Nhân vật trong hai tác phẩm thể hiện số phận, sự sống và phẩm chất cao quý của cộng đồng

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm loại thể vào dạy học hai tác phẩm" Rừng xà nu" của Trung Thành và " Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu ở trường trung học phổ thông (Trang 72 - 83)

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT LOẠI THỂ VÀO DẠY HỌC HAI TÁC

2.2.2. Nhân vật trong hai tác phẩm thể hiện số phận, sự sống và phẩm chất cao quý của cộng đồng

phm cht cao quý ca cng đồng

2.2.2.1. Nhân vật Tnú, Nguyệt là những người anh hùng đậm chất sử thi , là mẫu người lí tưởng trong những năm kháng chiến chống Mỹ

Tnú, Nguyệt là trung tâm của truyện. Từ trước tới nay, GV bao giờ cũng quan tâm đến việc phân tích hai nhân vật này. Thế nhưng chúng ta thường sa vào tình trạng bình giá chung chung, trừu tượng, chưa hiểu sâu sắc, cảm nhận đầy đủ ý nghĩa nhiều mặt của nhân vật. Hơn nữa, GV thường đặt ngay vấn đề phân tích nhân vật trong khi HS chưa cảm thụ được đầy đủ các mặt hoạt động, ngơn ngữ, tâm trạng, cũng như mọi chi tiết khác về Tnú và Nguyệt. Nghĩa là, khi bước vào giai đoạn phân tích nhân vật, GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá ngay về nhân vật hay GV áp đặt sự đánh giá của mình rồi yêu cầu HS tìm dẫn chứng minh họa. Ví dụ GV thường đặt những câu hỏi sau: Em hãy cho biết Tnú là người như thế nào? Nguyệt là cơ gái

như thế nào? Trong Rng xà nu Tnú là một nhân vật độc đáo, giàu chất sử thi với nhiều phẩm chất tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. Đĩ là những

phẩm chất gì? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, tính cách, tâm hồn của nhân vật Nguyệt?…Những câu hỏi này chưa phát huy được vai trị chủ động, sáng tạo của HS, thậm chí cịn làm HS lười suy nghĩ, chỉ tái hiện những chi tiết cĩ sẵn trong tác phẩm hoặc đưa ra lời bình giá nhạt nhẽo, khen hoặc chê nhân vật một cách sáo rỗng.

Hai tác phẩm này cĩ tình huống và kết cấu đặc biệt nên chúng ta khơng thể phân tích nhân vật rập khuơn, máy mĩc như phân tích ngoại hình, tính cách, phân tích nội tâm. Nhân vật Tnú được tác giả giới thiệu là đứa con của làng Xơman, đi bộ đội đánh giặc đã ba năm nay được phép trở về làng. Sau đĩ, cụ Mết kể lại cuộc đời bi thương của Tnú. Cấu tạo đặc biệt của thiên truyện này là ở chỗ tình tiết chủ yếu được triển khai trong hai câu chuyện lồng vào nhau. Đối với nhân vật Nguyệt, tác giả khơng trực tiếp kể lại mà để cho Lãm, chị Tính, chị Nguyệt lão nhận xét về cơ. Mỗi tác phẩm cĩ đặc trưng nghệ thuật và dụng ý riêng của tác giả nên chúng ta khơng thể phân tích nhân vật một cách chung chung. Chúng ta phải đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ riêng biệt đến khái quát. Nghĩa là, khi phân tích nhân vật Tnú, GV sẽ chú ý đến các chi tiết miêu tả, tự sự, nhận xét của những nhân vật khác kể về họ. Sau đĩ, sắp xếp những chi tiết miêu tả theo trình tự hợp lí nhằm làm sáng tỏ tính cách của nhân vật. Cuối cùng, GV cùng HS tổng hợp các mặt phân tích về nhân vật thành một nhận định khái quát. Và ở đây, GV sẽ phát hiện ra khả năng tư duy, khái quát, tranh luận của HS. Người GV bản lĩnh sẽ biết cách hướng dẫn HS nhận định đúng về nhân vật, về tác phẩm của nhà văn. Quá trình phân tích nhân vật Tnú sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Nhân vật Tnú:

Bước 1: GV yêu cầu HS tìm những chi tiết miêu tả nhân

vật Tnú qua lời kể của tác giả và lời kể của cụ Mết, sau đĩ sắp xếp các chi tiết theo trình tự và phân loại hợp lí. Vì tác phẩm này tương đối dài, HS

khơng thể tìm đầy đủ các chi tiết trong một thời gian ngắn nên cho HS thảo luận nhĩm, ghi ra bảng phụ và đại diện nhĩm trình bày những phát hiện của mình. Câu hỏi định hướng cho HS thuộc dạng câu hỏi tái hiện và câu hỏi khái quát: Em hãy tìm những chi tiết tiêu biểu nĩi về nhân vật Tnú qua lời

kể của tác giả và lời kể của cụ Mết. Sau đĩ, sắp xếp các ý theo từng nét tính cách của anh.

Qua lời kể của tác giả, Tnú cĩ tấm lịng yêu quê hương tha thiết. Ba năm đi lực lượng về làng, Tnú vẫn nhớ rõ từng con đường, từng dịng suối, từng máng nước và gốc kỷ niệm nơi anh đã gặp Mai lần đầu, lần mà Tnú đi tù về thấy Mai đã lớn, cầm tay anh khĩc vừa xấu hổ vừa thấy thương yêu “

kỷ niệm đĩ cắt vào lịng anh một nhát dao nứa”. Đặc biệt, tiếng chày dồn dập của làng đã làm lịng anh xao xuyến. Tiếng chày ấy theo anh mãi trong những năm đi kháng chiến. Tiếng chày gắn kết với anh từ nhỏ cho dến khi trưởng thành. Nay về làng, nghe tiếng chày “ Tnú cố bình tĩnh nhưng tim

anh vẫn đập liên hồi, chân cứ vấp mãi cái rễ cây ở chỗ ngã quẹo vào làng”. Tnú nhớ hết những khuơn mặt dân làng (ơng Tàng, anh Pre, chị Blom, bà già Prơi…) và khuơn mặt Dít “ giống hệt Mai ngày nào”. Anh rất nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng anh phải chấp hành kỷ luật, phải đợi cấp trên cho phép mới về và chỉ về đúng một đêm.

Qua lời kể của cụ Mết, Tnú hiện lên với đầy đủ tính cách của dân tộc Tây Nguyên. Từ nhỏ, Tnú đã sớm giác ngộ cách mạng, tin tưởng vào Đảng, làm liên lạc cho anh Quyết. Tnú rất nhanh nhẹn, dũng cảm và thơng minh, học chữ dốt lấy đá đập đầu chảy máu, “đi đường núi thì đầu nĩ sáng lạ lùng”, “ lọt tất cả các vịng vây”, đánh lừa được bọn giặc nuốt thư vào bụng khơng để lộ bí mật. Bị giặc bắt tra tấn, buộc khai cộng sản nhưng Tnú vẫn bình tĩnh khơng chịu khuất phục. Lớn lên nghe theo lời anh Quyết trước lúc hi sinh, Tnú cùng với cụ Mết chỉ huy dân làng chuẩn bị chiến đấu. Tnú anh hùng là thế mà vẫn khơng bảo vệ được hạnh phúc gia đình mình.

Anh bất lực trước cái chết của vợ con. Anh đau đớn khi nhìn thấy Mai và con chịu đựng những trận mưa “roi sắt” của kẻ thù “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà khơng hay. Anh chồm dậy…,ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Ngọn lửa căm thù đốt cháy lịng anh, đốt cháy cả đơi mắt. Tnú bị bắt, chịu đựng sự tra tấn dã man của kẻ thù mà khơng hề rên rỉ hay van xin điều gì. Chúng lấy giẻ tẩm nhựa xà nu, quấn vào mười đầu ngĩn tay anh, biến mười ngĩn tay anh thành mười ngọn đuốc mà anh chỉ “nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng”. Sự dữ dội của ngọn lửa chỉ cĩ thể thiêu cháy những ngĩn tay anh nhưng khơng thiêu được tinh thần, ý chí sắt thép của anh “ Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh khơng cảm thấy lửa ở mười đầu

ngĩn tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát mơi anh rồi. Anh khơng kêu lên”. Mỗi ngĩn tay chỉ cịn lại hai đốt, anh vẫn cầm giáo, cầm súng, chặt cổ họng thằng Dục rồi đi tham gia kháng chiến. HS cĩ thể tìm ít hay nhiều chi tiết hơn nhưng cơ bản phải cĩ được những ý trên và chọn lọc thành những nội dung sau:

- Tnú cĩ tấm lịng yêu quê hương tha thiết.

- Tnú cĩ tinh thần kỉ luật cao.

- Tnú gan gĩc, trung thực, dũng cảm.

- Tnú vượt lên bi kịch đau đớn của bản thân tham gia kháng chiến.

Trong quá trình phân tích làm rõ từng tính cách của Tnú, GV cĩ thể kết hợp với giảng bình để tạo ấn tượng sâu sắc cho HS về nhân vật Tnú.

Bước 2: Từ những nội dung phân tích trên, GV cho HS nhận xét khái quát về nhân vật Tnú bằng chính suy nghĩ và sự tiếp nhận của mình. GV sẽ đánh giá được việc chuẩn bị bài và khả năng đọc hiểu, khái quát vấn đề. Đồng thời rèn luyện khả năng phân tích, khái quát tổng hợp vấn đề trong làm văn nghị luận. GV đặt câu hỏi khái quát: Qua những phẩm chất của

suy nghĩ của mình nhưng phải nêu bật được ý sau: nhân vật mang những tính cách và phẩm chất kì vĩ, mạnh mẽ, giàu chất sử thi, tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.

Nhân vật Nguyệt:

Bước 1: Hình tượng nhân vật Nguyệt khơng được tác giả miêu tả trực tiếp mà thơng qua sự quan sát của các nhân vật khác trong tác phẩm. Đĩ là lời nhận xét của chị Tính – chị Lãm, chị Nguyệt lão chung đơn vị với Nguyệt và Lãm – người yêu đính ước vắng mặt. Tình cảm và thái độ của Lãm đối với Nguyệt cĩ sự biến đổi rõ rệt theo diễn biến của cuộc hành trình. Cũng với phương pháp như phân tích nhân vật Tnú trong Rng xà nu, GV sử dụng câu hỏi tái hiện và khái quát, yêu cầu HS phát hiện, thảo luận, đại diện nhĩm trình bày: Em hãy tìm những chi tiết nĩi về nhân vật

Nguyệt thơng qua lời kể của chị Tính, chị Nguyệt lão và Lãm. Sau đĩ, chọn lọc và sắp xếp các ý theo từng đặc điểm của nhân vật.

Thơng qua lời kể của chị Tính, Nguyệt cĩ một cái tên khá đẹp, Nguyệt là trăng, tên nhân vật cũng là tên truyện - sự trùng hợp khơng phải vơ tình mà cĩ dụng ý. Nguyệt vừa rời ghế nhà trường đã xung phong đi mở đường nơi địch thường xuyên bắn phá ác liệt, thường xuyên đối diện với cái chết. Nguyệt rất đẹp, ngoan ngỗn, tích cực và đủ các đức tính tốt đẹp. Theo lời chị “trên đời khĩ tìm được một người con gái như thế”. Cơ ta rất ngưỡng mộ việc Lãm trốn nhà đi bộ đội và thầm yêu Lãm. Sau mấy năm mà chị Tính vẫn quyết “Nguyệt vẫn nhớ và đang chờ Lãm”. Chị Nguyệt lão cũng nhận xét Nguyệt là một cơ gái chung tình, dù chưa lần nào gặp Lãm “ khối

anh cán bộ khác hẳn hoi muốn yêu nĩ. Nĩ chỉ chờ gặp anh đĩ thơi”.

Vẻ đẹp của Nguyệt hiện lên tập trung, đầy đủ và rõ ràng nhất khi đi cùng xe với Lãm đến nơi hẹn hị. Lúc đầu, biết cĩ một cơ gái đi xe nhờ, Lãm khơng cĩ chút thiện cảm và lại càng khĩ chịu lên “ vì cái cách ăn nĩi

trình, mỗi lúc Lãm càng phát hiện ra vẻ đẹp của Nguyệt và càng thêm cảm phục, tin mến. Nguyệt đẹp lên theo mức độ tăng dần của ánh sáng. Qua ánh đèn xe hắt xuống đường, Nguyệt hiện ra trước mũi xe với vẻđẹp tinh khiết, một đơi gĩt chân hồng hồng, sạch sẽ, đơi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá. Qua làn ánh đèn tù mù của đồn xe xích, Lãm nhận thấy “ vẻ xinh đẹp của cơ gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi

tỏa ra từ nét mặt, lời nĩi và tấm thân mảnh dẻ..”, vẻ đẹp tốt ra từ cách ăn mặc “áo xanh chít ngang hơng vừa khít, mái tĩc dày tết thành hai dải.

Chiếc làn và chiếc nĩn trắng mới lĩa khốc ở cánh tay một cách nhẹ nhàng”. Nguyễn Minh Châu đặt Nguyệt trong cái nhìn của chàng trai trẻ đang yêu và Nguyệt càng đẹp hơn lên bởi ánh sáng của tình yêu. Trong mắt Lãm, Nguyệt khác hẳn các cơ gái “thấp”, “đẫy đà” ở cơng trường. Nguyệt được miêu tả song hành cùng với trăng. Trăng và Nguyệt dần dần hịa nhập vào nhau. Trăng ùa vào lung lay khung cửa xe phía cơ gái ngồi lộng đầy bĩng trăng. Khi ánh trăng lồng vào Nguyệt thì vẻ đẹp của Nguyệt trở nên lộng lẫy, huyền ảo “từng sợi tĩc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tĩc thơm ngát dày và trẻ trung…”. Trăng soi thẳng vào khuơn mặt Nguyệt làm cho khuơn mặt tươi mát ngời đẹp lạ thường. Sau khi Nguyệt xuống xe, chia tay Lãm, lúc ấy trăng đã lặn mà Lãm “lúc nào cũng thấy trước mặt bĩng một

người con gái mặc áo xanh, cánh tay buột chiếc mù xoa của tơi”, với chiếc làn và nĩn trắng mới… “Khuơn mặt đẹp lộng lẫy đầy ánh trăng” trăng và Nguyệt hồ quyện, nhập vào trong tâm tưởng Lãm. Trong mắt Lãm, dưới ánh trăng, vẻ đẹp của Nguyệt là vẻ đẹp của một người yêu lý tưởng. Và điệp khúc Lãm nhắc lại ở cuối truyện như một lần nữa khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và

niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh ĩng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng khơng hề đứt, khơng thể nào tàn phá nổi”. Tâm

thi vị. Trải qua bao năm tháng chiến tranh mà tình yêu ấy vẫn trong sáng bền chặt. Hình ảnh “sợi chỉ xanh ĩng ánh” cũng là biểu tượng của niềm tin, tình

yêu, khát vọng.

Nguyệt khơng chỉ đẹp mà cịn dũng cảm, sáng ngời phẩm chất anh hùng cách mạng. Đường đi đến nơi giao hàng ngày càng khĩ, đêm tối lại phải giao hàng “con đường thấp hẳn xuống, quanh co và sực lên mùi bùn quánh nhão nhét quanh những hố bom cũ và mới”. Nguyệt vẫn bình tĩnh, hướng dẫn đường cho xe chạy an tồn qua những nơi nguy hiểm. Khi xe qua đoạn ngầm đá xanh khơng đi được, Nguyệt đã chủ động lội phăng sang bên kia bờ giúp Lãm cột dây tời vào gốc cây. Trong lúc nguy hiểm, Nguyệt đẩy Lãm vào chỗ an tồn “Nguyệt đẩy tơi ngã vào một vật gì rất cứng và

sâu”. Khi máy bay thả bom tọa độ, Nguyệt kinh nghiệm xử lý với tinh thần và trách nhiệm cao “Anh bị thương thì xe cũng mất”; “Giữa lúc bị thương

mà Nguyệt vẫn lạc quan, tươi cười xinh đẹp, vết thương chỉ sướt da thơi. Từ giờ đến sáng, em cĩ thể đi lên đến tận trời được”. Đến đây, Lãm đã hồn tồn bị chinh phục, anh yêu Nguyệt “gần như mê muội lẫn cảm phục” và hứa chắc chắn sẽ trở lại thăm Nguyệt. Nguyệt khơng những xinh đẹp, trong trắng trong tình yêu mà cịn là tấm gương của lịng dũng cảm và đức hy sinh quên mình. Một cơ gái dạn dày kinh nghiệm chiến trường. Dưới nguồn sáng của bom đạn, vẻđẹp của Nguyệt là vẻ đẹp của một người chiến sĩ lý tưởng.

Vẻ đẹp của Nguyệt được thể hiện qua các tình tiết trên. HS cĩ thể phát hiện được nhưng việc sắp xếp các tình tiết ấy thành từng đặc điểm của nhân vật rất khĩ đối với các em. Cĩ nhiều cách phân tích về hình tượng nhân vật Nguyệt. Chẳng hạn phân tích về ngoại hình và tính cách hoặc phân tích vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp của Nguyệt trong khung cảnh bom đạn dữ dội; hoặc phân tích vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn…Dù

tiến hành phân tích nhân vật Nguyệt theo cách nào ta vẫn thấy vẻ đẹp của Nguyệt là vẻ đẹp của người yêu lí tưởng và vẻ đẹp của Nguyệt là vẻ đẹp của một chiến sỹ lí tưởng. Để làm rõ hai vẻ đẹp của Nguyệt, GV phải nêu thêm câu hỏi gợi mở và dừng lại bình giảng những chi tiết hay, sáng tạo của nhà văn.

Bước 2: Sau khi phân tích những vẻ đẹp của Nguyệt qua lời nhận xét của chị Tính, chị Nguyệt lão và Lãm, GV yêu cầu HS đánh giá về nhân vật Nguyệt bằng chính suy nghĩ của mình. GV sẽ sử dụng câu hỏi khái quát và tranh luận: Em cĩ nhận xét gì về vẻ đẹp của Nguyệt, vẻ đẹp được Nguyễn Minh Châu miêu tả trong thời buổi chiến tranh ác liệt, thời buổi chỉ cĩ đau thương mất mát?.

HS được tự do tranh luận và trình bày quan điểm của mình nhưng cơ bản phải nêu được nhận xét sau: Vẻ đẹp của Nguyệt là vẻ đẹp lãng mạn và lí tưởng. Đặt vào hồn cảnh chiến tranh khơng dễ gì cĩ được người con gái đẹp tồn diện đến thế. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp hồn hảo của cơ gái tương phản với hồn cảnh dữ dội, tàn khốc của chiến tranh để khẳng định sức sống bất diệt của tình yêu và lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm loại thể vào dạy học hai tác phẩm" Rừng xà nu" của Trung Thành và " Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu ở trường trung học phổ thông (Trang 72 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)