đạt từ 9 đến 13tiêu chí, 2.523 xã đạt dưới 5 tiêu chí Đối với 11 xã làm điểm của trung ương, tínhđến cuối năm 2012, có 2 xã (Tân Hội - Lâm Đồng; Tân Thông Hội - TP Hồ ChíMinh) công bố đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới

Trên cơ sở thí điểm các địa phương, Ban chỉ đạo TW sẽ đúc kết, rút kinhnghiệm trước khi triển khai rộng hơn UBTWMTTQVN sẽ xây dựng đề án và phátđộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cưgắn với xây dựng NTM” và hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Chínhphủ với các cơ quan của Đảng, nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực iệnnhiệm vụ xây dựng NTM trong thời gian tới

12

Trang 24

Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy: Dù

là các quốc gia đi trước trong công cuộc hiện đại hóa, họ đều chú trọng vào việc xâydựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy những kinh nghiệm phong phú Kịpthời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và côngnghiệp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho hộ nôngdân Thay đổi kĩ thuật mới, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới, nâng cao trình

độ tổ chức của người nông dân

Xây dựng nông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài với mỗi quốc gia Đối vớiViệt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH-HDH nông nghiệp,nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo pháttriển về cả kinh tế và đời sống xã hội Nghị quyết X của Đảng đã đề ra nhiệm vụthực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới xây dựng các làng xã cuộc sống no

đủ, văn minh, môi trường lành mạnh

Để xây dựng mô hình nông thôn mới thành công phải là một phong trào quầnchúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủđộng, tích cực của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị cơ sở, sự hỗtrợ, giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền cấp cao

1.2.1.4 Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

- Nghị Quyết số 26/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng (Khóa X) về

“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”

- Quyết định số 491/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về banhành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

- Thông tư số 54/2009/TT – BNNN&PTNT ngày 21/8/2009 của BộNN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định số 800/ QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtChương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-20120

- Quyết định số 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển văn hóanông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

13

Trang 25

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thươngmại các tỉnh, thành phố bảo đảm tang cường nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tạicác xã

- Nghị định 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn

14

Trang 26

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

a, Đối tượng nghiên cứu.

- Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Tâm,huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

2.2 Nội dung nghiên cứu.

2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Lạc Thủy.

- Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết

- Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên nhân văn, tài nguyên khoángsản và tài nguyên rừng

- Dân số, lao động và thu nhập

- Tiềm năng của huyện

2.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Thủy.

a, Tình hình triển khái công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Thủy.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Công tác tuyên truyền, tập huấn

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất

b, Kết quả thực hiện quy hoạch, xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Thủy giai đoạn 2010 - 2014.

15

Trang 27

- Tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Tâm.

- Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Tâm

2.2.4 Đề xuất một số giải pháp thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

2.3 Phương pháp nghiên cứu.

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.

Từ kết quả đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nôngthôn mới tại huyện Lạc Thủy tiến hành chọn ra xã đại diện ở đây là: xã Đồng Tâm

để nghiên cứu điểm và phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựngnông thôn mới nhằm tìm hiểu những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch xâydựng nông thôn mới

2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu.

- Nguồn số liệu thứ cấp: được kế thừa, thu thập từ các phòng ban tronghuyện và trong xã, từ các công trình nghiên cứu đã được công bố

- Số liệu sơ cấp: thực hiện điều tra, khảo sát các thông tin, tư liệu, số liệuphục vụ xây dựng quy hoạch nông thôn mới tại các xã; Các chỉ tiêu điều tra đượcxây dựng dựa trên 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, gồm 5nhóm tiêu chí là: quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, vănhóa - xã hội - môi trường, và hệ thống chính trị Điều tra thực địa để bổ sung các sốliệu cần thiết

2.3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.

Các số liệu sau khi thu thâp được xử lý và phân loại theo các chỉ tiêu nghiêncứu Sau đó sẽ được xử lý bằng phân mềm Excel

16

Trang 28

- Phương pháp thống kê: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp ( như số tuyệt đối, số

tương đối , số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hộisau 4 năm xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình

- Phương pháp so sánh : so sánh trước và sau khi thực hiện các tiêu chí nông

thôn mới tại huyện Lạc Thủy So sánh 19 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí quốc gia về xâydựng nông thôn mới của cac xã điều tra theo giai đoạn thời gian khác nhau ( trước

và sau khi quy hoạch xây dựng NTM ) Từ đó thấy dược sự khác biệt khi thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

17

Trang 29

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:

3.1.1 Điều kiện tự nhiên.

Xã Đồng Tâm nằm ở phía Đông Nam của huyện Lạc Thuỷ, có diện tích tựnhiên là 4.926,6 ha, cách trung tâm huyện 2 km, Phía Đông tiếp giáp với huyệnKim Bảng - huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; phía nam giáp với huyện Gia viễntỉnh Ninh Bình, phía Bắc tiếp giáp với thị trấn Chi Nê và xã Lạc Long, phía tây giápvới xã Yên Bồng huyện Lạc Thuỷ Toàn xã có 1.747 hộ với tổng số khẩu là 5.905người, có 7 dân tộc anh em sinh sống gắn bó, Dân tộc kinh chiếm 85%, Dân tộcmường chiếm 9%, còn lại là dân tộc khác Xã được chia thành 18 thôn, có 1 hợp tác

xã Dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo luật Hợp tác xã, nền kinh tế cơ bản của xã

là sản xuất nông nghiệp và bán dịch vụ nhỏ Xã có một chợ đầu mối nông sản, cóđường quốc lộ 21A chạy qua, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triểnkinh tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng

3.1.2 Tài nguyên:

a Đất đai:

Cơ cấu đất của xã Đồng Tâm gồm: diện tích đất nông nghiệp là 296.94ha(chiếm 24.6% diện tích của xã) Về mặt chất lượng, nhìn chung tầng đất canh tácnơi đây mỏng, có nguồn gốc hình thành từ đá vôi, granít, sa thạch, trầm tích Lớpđất ở Đồng Tâm có độ phì, thuận lợi cho phát triển các loại cây Công nghiệp và cây

ăn quả

b Rừng:

Đất lâm nghiệp có rừng là 3385,93ha (chiếm 65%) Rừng có chủng loại câyphong phú và đa dạng như bương, tre, nứa, mây, song, cây dược liệu quý Trongrừng có nhiều loài thú quý sinh sống như: gấu, trăn, rắn, hươu, nai, hoãng, khỉ vàcác loài gặm nhấm

18

Trang 30

c Mặt nước:

Trên địa bàn xã Đồng Tâm có nhiều Hồ, Đập là nơi dự trữ và cung cấp nướcchủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt, trong đó lớn nhất là Hồ Đồng Tâm (43ha), ĐậpBến Dim (12.5ha) ngoài ra còn có Đập Đồng Nội, Đập Đồng Quèn, Hồ RộcYểng tổng diện tích đất mặt nước là 184.5ha (bao gồm hồ, đập, ao, kênh, suối do

xã quản lý)

d Khoáng sản:

Trên địa bàn xã Đồng Tâm nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn Đá vôi, ngoài

ra còn có nguồn Đất sét phục vụ Công nghiệp

Về sản xuất Công nghịêp, hiện tại chưa được phát triển, nhưng trong tương laiCông nghiệp chế biến lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng (Đá các loại, sản xuất Ximăng ) hiện tại xã Đồng Tâm đã có quy hoạch 22.6ha cụm công nghiệp đã đượcUBND tỉnh ra quyết định thu hồi tại quyết định số 2963/QĐ-UBND ngày 26/10/2006của UBND tỉnh Hoà Bình nhưng chưa có nhà Đầu tư về Hạ tầng-kỹ thuật

Xã Đồng Tâm có diện tích hồ, đập tự nhiên phong phú, là vùng địa linh, cómôi trường trong lành, có quần thể hang động tự nhiên tạo nên cảnh quan thiênnhiên hùng vĩ, có thảm thực vật đa dạng phù hợp với điều kiện phát triển sinh thái

3.1.3 Nhân lực:

Toàn xã có 3.800 lao động; trong đó lao động nam là 1.960 người (chiếm51,58% lao động toàn xã); lao động nữ là 1.840 người (chiếm 48,42% lao động toànxã) Lao động chủ yếu là trong các ngành sản xuất Nông-Lâm nghiệp, với 2.800 laođộng (chiếm đến 73,68% lao động toàn xã) Số lao động qua đào tạo của xã là 269lao động (chiếm 7,08%)

Nguồn lao động ở địa phương dồi dào, trình độ dân trí khá, tuy nhiên trên địabàn xã có nhiều dân tộc sinh sống, do vậy một bộ phận nhỏ nhận thức còn hạn chế

Đa số lao động thuần nông chưa qua đào tạo, tính kỷ luật trong lao độngkhông cao, cơ bản vì lao động tự do

19

Trang 31

Hình thức tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất theo kinh nghiệm và phong tụctập quán do đó chưa mạnh dạn đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu câytrồng vật nuôi, hoặc đưa sản xuất công nghịêp, tiểu thủ công nghịêp có hiệu quảkinh tế để áp dụng vào sản xuất Do vậy hiệu suất lao động không cao.

Nhìn chung nguồn lao động tại địa phương chất lượng còn thấp Sản xuấtphân tán, nhỏ lẻ Để có cơ hội phát triển, cần phải không ngừng đào tạo, bồi dưỡng

số lao động tại địa phương (Đặc biệt là số lao động trẻ) để có nguồn lao động có taynghề chất lượng chuyên môn cao, có khả năng làm việc tốt, tính tự giác tốt để phục

vụ cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn

Bảng 3.1: Hiện trạng lao động xã Đồng Tâm huyện Lạc Thủy

LĐ tham gia các hoạt động KT

Trong đó

Lao động gián tiếp

Tổng

Lao động qua đào tạo Tổng số 3800 1960 1840 220 2800 191 780 78

Trang 32

3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong 5 năm qua nhân dân đó tận dụng mọi tiềmnăng sẵn có của địa phương kết hợp với các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, vốnvay của Ngân hàng tập trung vào phát triển kinh tế vì vậy đời sống của nhân dânđược cải thiện qua các năm tăng trường kinh tế hàng năm từ 11 đến 27,5%, đặc biệt

là năm 2015 tăng trưởng kinh tế đạt 27,5%, bình quân tăng 17,58%/năm so vớiNghị quyết đại hội đạt 146,5%

Tổng sản phẩm xã hội năm 2015 là 51.660,8 triệu đồng so với đầu kỳ tăng197,6% so với nghị quyết đại hội đạt 116,1%, bình quân thu nhập đầu người năm

2015 là 9.560.000 đồng/người/năm, so với năm 2005 tăng 245,1%, so với nghịquyết Đại hội đạt 119,5%

Tỷ trọng kinh tế nông lâm nghiệp là 54,79% so với Đại hội đạt 121,8%, tiểu thủcông nghiệp là 30,96% so với nghị quyết đại hội đạt 103,2%, dịch vụ là 14,1% sovới nghị quyết đại hội đạt 56,4%

Tổng sản lượng lương thực năm 2015 là 2.240 tấn, so với nghị quyết đại hội đạt84,8%

a Nông nghiệp:

Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, đưa100% giống lúa lai nguyên chủng, lúa thuần và các loại cây con có giá trị kinh tếcao vào sản xuất, chăn nuôi, mở các lớp IPM trên các cây như cây lúa, cây ngô, câyrau đậu các loại cho nhân dân, nhân dân tích cực đầu tư thâm canh để đưa năng xuấtcây trồng, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích

Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 là 858ha đạt 97% kế hoạch; trong đó:

- Cây lúa diện tích là 180,2ha, năng xuất 44,4tạ/ha, sản lượng 821,4 tấn

- Cây ngô diện tích 287,5ha, năng xuất 49,3tạ/ha, sản lượng 1418,7 tấn với nghịquyết đại hội đạt 98,7%

Các cây trồng khác như cây sắn, cây khoai, rau đậu các loại được nhân dân quantâm và đi vào thâm canh tăng năng xuất và đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể củangười dân

21

Trang 33

* Chăn nuôi:

Luôn được duy trì và phát triển về số lượng đầu đàn qua các năm, nhất lànhững con có giá trị kinh tế cao như ong, dê, bò, lợn rừng, lợn mường, nhím… phốihợp với trạm khuyến nông mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật vào chăn nuôinhư lớp nuôi ong lấy mặt, lợn hướng nạc, nuôi dê, nuôi cá…

Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được làm một cách triệt

để và có hiệu quả chính vì vậy trong 5 năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra trênđịa bàn Đến nay tổng đàn trâu bò có 2.890 con, đàn gia cầm luôn duy trì và pháttriển, từ ngành chăn nuôi đó tạo nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ gia đình

b Lâm nghiệp.

Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng luôn được Đảng bộ quan tâm, nhân dânkhai thác đến đâu trồng lại rừng đến đó đảm bảo 100% diện tích rừng trồng sau khaithác, rừng đầu nguồn, rừng núi đá ngày càng được bảo vệ chặt chẽ hơn, hiệu quảhơn, hạn chế mức thấp nhất việc khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép, cùngvới việc trồng rừng và bảo vệ rừng phát triển kinh tế trang trại đó được nhiều ngườidân quan tâm, đến nay xã nhà có 23 hộ làm kinh tế trang trại trong đó có 6/23 có thunhập từ 40 – 45 triệu đồng/năm 17/23 hộ cho thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm

Từ kinh tế rừng, kinh tế trang trại đó gúp phần đắc lực vào tổng sản phẩm xã hộicủa địa phương hàng năm

c Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Các ngành nghề được duy trì và phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng, vậntải, xay xát, dịch vụ làm đất, dịch vụ ăn uống, may mặc, kinh doanh tạp hoá, từngbước có quy mô lớn hơn, có 02 doanh nghiệp sản xuất đá ( 1x2 ), 4 cơ sở sản xuấtgạch bi, dịch vụ say xát có 22 hộ, sản xuất than cốc có 01 doanh nghiệp, chợ nôngsản xã Đồng Tâm đó giao cho HTX Đồng Tâm I đi vào khai thác đạt 35% năng lựccủa chợ, từ ngành nghề trên đó giải quyết việc làm cho hàng 100 lao động và đemlại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ gia đình

22

Trang 34

d Công tác giao thông thuỷ lợi.

Huy động nhân dân đóng góp sức người, sức của để làm mới và tu sửa cáctuyến đường liên thôn, liên xã đảm bảo giao thông thông xuốt trong toàn xã, hàngnăm phát động chiến dịch làm giao thông thuỷ lợi đó huy động được hàng ngànngày công để đào đắp, phát quang tầm nhìn và nạo vét các tuyến đường liên thôn vàcác tuyến mương phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá trên địa bàn, trongnhiệm kỳ qua bằng vốn hỗ trợ của nhà nước và nhân dân đóng góp đó bờ tông hóađược 7,5km đường giao thông trị giá 2.157 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ ximăng trị giá 1.438 triệu đồng, nhân dân đóng góp 719 triệu đồng, cứng hoá kênhmương trị giá 884 triệu đồng bằng vốn của nhà nước và dự án JICA tài trợ, tu sửa

và nâng cấp 02 Đập đó là Đập Đồng Nội và đập Bến Dim trị giá 3.800 triệu đồng

e Tài chính ngân sách.

Công tác thu chi ngân sách hàng năm hoạt động có hiệu quả thực hiệnnghiêm túc luật ngân sách nhà nước, các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước hàng nămđều đạt và vượt dự toán huyện giao đảm bảo chi cho con người, chi thường xuyêncho các hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương

3.2 Đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đồng Tâm.

3.2.1 Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Trên cơ sở các văn bản đã được tiếp thu Đảng ủy – UBND xã đã từng bướcthực hiện theo hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cụ thể như sau:

3.2.1.1 Thành lập ban quản lý chương trình Nông thôn mới.

Ngày 4/11/2010 UBND xã đã ban hành quyết định số 04/QĐ - UBND thành lậpBQL xây dựng Nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban Cácđồng chí PCT làm phó ban , Các ngành, Tổ chức chính trị làm thành viên, đồng thờiBQL ra thôn báo số 01/TB -BQL về việc phân công trách nhiệm thành viên BQL phụtrách trên các lĩnh vực và các thôn trong xã, UBND xã ra quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 Thành lập tổ giúp việc BQL xây dựng Nông thôn mới giaiđoạn 2010 – 2020 Ra quyết định phê duyệt thành lập 18/18 thôn, Ban phát triển nôngthôn do đồng chí bí thư chi bộ làm trưởng ban để giúp BQL chỉ đạo ở cơ sở thôn

23

Trang 35

BQL xây dựng Nông thôn mới tham mưu cho Đảng ủy ban hành nghị quyết số:07-NQ/ĐU ngày 25/11/2011 của BCH Đảng ủy xã đồng tâm về xây dựng Nôngthôn mới Phân công các đồng chí ủy viên BCH chỉ đạo các lĩnh vực, các địa bàn dochính mình phụ trách.

Đầu năm 2012 Đảng ủy đã thành lập BCĐ xây dựng Nông thôn mới do đồng chí

Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban chỉ đạo

3.2.1.2 Tổ chức tuyên truyền vận động.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy – UBND xã ban quản lý đã xây dựng lịch tuyêntruyền: biên soạn nội dung, tham mưu cho Đảng ủy thành lập tổ công tác tuyêntruyền ở các thôn, khu dân cư Từ trong chi bộ đến hội nghị quân dân chính Đảng,đến Nhân dân học tập BQL đã xây dựng kế hoạch số 27/KH-BQL phát động thiđua với nội dung “ Đồng tâm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, chungsức xây dựng Nông thôn mới và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế

xã hội 5 năm 2011 – 2015 Năm 2014 Tổ chức Liên hoan văn nghệ thuật quầnchúng xã Đồng Tâm năm 2014 với “ Nông thôn ngày mới” Khuyến khích các tiếtmục tự biên mặt khác BQL đã đóng 25 Pa nô tuyên truyền xây dựng nông thônmới, tuyên truyền thực hiện ngày môi trường xã Đồng Tâm với chủ đề “ Nhà sạch,vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” treo ở các khu dân cư và đư-ờng làng, xóm và phát thanh trên hệ thống loa đài FM của địa phương, chỉ đạo chocác ban nghành tuyên truyền ở các chi hội về chương trình xây dựng Nông thôn mớiđến các hội viên, đoàn viên kết quả là 18/18 chi bộ nông thôn triển khai , 18/18thôn đều tổ chức được hội nghị quân dân chính 6/6 đoàn thể tổ chức triển khai tớicác cơ sở hội và hội viên, 4 nhà trường đều triển khai tới tập thể và các giáo viêncác nội dung liên quan để thực hiện tiêu chí về giáo dục

3.2.1.3 Khảo sát đánh giá thực trạng và lập đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 đến năm 2020.

BQL đã thành lập “ Tổ khảo sát gắn với đề án xây dựng Nông thôn mới” cùng vớicác ban phát triển thôn, trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên, và 19 tiêu chí thuộc khuvực trung du miền núi được quy định tại quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 củathủ tướng chính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới

24

Trang 36

Căn cứ vào kết quả tổng hợp khảo sát đánh giá, BQL đã tham vấn ý kiến BCĐ

800 cấp trên, tham vấn hội nghị BCH Đảng ủy và hội nghị liên ngành làm cơ sở lập

đề án xây dựng Nông thôn mới Kết quả khảo sát:

Tiêu chí số 19: An ninh trật tự xã hội

Ban quản lý đã chủ động tham vấn ý kiến của BCĐ cấp trên đồng thời tiến hànhxây dựng đề án xây dựng nông thôn mới 2011 – 2015 Được tiến hành xây dựng và tổchức lấy ý kiến của hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy, BCH Đảng ủy và lấy ý kiến rộngrãi của quần chúng nhân dân ở 18/18 khu dân cư trong toàn xã BQL đã tổng hợp chỉnhsửa và thông qua hội nghị quân dân chính Đảng và đã được hội nghị thông qua BQLtrình BCĐ 800 của huyện thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt

Ngày 24/8/2011 UBND huyện đã ban hành quyết định số 935/QĐ-UBND phêduyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Đồng Tâm giao giai đoạn 2012-2020 kếtquả như sau:

Tổng nguồn vốn của đề án 485.954,18 triệu đồng

Trong đó:

- Vốn đầu ưt xây dựng cơ bản 392.885 triệu đồng chiếm 80.8%

- Chi phí quản lý: 25.279,18 triệu đồng chiếm 5.0%

- Vốn hỗ trợ các hoạt động: 17.790 triệu đồng chiếm 3,7%

- Vốn tín dụng cho vay sản xuất 50 triệu đồng chiếm 10.5%

Trang 37

- Vốn khác ( Doanh nghiệp – HTX) 50.076 triệu đồng chiếm 10,3%.

* Lộ trình thực hiện đề án.

- Năm 2010: Sau khi kết thúc khảo sát xã đạt 7/19 tiêu chí

- Năm 2011: Thực hiện đạt 2 tiêu chí ( 9/19 tiêu chí)

+ Tiêu chí số 01 Quy hoạch và phát triển quy hoạch

+ Tiêu chí số 09 Về nhà ở

- Năm 2012: Thực hiện đạt 3 tiêu chí ( 12/19 tiêu chí)

+ Tiêu chí 04 Điện lưới quốc gia

+ Tiêu chí số 10 Thu nhập

+ Tiêu chí 14 giáo dục

-Năm 2013: Thực hiện 4 tiêu chí ( 15/19 tiêu chí)

+ Tiêu chí số 12 Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

+ Tiêu chí số 03 Thủy lợi

+ Tiêu chí số 08 Bưu điện

- Năm 2014: thực hiện đạt 2 tiêu chí (tiêu chí 5,6) Nâng Số tiêu chí xã đó đạt 17/19

+ Tiêu chí số 05 Trường học

+ Tiêu chí số 06 Cơ sở vật chất văn hóa

- Năm 2015: Xã đạt thêm 2 tiêu chí Môi trường và tiêu chí Giao thông Kết thúc19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

+ Tiêu chí số 17 Môi trường

+ Tiêu chí số 02 Giao thông

3.2.1.4 Công tác quy hoạch.

Trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên và kết quả khảo sát đánh giá 19 tiêu chí theoquyết định 491/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ BQL đã thuê đơn vị tư vấn “ Công

ty tư vấn đầu tư xây dựng thương mại Trung Đô” giúp cho địa phương về công tác tưvấn quy hoạch xây dựng Nông thôn mới Với phương châm là “ Việc quy hoạch làlãnh đạo địa phương tổ chức xắp xếp quy hoạch” Tư vấn chỉ giúp địa phương tư vấn

và tác nghiệp, nghệp vụ và tính toán khối lượng Quy hoạch phải đi trước làm cơ sở đểxây dựng các kế hoạch sản xuất phát triển hạ tầng, văn hóa và môi trường

26

Trang 38

BQL đã phối hợp tư vấn dự thảo thiết kế quy hoạch chung, xin ý kiến Ban ường vụ, BCH, Họp với đại diện các thôn và xin ý kiến hội nghị quân dân chínhđảng và xin ý kiến của BCĐ 800 của huyện và sở xây dựng Đơn vị tư vấn cùngBQL chỉnh sửa trình BCĐ 800 huyện thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt.Ngày 21/7/2011 chủ tịch UBND huyện đã ban hành quyết định số 831/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng điểm mô hình Nông thôn mới xã ĐồngTâm giai đoạn 2010 – 2020.

th-* Công bố quy hoạch:

Cùng với đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới được phê duyệt ngày25/8/2011 UBND xã đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch xây dựng Nông thônmới BQL xây dựng Nông thôn mới đã xây dựng biển không gian quy hoạch tạitrung tâm xã và tổ chức niêm yết công bố quy hoạch 18/18 thôn trong toàn xã

- Tổ chức thực hiện đề án:

* Các bước triển khai:

Ngay từ khi công bố quy hoạch với sự tham mưu của BQL, trực tiếp Ban thường

vụ Đảng ủy xã đã thành lập 3 đoàn trực tiếp xuống 18 thôn trong xã để triển khai,phân tích, làm rõ những Mục đích, yêu cầu của công tác xây dựng nông thôn mới.Kết quả nhân dân cơ bản đồng thuận

BQL xây dựng Nông thôn mới xây dựng kế hoạch để đồng bộ triển khai bao gồm:

Kế hoạch số 02/KH-BQL ngày 23/8/2011 triển khai ký kết xây dựng Nông thônmới giai đoạn 2011-2015

Kế hoạch số 04/KH-QL ngày 25/9/2011, thành lập và phân công 05 tiểu ban phụtrách các lĩnh vực của nông thôn mới

Kế hoạch số 27/KH-BQL ngày 30/9/2011 kế hoạch phát động thi đua vớitiêu đề “Đồng Tâm phát huy sức mạnh Đại đoàn kết, chung sức xây dựng Nôngthôn mới, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015”gắn với công tác tuyên truyền, thông qua tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúngvới chủ đề: “ Tiếng hát quê hương xây dựng Nông thôn mới ” tổ chức năm 2011;liên hoan văn nghệ quần chúng xã Đồng tâm năm 2014 “ Nông thôn ngày mới” vàxây dựng 25 Băng Pa Nô, với nội dung tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới Treotập trung tại các nhà văn hóa và nơi tập trung nhân dân qua lại đông ngời

27

Trang 39

Kế hoạch số 41/KH-BQL ngày 29/10/2011 về tổ chức triển khai cắm mốc quyhoạch diễn ra từ ngày 10/11 đến 20/12/2011 BQL đã triển khai cắm 150 mốc quyhoạch.

Như vậy chỉ trong thời gian ngắn sau khi công bố quy hoạch, BQL xây dựng Nôngthôn mới đã xây dựng 04 bản kế hoạch, mở nhiều hộ nghị triển khai Điều đó nói lêntính tích cực chủ động của BQL trong việc triển khai xây dựng Nông thôn mới

Hàng tháng Đảng ủy đều đưa chương trình chỉ đạo chương trình xây dựng Nôngthôn mới vào nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy – UBND xã đều thống kê tổng hợpkết quả thực hiện của các ban phát triển thôn tổng hợp báo cáo và đưa vào chươngtrình công tác của UBND xã hàng tháng

Đảng ủy đã có nghị quyết chỉ đạo các chi bộ trong toàn Đảng bộ, phân công cácđồng chí Đảng viên phụ trách cụm dân cư Bao gồm các hoạt động của cụm dân cư

về phát triển kinh tế văn hóa xã hội và chương trình Mục tiêu xây dựng Nông thônmới Đặc biệt là chỉnh trang nhà cửa, đường làng ngõ xóm, chấp hành các chươngtrình chính sách của Đảng và nhà nước

Đầu năm 2012 BTV Đảng ủy đã chỉ đạo thành lập 18 tổ dân vận 09 mô hình dânvận điểm thuộc các nghành, lĩnh vực UBND xã

UBND xã thành lập 02 tổ biên soạn, soạn thảo 2 quy chế về quản lý nghĩa trang

và tổ chức đám hiếu cho người dân, Đảng viên, cán bộ hưu trí Đặc biệt là gia đìnhchính sách và người có công Đảm bảo yếu tố văn hóa trong việc tang và quả lýnghĩa trang đúng quy hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường

UBND xã đã có văn bản bàn giao các cung đường cho 2 nghành công an, quân sự

và các thôn quản lý có trách nhiệm tu bổ hàng năm và thường xuyên đảm bảo cáccông trình giao thông không bi sai phạm đồng thời đảm bảo giữ ghìn vệ sinh chung,đường làng ngõ xã Xanh - Sạch - Đẹp và thông thoáng

Năm 2012 bằng sự cố gắng của thôn và chỉ đạo của UBND xã Đồng Tâm đãthành lập được tổ thu gom rác thải khu Ngã 3 thôn Đồng Nhất và dọc theo tuyếnđường 21A Đồng Nội, Đồng Riệc Xã đã đầu tư đóng 01 xe kéo và hỗ trợ cho ngư-

ời thu gom 200.000đ/tháng cùng với đóng góp của nhân dân

28

Trang 40

3.2.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Nông Thôn.

3.2.2.1 Trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND xã

- Giữ nguyên diện tích trụ sở và hiện trạng trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND xã,tổng diện tích 2370 m2

- Nâng cấp nhà làm việc nhà 2 tầng với diện tích 500 m2

- Trong khuôn viên: Chỉnh trang, kết hợp xây dựng nhà để xe, hàng rào, cổng trụ

Khối lượn g

Đơn giá

Thành tiền (Tr.đồng )

1 Xây dựng hệ thống hàng rào + Sân + Nhà

để xe+ cây xanh trong khuôn viên CT 1 700 700

+ Kinh phí khái toán: 1700 triệu đồng.

3.2.2.2 Trụ sở HTX, Quỹ tín dụng.

+ Cải tạo nâng cấp:(nhà làm việc, nhà để xe, hàng rào, sân, )

+ Kinh phí khái toán:1000 triệu đồng.

3.2.2.3.Giao Thông:

- Đường giao thông trục xã: Nâng cấp, cải tạo tuyến tổng chiều dài 9,4 km.Quy hoạch đường ô tô cấp IV cho địa hình vựng Núi, tốc độ thiết kế 40 km/h theoTCVN 4054-2005 Kết cấu đường bê tông, mặt đường 5,5m, nền đường 7,5m, chỉgiới đường đỏ mỗi bên 2m, chỉ giới xây dựng mỗi bên 2m, đường thiết kế có rãnhthoát nước 2 bên, khi đi qua khu dân cư phải đảm bảo vỉa hè 2 bên để xây dựng cáccông trình HTKT (cây xanh, đèn chiếu sáng)

29

Ngày đăng: 02/06/2016, 15:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tuấn Anh (2012). Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới (Tạp chí Cộng Sản, số ra ngày 9/2/2012 Khác
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nghi quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
3. Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây nông nông thôn mới (2015). Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 Khác
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009). Thông tư 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia và nông thôn mới Khác
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Thông tư số 07/2010/TT- BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Khác
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT-BKHĐT-BTC (2011). Thông tư lien tịch số 26/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/04/2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 Khác
7. Bộ Xây dựng (2009a). Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn Khác
9. Bộ Xây dựng – BNNPTNT-BTN&MT (2011). Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28.10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
10. Cù Ngọc Hưởng (2006). Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới Trung Quốc, Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Dự Án Mispa, Hà Nội.69 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w