Trong quá trình tìm hiểu các phương pháp dạy học mới hiện nay chúng tôinhận thấy có nhiều phương pháp rất hiệu quả như: Dạy học dự án Project BasedLearning - PJBL, Dạy học dựa trên vấn đ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN VĂN VŨ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ (PBL) CHƯƠNG “CẢM
ỨNG ĐIỆN TỪ”
MÔN ĐIỆN HỌC HỆ CAO ĐẲNG VỚI SỰ
HỖ TRỢ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Trang 2Thừa Thiên Huế, năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu vàkết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả chophép sử dụng và chưa từng công bố bất kì trong công trình nào khác
Tác giả
Trần Văn Vũ
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sưphạm Huế, Phòng đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lí cùng quýthầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Vật lí khóa 24 đã tạo mọi điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Lê Công Triêm,người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thànhluận văn này
Tôi chân thành cám ơn Ban Giám hiệu và các giảng viên trường Cao đẳngCần Thơ, Thành phố Cần Thơ, nơi tôi đang công tác và tiến hành thực nghiệm
sư phạm
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thànhluận văn này
Tác giả
Trần Văn Vũ
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁCBẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3 Mục tiêu của đề tài 8
4 Giả thuyết khoa học 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
6 Đối tượng nghiên cứu 9
7 Phạm vi nghiên cứu 9
8 Phương pháp nghiên cứu đề tài 9
9 Những đóng góp của đềtài 9
10 Cấu trúc luậnvăn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 11
1.1 Dạy học dựa trên vấn đề ( PBL) 11
1.1.1 Một số định nghĩa về phương pháp dạy học dựa trên vấn đề(PBL) 11
1.1.2 Mục tiêu của phương pháp dạy học vật lí dựa trên vấn đề(PBL) 12
1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL) 13
1.1.4 Phân loại vấnđề 19
1.1.5 Tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học dựa trên vấn đề(PBL) 20
1.1.6 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấnđề 25
1.2 Phương tiện dạy học hiện đại 26
1.2.1 Phương tiện dạy học 26
Trang 61.2.2 Đặc điểm của phương tiện dạy học hiện đại 27
1.2.3 Vai trò của PTDH hiện đại trong dạy học vật lí 28
1.2.4 Cách sử dụng một số PTDH hiện đại trong dạy học vật lí 28
1.3 Sử dụng PTDH hiện đại hỗ trợ dạy học PBL trong dạy học vật lí 33
1.3.1 Sử dụng PTDH hiện đại trong giai đoạn giao vấn đề 33
1.3.2 Sử dụng PTDH hiện đại trong giai đoạn giải quyết vấn đề 34
1.3.3 Sử dụng PTDH hiện đại trong giai đoạn hoàn tất vấn đề 34
1.3.4 Tiến trình dạy học theo PBL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại 34
1.4 Kết luận chương 1 36
Chương 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” MÔN ĐIỆN HỌC HỆ CAO ĐẲNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PTDH HIỆN ĐẠI 37
2.1 Đặc điểm chương “ Cảm ứng điện từ” 37
2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi dạy chương “ Cảm ứng điện từ Những thuận lợi và khó khăn khi dạy chương “ Cảm ứng điện từ” 40
2.2.1 Thuận lợi 40
2.2.2 Khó khăn 40
2.3 Khả năng khắc phục những khó khăn trong dạy học chương “ Cảm ứng điện từ” khi vận dụng phương pháp PBL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại 41
2.4 Tổ chức HĐDH chương “Cảm ứng điện từ” theo PBL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại 42
2.4.1 Xây dựng vấn đề cho việc tổ chức các HĐDH chương “Cảm ứng điện từ” 42
2.4.2 Kế hoạch chung 44
2.4.3 Giáo án tổ chức các HĐDH chương “Cảm ứng điện từ” theo PBL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại 48
2.5 Kết luận chương 2 76
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 78
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 78
3.1.1 Mục đích 78
3.1.2 Nhiệm vụ 78
Trang 73.2 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 79
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 79
3.2.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 79
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 79
3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm 79
3.3.2 Các bước tiến hành thực nghiệm 80
3.3.3 Quan sát các giờ học 81
3.3.4 Bài kiểm tra để so sánh kết quả đạt được giữa lớp ĐC và lớp TN 81
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 81
3.4.1 Nhận xét quá trình học tập 81
3.4.2 Xử lí kết quả học tập 82
3.4.4 Kiểm định giả thuyết thống kê 91
3.5 Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁCBẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Trang
BẢNG
Bảng 1.1 Bảng so sánh phương pháp dạy học truyền thống và dạy học dựa trên vấn
đề (PBL) 13
Bảng 3.1 Số liệu SV các nhóm TN và ĐC 79
Bảng 3.2 Bảng thống kê các điểm số (Xi) của các bài kiểm tra số 1 83
Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra số 1 84
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 84
Bảng 3.5 Bảng phân loại theo học lực của hai nhóm bài kiểm tra số 1 85
Bảng 3.6 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 1 86
Bảng 3.7 Bảng thống kê các điểm số (Xi) của các bài kiểm tra số 2 87
Bảng 3.8 Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra số 2 88
Bảng 3.9 Bảng phân phối tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 88
Bảng 3.10 Bảng phân loại theo học lực của hai nhóm bài kiểm tra số 2 89
Bảng 3.11 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 2 90
BIỀU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm TN và ĐC bài kiểm tra số 1 83
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân loại học lực của hai nhóm bài kiểm tra số 1 86
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm TN và ĐC bài kiểm tra số 2 87
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ phân loại học lực của hai nhóm bài kiểm tra số 2 90
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quá trình dạy học theo PBL 22
Sơ đồ 1.2 Tiến trình dạy học theo PBL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại 35
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ logic chương “Cảm ứng điện từ” 39
HÌNH VẼ Hình 1.1 Ảnh về hiện tượng cực quang 29
Hình 1.2 TNg ảo về hiện tượng cảm ứng điện từ 31
Hình 2.1 Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 43
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Các chính sách của Đảng và nhà nước ta luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọngcủa việc đổi mới phương pháp giảng dạy đối với sự phát triển của giáo dục Trong
nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy
và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhòi nhét, học vẹt, học chay” [2].
Việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn là đề tài được sự quan tâm của toàn
xã hội Trong những năm gần đây, vấn đề này càng trở thành vấn đề cấp bách cầnđược giải quyết Chính vì thế mà nhiều cuộc hội thảo, hội nghị đã được diễn ra vớimục đích chính là tìm một hướng đi mới cho giáo dục nước nhà Mục tiêu của việcđổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình,phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện cũng như đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà UNESCO đưa ra
Đó là: “học để biết, học để làm, học để sống chung và học để khẳng định”[4].
Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay-thời đại mà khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kiếnthức mà học sinh tiếp cận và thu nhận không chỉ dừng lại ở chương trình sách giáokhoa và trong khuôn khổ nhà trường mà còn thông qua nhiều kênh thông tin khácnhư: tạp chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, internet…Do đó
đổi mới phương pháp dạy học phải nhắm vào vai trò trung tâm là người học chứ không phải người dạy như quan điểm truyền thống.
Trong quá trình tìm hiểu các phương pháp dạy học mới hiện nay chúng tôinhận thấy có nhiều phương pháp rất hiệu quả như: Dạy học dự án (Project BasedLearning - PJBL), Dạy học dựa trên vấn đề (Problem Based Learning - PBL), Dạy
học khám phá….nhưng tôi nhận thấy rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
(PBL) có khả năng đáp ứng được các mục tiêu giáo dục mà UNESCO đưa ra cũng
như mục tiêu giáo dục mới của nước ta
Trang 11Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng điện từ ” môn Điện học hệ Cao đẳng với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại ” để làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong xu thế đổi mới, phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làmtrung tâm, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề đang được các nền giáo dục ởnhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng Phương pháp này lần đầu tiên đượcHoward Barrows đề nghị và sử dụng tại trường Đại học Y khoa McMaster - Canadavào những năm 60 của thế kỷ XX, sau đó được phát triển nhanh chóng tại TrườngĐại học Maastricht - Hà Lan và dần được phổ biến khắp nơi trên thế giới với tưcách là một phương pháp dạy học kích thích người học tự tìm tòi, nghiên cứu và tỏ
ra rất hiệu quả Có thể kể đến như:
Tại Malaysia, mô hình học tập dựa trên vấn đề trong toán học phổ thôngđược áp dụng đầu tiên tại Seameo Recsam (2008) Sau đó, nhiều trường đại học ởMalaysia đã bắt đầu thực hiện PBL trong chương trình giảng dạy của họ như một nỗlực để nâng cao chất lượng giáo dục như: trường đại học Tun Hussein OnnMalaysia, trường đại học Malaysia, v.v…
Ở Mỹ, hơn 80 % các trường y tế có hình thức học tập PBL trong chươngtrình đào tạo của họ như: đại học Missuri School Of Medicine, đại học Melirich.Năm 1998, trường y khoa Western University of Health Sciences mở cao đẳng thú yvới chương trình giảng dạy hoàn toàn dựa vào PBL Năm 2004, đại học Lake ErieCollege of Osteopathic Medicine thành lập cơ sở chi nhánh tại Bradenton (BangFlorida) đào tạo hoàn toàn dựa vào dạy học dựa trên vấn đề
Năm 2002, Đại học Gadjah Mada của Yogyakarta , In-đô-nê-xi-a bắt đầucung cấp một chương trình Y tế quốc tế dựa vào học tập dựa trên vấn đề
Bắt đầu từ các trường đại học y khoa, phương pháp dạy học dựa trên vấn đềdần được ứng dụng sang rất nhiều ngành học khác Ở Việt Nam, rất nhiều trườngĐại học, nhất là các trường đại học y khoa đã áp dụng phương pháp này vào giảng
dạy cho sinh viên như: trường Đại học Y tế cộng đồng, đại học Y Hà Nội …và đang
Trang 12được triển khai ở các trường đại học khác như: Đại học thủy sản Nha trang, khoa
Du lịch và khách sạn ở trường Đại học kinh tế quốc dân Các trường đại học khác
cũng đang tìm hiểu và có những bài tham luận, nói về phương pháp này như: Đại
học An Giang, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh,…
Phương pháp này còn được đưa vào nhiều đề tài luận văn thạc sĩ như:đề tài
“Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL - problem based learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương VII Mắt và các dụng cụ quang học - Vật lí
11 - nâng cao” của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy [16]; đề tài "Tổ chức hoạt động
dạy học dựa trên vấn đề (PBL)chương "Khúc xạ ánh sáng" Vật lí 11 THPT với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin" của tác giả Huỳnh Nguyễn Hương Giang [7]; đề tài "Tổ
chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương "Chất khí" Vật lí 10 nâng cao THPT" của tác giả Đặng Văn Quy [5].
Các công trình nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học dựatrên vấn đề (PBL) và sử dụng PTDH hiện đại vào dạy học là phù hợp và cần thiết
3 Mục tiêu của đề tài
Xây dựng và sử dụng được tiến trình dạy học dựa trên vấn đề chương “Cảmứng điện từ” môn Điện học hệ Cao đẳng với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được tiến trình dạy học dựa trên vấn đề (PBL) với sự hỗ trợ củaPTDH hiện đại và vận dụng được tiến trình này vào dạy học chương “Cảm ứng điệntừ” môn Điện học hệ Cao đẳng thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của sinhviên trong học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học dựa trên vấn đề (PBL) với sự
hỗ trợ của PTDH hiện đại
- Nghiên cứu nội dung, đặc điểm chương “Cảm ứng điện từ” môn Điện học
hệ Cao đẳng và thực trạng của việc dạy học dựa trên vấn đề với sự hỗ trợ của PTDHhiện đại
- Xây dựng được tiến trình dạy học chương “Cảm ứng điện từ” môn Điệnhọc hệ Cao đẳng theo dạy học dựa trên vấn đề với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại
Trang 13- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc tổ chứchoạt động dạy học dựa trên vấn đề chương “Cảm ứng điện từ” môn Điện học hệCao đẳng với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại.
6 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học chương “Cảm ứng điện từ” môn Điện học hệ Caođẳng với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại
8 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu văn kiện Đảng về đổi mới nội dung, chương trình, phươngpháp dạy học
- Nghiên cứu Luật Giáo dục
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học dựa trên vấn đề (PBL)
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng PTDH hiện đại
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Nghiên cứu đặc điểm cũng như thực trạng giảng dạy chương “Cảm ứngđiện từ” môn Điện học hệ Cao đẳng
- Nghiên cứu, khai thác tài liệu liên quan đến việc sử dụng PTDH hiện đại
- Nghiên cứu, thiết kế tiến trình dạy học dựa trên vấn đề (PBL) với sự hỗ trợcủa PTDH hiện đại
- Chọn mẫu và dạy thực nghiệm tại trường Cao đẳng Cần Thơ
9 Những đóng góp của đề tài
- Xây dựng được tiến trình học tập theo phương pháp dạy học dựa trên vấn
đề (PBL) đối với chương “Cảm ứng điện từ” môn Điện học hệ Cao đẳng
- Đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, phát huy nănglực của người học Giúp người học có hứng thú trong học tập, biết áp dụng kiếnthức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
Trang 1410 Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề chương “Cảm ứng
điện từ” môn Điện học hệ Cao đẳng với sự hỗ trợ PTDH hiện đại
Chương 3:Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 15NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Dạy học dựa trên vấn đề ( PBL)
1.1.1 Một số định nghĩa về phương pháp dạy học dựa trên vấn đề(PBL)
Theo một số tác giả, PBL được hiểu như sau:
- “PBL là bất kì môi trường học tập nào mà vấn đề đặt ra sẽ điều khiển quá
trình học tập Như vậy, một vấn đề nào đó sẽ được giao cho người học trước khi họ được học các kiến thức Vấn đề đặt ra sao cho người học khám phá rằng họ cần phải học một số kiến thức nào đó trước khi họ có thể giải quyết vấn đề”- Don
Woods[27]
- “PBL là dùng một vấn đề mà người học phải giải quyết để làm điểm khởi đầu của học tập Trong môi trường dạy học PBL, người học được khuyến khích để GQVĐ của thế giới thực PBL là phương pháp theo chủ nghĩa kiến tạo, với quan điểm triết lý cho rằng kiến thức không phải là tuyệt đối mà được kiến tạo dựa trên những kiến thức sẵn có và thế giới quan của riêng họ” - Boud [22].
- “PBL là quá trình học trong đó người học giải quyết các vấn đề trong nhóm nhỏ dưới sự giám sát và dẫn dắt của người hỗ trợ Vấn đề trong PBL thường bao gồm sự mô tả về các tình huống có thực Học sinh làm việc theo nhóm để phân tích, định dạng vấn đề và GQVG trên cơ sở kiến thức đã có Kết quả được đánh giá thông qua quá trình hoạt động và trình bày của hoc sinh trong nhóm”- Henk
Schmidt [23]
Từ những định nghĩa đã tham khảo, PBL có thể được hiểu là phương pháp
hướng dẫn người học cách tự học, cách hợp tác với các thành viên trong nhóm để tìm ra giải pháp cho một vấn đề có thực trong cuộc sống, đồng thời liên quan đến chương trình học Những vấn đề này được sử dụng để khởi xướng nhu cầu học tập, rèn luyện cho người học những kĩ năng phân tích vấn đề, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu hỗ trợ , đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề.
Trang 161.1.2 Mục tiêu của phương pháp dạy học vật lí dựa trên vấn đề(PBL)
1.1.2.1 Mục tiêu của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
Kiến thức
- Giúp người học nắm chắc và ghi nhớ lâu hơn về kiến thức học được theochiều rộng lẫn chiều sâu Trong quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn đề, người họchoàn toàn chủ động trong việc xác định nội dung có liên quan để nghiên cứu và tìmhiểu, vận dụng
- Giúp người học tìm hiểu các kiến thức liên môn, có liên quan đến môn họckhi họ tham gia giải quyết vấn đề Điều này làm cho kiến thức mà người học thunhận được có tính cập nhật và đa dạng
Kĩ năng
- Hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, tìm kiếm giải pháp, làm việcnhóm: chia sẻ kinh nghiệm, thuyết trình, thảo luận, đánh giá trong quá trình họctập nhằm phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề
- Phát triển các kĩ năng sống thông qua việc tham gia vào quá trình họctập
Thái độ
- Giúp người học cảm thấy gắn bó và yêu thích môn học
- Giúp người học thấy được những giá trị của hoạt động nhóm, chấp nhậnnhững quan điểm khác nhau, phát triển tư duy phê phán và sáng tạo, nỗ lực học tậpkhông ngừng để phát triển tư duy
1.1.2.2.Mục tiêu của phương pháp dạy học vật lí dựa trên vấn đề (PBL)
Học tập để vận dụng vào cuộc sống, “học đi đôi với hành” đó là mục tiêu cầnphải đạt đến của bất kì môn học nào Căn cứ vào mục tiêu chung của phương phápdạy học dựa trên vấn đề, đối với bộ môn vật lí cũng đề ra những mục tiêu riêng
Kiến thức
- Giúp SV tìm kiếm và phát hiện các định luật, các giả thuyết, các nguyên lícũng như các hiện tượng vật lí chứa đựng trong các sự kiện thựctế
- SV có những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiệm
- Nắm được những nguyên tắc cơ bản của những ứng dụng quan trọng củavật lí trong đời sống và sản xuất
Trang 17- Xây dựng được mối liên hệ giữa các kiến thức vật lí với các kiến thức củacác môn học khác: Toán học, Sinh học, Địa lí, Hóa học
1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL)
Để thấy rõ những đặc trưng cơ bản, tiến bộ của PBL ta có thể tham khảobảng nhận xét Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp dạyhọc mới này [6]
Bảng 1.1 Bảng so sánh phương pháp dạy học truyền thống và dạy học
dựa trên vấn đề (PBL)
Chương trình học
- Dựa vào kinh nghiệm, kĩ năng sẵn
có của SV và khuyến khích khả năng
“biết nhiều hơn thế” của SV
- Mạch lạc, tương thích
- Toàn bộ của từng phần
- Dạy học là tạo điều kiện
- Học tập là xây dựng
- Môi trường linh động
- Soạn thảo bài trước theo một chươngtrình và một khuôn mẫu định sẵn
Trang 18- Huấn luyện viên
- Giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi về quá
- Nắm giữ và truyền thụ kiến thức
- Quản lí SV trong giờ lên lớp
kiến thức để giải quyết vấn đề trong
những điều kiện tự thiết lập
- Là người tiếp thu+ Không chủ động + Thụ động theo sự hướng dẫn của GV
và đi theo kết cấu bài học trong giáo trình + Tái tạo kiến thức, thu nhận và kiểmnghiệm thông qua những ví dụ do GVđưa ra hoặc gợi ý trong giáo trình
Vai trò của vấn đề
- Vấn đề phi cấu trúc (ill - structured
problem): những vấn đề thực tế, có kết
thúc mở, có nhiều giải pháp khả dĩ
- Được giới thiệu như một tình huống
trong đó vấn đề chưa được xác định
rõ ràng
- Vấn đề là tâm điểm, kích thích tố và
là bánh xe luân chuyển trong quá
trình học
- Vấn đề có cấu trúc (well - structured
problem): theo khuôn mẫu đã được định
sẵn, có sẵn một giải pháp đúng duy nhất
- Được trình bày như một nhiệm vụ đểnhớ Thông qua vấn đề người học bắtbuộc phải sử dụng kiến thức bài mới sẽ học
để giải quyết vấn đề
Vai trò của thông tin
- Chỉ được giới thiệu một phần bởi
người dạy (trừ khi được yêu cầu)
Trang 19 Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt đông dạy và học
Vấn đề là đơn vị cấu trúc cơ bản của PBL Người học được tiếp cận với vấn đềngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài học Brooks cho rằng một trong những nguyêntắc chủ yếu của sự giảng dạy theo xu hướng tạo dựng là GV gợi ý cho SV tìm ý tưởngtrong những vấn đề đặt ra Chuỗi sự kiện hoặc vấn đề nên có tính thử thách những giảthuyết được đưa ra bởi SV Thử thách, tính phi lí, tính dị thường hoặc những sự kiệnkhông nhất quán tạo một điểm khởi đầu để thúc đẩy hoạt động học tập của SV [28]
Nussbaum và Novick khẳng định rằng: “Để đi đến một khái niệm mới, đầu
tiên SV phải nhận ra được vấn đề cũng như sự bất lực của họ khi giải quyết nó Sự bất lực của người học xảy ra bởi sự hiện diện của một sự kiện vấn đề không nhất quán” [28] Đó là những điều kiện, những tình huống, mâu thuẫn, mà họ không
giải thích được Còn Bruce cho rằng vấn đề mang tính thách thức, không tuân thủthường làm cho chúng ta dẫn đến tình trạng “mất cân bằng” Sự thúc đẩy từ tìnhtrạng đó là nguyên nhân dẫn đến sự thắc mắc, sự tò mò và cần phải nghiên cứu, tìmhiểu để làm giảm bớt những nghi ngờ và trở lại trạng thái cân bằng[28]
Như vậy, từ những vấn đề đặt ra sẽ tạo hứng thú, lôi cuốn SV tham gia vàobài học Sự hứng thú đạt đỉnh cao khi nó thôi thúc SV đi tìm câu trả lời Trongnhiều trường hợp, câu trả lời không hẳn là một câu kết luận chính xác, một phương
án duy nhất đúng mà nó có thể là những giải pháp chấp nhận được, người ta gọi đó
là những giải pháp mở hay kết luận mở Trong những giải pháp hay kết luận mở đólại chứa đựng những vấn đề mới, nó lại tiếp tục lôi cuốn SV tham gia vào quá trìnhhọc Như vậy, trong suốt quá trình học, các vấn đề xuất hiện luôn điều khiển quátrình học tập của SV
Đối với bộ môn vật lí, một môn học gắn liền với thực tế thì vấn đề lại đóngvai trò quan trọng Từ vấn đề lớn đưa ra trong quá trình giải quyết, SV sẽ dần dầnphát hiện ra những vấn đề chi tiết hơn Chính điều này là cơ hội để SV tìm hiểu kĩlưỡng và sâu sắc hơn về bản chất của vấn đề
Người học tự tìm tòi để xác định nguồn thông tin giải quyết vấn đề.
Finkle và Torp cho rằng: “Tìm hiểu vấn đề cơ bản là cơ sở của sự phát triển
chương trình học và hệ thống hướng dẫn, đồng thời phát triển cả việc giải quyết
Trang 20các vấn đề chiến lược, những cơ sở tri thức, những kĩ năng, kỉ luật, bằng việc đặt
SV trong vai trò người đang bị đương đầu với vấn đề cần giải quyết”[28] Như vậy,
trên cơ sở vấn đề đặt ra, người học phải tìm tòi, nghiên cứu các nguồn thông tin và
sử dụng nó một cách hữu ích nhất
SV sẽ làm việc theo từng nhóm Các nhóm sẽ lập ra một danh sách những cái
đã biết và những cái chưa biết liên quan đến vấn đề Sự liệt kê này sẽ giúp SV gợilên những kiến thức đã biết và bàn luận, phân tích về những cái chưa biết Có thể,
sự phân tích này thỉnh thoảng lại đi sai hướng nhưng nó lại là một khởi nguồn để
những giả thuyết mới xuất hiện một cách tự nhiên Với câu hỏi “Chúng ta cần biết
gì?”, SV sẽ đặt ra những câu hỏi và câu trả lời để những kiến thức thiếu hụt được
làm sáng tỏ Câu hỏi “Chúng ta nên làm gì?” sẽ giúp SV đi tìm câu trả lời theo
hướng: ai là người tìm ra? Nguồn thông tin nào để tham khảo hoặc những hànhđộng cụ thể nào được áp dụng? Trong quá trình đi tìm câu trả lời cho mình SV,cóthể nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia,GV, những người có trách nhiệm liên quanđến vấn đề Tuy nhiên sự giúp đỡ của những người này chỉ dừng ở mức độ gợi ý,còn việc xác định giải pháp trả lời cuối cùng cho vấn đề thì đó vẫn là nhiệm vụ của
SV Nguồn thông tin mà SV tiếp cận từ nhiều nguồn khác nhau: thư viện, báo chí,các buổi thảo luận, internet, nhà chuyên môn, nhưng SV phải là người phân tích vàlựa chọn thông tin phù hợp để giải quyết vấn đề Chính vì sự đa dạng trong phongcách học tập theo phương pháp này mà SV phải là người chủ động đi tích lũy kiếnthức cho chính mình, không ai có thể làm thay thế việc này được
Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi
Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, người học chia sẻ nguồn thông tin và cùngnhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đếnkết luận Ngay từ bước tiếp cận với vấn đề thì thảo luận nhóm là việc không thểthiếu để cả nhóm thống nhất ý kiến với nhau, xác định vấn đề nào là quan trọng cầntập trung Khi đã xác định được vấn đề, nhóm cũng cần phải xác định những thuậtngữ, khái niệm còn chưa rõ nghĩa trong vấn đề đặt ra Sau đó, các thành viên sẽ chia
sẻ kiến thức, sự hiểu biết của mình về vấn đề hoặc phân tích thông tin để cả nhómđều thống nhất cách hiểu về vấn đề, xác định những khoảng trống, những sự thiếu
Trang 21hụt trong kiến thức, trong sự hiểu biết hiện nay Đây cũng là cơ sở cần thiết và rấtquan trọng để đi tìm giải pháp hợp lý.
Trên cơ sở xác định sự thiếu hụt về kiến thức đó, SV phải đi tìm kiếm kiếnthức bổ sung cho bản thân cũng như để giải quyết vấn đề Để có được những giảipháp khả dĩ và thuyết phục, mỗi thành viên trong nhóm sẽ phải có thời gian làmviệc cá nhân, tự nghiên cứu và tìm hiểu Tuy nhiên, sự nghiên cứu cá nhân chưa hẳn
là một nghiên cứu thành công và thuyết phục Kết quả nghiên cứu cần phải đượcđưa ra thảo luận với các thành viên khác trong nhóm Thông qua các câu hỏi, sựchất vấn lẫn nhau giữa các thành viên sẽ làm cho nhóm tập trung hơn, cùng nhauđóng góp ý kiến để có được giải pháp hoàn chỉnh
Thảo luận nhóm cũng là cơ sở để phát triển kĩ năng giao tiếp hiệu quả Điềuquan trọng là mỗi thành viên khi tham gia giao tiếp phải đóng góp những kiếnthứcvà những ý tưởng độc đáo của mình để học hỏi lẫn nhau Nhiều nghiên cứucũng đã chỉ ra rằng chỉ thông qua các hoạt động thực tiễn, con người mới có thểcải thiện những khả năng của chính mình Cũng thông qua thảo luận mà SV cóthời gian và cơ hội để thể hiện mình SV sẽ được tinh chỉnh, khuyến khích để sựhiểu biết của họ chính xác hơn và họ đạt được mục tiêu học tập nhanh chóng vàhiệu quả hơn
Vai trò của GV chỉ mang tính hỗ trợ
Vai trò của GV khi thực hiện giảng dạy theo phương pháp này thì khác vớicác phương pháp giảng dạy truyền thống Ở đây, GV không phải là người cung cấpkiến thức cho SV mà GV chỉ là người cung cấp các sự kiện, tình huống có vấn đềtrong thực tế để lôi cuốn SV vào tham gia giải quyết vấn đề Khi SV đã tham giavào quá trình giải quyết vấn đề thì GV sẽ giúp đỡ họ trong quá trình học tập với vaitrò của một huấn luyện viên, một người hướng dẫn tạo điều kiện Sự hướng dẫn cóthể thực hiện thông qua các câu hỏi gợi ý và những định hướng để đảm bảo cho cácnhóm đang đi đúng hướng và có những lựa chọn hợp lí Những lựa chọn này có thểcoi là chìa khóa của việc học Việc đặt câu hỏi thích hợp với SV là một trong nhữngphương tiện để làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng hơn Câu hỏi hợp lí sẽ thu hút
sự chú ý của nhóm, tránh sự phân tán của các thành viên Tuy nhiên, không phải
Trang 22trường hợp nào GV cũng có thể hỏi Các câu hỏi phải được đưa ra vào thời điểmhợp lí mới phát huy tác dụng Các câu hỏi GV đưa ra phải gợi ra những lập luận của
SV, nếu họ có hỏi thêm thông tin về trường hợp nào đó thì GV có thể hỏi: “Các em
hi vọng tìm ra cái gì? Cái gì là lí do cho câu hỏi của em? Những thông tin cốt lõi màcác em cần biết cho những tình huống tương tự sau này là gì? Có bất kì vấn đề nàophát sinh ngoài vấn đề này không?”
GV phải khuyến khích SV trao đổi và nhấn mạnh những câu hỏi mở để thúc
đẩy việc thảo luận hơn là tập trung vào những câu hỏi mà câu trả lời chỉ là có hoặc
là không Nếu SV gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, hãy cho SV những gợi
ý, không nên trả lời thay các em và can thiệp vào hầu hết các ý kiến tranh luận củacác em hoặc làm gián đoạn buổi thảo luận
Vai trò người hướng dẫn của GV thể hiện ở chỗ GV tham gia định hướnghọc tập, giới thiệu tài liệu thích hợp, chuẩn bị các buổi gặp gỡ đối với SV, có nhữngđánh giá nhận xét về hoạt động phối hợp của SV trong nhóm cũng như toàn bộnhóm theo những mục tiêu đã đề ra
Kiến thức mang tính liên môn
Vấn đề học tập đưa ra trong PBL là những vấn đề xuất phát từ thế giới thực.Khi tham gia giải quyết vấn đề SV phải huy động tất cả các kiến thức liên quan đếnvấn đề, có thể sử dụng thông tin của những môn học khác nhau để giải quyết nó.Đôi khi SV còn phải làm các bài tập liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức
Quan hệ với môi trường bên ngoài
Xuất phát từ những vấn đề thực mà việc học của SV theo PBL chịu ảnhhưởng bởi các mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh Việc học có thểđược nâng cao khi người học có cơ hội tiếp xúc và cộng tác với người khác quanhững công việc hướng dẫn Các môi trường học cho phép tạo ra các mối tương tác
xã hội, tôn trọng tính đa dạng, khuyến khích lối tư duy linh hoạt và hình thành, pháttriển kĩ năng sống trong cộng đồng
1.1.4.Phân loại vấn đề
1.1.4.1.Vấn đề có cấu trúc (well- structuredproblem)
Đó là những vấn đề khi đưa ra đã có sẵn câu trả lời đúng, một giải pháp đúngduy nhất Đa số các vấn đề mà sách giáo khoa đưa ra trong các lĩnh vực toán học,
Trang 23khoa học tự nhiên là các vấn đề luôn có câu trả lời sẵn.
Vấn đề có cấu trúc thường xuất phát từ những sự kiện được sắp đặt trước, nó đãxảy ra và đã có kết quả, giải pháp xử lí rồi Khi nêu lại vấn đề này GV mong muốnhướng SV đến những kết quả có trước đó Có thể nói vai trò của vấn đề có cấu trúc chỉđược trình bày như một nhiệm vụ để nhớ và được tổ chức, giới thiệu bởi người dạy
Vấn đề có cấu trúc thường được sử dụng trong các phương pháp dạy họctruyền thống
1.1.4.2 Vấn đề phi cấu trúc (ill- structuredproblem)
Vấn đề phi cấu trúc là gì?
Đó là những vấn đề thường được hiểu là “Những vấn đề mà SV thường phải
đối mặt trong cuộc sống hằng ngày, chúng bao gồm những vấn đề về chính trị, xã hội, kinh tế và khoa học” - Simon [28] “Là những vấn đề mà mục đích thông tin không đầy đủ, rõ ràng” - Wash “Là những vấn đề hỗn độn, phức hợp trong tự nhiên,
nó đòi hỏi sự khảo sát, thu thập thông tin để giải quyết Tuy nhiên các giải pháp giải quyết vấn đề không đơn giản và không cố định, không có giải pháp nào lập thành công thức và khôn có giải pháp chính xác” - Howard, McGree, Shin & Shia [28].
“Là các vấn đề mà các dữ liệu đang mâu thuẫn nhau, những người tham gia
tranh luận không đồng ý nhau về giả định hay về những giải pháp khác nhau Người giải quyết vấn đề phi cấu trúc phải thấy trước những quan điểm khác nhau
và có những lí luận biện minh cho giải pháp đề nghị” - Carleton College[28].
Tại sao lại phải sử dụng vấn đề phi cấu trúc trong PBL? Sở dĩ phải sửdụng vấn đề phi cấu trúc vì vấn đề này:
- Tăng cường kĩ năng nhận thức: Phát triển tốt những kiến thức “nền” (cósẵn) là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề phi cấu trúc (Jonassen,Roberts) [28] Khi giải quyết vấn đề phi cấu trúc SV áp dụng kiến thức nền mộtcách có ý nghĩa thay vì giữ kĩ nó trong kí ức (White&Frederiksen)[28]
- Tăng cường kĩ năng tranh luận: Từ những vấn đề phi cấu trúc, SV phải tìm
ra những giải pháp, họ sẽ phải thu thập tài liệu, tranh luận và lí giải cho các giảipháp của mình một cách logic và thuyết phục người khác (Voss,Jonassen)[28]
Như vậy, vấn đề phi cấu trúc giúp cho SV nhận thức được vấn đề một cách
tự nhiên mà không bị ép buộc Từ nhận thức đó, SV phải đi tìm câu trả lời chonhững thắc mắc của mình cùng nhau thảo luận để đưa ra những giải pháp tốt nhất
Trang 24để giải quyết vấn đề Giải pháp ở đây không chờ đợi câu trả lời đúng hay sai màquan trọng là chiến lược giải quyết vấn đề sao cho hợp lí và thuyết phục nhất.
1.1.5 Tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học dựa trên vấn đề(PBL)
1.1.5.1 Một số mô hình của tiến trình thực hiện PBL
Để cụ thể hóa chu trình học tập này nhiều nhà giáo dục đã đưa ra các bước
để thực hiện Sau đây là mô hình đề nghị:
Mô hình đề nghị bởi James Busfield và Ton Peijs [P5]
(MA, PhD, MIMMM, CEng School of Engineering and Materials Science.Queen Mary University of London) đưa ra tiến trình 7 bước như sau:
Bước 1:Giải thích các diễn đạt, câu chữ, khái niệm
Mỗi SV tự xem xét vấn đề đưa ra từ kịch bản, nhận dạng tất cả các từ ngữ vàthuật ngữ, khái niệm chưa rõ ràng và thảo luận để giải thích trong nhóm
Kết quả: Lập ra một bảng những khái niệm đã thảo luận
Bước 2: Xác định vấn đề
- Từ vấn đề được giao, nhóm phân tích, thảo luận xem vấn đề cần giảiquyết là gì? Xem xét vấn đề dưới nhiều quan điểm khác nhau Trình bày vấn đề.Giới hạn vấn đề
- GV (người hướng dẫn) khuyến khích SV đóng góp quan điểm của họ vềvấn đề và mở rộng thảo luận
- Kết quả: Lập bảng danh sách các vấn đề
Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Sử dụng phương pháp brainstorming để tìm cách giải quyết vấn đề đãnêu ra Mỗi thành viên trong nhóm viết các giải pháp đề nghị lên một tờ giấy hoặctấm bảng, lúc này không có giải pháp nào được ưu tiên, mọi giải pháp đều được coitrọng như nhau Các giải pháp khả thi được đưa ra thảo luận chi tiết
- Kết quả: Lập bảng danh sách các giải pháp
Bước 4: Xây dựng một bảng liệt kê có hệ thống các giải pháp
- Nhóm quay lại bước 2 và 3 để tổng kết các giải pháp đề nghị, so sánh cácgiải pháp, tìm những giải pháp có mối liên hệ với nhau và xếp theo trình tự cácbước giải quyết
- Kết quả: Lập bảng các giải pháp khả thi được xếp theo thứ tự và thiết
lập mối quan hệ giữa các giải pháp.
Trang 25 Bước 5: Xác định các bài tập cá nhân tự học
- Nhóm lên danh sách các mục tiêu học tập dưới dạng các câu hỏi để giaocho mỗi bạn trong nhóm, xác định thời gian giải quyết, thời gian họp nhóm lần tới
- Kết quả: Lập danh sách các nhiệm vụ mà mỗi thành viên trong nhóm
phải thực hiện.
Bước 6: Thực hành các bài tập cá nhân
- Mỗi SV làm việc cá nhân và chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Thử nghiệm điều tra thông tin và làm thí nghiệm nếu có thể
- Kết quả: Ghi chép của mỗi người
Bước 7: Báo cáo và đánh giá bài tập cá nhân.
- Trong lần họp nhóm lần hai, các nhóm báo cáo, thảo luận, chia sẻ thôngtin, giúp đỡ nhau, xác định bài tập tiếp theo hoặc nhờ GV (người hướng dẫn giúp đỡ
ở một số vấn đề)
- Kết quả: Ghi chép của mỗi người học.
Từ trên, trình tự tổ chức giảng dạy theo PBL có thể được rút gọn và khái quát qua các bước sau:
Bước 1: GV xây dựng vấn đề, các câu hỏi chính cần nghiên cứu, các nguồn
tai liệu tham khảo
Bước 2: Tổ chức họp lớp để nghiên cứu vấn đề: chia nhóm, giao vấn đề,
thống nhất các quy định về thời gian, phân công,…
Bước 3: Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận nhằm trả lời các câu hỏi
Như vậy, tiến trình dạy học theo PBL có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Trang 26Sơ đồ 1.1 Tiến trình dạy học theo PBL
- Xây dựng các câu hỏi định hướng
Hướng dẫn công việc
(GV)
- Nguồn tài liệu tham khảo
- Định kế hoạch thời gian
Nhóm hoàn thiện nhiệm vụ
- Phân công viết báo cáo
- Nhóm thông qua báo cáo
Báo cáo và đánh giá
Trang 271.1.5.2.Thẩm định và đánh giá
Các quan điểm cơ bản về đánh giá
- Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu được trongquá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học, là độnglực để đổi mới PPGD, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con ngườitheo mục tiêu giáo dục Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi
để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượnghọc tập của SV Sự điều chỉnh, bổ sung kiến thức, kĩ năng, thái độ còn chưa hoànthiện giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi SV
- Đánh giá kết quả học tập của SV, thành tích học tập của SV không chỉ
đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập Tạo điều kiện cho SV
cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập Trong đó cần chú ý:
không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri
thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
- Tăng cường các phương thức đánh giá: trong giờ, ngoài giờ, chính thức,không chính thức Đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự học, chuẩn bị,tìm thêm tư liệu, sáng tạo đồ dùng học tập Chú trọng hướng dẫn SV phát triển thói quen và khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau Kết hợp đánh giá giữa thầy vàtrò
Quan điểm về đánh giá SV khi tham gia tiến trình PBL
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá, sau đây là quanđiểm đánh giá của James Busfield và Ton Peijs
- Những đánh giá về nhóm nghiên cứu điển hình được dự kiến là một trong
số những điều sau đây: Poster, báo cáo, thuyết trình, xây dựng một trang web hoặcmột thiết kế chế tạo thiết bị Các định dạng cụ thể sẽ được xác định dựa trên các phácthảo nghiên cứu tình huống ban đầu Các nghiên cứu hạng ưu sẽ được đánh giá
- Sự thuyết trình của mỗi cá nhân sẽ được xem xét lại để tạo một hệ số cánhân cho chính SV đó
- GV chịu trách nhiệm xác định hệ số cá nhân dựa vào quá trình trình bày,tham gia giải quyết vấn đề của SV Để làm được điều này, GV phải kết hợp đánh
Trang 28giá sự trình bày của mỗi SV và sự phản hồi từ những SV của lớp Sau đó, GV sẽhoàn thành bảng đánh giá nhóm.
- Trường hợp những SV hạng ưu được so sánh với điểm của cả nhóm và hệ
số của cá nhân để tạo điểm riêng cho quá trình nghiên cứu GV phải phân biệt điểmthuyết trình giữa các cá nhân, và nên chú ý rằng không nên thay đổi điểm trung bình
mà nhóm đạt được Vì vậy, hệ số cá nhân trung bình của nhóm là 1,0 Ví dụ GVmuốn cho điểm một thành viên trong nhóm cao hơn một lượng nào đó, thì điểm của
số thành viên trong nhóm phải giảm xuống một lượng tương tự
- Hệ số cá nhân được đề nghị là
+ Tham gia ở mức độ trung bình: 0.75
Khi mỗi bài báo cáo thuyết trình được hoàn thành thì điểm cho mỗi cá nhân
- Mỗi cá nhân trong nhóm được đánh giá khi họ chứng minh được các thuộctính sau:
+ Phân tích vấn đề
+ Đổi mới các giải pháp có thể
+ Đánh giá những gợi ý của nhóm
+ Chứng minh các kiến thức, lí thuyết mới được thu thập trong quá trìnhnghiên cứu
+ Sử dụng kĩ năng thực hành khi nghiên cứu
- Ngoài ra, việc đánh giá nhóm cũng bao gồm cả việc đánh giá: nhóm trưởng,thư kí, người ghi chép, các thành viên xem họ thực hiện nhiệm vụ như thế nào
- Đánh giá bài báo cáo: Mỗi nhóm phải thường xuyên viết báo cáo cho quátrình nghiên cứu, học tập của nhóm Bài báo cáo phải có: cấu trúc, các bảng biểu,chi tiết của các thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu, các ghi chú, biên bản thảoluận nhóm
- Thuyết trình: SV có thể được yêu cầu thuyết trình theo nhóm tất cả các kết
Trang 29quả mà họ tìm được Thông thường chỉ có khoảng 1 đến 3 thành viên trong nhóm làthực sự thuyết trình Nhưng trong năm học, mỗi SV sẽ trình bày kết quả đó ít nhấtmột lần Mỗi trình bày giới hạn trong khoảng 10 phút và 5 phút cho mỗi câu hỏi,các câu hỏi đặt ra cần được phản hồi ngay.
- Áp phích (poster): những áp phích này cần rõ ràng, ngắn gọn, hấp dẫn và
sử dụng đúng mụcđích
- Tài liệu tham khảo: SV phải báo các trang web, các tài liệu mà họ tham khảo
- Thiết kế thí nghiệm: Đôi khi SV trong nhóm yêu cầu phải thực hiện một sốthí nghiệm cho những nghiên cứu Những thí nghiệm này phải được nộp vào cuốimỗi tiến trình để đánh giá
Trên đây là tiêu chí đánh giá việc dạy và học trong tiến trình PBL theo quanđiểm của một số nhà giáo dục Mỗi qua điểm đưa ra đều có ưu và khuyết điểm riêngbởi vì quan điểm đó còn tùy thuộc vào điều kiện giáo dục ở mỗi quốc gia
1.1.6 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
Ưu điểm:
Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập: Phương pháp PBL dựatrên cơ sở tâm lý là kích thích hoạt động nhận thức bởi sự tò mò và ham hiểu biếtcho nên thái độ học tập của người học mang nhiều yếu tố tích cực Năng lực tư duycủa người học một khi được khơi dậy sẽ giúp họ cảm thấy thích thú và trở nên tựgiác hơn trên con đường tìm kiếm tri thức
Người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết: thông qua hoạt động tìmkiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể, người học được rèn luyệnthói quen, kỹ năng đọc tài liệu,phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học,làm việc tập thể,… Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho người học đối với côngviệc sau này của họ
Người học được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn: Giáo dục thường bị phêphán là xa rời thực tiễn Phương pháp này có thể giúp người học tiếp cận sớm vớinhững vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan chặt chẽ với chuyên ngành đanghọc đồng thời họ cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhữngvấn đề đó
Trang 30Bài học được tiếp thu vừa rộng vừa sâu, được lưu giữ lâu trong trí nhớ ngườihọc: Do được chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn
đề, người học có thể nắm bắt bài học một cách sâu sắc Vì vậy họ nhớ bài rất lâu sovới trường hợp tiếp nhận thông tin một cách thụ động thông qua nghe giảng thuầntúy
Đòi hỏi GV không ngừng vươn lên: Việc điều chỉnh vai trò của GV từ vị trítrung tâm sang hỗ trợ cho hoạt động học tập đòi hỏi nhiều nổ lực từ phía GV Đồngthời theo phương pháp này, GV cần tìm tòi, xây dựng những vấn đề vừa lý thú vừaphù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo léo những tìnhhuống diễn ra trong thảo luận,… Có thể nói rằng phương pháp PBL tạo môi trườnggiúp GV không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực
Nhược điểm:
Khó vận dụng ở những môn học có tính trừu tượng cao: Phương pháp nàykhông cho kết quả như nhau đối với tất cả các môn học, mặc dù nó có thể đượcápdụng một cách rộng rãi
Khó vận dụng cho lớp đông: Lớp càng đông thì càng có nhiều nhóm nhỏ vìvậy việc tổ chức, quản lý sẽ càng phức tạp Một GV rất khó theo dõi và hướng dẫnthảo luận cho cả chục nhóm người học Trong trường hợp này, vai trò trợ giảng sẽ rấtcần thiết
Không có tiêu chí để phân nhóm PBL
Đòi hỏi cao năng lực tổ chức, cố vấn, trọng tài và ứng xử với các kiểu nhâncách người học của GV
Đòi hỏi hành vi chuyên nghiệp của các thành viên trong nhóm PBL
1.2 Phương tiện dạy học hiện đại
1.2.1 Phương tiện dạy học
1.2.1.1 Khái niệm PTDH
Theo Nguyễn Ngọc Quang, PTDH là bao gồm mọi thiết bị kĩ thuật từ đơngiản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyềnđạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
Theo Thái Duy Tuyên, PTDH là những công cụ mà GV và SV sử dụng trong
Trang 31QTDH nhằm đạt được mục đích dạy học Đó là những công cụ giúp người thầy tổchức, điều khiển QTDH thông qua các hoạt động như kích thích hoạt động nhậnthức, tổ chức hoạt động nhận thức, kiểm tra đánh giá,…và những công cụ giúp SV
tổ chức hoạt động nhận thức của mình một cách có hiệu quả
Như vậy, có thể hiểu rằng PTDH là bao gồm các thiết bị và thiết bị kĩ thuật
từ đơn giản đến phức tạp mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điềukhiển hoạt động nhận thức của SV Đối với SV thì đây là phương tiện giúp họ lĩnhhội các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học,…hình thành ở họ các kỹ năng, kỹxảo PTDH có tác động trực tiếp đến giác quan của người học, qua đó những thôngtin được người học tiếp thu và xử lí Do đó, PTDH có vai trò phục vụ mục đích dạyhọc và giáo dục đạt hiệu quả
1.2.1.2 Phân loại PTDH
Dựa theo cấu tạo, PTDH có thể phân thành hai nhóm gồm: PTDH truyềnthống và PTDH hiện đại [1]
- Các PTDH truyền thống thường được dùng phổ biến trong nhà trường có thể
kể đến là các vật thật trong đời sống và kĩ thuật; các thiết bị TNg được dùng để tiếnhành TNg hoặc TNg SV, các mô hình vật chất: bảng, tranh ảnh, biểu bảng và cácbảng vẽ sẵn; các tài liệu in như sách giáo khoa, sách bài tập, các tranh ảnh in sẵn,…
- Các PTDH hiện đại là những phương tiện dạy học mang lại thông tin quahiệu ứng âm thanh hoặc hình ảnh, hoặc kết hợp cả âm thanh và hình ảnh PTDHhiện đại bao gồm hai khối: Khối mang thông tin như phim học tập, phim đèn chiếu,phim chiếu bóng, phim vô tuyến truyền hình, phim video, phim VCD, DVD; cácphần mềm dạy học,…và khối chuyển tải thông tin như MVT, máy chiếu đa chứcnăng Projector, tivi, máy chiếu vật thể, camera, đèn chiếu, đầu video, đầu đĩa: CD,VCD, DVD, máy cassette,…
1.2.2 Đặc điểm của phương tiện dạy học hiện đại
Mỗi PTDH hiện đại luôn gắn với những tư liệu cần thiết tương ứng, chẳnghạn muốn khai thác video phải có những băng hình có nội dung liên quan bài giảng,khai thác tổ hợp MVT và máy chiếu đa năng phải có bài giảng điện tử,…Nghĩa là,
để có thể khai thác các PTDH hiện đại thì phải đầy đủ hai khối: khối mang thông tin
Trang 32và khối chuyển tải thông tin.
Mỗi loại PTDH hiện đại đều có những chức năng, ưu điểm và hạn chế riêngcủa nó Vì thế chúng ta có thể sử dụng một cách độc lập hay kết hợp các PTDH hiệnđại khác nhau thành những tổ hợp Việc phối hợp nhiều PTDH hiện đại khác nhautrong một tiết học sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả của mỗi phương tiện, đây là xuhướng đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm và sử dụng trong dạy học hiện nay
1.2.3 Vai trò của PTDH hiện đại trong dạy học vật lí
PTDH hiện đại có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với QTDH như [17]:
- Giúp GV truyền đạt tốt các nguồn tin trong nhiều trường hợp khó khăn,giúp SV có thể quan sát được các vật nhỏ, phức tạp Các hình ảnh hoạt động của cácquá trình nhanh hay chậm, phức tạp hay nguy hiểm đều có thể ghi lại
- Có thể gây tác dụng lên nhiều giác quan, do đó gây sự chú ý cho SV, giúpviệc giảng dạy kiến thức thực tế tốt hơn Điều này giúp SV dễ hiểu bài, hiểu bài sâusắc hơn và nhớ bài lâu hơn
- Có thể giúp chúng ta cắt qua giới hạn của thời gian và không gian GV cóthể mang vào lớp các hình ảnh động thích hợp với bài giảng ở một nơi xa xôi nào
đó và SV có thể quan sát địa điểm, các sự kiện xảy ra ở đó nhờ PTDH hiện đại
- Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn,nâng cao niềm tin của SV vào khoa học
- Giúp SV phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tưduy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra các kết luận có độ tin cậy,…)
- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết dạy
- Giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của SV, kiểm tra và đánhgiá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu quả cao
1.2.4 Cách sử dụng một số PTDH hiện đại trong dạy học vật lí
PTDH hiện đại góp phần đổi mới PPDH, giúp tăng tính trực quan, tạo đượcđộng cơ, hứng thú học tập cho SV Tuy nhiên, không phải bao giờ và bất cứ đâuPTDH hiện đại cũng có tác dụng tích cực đến HĐNT của SV Nhiều khi, nếu được
sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, nó lại có tác dụng theochiều tiêu cực, làm cho SV hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém Vì thế, để phát huy
Trang 33hết hiệu quả của việc sử dụng PTDH hiện đại hỗ trợ trong DH thì khi sử dụngchúng, người GV phải nằm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầucủa các loại phương tiện.
Ví dụ: Phim TNg về tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện, phim TNg
về dòng điện Faucoult…
- Khi nghiên cứu các đối tượng, hiện tượng vật lí không thể quan sát, đo đạctrực tiếp do chúng quá nhỏ hoặc quá to
- Khi nghiên cứu các quá trình vật lí diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm, người
ta có thể sử dụng các băng video đã quay và xử lí với tốc độ mong muốn sẽ giúp SVquan sát được toàn bộ quá trình trong một khoảng thời gian thích hợp
- Khi nghiên cứu những hiện tượng diễn ra ở những nơi hoặc những thờiđiểm không thể quan sát trực tiếp được như: hiện tượng cực quang, hiện tượng sấmsét, hiện tượng bão từ,…
Trang 34Hình 1.1 Ảnh về hiện tượng cực quang
- Khi nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của vật lí như nguyên tắc hoạt động,cấu tạo của các dụng cụ, máy phát điện,…ta cũng có thể sử dụng phim học tập bằngcách đưa thêm các chi tiết vào hình vẽ, sẽ chỉ ra được sự chuyển từ sơ đồ nguyên lísang thiết kế cụ thể các máy móc tương ứng
- Khi trình bày lịch sử phát triển của một vấn đề vật lí, một phát minh khoahọc,…Qua việc xem phim, SV thấy được con đường thu nhận các kiến thức trongcác bối cảnh xã hội cụ thể và vị trí của các nhà khoa học trong sự phát triển của vật
lí học
b.Cách sử dụng phim học tập trong dạy học vật lí
Để sử dụng phim học tập đạt hiệu quả cao, GV cần chú ý những điểm sau:
- GV cần căn cứ vào mục đích sử dụng, nội dung phim để có những biệnpháp sư phạm thích hợp nhằm làm tăng hiệu quả của phim đối với quà trình nhậnthức của SV
- GV cần xác định rõ các giai đoạn làm việc chủ yếu đối với phim học tập.Đặt kế hoạch sử dụng phim trong kế hoạch dạy học (Sử dụng vào lúc nào? Nhằmđạt mục đích gì?) Phải có kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể như:
+ Trước khi chiếu phim, để định hướng sự chú ý cho SV vào những nội dung
cơ bản, GV cần giao cho SV các nhiệm vụ cần hoàn thành sau khi xem phim
+ Trong khi SV xem phim, có thể đưa ra những gợi ý nhỏ để hướng sự chú ýcủa SV vào những điểm cơ bản, đặc biệt trong giai đoạn phim để SV không bị bỏsót những điểm cần thiết
+ Sau khi xem phim xong, GV có thể đánh giá hiệu quả của việc sử dụngphim thông qua sự trả lời của SV về các câu hỏi đặt ra ban đầu
- Khi sử dụng phim học tập trong dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc sửdụng đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ
Trang 35- Nghiên cứu các đối tượng mà không thể quan sát trực tiếp được (các hệ vi
mô, vĩ mô, các hệ biến đổi quá nhanh hay quá chậm,…)
- Trong trường hợp sử dụng TNg thật rất khó thành công hoặc không làmđược vì nguy hiểm hay không có thiết bị
- Mô phỏng, minh họa để làm rõ hiện tượng, tăng tính trực quan củahiện tượng hay hỗ trợ TNg
Ӕng dây
Nam châm
Hình 1.2 TNg ảo về hiện tượng cảm ứngđiện từ
- Hệ thống, củng cố, đào sâu kiến thức hay đánh giá kết quả học tập của SV
Ví dụ: Phần mềm Violet soạn câu hỏi trắc nghiệm, phần mềm soạn bài tập,…
b Cách thức sử dụng phần mềm dạy học trong dạy học vật lí.
- Những tư liệu khai thác từ các phần mềm được GV lựa chọn, hệ thốngthành bộ sưu tập, để sử dụng hỗ trợ cho từng bài tập trên lớp
- Khi sử dụng phần mềm DH cần có các thiết bị hỗ trợ cho việc trình diễnnhư MVT kết nối máy chiếu, Projector, tivi màn hình LCD lớn
- Phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ Trìnhchiếu vào lúc cần thiết, lúc SV mong muốn được quan sát nhất, xuất hiện đúng vàolúc nội dung và phương pháp giảng dạy cần đến nó
- Sử dụng phần mềm dạy học phải đi kèm với các câu hỏi định hướng, dẫndắt, gợi mở cho SV
1.2.4.3 Máy vi tính
a Các trường hợp sử dụng MVT trong dạy học vật lí
- Sử dụng MVT trong mô phỏng các đối tượng vật lí
Trang 36- Sử dụng MVT hỗ trợ việc xây dựng các mô hình toán học (đồ thị biểu thức,phương trình,…)
- Khi sử dụng MVT trong DH, SV thường im lặng trước MVT và ít giao tiếp,
do đó GV nên tổ chức cho SV học tập theo nhóm để SV có thể trao đổi, thảo luận
- MVT có thể được sử dụng để hỗ trợ trong các giai đoạn DH khác nhaucủa QTDH
+ Trong giai đoạn ôn tập kiến thức cũ và đặt vấn đề vào bài mới, GV có thể
sử dụng MVT hỗ trợ trong việc tóm tắt kiến thức đã học từ các bài trước, đưa ra cáchình ảnh, các đoạn phim về các hiện tượng vật lí một cách trực quan và yêu cầu SVgiải thích các hiện tượng đó GV cũng có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc đưa racác hiện tượng mới cần nghiên cứu, đặt ra các tình huống có vấn đề đối với SV
+ Trong giai đoạn xây dựng kiến thức mới, việc mô phỏng, minh họa cáchiện tượng hay các quá trình vật lí trên màn hình MVT giúp trực quan và làm rõhiện tượng hơn
+ Trong giai đoạn ôn luyện và vận dụng kiến thức, có thể giao cho SV độclập sử dụng chương trình ôn tập đã cài sẵn trên MVT; có thể kết hợp sự biểu diễncủa GV với việc giao nhiệm vụ cho SV, yêu cầu SV giải quyết nhiệm vụ để ôn tập
và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội
+ Trong giai đoạn kiểm tra đánh giá trình độ kiến thức và các kĩ năng, sửdụng MVT làm công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giảm đi rất nhiều thời gian nhờ khảnăng thống kê và xử lí kết quả nhanh chóng
1.2.4.4 Máy chiếu Projector, tivi màn hình LCD lớn
Để phóng to màn hình tĩnh cũng như động từ MVT người ta sử dụng kết nối
Trang 37MVT với máy chiếu Projector hay kết nối với tivi màn hình tinh thể lỏng(LiquidCrystal Display Screen thường gọi là LCD) lớn, giúp hiệu quả dạy học rấtcao.
Với sự hỗ trợ của máy chiếu Projector kết nối với MVT, Gv có thể khai thácsâu nội dung bài học; cho phép giảng viên tiết kiệm “thời gian chết” (xóa bảng, viếtbảng, )
1.2.4.5 Máy chiếu vật thể
Máy chiếu vật thể là một thiết bị đa phương tiện có thể ghép nối với cácPTDH hiện đại khác như MVT, máy chiếu Projector hoặc tivi màn hình lớn LCDnên đã đem lại nhiều lợi ích và thành công trong dạy học như:
- Dùng để chiếu trực tiếp và phóng ta các hình ảnh minh họa, bảng biểu, biểu
đồ, bảng đồ, các hình ảnh TNg,…; hay các vật thể, vật mẫu có kích thước nhỏ trênmàn hình nhờ máy chiếu Projector hay màn hình tivi để HS quan sát rõ
- Dùng để quay các đoạn TNg mà GV đã tiến hành sẵn để sử dụng trongQTDH, đặc biệt là đối với các TNg có thời gian tiến hành dài cần thu ngắn cho phùhợp thời lượng tiết học, TNg khó thành công khi trình diễn hoặc phải làm nhiều lần
- Dùng chiếu hình trực tiếp cho SV quan sát khi GV giới thiệu dụng cụ TNg,thực hiện thao tác TNg hay tiến hành lắp ráp thiết bị theo sơ đồ hướng dẫn
- Dùng để chiếu phiếu học tập trước và sau khi SV làm để nhận xét, so sánh,sửa chữa sai sót mà không cần dùng bảng phụ, bảng nhóm Qua đó có thể nhận xétcách trình bày bài giải, lập luận, chữ viết của SV; hoặc dùng để các nhóm chiếu vàbáo cáo kết quả làm việc của nhóm
- Dùng để quay quá trình hoạt động của SV trong lớp học khi tổ chức dạyhọc theo nhóm để nhận xét, đánh giá khả năng hoạt động của các nhóm Từ đó kịpthời uốn nắn, điều chỉnh thái độ học tập của SV
1.3 Sử dụng PTDH hiện đại hỗ trợ dạy học PBL trong dạy học vật lí
PTDH hiện đại có thể được sử dụng vào tất cả các giai đoạn của DH PBL, từviệc đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề cho đến hoàn tất vấn đề
1.3.1 Sử dụng PTDH hiện đại trong giai đoạn giao vấn đề
Trong giai đoạn giao vấn đề, GV có thể tạo tổ hợp MVT, máy chiếu
Trang 38Projector và màn hình chiếu hoặc với tivi màn hình lớn, máy chiếu vật thể để giaocho SV những nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề bằng những đoạn video clip, tranh ảnh,TNg mô phỏng, TNg định tính mô tả hiện tượng vật lí trái với quan niệm và giảipháp ban đầu của SV; hay sử dụng MVT để tổ chức các trò chơi đã thiết kế sẵnbằng các phần mềm và có tiềm ẩn tình huống có vấn đề, SV ý thức được khó khăn(vấn đề xuất hiện), kích thích các nhu cầu tìm hiểu, giải thích,…
1.3.2 Sử dụng PTDH hiện đại trong giai đoạn giải quyết vấn đề
Trong giai đoạn giải quyết vấn đề theo PBL, PTDH hiện đại góp phần hỗ trợtrong hoạt động tìm tòi xây dựng giả thuyết, suy ra hệ quả logic, kiểm chứng giảthuyết Chẳng hạn, đối với các vấn đề cần được sử dụng TNg nghiên cứu nhưngkhông có TNg thực hoặc có TNg thực nhưng vì quá trình diễn ra quá nhanh, khôngthể thấy rõ được bản chất hiện tượng hoặc có những hiện tượng chúng ta không thểquan sát bằng mắt thường nên việc hướng dẫn, phân tích cho SV hiểu rõ hiện tượng
để GQVĐ rất khó khăn Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của TNg ảo được thiết kế bởi cácphần mềm dạy học, hoặc các video thí nghiệm đã được quay trước và sử dụng phầnmềm quay chậm; phân tích hiện tượng để SV thấy rõ bản chất của vấn đề
1.3.3 Sử dụng PTDH hiện đại trong giai đoạn hoàn tất vấn đề
Trong giai đoạn hoàn tất, SV sử dụng PTDH hiện đại để báo cáo GV sửdụng chúng để hệ thống kiến thức mới và vận dụng
Trong quá trình vận dụng kiến thức mới, có thể sử dụng máy chiếu vật thểkết hợp với MVT và máy chiếu Projector để trình chiếu các đoạn phim, hình ảnh vềcác ứng dụng, hiện tượng liên quan
1.3.4 Tiến trình dạy học theo PBL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại
Trên cơ sở nghiên cứu sự hỗ trợ của PTDH hiện đại trong dạy học theo PBL,chúng tôi đưa ra tiến trình tổ chức HĐDH dựa trên vấn đề - PBL với sự hỗ trợ củaPTDH hiện đại như sau:
Trang 39Sơ đồ 1.2 Tiến trình dạy học theo PBL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV và
SV cùng nhận xét, đánh giá.
GV hệ thống và làm
rõ kiến thức mới.
- SV tham gia bổ sung, hỏi.
- GV củng cố và vận dụng kiến thức mới.
PTDH hiện đại hỗ trợ:
- Đều có thực trong trình chiếu các tư liệu hình ảnh, đoạn phim
về tình huống hay vấn
đề cuộc sống.
- Trình chiếu các yêu cầu, nhiệm vụ của vấn
đề, bộ câu hỏi định hướng.
PTDH hiện đại hỗ trợ:
- Tìm kiếm tài liệu, thảo luận, trao đổi thông tin trong nhóm.
- Trình chiếu một số
tư liệu: hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo, đoạn phim,… hỗ trợ GQVĐ.
PTDH hiện đại hỗ trợ:
- Hỗ trợ các nhóm báo cáo.
- Giúp GV hệ thống các kiến thức mới.
- Trình chiếu các sơ
đồ logic kiến thức.
- Trình chiếu các hình ảnh, đoạn phim về các ứng dụng, hiện tượng liên quan.
- Trình chiếu các bài tập để sinh viên vận dụng.
Trang 401.4 Kết luận chương 1
Trong chương này, luận văn đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận của dạyhọc theo PBL với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại Nôi dung dung cụ thể của chương
có thể được tóm tắt như sau:
- Dạy học dựa trên vấn đề (PBL) là phương pháp dạy học tích cực, trong quátrình học tập SV sẽ phải tự tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức thu được vào giảiquyết các vấn đề thực tiễn
- Trình bày được đặc điểm, vai trò và cách sử dụng PTDH hiện đại trong dạyhọc vật lý
- Đưa ra được cách sử dụng PTDH hiện đại hỗ trợ trong các giai đoạn của
DH theo PBL