ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMĐẶNG HOÀNG HÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG HOÀNG HÀ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG
BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý Luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu vàkết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, chưa từng công bố trongbất kì một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Đặng Hoàng Hà
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,Ban chủ nhiệm, quý Thầy Cô giáo Khoa Hóa Học trường Đại học Sư phạm Huế
và quý Thầy Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý Thầy Cô giáo trong tổHóa Trường THPT Tân Châu và Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh An Giang
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn: PGS.TS.Trần Trung Ninh - Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãgiúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Huế, tháng 08 năm 2018
Tác giả luận văn
Đặng Hoàng Hà
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CẤC BIỂU BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH 7
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10
5 Phạm vi nghiên cứu 10
6 Giả thuyết khoa học 10
7 Phương pháp nghiên cứu: 10
8 Đóng góp mới của đề tài 11
9 Cấu trúc của luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 12
1.2 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức 13
1.2.1 Khái niệm năng lực 13
1.2.2 Các loại năng lực chuyên biệt cần phát triển thông qua dạy học môn Hóa học 15
1.2.3 Năng lực vận dụng kiến thức 19
1.2.3.1 Khái niệm về NLVDKT 19
1.2.3.2 Các thành tố của NLVDKT 20
1.2.3.3 Các biểu hiện của NLVDKT 20
1.2.3.4 Một biện pháp phát triển NLVDKT cho HS 20
1.2.4 Công cụ đo và đánh giá năng lực 21
Trang 51.2.5 Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng thực tiễn 22
1.3 Bài tập hóa học 22
1.3.1 Khái niệm về bài tập hóa học 22
1.3.2.Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học 23
1.3.3 Nguyên tắc xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học 24
1.3.4 Bài tập hóa học thực tiễn 25
1.3.5 Vai trò bài tập hóa học thực tiễn 25
1.3.6 Phân loại bài tập hóa học thực tiễn 28
1.4 Thực trạng việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học phần phi kim Hóa học10 THPT 29
1.4.1 Mục đích điều tra 29
1.4.2 Nội dung điều tra 30
1.4.3 Đối tượng điều tra 30
1.4.4 Phương pháp điều tra 30
1.4.5 Kết quả điều tra 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32
Chương 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 33
2.1 Phân tích chương trình phần phi kim hóa học 10 33
2.1.1 Mục tiêu cơ bản của chương trình phần phi kim hóa học 10 33
2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình hóa học 10 phần phi kim 34
2.1.2.1 Cấu trúc chung chương Halogen 34
2.1.2.2 Cấu trúc chung chương Oxi – Lưu huỳnh 35
2.2 Thiết kế hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua hệ thống bài tập phần phi kim Hóa học 10 THPT 35
2.2.1 Cơ sở và nguyên tắc 35
2.2.1.1 Cơ sở xây dựng bài tập 35
2.2.1.2 Nguyên tắc xây dựng 36
2.2.2 Qui trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực 36
2.2.2.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức 37
2.2.2.2 Xác định mục tiêu của hệ thống bài tập 37
Trang 62.2.2.3 Xác định nội dung hệ thống bài tập 37
2.2.2.4 Thu thập thông tin để thiết kế hệ thống bài tập 37
2.2.2.5 Thiết kế hệ thống bài tập 38
2.2.2.6 Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp 38
2.2.2.7 Thực nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống bài tập 38
2.3 Hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần phi kim Hóa học 10 39
2.4 Phương pháp sử dụng Hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua phần phi kim Hóa học 10 69
2.4.1 Sử dụng bài tập khi truyền thụ kiến thức mới 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81
3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 81
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 81
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 81
3.2 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 82
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 82
3.2.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 82
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 82
3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm 82
3.3.2 Quan sát giờ học 82
3.3.3 Bài kiểm tra 83
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 83
3.4.1 Nhận xét về tiến trình dạy học 83
3.4.2 Đánh giá định lượng 85
3.4.3 Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm 92
3.4.3.1 Mô tả dữ liệu 92
3.4.3.2 So sánh dữ liệu 93
3.4.3.3 Liên hệ dữ liệu 94
3.4.4 Đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 97
Trang 7KẾT LUẬN 98
1 Đánh giá kết quả nghiên cứu 98
2 Một số kiến nghị, đề xuất 98
3 Hướng phát triển của đề tài 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CẤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bảng số liệu học sinh được chọn làm mẫu thực nghiệm 82 Bảng 3.2 Bảng kết quả đánh giá năng lựcVDKTcủa HS 83 Bảng 3.3 Bảng kết quả điều tra HS trong quá trình thực nghiệm 84 Bảng 3.4 Phân phối tần suất số học sinh theo điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm.86 Bảng 3.5 Kết quả học sinh đạt điểm của 2 bài kiểm tra của trường THPT Tân Châu 86 Bảng 3.6 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 của trường THPT Tân Châu 87 Bảng 3.7 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 của trường THPT Tân Châu 87 Bảng 3.8 Kết quả học sinh đạt điểm của 2 bài kiểm tra của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 89 Bảng 3.9 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 của trườngTHPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 89 Bảng 3.10 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 90 Bảng 3.11 Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 91 Bảng 3.12 Tổng hợp các tham số đặc trưng 94
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp,
năng lực xã hội, năng lực cá thể 14
Hình 3.1 Đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 của trường THPT Tân Châu 87
Hình 3.2 Đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 của trường THPT Tân Châu 88
Hình 3.3 Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh trườngTân Châu 89
Hình 3.4 Đường lũy tích bài kiểm tra lần 1của trườngTHPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 90
Hình 3.5 Đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 91 Hình 3.6 Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 92
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế, việc đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước là cực kìquan trọng, điều này đặt ra cho ngành giáo dục là phải đào tạo ra những con ngườimới có đủ phẩm chất và năng lực; năng động và sáng tạo Để đáp ứng những yêu cầu
đó, ngành giáo dục phải có sự đổi mới một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung vàphương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạocủa học sinh Điều này đã được khẳng định trong các nghị quyết Hội nghị Ban chấphành Trung ương Đảng khóa VII, VIII và được thể chế hóa thành Luật Giáo dục
Điều 28.2 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [5] Điều này càng đòi hỏi đổi mới
giáo dục phải tập trung cho vấn đề chất lượng,chuyển từ chương trình giáo dục tiếpcận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
HS "học được cái gì" sang học "làm được cái gì" Để đảm bảo được điều đó, phảithực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạycách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩmchất Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội
Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyếtHội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi
Trang 12với hành lý luận gắn với thực tiễn giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình
và giáo dục xã hội…”[12].Nghị quyết đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển
năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được thể hiện rỏ trong
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy
học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” [12]
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần phi kim hóa học 10 THPT”
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học của học sinh trườngTHPT vào thực tiễn thông qua hệ thống bài tập phần phi kim chương trình Hóa họclớp 10 THPT
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Đổi mới phương pháp dạyhọc hóa học, bài tập hóa học, những vấn đề tổng quan về năng lực, năng lực vậndụng kiến thức vào thực tiễn và phát triển năng lực này cho HS ở trường THPT
3.2 Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học vàphát triển năng lực VDKT vào thực tiễn cho HS trong quá trình dạy học môn Hóahọc tại các trường THPT ở tỉnh An Giang hiện nay
3.3 Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình, sách giáo khoa, sách bài tậphóa học ở trường phổ thông, đặc biệt là phần hóa học phi kim–Hóa học 10
3.4 Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm pháttriển năng lực cho HS trong dạy học phần hóa học phi kim-Hóa học 10 Bên cạnh đótrong đề tài cũng xây dựng một số bài tập nâng cao nhằm phân loại đối tượng HS
3.5 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp sử dụng hệ thống bài tập đã tuyểnchọn và xây dựng để phát triển và đánh giá năng lực cho HS ở trường THPT
3.6 Thiết kế bộ công cụ đo năng lực vận dụng kiến thức hóa học vàothực tiễn
Trang 133.7 Thực nghiệm sư phạm bước đầu nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệuquả hệ thống bài tập, những biện pháp đề xuất của đề tài.
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học môn Hoá học ở trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn và Hệ thống các bài tậphóa học có nội dung thực tiễn liên quan đến phần hóa học phi kim lớp 10THPT
5 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn của học sinh
và hình thức dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của phầnhóa học phi kim lớp 10
- Địa bàn: Một số trường THPT thuộc Tỉnh An Giang
- Thời gian: Từ tháng 4/2017 đến tháng 5/2018
6 Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong sự phối hợp với các phươngpháp dạy học tích cực sẽ phát triển được năng lực vận dụng kiến thức hóa học vàothực tiễn cho học sinh lớp 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ởtrường THPT
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu cơ sở Tâm lí học, Giáo dục học, Triết học của việc phát triểnnăng lực và một số lý thuyêt về phương pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thứccho HS ở trường THPT
+ Nghiên cứu các nội dung, các tài liệu liên quan đến lí luận dạy học,phương pháp dạy học môn Hóa học
+ Nghiên cứu các tài liệu về dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực vềmôn Hóa ở trường THPT
+ Nghiên cứu tài liệu, bài tập vận dụng thực tiễn
+ Nghiên cứu về cách xây dựng và cách giải bài tập vận dụng
Trang 147.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Điều tra, phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp GV, HS.Điều tra thực tiễn dạy và học môn Hóa học của
GV, HS trường THPT thông qua phiếu hỏi hoặc quan sát các giờ dạy
- Xây dựng bảng kiểm và quan sát năng lực vận dụng kiến thức của HS ởTrường THPT và quan sát, đánh giá sự tiến bộ qua quá trình bồi dưỡng, phát triểnnăng lực vận dụng kiến thức
Dùng phương pháp thống kê xử lý số liệu thực nghiệm, rút ra kết luận
8 Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về vấn đề phát triển năng lực vận dụngkiến thức của HS trong quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT
- Điều tra đánh giá thực trạng về việc sử dụng bài tập và phát triển năng lựccủa HS trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT tỉnh An Giang
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần hóa học phi kim- Hóa học 10dùng để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS trường THPT
- Các biện pháp sử dụng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn nhằm phát triểnnăng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính củaluận văn gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Chương 2:Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tậpphần phi kim theo địnhhướngphát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS ở trường THPT
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 15NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, tài liệu, bàiviết liên quan đến việc sử dụng các câu hỏi, bài tài tập trong dạy học nói chung vàmôn Hóa học nói riêng và các tài liệu nghiên cứu liên quan đến việc phát triển nănglực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS như:
- Mai Văn Hưng, “Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực củahọc sinh THPT trong chương trình giáo dục THPT sau năm 2015”, ĐHQG Hà Nội.[25]
- Hoàng Thị Phương,2012,“Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học 10phần phi kim tiếp cận Pisa theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT”của Trường Đại học sư phạm Hà Nội.[20]
- Đỗ Công Mỹ, 2005, Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bàitập thực tiễn môn hóa học trung học phổ thông (phần hóa đại cương và vô cơ), Luậnvăn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học sư phạm Hà Nội.[18]
- Nguyễn Thị Hằng, 2007, Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập thực tiễnTHPT (phần hóa hữu cơ), luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại học sư phạm HàNội.[39]
- Đặng thị Thanh Giang, 2009, Phát triển năng lực nhận thức và tư duy củahọc sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học có liên quan đến thực tiễn và môitrường (phần vô cơ - hóa học THPT), luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại họcGiáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.[13]
- Đậu Thị Thịnh, 2011, Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiếnthức hóa học vào thực tiễn cho học sinh THPT phần hữu cơ lớp 12 nâng cao, Luậnvăn Thạc sĩ sư phạm, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.[12]
- Lê Thị Kim Thoa, 2009, Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa họcgắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, Luận văn Thạc sĩGiáo dục, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.[22]
Trang 16- Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển(2007), “Xâydựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học phổ thông”, Tạp chí Hóa học và ứngdụng (64) [23].
- Nguyễn Văn Khánh, (2012) “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thốngbài tập hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức củahọc sinh Trung học phổ thông tỉnh Nam Định (phần hữu cơ Hóa học lớp 12 nângcao)”.Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội[29]
1.2 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức
1.2.1 Khái niệm năng lực
Theo Từ điển Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân, “Năng lực là khả năng đảmnhận công việc và thực hiện tốt công việc đó nhờ có phẩm chất đạo đức và trình
Như vậy, có thể nhìn nhận một cách tổng quát, năng lực luôn gắn với khảnăng thực hiện, nghĩa là phải biết làm chứ không dừng lại ở hiểu Hành động
“làm” ở đây lại gắn với những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ để đạtđược kết quả
Cấu trúc
Trang 17Hình 1.1 Mô hình cấu trúc năng lực thực hiện
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúccủa chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thànhphần năng lực cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả
là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phươngpháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể
Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cáchđộc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Nó được tiếp nhận quaviệc học nội dung chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lývận động
Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối vớinhững hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết cácnhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung
và phương pháp chuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khảnăng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức Nó được tiếp nhậnqua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề
Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trongnhững tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khácnhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếp nhận quaviệc học giao tiếp
Trang 18Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giáđược những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năngkhiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩngiá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử Nó được tiếpnhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịutrách nhiệm.
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnhvực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệpngười ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực của GV bao gồmnhững nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán
và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học
Từ cấu trúc của khái niệm NL cho thấy giáo dục định hướng phát triển NLkhông chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năngchuyên môn mà còn phát triển NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể Những
NL này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực hành động đượchình thành trên cơ sở có sự kết hợp các NL này
1.2.2 Các loại năng lực chuyên biệt cần phát triển thông qua dạy học môn Hóa học
NĂNG LỰC
CHUYÊN BIỆT
Mô tả các năng lực
Các mức độthể hiện1.Năng lực sử dụng
ngôn ngữ hóa học
Năng lực sử dụngbiểu tượng hóahọc ;
Năng lực sử dụngthuật ngữ hóahọc;
Năng lực sử dụng
a)Nghe và hiểu được nội dung các thuậtngữ hóa học, danh pháp hóa học và cácbiểu tượng hóa học (Kí hiệu, hình vẽ,
mô hình cấu trúc phân tử các chất, liênkết hóa học…)
b) Viết và biểu diễn đúng công thức hóahọc của các hợp chất vô cơ và hữu cơ,các dạng công thức (CTPT, CT CT, CTlập thể…),đồng đẳng,đồng phân….c) Hiểu và rút ra được các quy tắc đọc
Trang 19học khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ.
d) Trình bày được các thuật ngữ hóahọc,
danh pháp hóa học và hiểu được ýnghĩa của chúng
e) Vận dụng ngôn ngữ hóa học trongcác tình huống mới
2.Năng lực thực
hành hóa học bao
gồm:
- Năng lực tiếnhành thí nghiệm,
sử dụng TN antoàn;
- Năng lực quansát, mô tả , giảithích các hiệntượng TN và rút
ra kết luận
- Năng lực xử lýthông tin liênquan đến TN
- Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quytắc an toàn PTN
- Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ
và hóa chất để làm TN
- Hiểu được tác dụng và cấu tạo của cácdụng cụ và hóa chất cần thiết để làmTN
- Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cầnthiết chuẩn bị cho các TN
- Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng
TN, hiểu được tác dụng của từng bộphận, biết phân tích sự đúng sai trongcách lắp
- Tiến hành độc lập một số TN hóa họcđơn giản
- Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viênmột số thí nghiệm hóa học phức tạp
- Biết cách quan sát, nhận ra được cáchiện tượng TN Mô tả chính xác cáchiện tượng thí nghiệm
Giải thích một cách khoa học các hiệntượng thí nghiệm đã xảy ra, viết đượccác PTHH và rút ra những kết luận cần
Trang 203 Năng lực tính
toán
Tính toán theokhối lượng chấttham gia và tạothành sau phảnứng
a)Vận dụng được thành thạo phươngpháp bảo toàn ( bảo toàn khối lượng,bảo toàn điện tích, bảo toàn electron trong việc tính toán giải các bài toánhóa học
Tính toán theomol chất tham gia
và tạo thành sauphản ứng
b) Xác định mối tương quan giữa cácchất hóa học tham gia vào phản ứngvới các thuật toán để giải được với cácdạng bài toán hóa học đơn giản
Tìm ra được mốiquan hệ và thiếtlập được mốiquan hệ giữakiến thức hóa họcvới các phép toánhọc
c) Sử dụng được thành thạo phươngpháp đại số trong toán học và mối liên
hệ với các kiến thức hóa học để giải cácbài toán hóa học
d) Sử dụng hiệu quả các thuật toán đểbiện luận và tính toán các dạng bài toánhóa học và áp dụng trong các tìnhhuống thực tiễn
4 Năng lực giải
quyết vấn đề thông
qua môn hóa học
a) Phân tích đượctình huống tronghọc tập môn hóahọc ; Phát hiện vànêu được tìnhhuống có vấn đềtrong học tập mônhóa học
a)Phân tích được tình huống trong họctập, trong cuộc sống; Phát hiện và nêuđược tình huống có vấn đề trong họctập, trong cuộc sống
b) Xác định được
và biết tìm hiểucác thông tin liênquan đến vấn đề
b) Thu thập và làm rõ các thông tin cóliên quan đến vấn đề phát hiện trongcác chủ đề hóa học ;
Trang 21phát hiện trongcác chủ đề hóahọc;
c) Đề xuất đượcgiải pháp giảiquyết vấn đề đãphát hiện
- Lập được kếhoạch để giảiquyết một số vấn
- Lập được kế hoạch để giải quyết vấn
đề đặt ra trên cơ sở biết kết hợp cácthao tác tư duy và các PP phán đoán, tựphân tích, tự giải quyết đúng với nhữngvấn đề mới
- Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạohoặc hợp tác trong nhóm
d) Thực hiện giảipháp giải quyếtvấn đề và nhận ra
sự phù hợp haykhông phù hợpcủa giải pháp thựchiện đó
Đưa ra kết luậnchính xác và ngắngọn nhất
d) Thực hiện và đánh giá giải pháp giảiquyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức vàtiến trình giải quyết vấn đề để điềuchỉnh và vận dụng trong tình huốngmới
5) Năng lực vận
dụng kiến thức hoá
học vào cuộc sống
a) Có năng lực hệthống hóa kiếnthức
a) Có năng lực hệ thống hóa kiến thức ,phân loại kiến thức hóa học , hiểu rõđặc điểm, nội dung, thuộc tính của loạikiến thức hóa học đó Khi vận dụngkiến thức chính là việc lựa chọn kiến
Trang 22thức một cách phù hợp với mỗi hiệntượng, tình huống cụ thể xảy ra trongcuộc sống, tự nhiên và xã hội.
b) Năng lực phântích tổng hợp cáckiến thức hóa họcvận dụng vàocuộc sống thựctiễn
b) Định hướng được các kiến thức hóahọc một cách tổng hợp và khi vận dụngkiến thức hóa học có ý thức rõ ràng vềloại kiến thức hóa học đó được ứngdụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề
gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.c) Năng lực phát
hiện nội dungkiến thức hóa họcđược ứng dụngtrong các vấn đểcác lĩnh vực khác
c) Phát hiện và hiểu rõ được các ứngdụng của hóa học trong các vấn đề thựcphẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, KHthường thức, sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và môi trường
d) Năng lực pháthiện các vấn đềtrong thực tiễn và
sử dụng kiến thứchóa học để giảithích
d) Tìm mối liên hệ và giải thích đượccác hiện tượng trong tự nhiên và cácứng dụng của hóa học trong cuộc sống
và trong các lính vực đã nêu trên dựavào các kiến thức hóa học và các kiếnthức liên môn khác
e) Năng lực độclập sáng tạo trongviệc xử lý các vấn
đề thực tiễn
e) Chủ động sáng tạo lựa chọn phươngpháp, cách thức giải quyết vấn đề Cónăng lực hiểu biết và tham gia thảo luận
về các vấn đề hóa học liên quan đếncuộc sống thực tiễn và bước đầu biếttham gia NCKH để giải quyết các vấn
Trang 23NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là khả năng hệ thống hóa vàphân loại kiến thức, hiểu rõ đặc điểm, nội dung thuộc tính của loại kiến thức đó đểlựa chọn kiến thức phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trongcuộc sống, tự nhiên và xã hội [17]
NLVDKT của HS là khả năng của người học huy động, sử dụng những kiếnthức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giảiquyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sốngmột cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó Năng lực VDKT thể hiện phẩm chất,nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnhtri thức [8]
Trong đề tài này, chúng tôi quan niệm NLVDKT là khả năng huy động kiếnthức tổng hợp để giải quyết được những tình huống cụ thể và có khảnăng đưa ratình huống mới
1.2.3.2 Các thành tố của NLVDKT
Cũng như các loại năng lực khác, NLVDKT được cấu thành bởi:
Năng lực hệ thống kiến thức mà người học có được
Năng lực quan sát, phân tích tình huống
Năng lực tìm ra giải pháp để giải quyết tình huống
Năng lực xây dựng kế hoạch để giải quyết tình huống
Năng lực thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm
1.2.3.3 Các biểu hiện của NLVDKT
Theo chúng tôi, NLVDKT của HS THPT với các biểu hiện như sau:
Nêu đúng các kiến thức về tình huống cần giải quyết
Phân tích được tình huống; phát hiện được vấn đề đặt ra của tình huống
Lập kế hoạch để giải quyết tình huống đặt ra
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống
Đưa ra được giải pháp giải quyết tình huống
Đặt ra các tình huống mới, trao đổi với bạn bè, thày cô và tiến hành giảiquyết tình huống đó
Bước đầu nghiên cứu khoa học
1.2.3.4 Một biện pháp phát triển NLVDKT cho HS
Khoa học ngày càng phát triển đã chứng minh tầm quan trọng của việcVDKT trong thực tế cuộc sống“ Người ta thường nói gộp chung khoa học và kiến
Trang 24thức Đây là một ý kiến sai lệch Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là ý thức,cũng chính là bản lĩnh vận dụng kiến thức ”, Kleiloyev (Nga)“Mục đích chính củagiáo dục không phải dạy cho trẻ hiểu nhiều, biết rộng mà dạy cho trẻ biết hànhđộng”, Từ việc xác định tầm quan trọng của việc VDKT, các thành tố của NLVDKT, qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện phápphát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS như sau:
Trước hết, giáo viên cần trang bị cho học sinh của mình nền tảng kiến thức
cơ bản một cách vững chắc
Đưa ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức theo các cấp độtừ dễđến khó, tăng cường các tình huống gắn liền với bối cảnh cụ thể (thực tiễn đời sống,thí nghiệm thực hành), tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụngkiến thức nhiều bài, nhiều lĩnh vực, câu hỏi tích hợp
Tạo điều kiện cho HS tự đưa ra các tình huống cần giải quyết cho các bạncùng nhóm, lớp Khuyến khích học sinh lập nhóm, cùng tìm hiểu, nghiên cứu một
số vấn đề mang tính thực tế, cấp thiết: lập kế hoạch, thực nghiệm, báo cáo kết quả(dù thành công hay thất bại)
Để đặt nền tảng cho năng lực VDKT, chúng tôi chú trọng đến việc trang bịcho HS kệ thống kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn
1.2.4 Công cụ đo và đánh giá năng lực
Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà chú
ý cả quá trình học tập, tập trung đánh giá năng lực hành động, vận dụng thực tiễn,…
Sử dụng phối hợp các loại phương pháp và công cụ đánh giá như quan sát,thực hành, viết báo cáo, trình bày, làm bộ sưu tập, bài kiểm tra viết, … Cần quantâm đánh giá các kĩ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm, giải thích, vận dụng trongthực tiễn, , các kĩ năng làm việc hợp tác, thái độ học tập (thận trọng, trung thực,tích cực, tự lực,…) của HS Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tậpcủa mình và để các học sinh đánh giá kết quả học tập lẫn nhau
Các phương pháp phải chú trọng đánh giá việc sử dụng kiến thức ở mức độtưduy bậc cao, chuyển hóa, sáng tạo lại kiến thức, vận dụng kiến thức và sáng tạotrong thực hành
Trang 25Thực hiện đánh giá năng lực là thực hiện tổng hợp những cách thức tiếp cận,khái niệm và đối tượng… vốn được coi là mâu thuẫn trong một hệ thống đánh giá:
• Ðịnh tính/định lượng
• Quá trình/tổng kết
• Quá trình/sản phẩm
• Phương pháp truyền thống/ hiện đại
• Nhiều khung tham chiếu (tiêu chí, tiêu chuẩn tương đối, tiêu chuẩn, sảnphẩm đầu ra, v.v)
• Vai trò của nhà quản lý, giáo viên và học sinh,
• Đánh giá theo tiêu chí (Rubric)
Tóm lại, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển nănglực sẽ giúp các em nhận biết được những mặt mạnh, cải thiện được những mặt hạnchế, nhận ra sự tiến bộ cũng như thể hiện được khả năng của bản thân; khuyếnkhích, tạo hứng thú động cơ học tập, không gây căng thẳng cho các em
1.2.5 Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng thực tiễn
Theo chúng tôi, việc đưa các kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn trongquá trình dạy học đem lại nhiều lợi ích:
Học sinh tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên, nhớ kiến thức được lâuhơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn, từ đó tăng hứng thúhọc tập và tìm hiểu kiến thức
Kích thích học sinh tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống, đặtcác giả thuyết và nghiên cứu
Có kiến thức thực tiễn sẽ thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hànhtrong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phươngchâm "học đi đôi với hành"
Kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn là cơ sở để học sinh giải quyết cáctình huống, bài tập hóa học thực tiễn
1.3 Bài tập hóa học
1.3.1 Khái niệm về bài tập hóa học
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: “Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vậndụng những điều đã học”
Trang 26BTHH là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng quát được giảiquyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sởcác khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học.
BTHH là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện khảnăng vận dụng kiến thức cho HS Là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra cho ngườihọc, buộc người học vận dụng các kiến thức, năng lực của mình để giải quyết cácnhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, hứng thú vàsáng tạo
BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồngthời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, HSnắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định
Theo chúng tôi, việc đưa các kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn trongquá trình dạy học đem lại nhiều lợi ích:
Học sinh tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên, nhớ kiến thức được lâuhơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn, từ đó tăng hứng thúhọc tập và tìm hiểu kiến thức
Kích thích học sinh tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống, đặtcác giả thuyết và nghiên cứu
Có kiến thức thực tiễn sẽ thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hànhtrong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phươngchâm "học đi đôi với hành"
Kiến thức hóa học gắn liền với thực tiễn là cơ sở để học sinh giải quyết cáctình huống, bài tập hóa học thực tiễn
1.3.2.Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học
Bài tập hóa học được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học, bởi nó
có vai trò và ý nghĩa rất to lớn, cụ thể như:
Giúp làm chính xác hóa khái niệm, khắc sâu và mở rộng kiến thức chongười học
Giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tự nhiên, hấp dẫn thay
vì phải thống kê kiến thức một cách gò ép, dễ nhàm chán
Trang 27Rèn các kĩ năng cho học sinh như: sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thínghiệm, phân tích hiện tượng, tính toán …trong đó có kĩ năng sống: cẩn thận, say
mê, khoa học…
Giúp HSVDKT đúng, linh hoạt để xử lý các tình huống thực tiễn
Phát huy tính sáng tạo của người học, thể hiện trong cách tiếp cận, xử lý vấn
đề gặp phải
Là một phương tiện hữu ích, tích cực giúp kiểm tra, đánh giá NL HS
1.3.3 Nguyên tắc xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học
- Nguyên tắc 1: Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn họcMục tiêu của hóa học ở trường THPT là cung cấp cho HS hệ thống kiến thức,
kỹ năng cơ bản, thiết thực, gắn với đời sống thực tiễn Nội dung chủ yếu bao gồmcấu tạo chất, sự biến đổi các chất trong đời sống, sản xuất và môi trường Những nộidung này giúp HS có kiến thức tương đối toàn diện để có thể giải quyết một số vấn
đề hóa học có liên quan đến đời sống và sản xuất
- Nguyên tắc 2: Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác và khoa họckhi xây dựng, nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, đầy
đủ các dữ kiện, diễn đạt logic, chính xác
- Nguyên tắc 3: Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống và tính đa dạng+ Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khách quan luôn có mốiquan hệ mật thiết với nhau, tồn tại trong một hệ thống
+ Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc vào việc xây dựng bài tập cho
HS Mỗi bài tương ứng với một kỹ năng cơ bản nhất định Toàn bộ hệ thống gồmnhiều bài tập sẽ hình thành hệ thống kỹ năng toàn diện cho HS
+ Hệ thống bài tập được xây dựng một cách đa dạng và phong phú, giúp hìnhthành và phát triển các kỹ năng cụ thể và chuyên biệt một cách hiệu quả
-Nguyên tắc 4: Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân hóa và tính vừa sức+ Hệ thống bài tập này được chia thành từng dạng, trong mỗi dạng sắp xếptheo thứ tự từ dễ đến khó Các bài tập phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõràng, có bài tập chung cho cả lớp nhưng cũng có bài tập riêng cho từng đối tượng,
Trang 28tạo được hứng thú cho HS Hệ thống bài tập được xây dựng dựa trên nguyên tắc nàygiúp cho các HS có học lực khác nhau có thể tham gia vào việc giải bài tập.
+ Lựa chọn những bài tập điển hình làm mẫu Biên soạn hệ thống bài tậpbao quát hết các kiến thức cơ bản Những bài tập tương tự chỉ cho khác bài mẫumột ít, nâng cao trình độ từng bước
- Nguyên tắc 5: Hệ thống bài tập phải góp phần củng cố kiến thức cho HS+ Sự nắm vững kiến thức có thể phân biệt ở 3 mức độ: biết, hiểu, vận dụng
HS nắm vững kiến thức hóa học một cách chắc chắn khi được hình thành kỹ năng,
kỹ xảo
+ Sử dụng bài tập nhằm mục đích luyện tập cho HS vận dụng kiến thức đểgiải những bài toán dưới các hình thức khác nhau, nhờ đó kiến thức được củng cốvững chắc hơn
- Nguyên tắc 6: Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, nănglực sáng tạo của HS
+ Bài tập cơ bản: yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết cáctình huống quen thuộc
+ Bài tập tổng hợp: đòi hỏi HS phải vận dụng một chuỗi các lập luận logic,giữa cái đã có và cái cần tìm Do đó, HS cần phải giải thành thạo các bài tập cơ bản
và nhận ra mối quan hệ logic giữa các bài, từ đó đề ra cách giải quyết cho bài toán
1.3.4 Bài tập hóa học thực tiễn
BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dunghoá học (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn Quan trọng nhất làcác bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một
số vấn đề đặt ra từ thực tiễn
1.3.5 Vai trò bài tập hóa học thực tiễn
Trong dạy học hoá học, bản thân BTHH đã được coi là phương pháp dạyhọc có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học Nó giữ vai trò quan trọngtrong mọi khâu, mọi loại bài dạy hoá học, là phương pháp quan trọng nhất để nângcao chất lượng dạy học hoá học
Trang 29BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học hoá học Bài tậpcung cấp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềmvui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số BTHH có chức năng dạy học,chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, chức năng phát triển Những chức năngnày đều hướng tới việc thực hiện các mục đích dạy học Tuy nhiên trong thực tế cácchức năng này không tách rời với nhau.
Đối với HS, BTHH là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và không có gìthay thế được, giúp HS nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tư duy, hình thành kĩnăng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoahọc, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lượng kiến thức lý thuyết
và gây hứng thú say mê học tập cho HS
Đối với GV, BTHH là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình thành kháiniệm hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học
Như vậy BTHH được coi như là một nhiệm vụ học tập cần giải quyết, giúp
HS tìm tòi, nghiên cứu đi sâu vận dụng kiến thức hoá học một cách sáng tạo từ đógiúp HS có năng lực phát hiện vấn đề - giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt
ra có liên quan đến hoá học, giúp HS biến những kiến thức đã tiếp thu được qua bàigiảng thành kiến thức của chính mình
Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A Đanilôpnhận định: "Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thànhthạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành" BTHH thực
Trang 30tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH Ngoài ra, BTHH thựctiễn còn có thêm một số tác dụng khác:
+ Về kiến thức
Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chấthoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mởrộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượngkiến thức của HS
Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môitrường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước vàquốc tế
BTHH thực tiễn còn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải vàcải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Về kĩ năng: Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS:
Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện vàgiải quyết vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống
Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức đểgiải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo
+ Về giáo dục tư tưởng:
Việc giải BTHH thực tiễn có tác dụng:
Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạotrong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn
Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hoáhọc từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự hamhiểu biết, làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho HS say mênghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có những định hướng nghề nghiệptương lai Ngoài ra, vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân
HS, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phầntăng động cơ học tập của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bảnthân và của cộng đồng Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá
Trang 31học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn HS thêm tự tin vào bản thân mình
để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển
HS hòa nhịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống
1.3.6 Phân loại bài tập hóa học thực tiễn
Quá trình dạy học hóa học gồm 3 công đoạn là dạy học bài mới; ôn tập, hệthống hoá kiến thức và luyện tập; kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học
*Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại BTHH theo nội dung đểphục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới Tên của mỗi loại có thể như tên cácchương trong sách giáo khoa
Mỗi loại ta cần có một hệ thống bài tập bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phủ kín kiến thức của chương hay của một vấn đề
- Số lượng cần đủ để hình thành các kĩ năng cần thiết
- Mở rộng và đào sâu thêm kiến thức của chương
- Có một số bài tập hay để phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minhcho HS
*Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra - đánh giá do mangtính chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương ta nên phân loại dựa trên các cơ
sở sau:
- Dựa vào hình thức, BTHH có thể chia thành: Bài tập TNTL (tự trả lời) baogồm các dạng trả lời bằng một từ, bằng một câu ngắn, trả lời cả bài (theo cấu trúchoặc tự do), giải bài tập; bài tập TNKQ bao gồm các dạng câu hỏi có/không,đúng/sai, nhiều lựa chọn, phức hợp, ghép đôi
Trang 32+ Bài tập TNTL là dạng bài tập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hoáhọc, ngôn ngữ hoá học và công cụ toán học để trình bày nội dung của bài toánhoá học.
+ Bài tập TNKQ là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn vàyêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời
- Dựa vào tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập có thể chia thành bàitập lí thuyết (khi giải không phải làm thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm (khi giảiphải làm thí nghiệm)
- Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái hiệnkiến thức (biết, hiểu, vận dụng), bài tập rèn tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổnghợp, đánh giá)
- Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và địnhlượng
- Dựa vào kiểu hay dạng bài tập có thể chia thành:
+ Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất
1.4 Thực trạng việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học phần phi kim Hóa học10 THPT
1.4.1 Mục đích điều tra
Trang 33Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các bài tập thực tiễn để phát triểnNLVDKT cho HS trong quá trình dạy học môn Hoá học Nhận thức của GV, HS vềvai trò của việc phát triển NLVDKT cho học sinh THPT.
1.4.2 Nội dung điều tra
Tần suất sử dụng kiến thức và bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễnđối với GV trong dạy hóa ở trường THPT
Việc sử dụng kiến thức và bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong các tiếthọc
Ý kiến của GV về mức độ phát triển NLVDKT của học sinh khi dạy họcbằng hệ thống kiến thức và bài tập hóa học gắn liền với thực tiễn
Những khó khăn của việc đưa kiến thức và bài tập thực tiễn vào trong dạyhọc hóa học đối với giáo viên THPT
Hứng thú của học sinh khi có yêu cầu giải quyết vấn đề liên quan đến thựctiễn trong môn hóa học
Ý kiến học sinh về sự cần thiết của kiến thức và BTHH có nội dung gắn vớithực tiễn
1.4.3 Đối tượng điều tra
Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở một số trường THPTthuộc địa bàn tỉnh An Giang
Học sinh THPT ở một số trường thuộc địa tỉnh An Giang
1.4.4 Phương pháp điều tra
Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giáo viên và học sinh một số trường THPT
Gửi và thu phiếu điều tra đối với giáo viên, học sinh; thống kê và nhận xétkết quả điều tra
1.4.5 Kết quả điều tra
Chúng tôi đã thực hiện phương pháp điều tra, tham khảo ý kiến của 25 GV ở 5trường THPT gồm: Trường THPT Tân Châu, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPTLong Xuyên, THPT Nguyễn Hiền Qua điều tra cho thấy, chỉ có 57,1% GV sử dụngbài tập Hóa Học thực tiễn; 28,6% GV đặt câu hỏi củng cố liên quan đến thực tiễnHóa Học; 23,3% GV thiết kế và sử dụng các bài tập vận dụng vào thực tiễn Như vậy,
Trang 34việc sử dụng bài tập Hóa Học thực tiễn trong dạy học Hóa Học vẫn còn hạn chế.
Nguyên nhân thực trạng :
+ Năng lực thực hành của nhiều GV vẫn còn hạn chế
+ HS ít hứng thú tìm tòi để sử dụng kiến thức mới
+ GV vẫn thường quen với kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, trìchệ, chậm đổi mới PPDH
+ Việc thi cử vẫn còn nặng nề về lý thuyết, chưa quan tâm đến tính thựctiễn,nên GV và HS chưa thực sự quan tâm đến thí nghiệm và đồ dùng phương tiện DH
+ Thời lượng tiết học ngắn, không cho phép đưa nhiều kiến thức bên ngoàivào bài dạy
+ Các đề thi tuyển sinh có hỏi về vấn đề thực tiễn nhưng không nhiều, trongkhi đó kiến thức lí thuyết trong chương trình quá nặng, dạy không kịp chương trình
+ Chỉ sử dụng khi nội dung bài học có liên quan
+ Mất nhiều thời gian, nếu HS chỉ làm dạng bài tập này thì không còn nhiềuthời gian cho các dạng khác
Nhận xét chung:
GV ít liên hệ kiến thức hóa học với thực tế vì trong các kì kiểm tra, kì thi chỉ
có rất ít các câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn
Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hộiđưa những kiến thức thực tế vào bài học
NLVDKT hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tế của
HS còn hạn chế nên khi sử dụng các bài tập thực tiễn HS thường rất lúng túng, mấtnhiều thời gian, GV thường phải gợi ý nhiều, đặc biệt với đối tượng HS yếu kém,
GV gần như phải đưa ra câu trả lời cho các em
Đối với học sinh
Vốn hiểu biết thực tế của HS về các hiện tượng có liên quan đến hóa họctrong đời sống hàng ngày còn ít
NLVDKT hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tế của
HS còn hạn chế nên khi gặp các bài tập thực tiễn HS thường rất lúng túng
Trang 35HS ít có cơ hội rèn luyện nên chưa hình thành được kĩ năng trả lời và giảiquyết các BTTT, chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa kiến thức với thựctiễn.Vấn đề này còn nhiều nguyên nhân từ phía các nhà quản lý giáo dục Cách thứckiểm tra đánh giá và chế độ thi cử cũng liên quan đến việc sử dụng thí nghiệm trong
DH Hóa Học hiện nay
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng tôi tập trung nghiên cứu và trình bày hệ thống cơ
sở lí luận về việc tổ chức dạy theo hướng phát triển NLVDKT cho HS, cụ thể là:
Làm rõ được các khái niệm về năng lực, năng lực vận dụng kiến thức, sự cầnthiết phát triển năng lực tự học của HS trong dạy học Hóa Học, qua đó cũng đưa racác biện pháp phát triển năng lực tự học của HS Vận dụng dạy học theo hướng nàychủ trương giúp HS không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thôngqua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình
huống do cuộc sống đặt ra Nói cách khác là HS “Biết làm gì từ những điều đã
biết?”.
Nghiên cứu về các khái niệm bài tập Hóa Học và bài tập Hóa Học thực tiễn.Thông qua các bài tập này, người học không những tiếp thu các kiến thức và kỹnăng liên quan đến bài học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo mà còn được rènluyện và phát triển các kỹ năng xã hội như làm việc theo nhóm, giao tiếp, thuyếttrình,ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn,…
Tìm hiểu về việc tổ chức dạy học phát triển NLVDKT Hóa Học vào thực tiễncủa một số trường THPT hiện nay
Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu và vận dụng vào thiết kế tiến trình dạyhọc vào một số bài cụ thể trong dạy học phần Phi Kim Hóa Học 10 THPT vớimong muốn góp phần phát triển năng lực VDKT vào thực tiễn của học sinh Qua
đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT
Trang 36Chương 2:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC
VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG
BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10
2.1 Phân tích chương trình phần phi kim hóa học 10
2.1.1 Mục tiêu cơ bản của chương trình phần phi kim hóa học 10
+ Về kĩ năng:
- Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử dự đoán tính chất hóa học của đơn chấtnhóm Hal, nhóm Oxi và hợp chất của lưu huỳnh, clo
- Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử, chất oxi hóa
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng lien quan đến đời sống
- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học củađơn chất nhóm Hal, nhóm Oxi và các hợp chất của chúng
- Biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức.Biết thu thập phân loại, tra cứu và sử dụng thong tin tư liệu Biết cách phân tích,tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học
- Có kĩ năng giải BTHH và tính toán
- Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giảntrong thực tiễn có liên quan đến hóa học
Trang 37+ Về thái độ, tình cảm:
- Có ý thức tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập
- Có những phẩm chất, thái độ cần thiết của người lao động như cẩn thận,kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, trung thực
- Có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm với bản than gia đình và
xã hội để có thể hòa hợp với môi trường thiên nhiên và cộng đồng
2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình hóa học 10 phần phi kim
Trong phạm vi giới hạn của đề tài tôi xin trình bày nội dung và phân phốichương trình chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học 10 THPT
2.1.2.1 Cấu trúc chung chương Halogen
Bảng 2.1 Chương trình chương Halogen
Chương 6: HALOGEN
Tiết Tự
37 Bài 21 Khái quát về nhóm Halgen
Axitclohiđric và muối clorua
41 Bài 24 Sơ lược về hợp chất có oxi của clo (Không dạy các
PTHH: NaClO +
CO2 + H2OvàCaOCl2 + CO2 +
13 Luyện tập: hợp chất có oxi và các
đơn chất Halogen
44,45 Bài 26 Luyện tập: NhómHalogen
Trang 3827,28 của khí clo và hợp chất của clo
2.1.2.2 Cấu trúc chung chương Oxi – Lưu huỳnh
Bảng 2.2 Chương trình chương Oxi – Lưu huỳnh
Chương 6: OXI – LƯU HUỲNH Tiết Tự
14 Luyện tập: Bài tập oxi – ozon
dạy
không bắt buộc
Lưu huỳnh đioxitLưu huỳnh trioxit
15 Luyện tập: Các bài tập về hiđro
sunfua và các oxit của lưu huỳnh
Muối sunfat
16,
17
Luyện tập:
Axit sunfuric và muối sunfat
57 Bài 34 Luyện tập:Oxi và lưu huỳnh
Trang 39- Nguyên tắc, phương pháp điều chế O2, SO2, Cl2, HCl, H2SO4 trong phòngthí nghiệm; nguyên tắc, phương pháp sản xuất các chất trong công nghiệp.
- Ứng dụng chủ yếu của oxi, ozon, clo, lưu huỳnh và các hợp chất của clo,của lưu huỳnh trong đời sống và sản xuất.Tác động và ảnh hưởng của chúng đối vớimôi trường
+ Cơ sở thực nghiệm
- Các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của
xã hội…liên quan đến kiến thức hóa học nói chung và kiến thức trọng tâm củachương Hal, chương oxi – lưu huỳnh nói riêng
- Một số năng lực cơ bản, phổ thông (ví dụ như: năng lực tư duy khoa học,năng lực toán học, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn….) cần thiết cho cuộcsống tương lai của HS cần được rèn luyện và phát huy
Như vậy, để thiết kế BTHH theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiếnthức hóa học vào thực tiễn có thể xuất phát từ:
• Những kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra
• Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đếnkiến thức hóa học
• Một số bài tập mẫu theo hướng phát triển năng lực
Trang 402.2.2.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức
Với những định hướng đổi mới trong dạy học cũng như trong kiểm tra đánhgiá môn Hóa học ở trường THPT và phát huy những điểm tích cực của phươngpháp cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về mặt hóa học màcòn gắn liền với thực tiễn, với đời sống cá nhân, cộng đồng, các vấn đề xã hội, môitrường…và phát huy được tư duy, sáng tạo,…các năng lực của HS: năng lực khoahọc, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giải bàitập…của HS nhưng không quá trừu tượng, làm mất bản chất hóa học
2.2.2.2 Xác định mục tiêu của hệ thống bài tập
Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng phát triển năng lựccần thực hiện được mục tiêu giáo dục về kiến thức, kỹ năng và thái độ - tình cảmcủa môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung
2.2.2.3 Xác định nội dung hệ thống bài tập
Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của chươngHalogen và chương Oxi – Lưu huỳnh Để ra một bài tập hóa học thỏa mãn mục tiêucủa các chương GV phải trả lời được các câu hỏi sau:
1 Bài tập giải quyết vấn đề gì?
2 Nó nằm ở vị trí nào trong bài học?
3 Cần ra loại bài tập nào?
4 Có liên hệ với những kiến thức cũ và mới không?
5 Có phù hợp với năng lực nhận thức của HS không?
6 Có phối hợp với những phương tiện khác không?
7 Có thỏa mãn nội dung, phương pháp hay không?
2.2.2.4 Thu thập thông tin để thiết kế hệ thống bài tập
Gồm các bước cụ thể sau:
- Thu thập các SBT, các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng
- Tham khảo sách, báo, tạp chí…có liên quan
- Tìm hiểu nghiên cứu thực tế những nội dung hóa học có liên quan đến đờisống Số tài liệu thu thập được càng nhiều và càng đa dạng thì việc thiết kế càng