ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN PHẦN PHI KIM - LỚP 10 LUẬN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THU
SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN
PHẦN PHI KIM - LỚP 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
HÀ NỘI – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THU
SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN
PHẦN PHI KIM - LỚP 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN TRUNG NINH
HÀ NỘI – 2015
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mục chữ viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mu ̣c bảng vi
Danh mu ̣c hình vii
MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TUYỂN CHỌN, THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN - PHI KIM LỚP 10 Error! Bookmark not defined
1.1 Dạy học định hướng phát triển năng lực Error! Bookmark not defined 1.1.1 Khái niệm năng lực [17] Error! Bookmark not defined 1.1.2 Đặc điểm cấu trúc chung của năng lực [5] Error! Bookmark not defined
1.1.3 Các năng lực chung, năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển cho học
sinh trung học phổ thông.[5] Error! Bookmark not defined 1.1.4 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn [17]Error! Bookmark not defined
1.2 Bài tập hóa học (BTHH) Error! Bookmark not defined 1.2.1 Khái niệm [16][25][34] Error! Bookmark not defined 1.2.2 Ý nghĩa bài tập hóa học.[15][17] Error! Bookmark not defined 1.2.3 Phân loại bài tập Error! Bookmark not defined 1.2.4 Xu hướng phát triển của bài tập hóa học Error! Bookmark not defined 1.2.5 Bài tập hóa học thực tiễn [15], [17] Error! Bookmark not defined
1.2.6 Phân loại bài tâ ̣p hóa ho ̣c thực tiễn Error! Bookmark not defined 1.3 Cơ sở thực tiễn Error! Bookmark not defined 1.3.1 Mục đích điều tra Error! Bookmark not defined 1.3.2 Nội dung điều tra Error! Bookmark not defined 1.3.3 Đối tượng điều tra Error! Bookmark not defined 1.3.4 Phương pháp điều tra Error! Bookmark not defined 1.3.5 Kết quả điều tra Error! Bookmark not defined
Trang 41.3.6 Đánh giá kết quả điều tra Error! Bookmark not defined TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN Error! Bookmark not defined 2.1.Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình hóa học 10-Phi kim Error! Bookmark not defined
2.1.1.Mục tiêu cơ bản chương trình hóa học 10-Phi kimError! Bookmark not defined
2.1.2 Nội dung chương trình hóa 10- phần phi kim Error! Bookmark not defined
2.2 Thiết kế hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn Error! Bookmark not defined
2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn Error! Bookmark not defined 2.2.4 Cách giải bài tập thực tiễn Error! Bookmark not defined
2.2.5 Hệ thống bài tập để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Error! Bookmark not defined
2.3 Một số hướng sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn chương oxi- lưu huỳnh và chương halogen Error! Bookmark not defined
2.3.1 Sử dụng trong việc truyền thụ kiến thức mới Error! Bookmark not defined 2.3.2 Sử dụng trong việc hoàn thiện kiến thức, kĩ năng.Error! Bookmark not defined
2.3.3 Sử dụng trong việc kiểm tra đánh giá Error! Bookmark not defined
2.4 Thiết kế một số giáo án bài dạy có sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triểnnăng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bộ dụng cụ đánh giá năng lực của
học sinh Error! Bookmark not defined 2.4.1 Giáo án sử dụng hệ thông bài tập thực tiễn khi dạy bài mới Error! Bookmark not defined
2.4.2 Một số đề kiểm tra sau thực nghiệm và đáp án.( phụ lục 6,7,8 ) Error! Bookmark not defined
Trang 52.4.3 Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực HS (phụ lục 5) Error! Bookmark not defined
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Error! Bookmark not defined 3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined 3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined 3.2 Thời gian, đối tượng thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2.1 Thời gian thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2.2 Đối tượng thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3 Quá trình tiến hành thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.1 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.2 Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.3 Lựa chọn giáo viên thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.4 Tiến hành thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.5 Thực hiện chương trình thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.4 Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệmError! Bookmark not defined
3.4.1 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.4.2 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.4.3 Xử lí kết quả Error! Bookmark not defined 3.4.4 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined
1 Kết luận Error! Bookmark not defined
2 Khuyến nghị Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cách đây 531 năm (1484- 2015), Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử Giám đã khẳng
định:"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí"
Ngày nay, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã
đề ra chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo “coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”, giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới, giáo dục là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28.2 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [18]
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết
định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"
Thực tế nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) phổ thông và các loại sách tham khảo môn Hóa học vẫn nặng tính hàn lâm; ít có sự liên hệ kiến thức Hóa học với thực tiễn và các môn học khác do đó ít tạo hứng thú học tập cho HS Mặt khác đề thi đại học những năm gần đây đã đổi mới, nhưng dạng bài tập thực tiễn còn ít và chưa đa dạng; những bài nặng thuật toán còn nhiều Tất cả những yếu tố trên là những cản trở đến sự vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cuộc sống
Môn Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, với nhiều nội dung gắn liền thực tiễn, việc khai thác hợp lí những ứng dụng Hóa học sẽ tạo hứng thú học tập cho HS Hiện nay có rất ít hệ thống bài tập Hóa học với nội dung gắn với
Trang 7thực tiễn; nên việc xây dựng hệ thống bài tập dạng này là một yêu cầu cần thiết; thông qua bài tập HS sẽ nắm chắc kiến thức cơ bản; HS thấy rõ mối quan hệ giữa lí thuyết và thực nghiệm; trong quá trình giải bài tập thực tiễn HS sẽ tự nghiên cứu; tự đưa ra những lập luận để chứng minh lựa chọn của mình; có điều kiện thể hiện suy nghĩ bản thân Như vậy HS mới học tiến bộ, có hứng thú học tập
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trung học phổ
thông, tôi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng hệ thống bài tập Hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn phần phi kim- lớp 10”
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu, bài viết… liên quan đến khai thác thực tiễn trong giảng dạy Hóa học như:
- Luận văn thạc sĩ của Đỗ Công Mỹ , Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết
và bài tập thực tiễn môn hóa học Trung học phổ thông (phần hóa học đại cương và
vô cơ), Bảo vệ năm 2005, Đại học Sư phạm Hà Nội
-Luận văn thạc sĩ của: Ngô Thị Kim Tuyến , Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn hóa học lớp 11 Trung học phổ thông, Bảo vệ năm 2004, Đại học Sư phạm Hà Nội -Luận văn thạc sĩ của: Trần Thị Phương Thảo , Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Bảo vệ năm 2008, Đại học sư phạm TP HCM
Ngoài ra còn một số tài liệu nghiên cứu của một số tác giả khác:[11], [12], [15], [17], [19], [22], [30], [32]…
Tuy nhiên hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (phần phi kim lớp 10) Đặc biệt những bài tích hợp kiến thức địa phương vào trong bài giảng hóa học còn ít, chưa xây dựng thành hệ thống Vì vậy việc xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng kiến thức thực tiễn về địa phương là cần thiết và tác động tốt tới hứng thú học tập của HS, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của HS
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn phần phi kim - lớp 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong giai đoạn hiện nay
Trang 84 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lí luận của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực học sinh
- Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hóa học; phương pháp dạy học chương oxi-lưu huỳnh và chương halogen để xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết và bài tập tính toán phần phi kim lớp 10 liên quan đến thực tiễn và thực tế địa phương
4.2 Điều tra tình hình dạy học và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn để làm cơ sở thực tiễn của đề tài 4.3 Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần phi kim lớp 10
4.4 Thực nghiệm sư phạm
Thực hiện dạy học một số giáo án chương oxi- lưu huỳnh, chương halogen lớp
10 có sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào
thực tiễn đã thiết kế tại các trường:
+ THPT Hoàng Văn Thụ, Uông Bí, Quảng Ninh
+ THPT Tân Yên Số 1, Tân Yên, Bắc Giang
Thu thập các số liệu thực nghiệm sư phạm
4.5 Xử lý kết quả thực nghiệm bằng toán học thống kê
Sử dụng Toán thống kê để xử lý số liệu thực nghiệm để kiểm chứng giả
thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài luận văn
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT Việt Nam 5.2 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập Hóa học có nội dung thực tiễn phần
phi kim lớp 10
6 Phạm vi nghiên cứu
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn phần phi kim- lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học
Trang 9Các trường thực nghiệm sư phạm:
- Trường THPT Hoàng Văn Thụ thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh
- Trường THPT Tân Yên Số 1- Tân Yên, Bắc Giang
Thời gian: tháng 1 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015
7 Giả thuyết khoa học
Nếu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng một hệ thống bài tập Hóa học thực tiễn, đa dạng và phù hợp với điều kiện địa phương sẽ góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học ở trường THPT hiện nay
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu về chủ trương, chính sách phát triển giáo dục.Tài liệu lý luận dạy học hóa học
- Nghiên cứu khung đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trong dạy học
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Hóa học 10- phần phi kim
- Nghiên cứu hệ thống bài tập có vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn phần phi kim Hóa học lớp 10
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động dạy và học Hóa học ở
trường THPT nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp đàm thoại: trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh để tìm
hiểu ý kiến, quan điểm, thái độ của họ với việc học hóa học, các biện pháp nâng cao năng lực học sinh
- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học có vận
dụng kiến thức vào thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, giảng viên và giáo
viên có kinh nghiệm về việc sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dựa vào giả thuyết khoa học đã đặt ra, tiến
Trang 10hành thực nghiệm ở một số trường THPT để xem xét, đánh giá tính khả thi của hệ
thống bài tập đã xây dựng
8.3 Phương pháp xử lý thống kê toán học: Dùng để phân tích và xử lý các số liệu
thu được thông qua điều tra, thực nghiệm sư phạm để rút ra các kết luận của đề tài
9 Đóng góp mới của luận văn
9.1 Tuyển chọn và xây dựng một hệ thống bài tập thực tiễn phong phú, đa dạng
phần phi kim – Hoá học 10
9.2 Đề xuất phương hướng sử dụng hệ thống bài tập nhằm nâng cao năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, phần phi kim lớp 10 tạo hứng thú học cho học sinh
10 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tuyển chọn, xây dựng và sử
dụng hệ thống bài tập Hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn - phi kim lớp 10
Chương 2: Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim
lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm