1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN NĂNG lực THỰC HÀNH CHO học SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHƯƠNG “từ TRƯỜNG”»VÀ “cảm ỨNG điện từ”» vật lý 11 TRUNG học PHỔ THÔNG

114 167 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 5,09 MB

Nội dung

Tác dụng, vai trò của hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học vật lí...45 1.3.1.. Điều 28, luật Giáo dục 2005 quy định “Phương pháp giáo

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN CHÂU NHÃ Ý

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG”»VÀ “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”» VẬT LÝ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêngtôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn làtrung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưatừng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả

Phan Châu Nhã Ý

ii

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý thầy, cô giáo Khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Huế và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy, cô giáo Tổ Vật lí Công nghệ trường THPT Nguyễn Thần Hiến đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

-Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Nhà giáo Ưu tú, PGS.TS.

Lê Công Triêm, người đã tận tình hướng dẫn cho tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và bạn bè

đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.

Huế, tháng 08 năm 2017

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH 5

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8

3 Mục tiêu của đề tài 10

4 Giả thuyết khoa học 10

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

6 Đối tượng nghiên cứu 11

7 Phạm vi nghiên cứu 11

8 Phương pháp nghiên cứu 11

9 Những đóng góp mới của luận văn 12

10 Cấu trúc của luận văn 12

NỘI DUNG 13

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 13

1.1 Năng lực thực hành 13

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 13

1.1.2 Hệ thống các kĩ năng thực hành của học sinh trong dạy học vật lí 15

1.1.3 Các biện pháp phát triển năng lực thực hành cho học sinh 21

1.1.4 Bộ tiêu chí đánh giá năng lực thực hành của học sinh 26

1.2 Quá trình sư phạm của việc phát triển năng lực thực hành của học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 32

1.2.1 Khái niệm hoạt động ngoại khóa 32

1

Trang 5

1.2.2 Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa vật lí 32

1.2.3 Nội dung hoạt động ngoại khóa vật lí 32

1.2.4 Các hình thức hoạt động ngoại khóa vật lí 33

1.2.5 Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khóa vật lí 41

1.2.6 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí 44

1.3 Tác dụng, vai trò của hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học vật lí 45

1.3.1 Tác dụng của hoạt động ngoại khóa 45

1.3.2 Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển năng lực thực hành 47

1.4 Thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường THPT 49

1.4.1 Mục tiêu tìm hiểu thực trạng 49

1.4.2 Phương pháp tìm hiểu 49

1.4.3 Đối tượng tìm hiểu 49

1.4.4 Kết quả tìm hiểu 49

1.5 Kết luận chương 1 54

Chương 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VÀ CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 THPT .55 2.1 Đặc điểm chương “Từ trường” và chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11 THPT 55

2.1.1 Chương “Từ trường” 55

2.1.2 Chương “Cảm ứng điện từ” 56

2.2 Một số khó khăn khi dạy chương “Từ trường” và chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11THPT 58

2.3 Nội dung cần hệ thống hóa, mở rộng, nâng cao trong hoạt dạy học ngoại khóa .59

2.3.1 Nội dung cần hệ thống hóa 59

2.3.2 Nội dung cần mở rộng, nâng cao 60

2.4 Thiết kế hoạt động ngoại khóa Nói chuyện chuyên đề “Lịch sử điện từ học” .60

Trang 6

2.4.1 Chủ đề của hoạt động ngoại khóa 60

2.4.2 Kế hoạch tổ chức ngoại khóa 61

2.4.3 Kịch bản hoạt động ngoại khóa chi tiết 63

2.4.4 Đánh giá sản phẩm hoạt động ngoại khóa 65

2.5 Thiết kế hoạt động ngoại khóa Hội thi vật lí chủ đề “Ứng dụng kĩ thuật của Từ trường và Cảm ứng điện từ” 66

2.5.1 Chủ đề của hoạt động ngoại khóa 66

2.5.2 Kế hoạch tổ chức ngoại khóa 66

2.5.3 Kịch bản hoạt động ngoại khóa chi tiết 72

2.5.4 Đánh giá sản phẩm hoạt động ngoại khóa Hội thi vật lí 78

2.6 Kết luận chương 2 79

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm 80

3.1.1 Mục đích 80

3.1.2 Nhiệm vụ 80

3.2 Đối tượng, nội dung thực nghiệm 81

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 81

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 81

3.3 Phương pháp thực nghiệm 81

3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm 81

3.3.2 Quan sát giờ học 82

3.3.3 Kiểm tra, đánh giá 82

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 84

3.4.1 Kết quả định tính 84

3.4.1.1 Đối với các lớp đối chứng 84

3.4.1.2 Đối với các lớp thực nghiệm 84

3.4.2 Đánh giá định lượng 87

3.4.3 Kiểm định giả thiết thống kê 91

3.5 Kết luận chương 3 92

KẾT LUẬN 94

3

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH

Trang

BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại mục tiêu kĩ năng của Harrow 28

Bảng 1.2 Phân loại mục tiêu theo kĩ năng của Dave 28

Bảng 1.3 Bộ tiêu chí đánh giá NLTH vật lí của HS 29

Bảng 1.4 Kết quả học tập học kỳ I môn vật lí của khối 11 51

Bảng 1.5 Kết quả ý kiến của HS về thực hành vật lí 51

Bảng 2.1 Bảng điểm sản phẩm Nói chuyện chuyên đề 65

Bảng 2.2 Bảng điểm sản phẩm phần thi “Làm theo” 78

Bảng 2.3 Bảng điểm sản phẩm phần thi “Sáng tạo” 78

Bảng 3.1 Các mẫu TNSP được chọn 81

Bảng 3.2 Thống kê các điểm số (X i ) của bài kiểm tra 87

Bảng 3.3.Phân phối tần suất của hai nhóm TNg và ĐC 88

Bảng 3.4 Phân phối tần suất tích luỹ của hai nhóm TNg và ĐC 88

Bảng 3.5 Thống kê điểm trung bình các tiêu chí của hai nhóm TNg và ĐC 89

Bảng 3.6 Tổng hợp các tham số của hai nhóm TNg và ĐC 90

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố điểm của hai nhóm TNg và ĐC 87

Biểu đồ 3.2 Phân loại học lực hai nhóm TNg và ĐC 89

ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1 Phân phối tần suất của hai nhóm TNg và ĐC 88

Đồ thị 3.2 Phân phối tần suất tích lũy của hai nhóm TNg và ĐC 88

Đồ thị 3.3 Thống kê điểm trung bình các tiêu chí của hai nhóm TNg và ĐC 89

HÌNH Hình 1.1 Các thành tố của năng lực thực hành 27

Hình 2.1 GV giới thiệu mô hình máy phát điện 64

Hình 2.2 Con quay từ 65

Hình 2.3 Hans Christian Odersted 73

Trang 10

Hình 2.4 Véctơ cảm ứng từ của vòng dây 73

Hình 2.5 Cực quang 73

Hình 2.6 Bếp từ 74

Hình 2.7 Andre-Marie Ampere 74

Hình 2.8 Véctơ cảm ứng từ dây dẫn thẳng dài 74

Hình 2.9 Thí nghiệm lực từ 75

Hình 2.10 Heinrich Friedrich Emil Lenz 75

Hình 2.11 Chiều của dòng điện cảm ứng 75

Hình 2.12 Micheal Faraday 76

Hình 2.13 Chiều của dòng điện cảm ứng khi di chuyển nam châm 76

Hình 2.14 Máy nung cao tần 77

Hình 2.15 Sơ đồ mạch của thiết bị dò điện âm tường 77

Hình 3.1 Phần thi “Làm theo” 85

Hình 3.2 Sản phẩm Đèn cát – cao điểm nhất ở phần thi “Sáng tạo” 85

Hình 3.3 Sản phẩm Cuộn Tesla – cao điểm nhì ở phần thi “Sáng tạo” 86

7

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong các văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặcbiệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổimới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Nghị quyết số

29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI có nêu rõ đây không chỉ là quốc sách hàng

đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là

“mệnh lệnh” của cuộc sống; xác định đây là một kế sách, tiêu điểm của sự phát

triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lí nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy

người, dạy chữ, dạy nghề”.

Điều 28, luật Giáo dục 2005 quy định “Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”; quan điểm xuyên

suốt của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là “dạy học lấy học sinh làm trung

tâm”, tức là dạy học sao cho HS phải hoạt động tích cực, tự lực để chiếm lĩnh tri

thức, từ đó phát triển năng lực sáng tạo, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn, bồi dưỡng tình cảm, thái độ cho HS

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, do đó hầu hết các kiến thức vật lí đềuđược rút ra từ những quan sát và TN Điều này đòi hỏi người học không chỉ nắmđược lí thuyết và giải được bài tập mà còn phải có được kĩ năng thực hành cũng nhưhiểu được những ứng dụng vật lí trong cuộc sống và trong khoa học-kĩ thuật Vì vậy,

để hoạt động dạy học môn vật lí đạt hiệu quả cần phải phát triển NLTH cho HS Tuynhiên, hiện nay, việc phát triển NLTH cho HS chưa đạt được những kết quả nhưmong muốn Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen thi cử, xuất phát từ chỗ thực hành

ít được đưa vào chương trình đánh giá HS, GV chịu áp lực chỉ tiêu thành tích bộ mônnên hầu hết chỉ tập trung dạy sao cho hết kiến thức trong SGK Từ đó, làm mất điphần lớn giá trị vốn có của môn học, đa số HS nhìn nhận môn vật lí là môn của công

Trang 12

thức và bài tập, học để thi chứ không mang ý nghĩa thực tiễn Đấy là một điều hết sứctai hại Vậy thiết nghĩ, để phát triển NLTH cho HS, đầu tiên là phải giúp các em nhậnthức được tính thực tiễn của các kiến thức đã học, hào hứng với những ứng dụng vật

lí, kích thích sự hứng thú, nhu cầu tự rèn luyện, tự phát triển năng lực

Hiện nay, ở cấp THPT đang thực hiện nguyên tắc dạy học phân hóa, thựchiện bằng cách phân ban kết hợp với dạy học ngoại khóa có tác dụng bổ trợ hiệuquả cho dạy học nội khóa, giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng các kiến thức đãhọc ở nội khóa, kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, sáng tạo, góp phầnhoàn thiện, phát triển nhân cách, NLTH cho HS

Theo kinh nghiệm dạy học, tôi nhận thấy chương “Từ trường” và chương “Cảmứng điện từ” vật lí 11 THPT có đặc điểm gắn liền với đời sống và là nền tản nguyên lýcho rất nhiều loại máy móc cơ khí, thiết bị điện dân dụng như: máy biến áp, máy phátđiện, bếp từ có vai trò quan trọng trong định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa đấtnước, nhưng sau mỗi chương lại không có bài thực hành Vì vậy, phần này rất thíchhợp để tổ chức HĐNK nhằm phát triển năng lực thực hành cho học sinh

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài của luận văn là: Phát triển năng lực

thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa chương “Từ trường”

và “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau cho thấy đã có nhiềunghiên cứu theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí như sau:

- Luận án tiến sĩ của Huỳnh Trọng Dương “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng

thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học cơ sở”, đã nghiên cứu vai trò của vật lí trong việc phát

huy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ở trường trung học cơ sở, qua đó

đã tiến hành xây dựng thí nghiệm và sử dụng trong từng bài học cụ thể;

- Luận văn của Nguyễn Thị Thu Thủy “Bồi dưỡng năng lực thực hành chohọc sinh trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT”, 2014, đề xuất cácbiện pháp bồi dưỡng NLTH cho HS và xây dựng quy trình dạy phần Quang hìnhhọc vật lí 11 THPT theo hướng bồi dưỡng NLTH;

9

Trang 13

- Luận văn của Nguyễn Văn Nghĩa năm 2014 : Bồi dưỡng năng lực thựchành cho học sinh trong dạy học chương “Từ trường” và chương “ Cảm ứng điệntừ” vật lí 11 THPT, đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLTH cho HS và xây dựngquy trình dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS khi dạy chương “Từtrường” và chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11 THPT;

- Giáo trình của Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế

“Phương pháp dạy học vật lí” đã nói lên đặc điểm, chức năng của TN và các loại

TN, đưa ra các phương pháp TN để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS;

- A.V.Muraviep “Dạy thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức vật lí”

người dịch Bùi Ngọc Quỳnh, Nguyễn Ngọc Đoàn, Bùi Văn Kim, đưa ra những cơ

sở lí luận, vai trò quan trọng của TN dạy học vật lí, nhiều bài TN hay và bổ ích, HS

có thể tự làm được từ những dụng cụ đơn giản trong cuộc sống hằng ngày;

- Luận văn của Vũ Thị Nguyệt Anh năm 2009: Bồi dưỡng phương pháp thựcnghiệm cho học sinh khi dạy một số kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10 chươngtrình chuẩn, đã nêu ra các hình thức và biện pháp bồi dưỡng phương pháp thựcnghiệm cho học sinh trong dạy học vật lí, chú trọng việc rèn luyện các kĩ năng thựchành của học sinh

Ngoài ra còn rất nhiều giáo trình, đề tài khoa học viết và nghiên cứu về việc

tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong trường trung học phổ thông như:

- Luận văn của Kiều Quang Trung “Nghiên cứu tổ chức dạy học ngoại khóa

phần Quang hình học Vật lí 11 trung học phổ thông” đã đề xuất quy trình và cách

thức tổ chức dạy học ngoại khóa ở trường THPT;

- Luận văn của Nguyễn Thị Thanh Thủy “Tổ chức hoạt động ngoại khóa

trong dạy học phần Cơ học vật lí 10 THPT”, 2012 và luận văn của Trương Văn

Ngọc “Nghiên cứu dạy học ngoại khóa phần điện lớp 11THPT ”, 2012, đã đề xuất

được một số tiến trình dạy học ngoại khóa;

- Luận văn của Đàm Văn Tuyến năm 2011: Tổ chức hoạt động ngoại khóachương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” vật lí 11THPT, đã đề xuất quy trình cách

tổ chức HĐNK chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” khi dạy vật lí 11 ởtrường THPT;

Trang 14

- Trong tài liệu “Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí”, 2009,của Nguyễn Quang Đông đã bàn về thực trạng, giải pháp và đề xuất quy trình thiết

kế một số HĐNK ở trường phổ thông

Nhìn chung, các đề tài đề cập đến việc bồi dưỡng NLTH và tổ chức HĐNKnhư hai hoạt động riêng lẻ, chưa chú ý đến việc đề xuất quy trình tổ chức một số

HĐNK ở trường phổ thông theo hướng phát triển NLTH Chưa có đề tài về Phát

triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT.

3 Mục tiêu của đề tài

Đề xuất và xây dựng được quy trình tổ chức một số HĐNK chương “Từtrường” và chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11 ở trường THPT theo hướng pháttriển NLTH

4 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế, tổ chức HĐNK chương “Từ trường” và chương “ Cảm ứng điệntừ” vật lí 11 THPT đúng quy trình đề xuất trong luận văn thì sẽ góp phần phát triểnNLTH cho HS từ đó nâng cao được chất lượng dạy học môn vật lí

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng tình hình dạy học và việc phát triển NLTH cho HStrong dạy học vật lí ở trường THPT;

Nghiên cứu cơ sở lí luận, của việc dạy học vật lí theo hướng tích cực hóahoạt động nhận thức cho HS, đặc biệt là việc phát triển NLTH;

Xây dựng hệ thống kĩ năng và các biện pháp phát triển NLTH cho HS trongdạy học vật lí ở trường THPT;

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc tổ chức HĐNK trong dạy họcvật lí ở trường THPT;

Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình vật lí nhằm xác định mức độnội dung các kiến thức, kĩ năng mà HS cần đạt được ở chương “Từ trường” vàchương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT;

Thiết kế, đề xuất quy trình tổ chức HĐNK chương “Từ trường” và chương

“Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT theo hướng phát triển NLTH cho HS;

11

Trang 15

Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài.

6 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy và học ngoại khóa chương “Từ trường” và chương “Cảm ứngđiện từ” Vật lí 11 THPT theo hướng phát triển NLTH

7 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất quy trình tổ chức HĐNK chương “Từtrường” và chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT theo hướng phát triển NLTHcho HS, tiến hành TNSP ở trường THPT Nguyễn Thần Hiến, thị xã Hà Tiên, tỉnhKiên Giang

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của BộGiáo dục và Đào tạo có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy-học

Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tàiliệu có liên quan đến nội dung kiến thức của đề tài

Nghiên cứu chương trình, SGK, tài liệu tham khảo vật lí 11

8.2 Phương pháp thực tiễn

Điều tra thông qua đàm thoại, thu thập thông tin từ phiếu điều tra đối với GV,

HS về thực trạng, những thuận lợi và khó khăn về mọi mặt trong việc phát triểnNLTH trong dạy học vật lí

Phát phiếu thăm dò GV về các biện pháp tổ chức HĐNK theo hướng pháttriển NLTH

Quan sát hoạt động của GV và HS trong các giờ ngoại khóa ở trường THPTNguyễn Thần Hiến

8.3 Phương pháp thực nghiệm

Thiết kế một số phương án tổ chức HĐNK theo hướng phát triển NLTH vàtiến hành TNSP để kiểm chứng

8.4 Phương pháp thống kê toán học

Để trình bày và xử lý các kết quả TNSP, các phương pháp thống kê mô tả vàthống kê kiểm định sẽ được sử dụng

Trang 16

9 Những đóng góp mới của luận văn

Về mặt lí luận, luận văn bổ sung thêm về cơ sở lí luận của việc phát triểnnăng lực thực hành cho HS, đồng thời làm rõ vai trò của HĐNK đối với việc pháttriển NLTH cho HS trong dạy học vật lí ở trường phổ thông

Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá việc phát triển NLTH cho HSthông qua HĐNK vật lí ở trường THPT hiện nay, nhằm rút ra các kết luận làm cơ sở choviệc đề xuất phương án tổ chức HĐNK theo hướng phát triển NLTH trong dạy học vật lí

10 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3 Mục đích nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Đối tượng nghiên cứu

7 Phạm vi nghiên cứu

8 Phương pháp nghiên cứu

9 Những đóng góp mới của đề tài

10 Cấu trúc luận văn

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VÀ CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 THPT

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Theo Tâm lý học, X.L Rubinstein coi năng lực là điều kiện cho hoạt động

có ích của con người: “Năng lực là toàn bộ những thuộc tính tâm lý làm cho conngười thích hợp với một hoạt động có ích lợi xã hội nhất định”;

- Theo Giáo dục học “Năng lực là khả năng được hình thành hoặc phát triển,cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặcnghề nghiệp Năng lực chỉ có hiệu quả khi nó được chứng minh, ngược lại, nó chỉ làgiả định hoặc không có thực”[ 9]

Tuy còn có những cách hiểu và diễn đạt khác nhau, song về cơ bản cácnghiên cứu đều thống nhất rằng năng lực tồn tại và phát triển thông qua hoạt động,

để có năng lực cần phải có những phẩm chất của cá nhân đáp ứng yêu cầu của mộtloại hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động ấy đạt hiệu quả cao Người cónăng lực về một hoạt động nào đó cần phải:

- Có tri thức về hoạt động đó;

- Tiến hành thành thạo theo đúng các yêu cầu của nó một cách có hiệu quả;

Trang 18

- Đạt được kết quả phù hợp với mục đích đề ra;

- Biết tiến hành có kết quả trong những điều kiện khác nhau

1.1.1.2 Năng lực thực hành

Năng lực thực hành của HS phổ thông là sự làm chủ những hệ thống kiếnthức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lý để thực hiện thành côngnhiệm vụ thực nghiệm trong quá trình học tập ở trường phổ thông

Theo báo cáo của TS Lương Việt Thái [14], NLTH đòi hỏi HS phải có cáckhả năng vận dụng tri thức (từ bài học cũng như từ thực tiễn), thực hành một cáchlinh hoạt (tích cực-chủ động), tự tin; có khả năng sử dụng các công cụ cần thiết, khảnăng giải quyết vấn đề, sáng tạo, có tính kiên trì,

Năng lực thực hành vật lí là một trong những năng lực chuyên biệt của bộmôn vật lí Năng lực thực hành vật lí có thể hiểu là khả năng vận dụng các kiếnthức, kĩ năng thực nghiệm trong lĩnh vực vật lí cùng với thái độ tích cực để giảiquyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn Đó có thể là khả năng lý giải được một hiệntượng vật lí, thực hiện thành công một TN vật lí, hay khả năng chế tạo các dụng cụ

TN hoạt động dựa trên các nguyên tắc vật lí để phục vụ cuộc sống Trong quá trìnhhọc tâp ở trường phổ thông thì bồi dưỡng NLTH cho HS là việc hết sức cần thiết

Như vậy, NLTH gắn với khả năng hành động, nghĩa là đòi hỏi HS phải giảithích được, làm được, vận dụng được kiến thức lí thuyết vào thực tiễn chứ khôngchỉ dừng lại ở hiểu Mặt khác, quá trình bồi dưỡng NLTH lại dựa trên cơ sở sự pháttriển các kiến thức, kĩ năng, thái độ Tuy nhiên với ý nghĩa nhấn mạnh đến khả năngthực hiện, khả năng hành động thì việc phát triển các kĩ năng thực nghiệm sẽ là yếu

tố quan trọng nhất đến sự hình thành và phát triển NLTH Mặt khác các kĩ năngthực nghiệm vật lí mà HS được rèn luyện ở trường phổ thông chính là các kĩ năngtrình bày kiến thức về các hiện tượng, định luật, đại lượng, nguyên lý vật lí, cácphép đo, các hằng số vật lí, trình bày được mối quan hệ giữa các đại lượng, vậndụng kiến thức vật lí vào thực tiễn Nếu hệ thống các kĩ năng này được rèn luyện tốtthì HS sẽ dễ dàng vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn Với quanđiểm này, đề tài sẽ tập trung vào việc bồi dưỡng các kĩ năng về NLTH cho HS trongquá trình dạy học vật lí ở trường THPT [5], [6]

1.1.2 Hệ thống các kĩ năng thực hành của học sinh trong dạy học vật lí

15

Trang 19

Các kĩ năng thực hành TN trong vật lí bao gồm: kĩ năng lập kế hoạch TN; kĩnăng tìm hiểu dụng cụ TN; kĩ năng bố trí TN; kĩ năng thu thập số liệu, kết quả TN;

kĩ năng xử lý số liệu, nhận xét, đánh giá kết quả TN; kĩ năng sửa chữa, chế tạo dụng

cụ TN

1.1.2.1 Kĩ năng lập kế hoạch TN

Đây là bước đầu tiên của quá trình làm TN, quyết định tới sự thành công củamột bài TN Xây dựng được một kế hoạch tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HS tiếnhành đúng hướng, đúng phương pháp, thu đủ kết quả và hoàn thành đúng thời gianquy định Kĩ năng lập kế hoạch TN gồm:

- Xác định vấn đề, mục đích TN

Thí nghiệm không phải thực hiện một cách tùy ý, ngẫu hứng mà phải xuấtphát từ mục đích rõ ràng Mỗi TN vật lí đều có mục đích riêng, đó là những vấn đềcần được nghiên cứu, được đặt ra và phải được giải quyết sau khi tiến hành TN

- Đề xuất phương án TN và lựa chọn phương án TN

Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất của HS trong kĩ năng lập kế hoạch TN HScần đưa ra cách thức làm TN nhằm đạt mục đích TN Để đề xuất được phương ánkhả thi đòi hỏi ở HS sự hiểu biết nhất định về kiến thức lí thuyết và thực hành, đặcbiệt cần có sự linh hoạt, sáng tạo rất nhiều của HS

Mỗi TN có thể tiến hành theo nhiều phương án khác nhau Trước khi bồidưỡng, GV nên để cho HS trao đổi, thảo luận và tự đề xuất các phương án khácnhau mà các em cho là phù hợp Sau đó bằng kinh nghiệm GV sẽ phân tích, lý giảigiúp HS lựa chọn phương án khả thi nhất Để bồi dưỡng tốt kĩ năng này cho HS thìtrong quá trình giảng dạy GV cần tăng cường đưa ra các bài tập đề xuất phương án

TN với độ khó tăng dần Chẳng hạn, đơn giản với một số dụng cụ TN cho sẵn, yêucầu HS đề xuất phương án TN, hay mức độ cao hơn nữa là HS tự đề xuất phương án

TN mà không có bất kì sự gợi ý nào của GV

Trên cơ sở các phương án mà HS đã đưa ra, GV hướng dẫn HS lựa chọnphương án khả thi nhất bằng việc yêu cầu HS trả lời các câu hỏi như: Phương án đó

có dễ dàng thực hiện được không? Dụng cụ TN có đáp ứng không? Sai số có thể nằmtrong phạm vi cho phép không? Phương án TN đó tiến hành có đảm bảo an toàn

Trang 20

không? Trả lời tốt các câu hỏi đó HS sẽ lựa chọn được phương án khả thi nhất.

- Xây dựng tiến trình làm TN

Dựa vào mục đích và phương án đã chọn, HS sẽ xây dựng tiến trình làm TN.Tiến trình làm TN là quá trình HS chia nhỏ vấn đề để giải quyết từng bước sao chohợp lý trên cơ sở mục đích và phương án đã lựa chọn Tiến trình TN phải rõ ràng,chi tiết về cách thức tiến hành và phù hợp với phương án đã nêu ra

Để thực hiện tốt công việc này, GV nên hướng dẫn các em cách đặt các câuhỏi theo trình tự TN và yêu cầu các em tự trả lời như: Trước tiên cần làm gì và làmnhư thế nào? Bước tiếp theo phải làm gì, làm ra sao? Việc xây dựng và trả lời tốtcác câu hỏi sẽ giúp HS hình thành cách xây dựng tiến trình làm TN dễ dàng hơn

- Lập các bảng biểu, đồ thị

Bảng biểu và đồ thị là những công cụ được chuẩn bị sẵn để việc thu thập sốliệu, các kết quả trong bài TN diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả hơn Vì vậy bảngbiểu và đồ thị lập ra phải hợp lý, đúng với yêu cầu của bài TN, thể hiện rõ các đạilượng cần thu thập trong quá trình làm TN

Để rèn luyện kĩ năng này, GV cần dẫn dắt để HS tự đặt ra các câu hỏi và tựtrả lời như: Những đại lượng nào có thể thu thập số liệu trực tiếp? Những đại lượngnào cần xác định theo yêu cầu của bài TN? Đại lượng nào cần tính sai số? Phép đocần thực hiện bao nhiêu lần? Cần thiết kế bảng biểu như thế nào để thuận tiện choviệc ghi kết quả nhất? Hoặc một số câu hỏi giúp HS biết cách xây dựng đồ thị như:Cần xác lập mối liện hệ giữa các đại lượng nào? Đại lượng nào tương ứng với cáctrục tọa độ? Đơn vị tương ứng là gì?

Nhằm bồi dưỡng và phát triển kĩ năng lập kế hoạch, GV cần tăng dần mức

độ tự lực của HS, từ việc lập kế hoạch cho một TN có bản hướng dẫn trong tài liệuđến việc hoàn toàn tự lực trong việc lập bản kế hoạch cho một TN bất kì Kĩ nănglập kế hoạch TN cần rèn luyện thường xuyên, đặc biệt là với các TN thực hành, GVnên dành nhiều thời gian hướng dẫn các em lập kế hoạch đầy đủ và chi tiết

1.1.2.2 Kĩ năng tìm hiểu dụng cụ TN

TN nào cũng được tiến hành với sự kết hợp nhiều dụng cụ khác nhau Mỗidụng cụ đều có công dụng và nguyên tắc hoạt động riêng của nó Do đó, trước khi

17

Trang 21

tiến hành TN, HS cần có kĩ năng tìm hiểu kĩ các dụng cụ liên quan để sử dụng đúngcách, tránh làm hư hỏng và đảm bảo an toàn khi làm TN Các hành động đòi hỏi HScần thực hiện đối với kĩ năng này là:

- Quan sát hình dạng bên ngoài của dụng cụ và gọi tên dụng cụ

Khi tiếp xúc với một dụng cụ nào đó thì GV phải tập cho HS thói quen quansát hình dạng bên ngoài của dụng cụ Việc quan sát này nhằm giúp HS nhận dạng,gọi đúng tên dụng cụ, nếu dụng cụ này HS đã biết Còn với những dụng cụ lần đầucác em tiếp xúc thì quan sát sẽ giúp HS ghi nhớ các chi tiết đặc trưng bên ngoàidụng cụ, dễ dàng nhận dạng, gọi tên nếu bắt gặp lần sau

Trước khi tiến hành một TN, GV cần rèn luyện cho HS thói quen gọi tên cácdụng cụ hoặc giới thiệu tên từng dụng cụ với HS Nếu điều kiện cho phép thì nênphát dụng cụ tới từng nhóm HS để các em quan sát dụng cụ chi tiết hơn Với nhữngdụng cụ quá cồng kềnh thì GV cần đặt ở vị trí thích hợp để cả lớp cùng quan sát, rồiyêu cầu HS mô tả đặc trưng của từng dụng cụ

- Tìm hiểu cấu tạo, công dụng, nguyên tắc hoạt động các dụng cụ

Trước hết, GV cần cho HS quan sát vật thật, quan sát trên mô hình, hình vẽ.Nếu các dụng cụ phức tạp thì GV nên cung cấp trước các tài liệu cần thiết để các em

có thể tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu dụng cụ TN thì việc quan trọng nhất là HS phải biếtcách sử dụng dụng cụ đó HS phải biết thứ tự thực hiện các thao tác và phải thựchiện các thao tác một cách thành thạo Với những dụng cụ mới thì GV biểu diễncách sử dụng mẫu rồi yêu cầu HS thực hiện các thao tác với sự hướng dẫn của GVrồi yêu cầu HS tự thực hiện

- Đọc, hiểu các kí hiệu, số liệu kĩ thuật và giới hạn sử dụng trên dụng cụ

Muốn đọc đúng các số liệu hiển thị trên dụng cụ thì HS cần hiểu các kí hiệu

và số liệu kĩ thuật Mỗi dụng cụ TN đều có một giới hạn sử dụng nhất định, do đó

HS cần tìm hiểu giới hạn sử dụng các dụng cụ để sử dụng đúng thang đo, tránh làm

hư hỏng và đảm bảo an toàn trong quá trình làm TN

Khi sử dụng dụng cụ, GV cần rèn luyện cho HS cách đọc các kí hiệu ghi trêncác dụng cụ như thang đo, giới hạn đo, giá trị định mức, đặc biệt lưu ý HS sử dụng

Trang 22

các dụng cụ đo trong phạm vi cho phép.

- Chuẩn bị dụng cụ TN

Để thực hiện được các TN, HS cần lựa chọn các dụng cụ phù hợp vớiphương án đã lựa chọn Thực tế, các dụng cụ thường có sẵn trong phòng TN củatrường, vì vậy các em chỉ việc lựa chọn các dụng cụ chất lượng tốt để thực hiện TN.Tuy nhiên, trong trường hợp các thiết bị không có sẵn trong trường thì GV có thểyêu cầu HS tự chế tạo dụng cụ phù hợp với phương án đã lựa chọn Các dụng cụnày có thể chế tạo từ các phế liệu trong cuộc sống hàng ngày như lon bia, vỏ chai,ông tuýp nhựa, bìa cáttông… Nếu kĩ năng này được rèn luyện thì không những kiếnthức vật lí được nâng cao mà thông qua đó HS còn phát hiện ra những hư hỏng khác

để khắc phục, sửa chữa

1.1.2.3 Kĩ năng bố trí TN

Bố trí TN là sắp xếp, lắp ráp các dụng cụ một cách trật tự, hợp lý để việc đođạc diễn ra đúng quy trình và bảo đảm an toàn trong khi làm TN

Sự bố trí thích hợp sẽ giúp quan sát được rõ ràng hiệu quả của mỗi tác động,không bị nhiễu, không bị nhầm lẫn Sự bố trí khéo léo có thể làm giảm các hiệntượng phụ làm lạc hướng quan sát Ngoài ra, trong chương trình SGK có một số TNyêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong khi làm TN chẳng hạn như TN về sự phóngđiện trong chất khí, do đó nếu bố trí không hợp lý có thể xảy ra sự cố nguy hiểmnhư cháy nổ Sự bố trí tốt nhất là sao cho một tác động chỉ gây ra một sự biến đổi vềmột mặt nào đó còn các mặt khác thì giữ nguyên Đó không phải là việc dễ dànglàm, đòi hỏi HS phải rèn luyện thường xuyên Các hành động HS cần thực hiện đểrèn luyện kĩ năng này là:

- Tháo lắp các dụng cụ TN

Việc tháo lắp các dụng cụ cần đảm bảo đúng quy trình để tránh làm hư hỏngcác dụng cụ Vì vậy, với các dụng cụ phức tạp thì GV phải cung cấp tài liệu hướngdẫn chi tiết các bước tháo lắp dụng cụ

- Bố trí, sắp xếp các dụng cụ TN

Hầu hết các TN trong chương trình THPT, việc bố trí TN được thực hiệntheo sơ đồ cho trước trong SGK Chỉ cần đọc kĩ sơ đồ thì HS sẽ tự bố trí được các

19

Trang 23

dụng cụ Việc bố trí, sắp xếp các dụng cụ cũng phải đảm bảo cho việc quan sát vàthu thập số liệu được dễ dàng Khi rèn luyện kĩ năng này, GV cần lưu ý tháo lắp, bốtrí các dụng cụ theo sơ đồ, nếu bố trí sai lệch sẽ gây khó khăn cho HS khi quan sát.Trước hết GV làm mẫu, sau đó yêu cầu các em thực hiện sắp đặt dụng cụ, bố trí TNtheo sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV.

Nếu kĩ năng này được rèn luyện tốt thì khi phương án TN bị thay đổi HS vẫn cóthể tự thiết kế sơ đồ và bố trí dụng cụ hợp lý mà vẫn đảm bảo an toàn khi thực hiện

1.1.2.4 Kĩ năng thu thập số liệu, kết quả TN

Đó là việc ghi chép lại những dấu hiệu, diễn biến của hiện tượng Việc thuthập số liệu là căn cứ, cơ sở để phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng cho một bài

TN Vì vậy cần ghi chép một cách có hệ thống, lập thành bảng biểu cho dễ đốichiếu, so sánh Nhiều khi nhờ có sự đối chiếu những biến đổi của hai đại lượngtrong bảng ghi kết quả mà có thể phát hiện được mối liên hệ có tính quy luật giữachúng HS cần thực hiện các hành động sau:

- Đo đạc và thao tác với dụng cụ TN

Trước hết HS phải lựa chọn thang đo phù hợp để số liệu hiển thị chính xác vàhạn chế hư hỏng dụng cụ Kĩ năng này đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác thì kếtquả mới đáng tin cậy

- Quan sát diễn biến TN

Khi quan sát, HS cần biết chọn hướng, vị trí quan sát phù hợp để dễ dàng đọc

số liệu và thu được số liệu chính xác Ví dụ, khi quan sát số ghi trên thước thẳngđứng hoặc đọc số chỉ trên nhiệt kế thì yêu cầu các em phải quan sát thẳng góc, nếukhông số liệu thu thập sẽ kém chính xác Bên cạnh đó, cự li quan sát cũng cần đượcđảm bảo Nếu quan sát từ khoảng cách xa thì sẽ quan sát tổng quan TN nhưng kémchi tiết và ngược lại Một số TN lại cần theo dõi chi tiết diễn biến hiện tượng xảy ra

và ghi chép lại Vì vậy việc quan sát cũng phải đúng lúc, đúng thời điểm Người có

kĩ năng quan sát tốt không chỉ thu thập được số liệu mà còn phát hiện được một sốhiện tượng bất thường ảnh hưởng đến kết quả đo

- Đọc kết quả TN

Trang 24

Muốn đọc đúng số liệu thì HS cần biết cách chọn mốc quan sát, lựa chọnthời điểm đọc số liệu, đọc đúng số liệu trên dụng cụ theo đúng sai số quy định củadụng cụ đó.

Khi bồi dưỡng năng lực này, GV cần cung cấp cho HS sai số dụng cụ vàhướng dẫn HS cách đọc số liệu theo đúng sai số quy định, nếu cần GV có thể thựchiện mẫu, sau đó yêu cầu HS thực hiện

1.1.2.5 Kĩ năng xử lý số liệu, nhận xét, đánh giá

Đây cũng là kĩ năng quan trọng trong quá trình thực hiện một bài TN Kĩnăng xử lý số liệu bao gồm: rút ra các mối quan hệ phụ thuộc hàm số giữa các đạilượng, tính sai số của phép đo, làm tròn kết quả, vẽ đồ thị, từ đồ thị rút ra quy luậtliên hệ giữa các đại lượng… Sau khi xử lý xong số liệu thì cần đưa ra nhận xét xemkết quả có như mong đợi theo lí thuyết không, sai số có chấp nhận được không,nguyên nhân nào dẫn đến sai số Cuối cùng, yêu cầu HS đề xuất phương án làmgiảm sai số của phép đo

Để rèn luyện kĩ năng này, GV cần:

- Hướng dẫn các em cách tính sai số trực tiếp, gián tiếp, cách làm tròn kếtquả, cách ghi kết quả cuối cùng, cách vẽ đồ thị;

- Hướng dẫn HS cách nhận xét kết quả thu được, cụ thể là xem xét xem kếtquả có phù hợp không, sai số chấp nhận được không?

- Hướng dẫn HS đánh giá toàn bộ bài TN dựa trên kết quả thu được Kết quảthu được có như mong muốn không? Tiến trình TN có gì khó khăn không? Hướngkhắc phục như thế nào?

1.1.2.6 Kĩ năng sửa chữa và chế tạo dụng cụ TN

Trong quá trình tìm hiểu dụng cụ TN, HS sẽ dễ dàng phát hiện những hưhỏng, nếu đó là những hư hỏng nhẹ như đứt dây, hỏng vít… thì GV có thể yêu cầucác em tự sửa chữa, khắc phục Nếu thiết bị không thể sử dụng lại lần sau hoặckhông có sẵn thì GV cũng có thể hướng dẫn các em chế tạo dụng cụ khác thay thế.Các dụng cụ đó thường đơn giản, gọn nhẹ, dễ chế tạo và ít tốn kém như lon bia, bìacứng, vỏ chai, tuýp nước… Đối với HS khá giỏi có thể yêu cầu chế tạo những dụng

cụ phức tạp và tinh tế hơn Việc rèn luyện kĩ năng chế tạo dụng cụ, ngoài việc giúp

21

Trang 25

HS dễ dàng sử dụng được các dụng cụ, kích thích sự say mê, khám phá thì cũng nhờ

đó mà HS thể phát hiện được hư hỏng của các dụng cụ, đồng thời biết cách khắcphục và sửa chữa các dụng cụ đó

1.1.3 Các biện pháp phát triển năng lực thực hành cho học sinh

1.1.3.1 Tăng cường sử dụng thí nghiệm trong dạy học

Sử dụng thí nghiệm vật lí trong dạy học góp phần quan trọng vào việc hoànthiện những phẩm chất năng lực của HS, sự phát triển toàn diện của người học Nhờ

có thí nghiệm, HS có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lí của các hiện tượng, định luật,quá trình…được nghiên cứu, do đó khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của

HS sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn Nói cách khác, thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết

và thực tiễn Qua thí nghiệm HS có cơ hội rèn luyện kĩ năng thực nghiệm góp phầnthiết thực vào việc bồi dưỡng NLTH cho HS Như vậy TN có vai trò quan trọngtrong việc hình thành và phát triển các kĩ năng của NLTH cho HS

Mục đích của việc tăng cường làm TN trước hết là để HS có niềm tin vàoviệc có thể tự lực làm TN Từ chỗ đơn giản là bắt chước, làm TN theo hướng dẫn và

có phương án cho trước đến việc tự đề xuất phương án TN, tự chế tạo dụng cụ vàtiến hành TN độc lập

Các TN biểu diễn đa phần là GV thực hiện, tuy nhiên nếu tăng cường sửdụng chúng sẽ rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét kết quả TN, đồng thời

HS có thể bắt chước thực hiện được các thao tác Đó là cơ sở ban đầu cho việc hìnhthành các kĩ năng của NLTH ở HS Vì vậy GV cần sử dụng tối đa các TN trongchương trình Thực hiện các TN một cách bài bản, công phu để qua đó HS khắc sâukiến thức và rèn luyện một số kĩ năng chuyên biệt môn vật lí

Khi thực hiện các TN thực hành, HS có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ,được lựa chọn, sắp xếp, đo đạc trực tiếp với dụng cụ và xử lý số liệu Đối với các

TN trực diện, HS tiến hành tại lớp do đó được sự hướng dẫn, điều chỉnh trực tiếpcủa GV Nhờ đó mà NLTH của các em được bồi dưỡng và phát triển thêm Do hạnchế về mặt thời gian nên có thể các kĩ năng của NLTH không được rèn luyện hếttrên lớp Để phát triển NLTH của mình HS phải tự lực thực hiện các giai đoạn củaquá trình TN, thực hiện nhiều thao tác, tiến hành nhiều phép đo, xử lý nhiều số liệu

Trang 26

mới rút ra được kết luận cần thiết Tuy nhiên, trong dạy học ở các tiết thực hành thìmức độ tự lực và sự phát triển các kĩ năng thực nghiệm của HS vẫn chưa được pháttriển hết mức Bởi vì các TN thường có bản chỉ dẫn sẵn cụ thể trong SGK HSthường thực hiện rập khuôn theo bản kế hoạch đó Để bồi dưỡng và phát triển nănglực sáng tạo, tính tự lực tối đa cho HS, GV cần thường xuyên giao cho các em làm

TN và quan sát ở nhà Thực hiện các TN này đòi hỏi HS phải tự lực giải quyết vấn

đề trong điều kiện không có sự trợ giúp điều chỉnh trực tiếp của GV Do đó, TN vật

lí làm thử ở nhà có vai trò quan trọng đến sự phát triển nhiều kĩ năng thực hành thínghiệm như: lập kế hoạch TN, chế tạo hoặc lựa chọn dụng cụ, bố trí và tiến hành

TN, xử lý kết quả TN thu được nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao Nếu thườngxuyên giao cho HS các TN quan sát vật lí ở nhà thì NLTH của học sinh ngày cànghoàn thiện và phát triển hơn

1.1.3.2 Tổ chức cho học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và chế tạo dụng cụ thí nghiệm dựa trên các nguyên tắc vật lí

Các kĩ năng mà HS được rèn luyện chủ yếu được thực hiện trên lớp theo mộtlôgic nhất định và thường áp dụng với TN vật lí Nếu các kĩ năng này được biến hóa

và vận dụng vào đời sống thông qua việc chế tạo và sửa chữa dụng cụ thì nó sẽ cànghoàn thiện và phát triển nhanh hơn

Việc rèn luyện NLTH được thực hiện trên lớp với thời gian khá hạn chế nênkhông phải tất cả các HS đều có điều kiện để rèn luyện kĩ năng đó Khi thực hiệncác TN thực hành tại phòng TN, thông thường GV chia theo nhóm hoặc theo tổ, khi

đó chỉ một vài HS trong nhóm tiến hành thao tác với các dụng cụ, còn lại một sốkhác chỉ quan sát, ghi chép số liệu Vì vậy, để tạo điều kiện cho hầu hết các emđược rèn luyện các kĩ năng thực nghiệm thì GV cần tổ chức cho HS chế tạo cácdụng cụ có ứng dụng các nguyên tắc vật lí bắt đầu từ các dụng cụ đơn giản sau đónâng dần lên

Sau mỗi phần kiến thức đã được học, GV cần cho các em vận dụng các kiếnthức đã học để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên, nguyên tắc hoạt độngcủa một số thiết bị trong đời sống hàng ngày, chế tạo các dụng cụ TN đơn giản Vậndụng, giải thích được càng nhiều càng tốt, càng rèn luyện kĩ năng cho HS Nhờ đó

23

Trang 27

mà HS có thể diễn tả chính xác các vấn đề bằng ngôn ngữ vật lí, đề xuất đượcnhững phương án TN Chẳng hạn sau khi học xong về hiện tượng cảm ứng điện từ

có thể tổ chức cho HS làm TN tự cuốn các cuộn dây, cho cuộn dây dịch chuyển lạigần hoặc ra xa thanh nam châm, kiểm tra kim đồng hồ điện kế có quay không Với

HS khá giỏi GV yêu cầu các em thay thế nam châm vĩnh cữu bằng nam châm điện,

mô tả quá trình làm TN bằng ngôn ngữ vật lí Bằng con đường như vậy các kĩ năng

về sử dụng ngôn ngữ vật lí, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kĩ năng sử dụngkiến thức liên quan, kĩ năng hợp tác, kĩ năng xử lý thông tin … của học sinh đượcrèn luyện và phát triển

Việc tổ chức cho HS tự làm các TN là cần thiết, bởi đó là cơ hội tốt giúp các

em tự rèn luyện các kĩ năng thực nghiệm, bồi dưỡng NLTH cho HS Quy trình chếtạo các dụng cụ TN tạo điều kiện tốt cho các em rèn luyện các thao tác tay chân vàgiúp các em nắm vững lí thuyết hơn, rèn luyện các đức tính tốt như: tính cận thận, tỉ

mỉ, chính xác khoa học, khả năng tự lập Nó cũng giúp hiện thực hóa những gì các

em đã học trong sách vở vào thực tiễn cuộc sống Đó chính là những kĩ năng củaNLTH mà chúng ta cần bồi dưỡng cho HS

Nhằm phát huy hiệu quả việc phát triển NLTH cho HS, trong quá trình tổchức GV cần lưu ý:

- Động viên, khuyến khích, khích lệ HS tham gia chế tạo các dụng cụ, đồdùng học tập;

- Tăng cường giao cho HS các nhiệm vụ có ứng dụng các nguyên tắc vật lívào việc lý giải các hiện tượng trong tự nhiên, đời sống hàng ngày Căn cứ vào nănglực HS mà giao nhiệm vụ với các mức độ khác nhau và hướng dẫn các mức độ khácnhau Với HS trung bình, GV có thể đưa ra yêu cầu cụ thể và hướng dẫn chi tiết cácbước thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ Còn những HS khá giỏi, GV chỉ đưa ra yêucầu, bằng khả năng các em có thể thực hiện theo ý tưởng và sự sáng tạo mà vẫnđảm bảo yêu cầu ban đầu;

- Công việc này GV nên tổ chức theo nhóm Trong quá trình đó, GV cầnthường xuyên kiểm tra hoạt động của các nhóm Trước hết là yêu cầu HS trình bày

ý tưởng trước lớp, thông qua nhóm này trình bày, các nhóm khác có thể góp ý, và

Trang 28

bổ sung thêm vào để hoàn thiện hơn Nhờ đó mà kĩ năng giải quyết vẫn đề sẽ đượcbồi dưỡng;

- Sau khi hoàn thành, GV nên tổ chức cho HS báo cáo trước lớp, thậm chítrước khối, trường Tổ chức các cuộc thi nhỏ giữa các nhóm rồi giữa các lớp về sảnphẩm của mình nhằm khuyến khích, động viên HS, đồng thời đánh giá cao những

nỗ lực mà các em đã đạt được Tạo cho học sinh niềm tin trong khám phá tri thức,

tự tin hơn và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong những lần sau;

- Từ việc thực hiện trên lớp, GV có thể tạo điều kiện, khích lệ, động viên các

em tham gia vào các cuộc thi làm dụng cụ học tập, thi sáng tạo khoa học kĩ thuậtcủa ngành giáo dục tổ chức Nêu gương các anh chị đi trước đã có các sản phẩm đạtgiải trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp Quốc gia;

- Một điểm cần lưu ý là khi giao nhiệm vụ cho HS thì GV đưa ra phải vừasức, không quá dễ, cũng không quá khó Có như vậy thì mới kích thích được sựhứng thú tham gia khám phá của HS và mang lại hiệu quả tốt

1.1.3.3 Thường xuyên sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học

Trong quá trình dạy học, đặc biệt với bộ môn vật lí thì phương pháp thựcnghiệm được dùng khá phổ biến Đó cũng là một phương pháp được sử dụng để dạythành công nhiều bài học trong chương trình phổ thông

Trong chương trình phổ thông, có rất nhiều phần kiến thức được xây dựngbằng con đường thực nghiệm Đó chính là cơ hội tốt để các em bồi dưỡng và pháttriển NLTH Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần tăng cường sử dụng phươngpháp thực nghiệm

Để thực hiện tốt công việc này, GV cần lưu ý:

- Khai thác và sử dụng tối đa các bài học có thể sử dụng phương pháp thựcnghiệm;

- Khi thực hiện phương pháp này cần phát huy tối đa khả năng của HS như

đề xuất phương án, nêu vấn đề, xử dụng kiến thức liên quan, kiểm tra đánh giá…;

- Tạo điều kiện cho HS làm TN nhằm cũng cố niềm tin cho các em, đồngthời tạo cơ hội cho các em tiếp xúc trực tiếp và rèn luyện các thao tác tay chân;

- Các kết quả thực nghiệm mà các em thu được có thể có những sai số nhỏ so

25

Trang 29

với các kết quả mà nhà khoa học đã tìm ra trước đó GV cần hướng dẫn HS cách xử

lý kết quả và tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục chứ tuyệt đối không đượcđiều chỉnh số liệu, để đi đến những kiến thức mới phù hợp Qua đó kĩ năng tínhtoán, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin được phát triển

1.1.3.4 Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng phát triển năng lực thực hành

Đánh giá theo hướng chú trọng phát triển NLTH nghĩa là trong quá trình họctập cũng như trong các đề kiểm tra trên lớp, đề thi nên tăng cường các câu hỏiyêu cầu HS phải vận dụng các kĩ năng thực hành để giải quyết

Trước đây việc kiểm tra đánh giá hầu như chỉ chú trọng đến học thuộc líthuyết mà chưa chú trọng tới phát triển NLTH cho học sinh Từ việc kiểm tramiệng, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, hầu như GV chỉ đề cập đến cáckhái niệm, các định luật hoặc các bài tập tính toán… HS chỉ cần học thuộc lí thuyết

và nắm vững các công thức là có thể trả lời cơ bản Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá

đã có phần thay đổi, trong đề thi THPT Quốc gia cũng đã xuất hiện một vài câu vậndụng NLTH Tuy nhiên số lượng câu hỏi còn ít, mức độ các câu hỏi còn nhẹ

Vật lí học là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong kiểm tra đánh giákết quả học tập của HS, GV ngoài kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững lí thuyết thìcần quan tâm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, đặc biệt chú trọng đến kĩ năngthực hành của HS Việc xem nhẹ NLTH trong kiểm tra đánh giá sẽ làm cho HSkhông thấy được vai trò, tầm quan trọng của NLTH Do đó, quá trình tự bồi dưỡng

và phát triển NLTH cũng bị hạn chế Ngoài ra, chính GV cũng ít chú trọng đến việcbồi dưỡng NLTH cho HS Vì vậy, mục đích của việc đổi mới trong kiểm tra đánhgiá là giúp HS ý thức được tầm quan trọng của NLTH, từ đó các em mới vạch được

kế hoạch tự rèn luyện và bồi dưỡng các kĩ năng thực hành cho bản thân

Để thực hiện tốt việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng chútrọng phát triển NLTH, mỗi GV cần:

- Trong các lần kiểm tra, kể cả kiểm tra miệng nên tăng cường các câu hỏi,các bài tập TN Đó là những bài tập đòi hỏi các em phải vận dụng linh hoạt tổnghợp các kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực nghiệm, vốn hiểu biết về vật lí, kĩ thuật và

Trang 30

+ Kiến thức vật lí liên quan đến quá trình cần khảo sát

+ Kiến thức về thiết bị, về an toàn + Kiến thức về xử lý số liệu, kiến thức về sai số

+ Kiến thức về biểu diễn số liệu dưới dạng bảng biểu, đồ thị

+ Thái độ kiên nhẫn + Thái độ trung thực + Thái độ tỉ mỉ + Thái độ hợp tác + Thái độ tích cực

Năng lực thực hành

Kĩ năng + thiết kế phương án thí nghiệm + lựa chọn dụng cụ

+ lắp ráp dụng cụ thí nghiệm + thay đổi các đại lượng + sử dụng dụng cụ đo: hiệu chỉnh dụng cụ đo, đọc số liệu + sửa chữa các sai hỏng thông thường

+ quan sát diễn biến hiện tượng + ghi lại kết quả

+ biểu diễn kết quả bằng bảng biểu, đồ thị

+ tính toán sai số + biện luận, trình bày kết quả + tự đánh giá cải tiến phép đo

thực tế trong cuộc sống để xác định mục tiêu, lựa chọn phương án, lựa chọn dụng

cụ, thực hiện TN theo quy trình, thu thập và xử lý số liệu để giải quyết nhiệm vụ đặt

ra Tóm lại, những bài tập này yêu cầu HS giải theo con đường thực nghiệm, hoặcđòi hỏi phải thực hành TN để kiểm chứng lời giải lí thuyết;

- Các bài tập TN ở trường phổ thông thường sử dụng cụ thiết bị có thể khai

thác tại phòng TN trong nhà trường hoặc sử dụng các thiết bị tự làm Đa dạng hóacác hình thức kiểm tra đánh giá bằng cách sử dụng kết hợp nhiều hình thức nhưđánh giá quy trình thực hiện và đánh giá kết quả Đánh giá quy trình sẽ là cần thiết

và hiệu quả nếu GV cần đánh giá sự tuân thủ đúng quy trình, sự chuẩn xác của cácthao tác tay chân trong quy trình thực hiện và thời gian hoàn thành công việc Đánhgiá kết quả là cần thiết khi hoàn thành công việc là yếu tố tác động ngược lên quytrình thực hiện

1.1.4 Bộ tiêu chí đánh giá năng lực thực hành của học sinh

1.1.4.1 Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực thực hành

Theo tài liệu tập huấn [6], khi muốn đánh giá một năng lực, ta cần làm rõ nộihàm năng lực đó bằng cách chỉ ra những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có làmnền tảng cho việc thể hiện, phát triển năng lực đó Sau đó, xây dựng các công cụ đokiến thức, kĩ năng, thái độ quen thuộc Để đánh giá NLTH, một trong các năng lựcquan trọng của HS trong học tập vật lí, ta cần chỉ ra những thành tố làm nền tảngcủa năng lực thực hành được trình bày ở Hình 1.1

27

Trang 31

Hình 1.1 Các thành tố của năng lực thực hành

Khi xây dựng các công cụ đánh giá, ta có thể xây dựng công cụ đánh giátừng thành tố hoặc đồng thời nhiều thành tố của năng lực, tuy nhiên để việc đánhgiá được chính xác và có độ tin cậy cao, ta đánh giá càng ít thành tố càng tốt

Trong bất cứ lĩnh vực khoa học nào, nói đến đánh giá, người ta đều phải dựa

trên “chuẩn” hay “bộ chuẩn” “Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí được đặt ra tuân

thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụ v.v…trong lĩnh vực nào đó và nếu chúng đạt được những tiêu chí của chuẩn thì cũng có nghĩa chúng đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý công việc, sản phẩm, dịch vụ đó để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng” [14]

Để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng thực hành của HS cần dựa vào mục tiêu

về kĩ năng mà HS cần đạt được Hai loại bảng phân loại mục tiêu giáo dục của Harrow

và Dave cho lĩnh vực kĩ năng trong đào tạo theo năng lực, thường được sử dụng

Harrow [24] phân loại mục tiêu kĩ năng gồm có 5 mức độ như bảng 1.1

Bảng 1.1 Phân loại mục tiêu kĩ năng của Harrow

1 Bắt chước

Quan sát và sao chép rậpkhuôn

Làm được so với mẫunhưng còn nhiều lệch lạc,sai sót

3 Làm chính xác Quan sát và thực hiện được

chính xác như hướng dẫn

Làm được chính xácnhư mẫu

4 Làm biến hoá

Thực hiện được các kĩnăng trong các hoàn cảnh vàtình huống khác nhau

Làm được chính xácnhư mẫu trong các hoàncảnh khác nhau

5 Làm thuần thục

Đạt trình độ cao về tốc độ

và sự chính xác, ít cần sự canthiệp của ý thức

Làm được chính xácnhư mẫu, kĩ năng như bảnnăng

Dave [23] phân loại mục tiêu kĩ năng gồm có 5 mức độ như bảng 1.2

Trang 32

Bảng 1.2 Phân loại mục tiêu theo kĩ năng của Dave

Mức 1

Bắt chước có quan sát, là sự thực hiện các thao tác, động tác quaviệc quan sát hành vi của người khác để làm theo, có thể hoàn thànhvới chất lượng thấp

Mức 2 Hành động theo mẫu một phần, có sự phối hợp giữa thao tác và

Mức 5 Tự động hóa các hoạt động, là khả năng thực hiện theo bản

năng, không cần suy nghĩ

1.1.4.2 Bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng thực hành

Trên cơ sở các thành tố hình thành NLTH và bảng phân loại mục tiêu theo kĩnăng của Harrow và Dave, dựa trên công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị ThuThủy (2014) [16] đã đề xuất bộ tiêu chí đánh giá NLTH của HS THPT Kế thừathành tựu các công trình nghiên cứu nói trên, trong luận văn này chúng tôi đề nghịxây dựng một bộ tiêu chí đánh giá NLTH cho HS cụ thể như sau:

Bảng 1.3 Bộ tiêu chí đánh giá NLTH vật lí của HS Tiêu chí 1 Lập được bản kế hoạch TN hợp lý Mức 1

Chưa tự lập được kế hoạch TN, GV cần phải đưa ra phương án TN vàmẫu kế hoạch TN để HS bắt chước và sao chép rập khuôn các bước lập

kế hoạch của GV

Mức 2 Đã lập được bản kế hoạch nhưng còn sơ sài, phương án TN thiếu tính

khả thi, vẫn cần sự định hướng và chỉ dẫn của GV

29

Trang 33

Mức 5 Tự đề xuất và lựa chọn được phương án TN tối ưu, trình bày đầy đủ

và chi tiết bản kế hoạch trong thời gian ngắn

Tiêu chí 2 Tìm hiểu đầy đủ về dụng cụ, biết cách sử dụng dụng cụ TN Mức 1

Chưa biết cách tìm hiểu dụng cụ và cách thức sử dụng dụng cụ TN

GV cần phải thực hiện mẫu các thao tác tìm hiểu dụng cụ và cách thức

sử dụng dụng cụ để HS làm theo và thực hiện rập khuôn các thao tác

đó theo GV

Mức 2 Bước đầu biết tìm hiểu dụng cụ, thực hiện các thao tác sử dụng dụng

cụ nhưng cần sự hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ của GV

Mức 3

Biết tìm hiểu dụng cụ khi quan sát trực tiếp dụng cụ và đọc tài liệuhướng dẫn Tự thao tác được với dụng cụ mà không cần sự hỗ trợnhiều của GV

Mức 4

Từ việc quan sát trực tiếp các dụng cụ và đọc bản hướng dẫn, HS tựtìm hiểu được dụng cụ mới (mà trước đó chưa được biết) Thao tácđược với dụng cụ mà không cần sự hướng dẫn, trợ giúp của GV

Mức 5 Tự tìm hiểu được một dụng cụ mới và thao tác được với dụng cụ đó

trong thời gian ngắn

Tiêu chí 3 Lắp đặt, bố trí thí nghiệm đúng và hợp lý.

Mức 1 Chưa tự tháo lắp dụng cụ theo sơ đồ, cần sự làm mẫu của GV để bắt

chước, làm theo

Mức 2

Đã tháo lắp được các dụng cụ dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của GV, bố trí

TN theo sơ đồ cho sẵn trong tài liệu hướng dẫn nhưng thao tác cònnhiều lúng túng, vụng về

Mức 3

Tự tháo lắp, bố trí được được các dụng cụ TN theo sơ đồ nhưng chưađảm bảo về mặt không gian cũng như thời gian, GV cần chỉnh sữa chophù hợp

Mức 4 Tự tháo lắp dụng cụ, bố trí TN một cách chính xác mà không cần tới

sự chỉ dẫn của GV

Mức 5

Tháo lắp các dụng cụ một cách chính xác, thuần thục với tốc độ cao,sắp đặt dụng cụ phù hợp với lí thuyết, đảm bảo hợp lý về mặt khônggian

Tiêu chí 4 Thu thập nhanh chóng và chính xác các số liệu và kết quả TN Mức 1

Chưa biết cách lựa chọn thang đo, điều chỉnh dụng cụ để thu thập sốliệu, cần sự làm mẫu các thao tác đo đạc, thu thập số liệu của GV đểbắt chước theo

Mức 2 Biết lựa chọn thang đo, điều chỉnh dụng cụ và thu thập số liệu dưới

Trang 34

sự hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ của GV.

Mức 3

Biết lựa chọn thang đo và điều chỉnh được dụng cụ hợp lý, thu thậpđược số liệu nhưng còn chậm và phải thực hiện nhiều lần mới đạt kếtquả

Mức 4 Lựa chọn đúng thang đo, điều chỉnh dụng cụ chính xác, đọc đúng số

liệu thu được trên dụng cụ theo đúng sai số quy định

Mức 5 Lựa chọn đúng thang đo, điều chỉnh dụng cụ một cách chính xác,

nhanh chóng, thu thập số liệu nhanh, chính xác

Tiêu chí 5 Xử lí nhanh các số liệu, rút ra được các nhận xét về kết quả TN

và đánh giá được quá trình làm TN.

Mức 1 Không tự tính toán được các sai số, cần các công thức tính sai số cho

sẵn và còn nhận xét kết quả theo mẫu cho trước

Mức 2

Biết tính sai số nhưng còn có sự nhầm lẫn trong việc tính toán sai số

và các giá trị trung bình Kết quả còn sai lệch với thực tế Cần có sự chỉdẫn, chi tiết của GV khi xử lí số liệu và rút ra nhận xét

Mức 3 Xử lí được các số liệu và rút ra các nhận xét nhưng kết quả còn sai lệch

so với thực tế, sai số lớn, nhận xét đánh giá chưa cụ thể, chi tiết

Mức 4

Xử lí được các số liệu và đưa ra được các nhận xét về quá trình làm

TN Kết quả TN phù hợp với thực tế, sai số không vượt quá phạm vicho phép, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sai số nhưng chưa có biệnpháp khắc phục cải tiến

Mức 5 Nhanh chóng xử lí được số liệu, rút ra được nhận xét về quá trình

làm TN Kết quả thực nghiệm phù hợp với thực tế, sai số chấp nhậnđược, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sai số đồng thời đề xuất đượcbiện pháp khắc phục

Tiêu chí 6 Sửa chữa, chế tạo dụng cụ TN.

Mức 1 Chưa tự sửa chữa được các thiết bị TN hư hỏng kể cả những hư hỏng

nhẹ Chưa chế tạo được dụng cụ TN theo phương án đã đề xuất

Mức 2 Bước đầu sửa chữa được một số hư hỏng đơn giản, chế tạo được một

số dụng cụ TN đơn giản nhưng cần sự hướng dẫn chi tiết của GV

Mức 4 Tự sửa chữa được các thiết bị hư hỏng Chế tạo được dụng cụ TN

phù hợp với phương án lựa chọn mà không cần sự bổ sung, góp ý của

31

Trang 35

Mức 5

Sữa chữa được các hư hỏng với tốc độ và hiệu quả cao Chế tạođược thiết bị TN phù hợp với phương án đã đề xuất, đảm bảo tính thẩm

mĩ, kĩ thuật cao và hoàn thành trong thời gian ngắn

1.2 Quá trình sư phạm của việc phát triển năng lực thực hành của học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa

1.2.1 Khái niệm hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn vănhóa trên lớp và là một trong những mảng giáo dục quan trọng ở nhà trường phổthông Hoạt động này có ý nghĩa bổ trợ cho các hoạt động giáo dục chính khóađược tổ chức trên lớp, góp phần giúp học sinh phát triển, hoàn thiện nhân cách,củng cố và mở rộng kiến thức đã được học, rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng năngkhiếu và tư duy sáng tạo cho học sinh [8]

Với cách hiểu như trên, ngoại khoá được xem như một hình thức dạy họcquan trọng, là một trong những con đường để đổi mới PPDH theo hướng phát huytính tích cực, “bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh” (Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định) [5]

1.2.2 Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa vật lí

Theo Nguyễn Quang Đông [7], HĐNK nói chung và ngoại khóa vật lí nóiriêng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Phải có kế hoạch cụ thể về hình thức tổ chức, thời gian thực hiện, phươngpháp và nội dung ngoại khóa;

- Việc tổ chức ngoại khóa dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia và sự hứngthú của HS dưới sự hướng dẫn của GV;

- Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng cóthể là tập thể đông người;

- Nội dung và hình thức HĐNK phải đa dạng, mềm dẻo để lôi cuốn nhiều HS

tham gia;

- Kết quả HĐNK của HS được đánh giá thông qua thái độ tham gia của HS

và sản phẩm của quá trình hoạt động Sự đánh giá phải công khai, kết quả của HS

Trang 36

phải được khích lệ kịp thời.

1.2.3 Nội dung hoạt động ngoại khóa vật lí

Nội dung ngoại khóa phải bổ sung kiến thức cho nội khóa, mở rộng hợp lýcác kiến thức trong chương trình Vật lí, bổ sung những kiến thức mà HS còn thiếuhụt hay mắc sai lầm khi học nội khóa, phát huy tính tích cực và phát triền năng lựcsáng tạo của HS Nội dung ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông có thể bao gồmmột số công việc sau: HS đào sâu, nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về Vật lí và

kĩ thuật, HS nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của Vật lí học ứng dụng, HS nghiêncứu, thiết kế chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm vật lí Như vậy, nội dung ngoạikhóa vật lí ở trường phổ thông rất đa dạng nhưng có thể chia thành hai nội dungchính: lí thuyết và thực nghiệm

Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí, GV phảidựa vào một số yếu tố, đó là:

- Mục tiêu của HĐNK vật lí;

- Phân tích đặc điểm nội dung kiến thức vật lí có tính trừu tượng, có nhiềuứng dụng trong thực tiễn nhưng trong nội khóa chưa đáp ứng được do điều kiện thờigian, phương tiện dạy học;

- Nội dung ngoại khóa phải hấp dẫn để thu hút được đông đảo HS tự nguyệntham gia;

- Cơ sở vật chất, điều kiện tổ chức, hình thức tổ chức HĐNK

Căn cứ vào các yếu tố chọn nội dung HĐNK như trên và mục tiêu của luậnvăn - Đề xuất và xây dựng được quy trình tổ chức một số HĐNK chương “Từtrường” và chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11 ở trường THPT theo hướng pháttriển NLTH, chúng tôi lựa chọn nội dung chủ yếu là hoạt động thực nghiệm: tìmhiểu, thiết kế, chế tạo và sử dụng thí nghiệm vật lí đơn giản về nội dung kiến thứcchương “ Từ trường” và chương “Cảm ứng điện từ” SGK vật lí 11 THPT để xâydựng nội dung cho HĐNK

1.2.4 Các hình thức hoạt động ngoại khóa vật lí

Việc phân chia các hình thức HĐNK về vật lí chỉ mang tính chất tương đối.Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy các hình thức tổ chức HĐNK

33

Trang 37

về vật lí thông thường nhất là: HĐNK mang tính chất cá nhân, HĐNK theo cácnhóm và HĐNK có tính quần chúng rộng rãi Trong đó, tổ chức HĐNK vật lí cótính quần chúng rộng rãi là hình thức hoạt động thu hút được sự tham gia của đôngđảo HS làm cho HS cảm thấy hứng thú, yêu môn vật lí hơn, kích thích trí tưởngtượng sáng tạo và rèn luyện các phẩm chất cá nhân Ở hình thức này có thể nói đếncác hoạt động như: Hội vui vật lí, hội thi vật lí, triển lãm vật lí, báo tường về vật lí,

+ Giới thiệu về những thành tựu của vật lí hiện đại;

+ Giới thiệu về cách giải hay đối với một bài toán vật lí khó;

+ Giới thiệu những vấn đề chưa có điều kiện đưa vào vật lí phổ thông: Nănglượng, sản xuất và sử dụng điện năng tiết kiệm, môi trường…

+ Giới thiệu về máy móc, các thiết bị kĩ thuật của vật lí trong đời sống, laođộng, an ninh quốc phòng;

+ Thảo luận, giải đáp những thắc mắc liên quan đến vật lí học;

+ Biểu diễn các thí nghiệm vật lí Cho HS tham gia vào một số trò chơi liênquan đến vật lí

Hình thức tổ chức phụ thuộc vào mục đích, điều kiện tổ chức và nội dungrộng, hẹp của hội vui ta có thể chia theo hai hình thức: Hội vui chuyên đề hoặc hộivui tổng hợp

Tiến trình diễn ra hội vui có thể gồm hai phần: phần khai mạc và phần vui

chơi Khai mạc, giới thiệu nội dung hội vui: có nhiều cách thực hiện phần này, có

Trang 38

thể đưa ra những thành tựu và những ứng dụng kĩ thuật trong đời sống hàng ngày,

có thể bắt đầu vào hội vui bằng một cuộc nói chuyện về lịch sử của vấn đề hay tiểu

sử của nhà khoa học có liên quan, phần này cần xúc tích, ngắn gọn

Nội dung hội vui: trong phần này thì rất đa dạng, phụ thuộc vào chủ đề hộivui, mục tiêu, tính chất, điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng tham gia, dưới đây làmột số nội dung thường được tổ chức thi trong các đội của hội vui:

+ Thi giải thích các hiện tượng liên quan đến chủ đề;

+ Thi thuyết trình giữa các đội về một chủ đề nào đó;

+ Thi “Hái hoa dân chủ” có nội dung về vật lí;

+ Thi giải câu đố vui;

+ Thi giải các bài toán vui;

+ Thi làm thí nghiệm;

+ Thi năng khiếu (đọc thơ, đóng kịch, biểu diễn thời trang…) có nội dung

nói về vật lí;

+ Thi một số trò chơi ứng dụng kiến thức vật lí…

Cần chú ý phải bố trí sắp xếp các nội dung một cách khoa học, linh hoạt,sáng tạo để làm sao để các em đứng ngoài xem vẫn có thể học hỏi và rút kinh nghiệmđược mà không ảnh hưởng đến người tham gia Giữa mỗi phần có thể xen vào nhữngtiết mục văn nghệ hoặc có những câu đố vui đối với khán giả để gây sự chú ý Saumỗi hội vui ta tổng kết lại các vấn đề, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm và trao quàcho những thành viên chuẩn bị tốt hoặc cho cá nhân, đội thi đạt giải

- Hội thi vật lí

Đây là hình thức tổ chức rất phổ biến và hấp dẫn, thu hút được nhiều HS,mang lại hiệu quả cao trong GD và rèn luyện cho HS rất nhiều những kĩ năng bổích Hội thi là cơ hội để mỗi cá nhân hay tập thể khẳng định được khả năng, thànhtích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, học tập trong suốt thời gian trên ghếnhà trường cũng như ngoài xã hội Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vimột lớp, một khối lớp, toàn trường hoặc các trường với nhau Đối tượng tham giahội thi là cá nhân hay là một nhóm HS Thời gian và địa điểm phụ thuộc vào mụcđích, nội dung, ý nghĩa, tính chất và điều kiện tổ chức của hội thi Để tiến hành một

35

Trang 39

hội thi thành công ta triển khai theo các bước sau:

Bước 1 Đưa ra chủ trương tổ chức hội thi

+ Quyết định chủ trương tổ chức hội thi;

+ Quyết định thành lập Ban lãnh đạo, Ban tổ chức, Ban giám khảo;

+ Tên chủ đề của hội thi

Bước 2 Lập kế hoạch tổ chức hội thi

+ Những căn cứ để tổ chức;

+ Mục đích, yêu cầu;

+ Thành phần tham gia, đối tượng tham gia;

+ Nội dung hội thi;

+ Lập chương trình cho hội thi (Dự kiến thời gian, thời lượng, nội dung từngphần, nhiệm vụ của các thành viên trong hội thi…);

+ Thời gian, địa điểm hội thi;

+ Quy chế, thang điểm thi và khen thưởng của hội thi;

+ Nguồn kinh phí (Lập dự toán nguồn thu, chi)

Bước 3 Họp Ban tổ chức, Ban giám khảo triển khai kế hoạch và thực hiện

nội dung nhiệm vụ của mình

Bước 4 Tổ chức hội thi và công bố kết quả

+ Khai mạc (Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu…);

+ Thi từng nội dung (Có người dẫn chương trình điều khiển, kết thúc mỗi

phần thi Ban giám khảo cho điểm, thư kí tổng hợp điểm…);

+ Kết thúc mỗi phần thi có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ (Có thể có thêmphần thi cho khán giả);

+ Kết thúc hội thi, Ban giám khảo công bố kết quả, trao giải hoặc quà lưuniệm (Phần thưởng cho mỗi giải không cần lớn mà chủ yếu là mang ý nghĩa độngviên tinh thần)

Bước 5 Tổng kết hội thi: đánh giá, rút kinh nghiệm, công khai tài chính…

Một số lưu ý khi tổ chức hội thi:

+ Ban tổ chức nên chọn những người có năng lực, nên là Ban giám hiệu nhàtrường, tổ trưởng chuyên môn vì có nhiều vấn đề liên quan đến khâu tổ chức và tìm

Trang 40

nguồn kinh phí hoặc mời những người có kinh nghiệm tổ chức;

+ Ban giám khảo nên chọn những người có kiến thức tốt về chuyên môn, vô

tư, khách quan Thông qua nội dung và thống nhất về đáp án

+ Thư ký cần chọn những người có khả năng nhanh, chính xác trong tính toán;+ Người dẫn chương trình giữ một vai trò quan trọng trong Hội thi Do vậy,cần đạt được một số tiêu chuẩn sau: kiến thức vững vàng, thông minh, nhanh nhẹntrong ứng xử; có thái độ vô tư, khách quan khi bình luận, đánh giá, có khả năngdiễn đạt trước công chúng;

+ Trong việc chuẩn bị âm thanh, ánh sáng và các thiết bị cần sử dụng cần chuđáo, bố trí hợp lý, an toàn…

+ Nội dung câu hỏi trong hội thi: câu hỏi phải, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu;câu hỏi đưa ra phải phù hợp với kiến thức của HS, có tính sáng tạo; câu hỏi phải cóđáp án rõ ràng và thang điểm cho các câu phải phù hợp Trong Hội thi ta có thểchọn một phần nội dung thi hoặc kết hợp một số phần nội dung thi với nhau phụthuộc vào điều kiện của Hội thi (số lượng đội thi, thời gian, tính chất…);

+ Thi trả lời nhanh: sau khi nêu câu hỏi, thời gian dành cho mỗi đội suy nghĩ

và trả lời câu hỏi là cố định (15 giây, 20 giây…) Đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽđược quyền trả lời, sau 5 giây trả lời đúng sẽ được điểm, trả lời sai đội khác sẽ đượcquyền trả lời Nếu trong suốt thời gian cố định không có đội nào trả lời hoặc trả lờisai thì có thể mời khán giả trả lời hoặc người dẫn chương trình nêu đáp án.Thi trảlời nhanh ta có thể dùng câu hỏi tự luận hoặc câu hỏi trắc nghiệm, đặc điểm của câuhỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, không quá dài hay quá khó;

+ Thi giải thích hiện tượng: sau khi nêu hiện tượng hoặc làm TN yêu cầu cácđội giải thích diễn biến, kết quả Trong thời gian ấn định, các đội trả lời ra giấy hoặcviết vào bảng sau đó lần lượt trả lời Căn cứ vào kết quả trả lời của các đội, ban cốvấn nhận xét, đánh giá cho điểm các đội hoặc người dẫn chương trình nêu đáp ánchính xác và ban giám khảo cho điểm Trong phần thi giải thích hiện tượng thì hiệntượng đưa ra phải căn cứ vào nội dung học của chương trình và phải gắn liền vớiđời sống, lao động thực tế hàng ngày;

+ Thi giải bài tập: bài tập có thể là định tính có thể là định lượng Tất cả các

37

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Nguyệt Anh (2009), Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10 chương trình chuẩn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinhkhi dạy học một số kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10 chương trìnhchuẩn
Tác giả: Vũ Thị Nguyệt Anh
Năm: 2009
2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên) (2010), Sách giáo khoa Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáokhoa Vật lí 11
Tác giả: Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 11 (Sách GV), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11
Tác giả: Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2007
4. Bộ Giáo dục Đào tạo (2005), Luật giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Bộ Giáo dục Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11, môn Vật lí, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chươngtrình SGK lớp 11, môn Vật lí
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
7. Nguyễn Quang Đông (2009), Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí, Trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí
Tác giả: Nguyễn Quang Đông
Năm: 2009
8. Hồ Văn Liên-Vũ Thị Sai (2006), Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trunghọc phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổthông
Tác giả: Hồ Văn Liên-Vũ Thị Sai
Năm: 2006
9. Bùi Hiển (2013), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Bùi Hiển
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2013
10. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế
Tác giả: Adam Khoo
Nhà XB: NXB Phụ Nữ
Năm: 2007
11. Nguyễn Văn Nghĩa (2014), Bồi dưỡng năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học chương “Từ trường” và chương “ Cảm ứng điện từ” vật lí 11 THPT, Trường Đại học Sư Phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực thực hành cho học sinh trongdạy học chương “Từ trường” và chương “ Cảm ứng điện từ” vật lí 11 THPT
Tác giả: Nguyễn Văn Nghĩa
Năm: 2014
12. Phạm Thị Phú, Nguyễn Lâm Đức (2009), Dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường THPT, Tạp chí Giáo Dục số 206 kỳ 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học ngoại khóa Vật lí ở trườngTHPT
Tác giả: Phạm Thị Phú, Nguyễn Lâm Đức
Năm: 2009
13. Nguyễn Trọng Sửu (Chủ biên) (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn vật lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩnăng bộ môn vật lí 11
Tác giả: Nguyễn Trọng Sửu (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
14. Trần Công Tích (2010), Xây dựng tiến trình rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm vật lí cho học sinh trong dạy học các bài thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tiến trình rèn luyện kĩ năng thực hành thínghiệm vật lí cho học sinh trong dạy học các bài thực hành cơ học lớp 10trung học phổ thông
Tác giả: Trần Công Tích
Năm: 2010
16. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2008), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động nhận thứccho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng
Nhà XB: NXB Đại học quốc giaHà Nội
Năm: 2008
19. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa họcgiáo dục
Tác giả: Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
20. Kiều Quang Trung (2011), Nghiên cứu dạy học ngoại khóa phần Quang hình học, Vật lí 11, Trường Đại học Sư Phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dạy học ngoại khóa phần Quang hìnhhọc, Vật lí 11
Tác giả: Kiều Quang Trung
Năm: 2011
21. Trần Đức Vượng (2005), Một số vấn đề lí luận dạy học hiện đại, Bài giảng cho học viên Cao học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lí luận dạy học hiện đại, Bài giảng chohọc viên Cao học
Tác giả: Trần Đức Vượng
Năm: 2005
23. Dave, R.H. (1970), Psychomotor levels in Developing and Writing Behavioral Objectives, Education Innovator Press, Arizona Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychomotor levels in Developing and Writing BehavioralObjectives
Tác giả: Dave, R.H
Năm: 1970
24. Harrow, A. (1972), Ataxonomy of Psychomotor Domain_A Guide for Developing Behavioral Objective, David McKay, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ataxonomy of Psychomotor Domain_A Guide forDeveloping Behavioral Objective
Tác giả: Harrow, A
Năm: 1972
6. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn vật lí cấp THPT Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w