Báo cáo thực tập: Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên
Trang 1Lời mở đầu
Thực hiện quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội từ năm 1996 đến năm
2000 – 2010, trong những năm qua Nhà nước và Thành phố Hà Nội đãquan tâm đầu tư xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội , hàng loạt các khudân cư mới đã xuất hiện Nhiều trục đường chính của Thành phố đã đượccải tạo mở rộng như trục đường 1A, đường 6, Đại Cồ Việt… nhiều khu nhà
ở mới được hình thành như Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, ThanhXuân, Giảng Võ đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở cho nhân dân Thủ đô
Tuy nhiên, song song với việc đời sống kinh tế của mọi tầng lớp dân
cư được cải thiện, là nhu cầu cải thiện điều kiện ở của nhân dân thủ đô ngàymột cao, dân số của Thành phố Hà Nội tăng nhanh từ việc tăng dân số tựnhiên cũng như do một số lớn dân cư từ các khu vực nông thôn lân cận về
Hà Nội sinh sống và tìm kiếm việc làm Điều đó dẫn đến nhu cầu về nhà ởtăng cao trong những năm vừa qua, đặc biệt trong 4 quận nội thành Diệntích đất xây dựng nhà ở trong nội thành còn lại rất ít, việc cải thiện điềukiện ở tại chỗ (trong nội thành) không thể đáp ứng được dẫn đến việc pháttriển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch đô thị , cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đáp ứngnổi nhu cầu… đã xảy ra trong một vài năm vừa qua tại Hà Nội Để việcxây dựng nhà ở tại Thủ đô được thực hiện một các có trật tự, đúng quyhoạch , đảm bảo các khu dân cư mới có đủ cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật như giaothông, cấp điện, cấp nước, hạ tầng xã hội như trường học, thương mại, vuichơi giải trí, góp phần cải thiện một cách cơ bản điều kiện sống của nhândân Thủ đô, Thành phố Hà Nội đã có chủ trương nghiên cứu quy hoạchphát triển các khu Đô thị mới như Khu xây dựng tập trung Định Công, LinhĐàm, khu phố mới Trung Yên… theo phương châm “ lấy phát triển để cảitạo ”
Trang 2Khu đô thị mới Trung Yên cũng là một định hướng của thành phố vớimục đích để giải quyết nhu cầu của người dân đô thị hiện nay Chuyên đềnày được viết dựa trên cơ sở các số liệu về khu đô thị mới Trung Yên kếthợp với kiến thức lý luận và các loại tài liệu tham khảo.
Với sự cố gắng và hiểu biết của mình cùng với sự giúp đỡ của thầygiáo cùng cơ quan thực tập em đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập với
đề tài: “Quản lý kết cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới Lấy ví dụ điển hình
về khu đô thị mới Trung Yên” Trong quá trình viết bài em không thể tránh
khỏi những thiếu sót nên rất mong được sự góp ý của thầy giáo và cơ quanthực tập
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Chương 1: Các vấn đề lý luận
1 Khái niệm
1.1 Đô thị, đô thị mới, đô thị hóa
- Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao độngphi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợphay trung tâm chuyên nghành, có vai trò thúc đấy sự phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, của mộthuyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện
- Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữadân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích củamột vùng hay khu vực Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của haiyếu tố đó theo thời gian Nếu tính theo cách đầu nó còn được gọi làmức độ đô thị hóa, còn theo cách thứ hai nó có tên là tốc độ đô thịhóa
- Đô thị mới mới được hình thành trong những năm gần đây Theonghĩa chung nhất nó được hiểu là những khu dân cư mới được hìnhthành từ các dự án phát triển và mở rộng thêm quy mô của thành phố
1.2 Kết cấu hạ tầng đô thị
- Kết cấu hạ tầng đô thị là hệ thống các công trình cần thiết đảm bảocho hoạt động của đô thị, đó chính là cơ sở vật chất – kỹ thuật củamột đô thị, là tiêu chuẩn phân biệt giữa thành thị và nông thôn
- Theo một cách định nghĩa khác, kết cấu hạ tầng đô thị là toàn bộ cáccông trình giao thông vận tải, bưu điện thông tin liên lạc, dịch vụ xãhội như: đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay,nhà ga xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thốngmạng điện, đường ống dẫn xăng, dầu, khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao
Trang 4thông vận tải, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ănuống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải môitrường đô thị v.v…
Kết cấu hạ tầng được thể hiện trên 4 bình diện: 1/ Tiện ích côngcộng (public utilities): năng lượng (điện…) viễn thông, nước sạchcung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thốngthu gom và xử lý chất thải trong thành phố 2/ Công chánh (publicworks): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tướitiêu… 3/ Giao thông (transport): các trục và tuyến dường bộ, đườngsắt chính quy (conventionial railway) đường sắt vận chuyển nhanh(mass rapid trasit railway) cảng cho tầu và máy bay, đường thủy… 4/
Hạ tầng xã hội (social infrastructure): trường học, bệnh viện… Đócũng là phạm vi xác định của khái niệm Tương tự như vậy, thuật ngữ
“quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng” cũng được hiểu là quản lý vàphát triển theo 4 bình diện đã nói ở trên
Thực tế, kết cấu hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo cho sự pháttriển bền vững của một quốc gia cho nên người ta thường sử dụngthuật ngữ “cơ sở hạ tầng đô thị” với nội dung đồng nhất khi dùngthuật ngữ “kết cấu hạ tầng đô thị” hoặc thuật ngữ “hạ tầng đô thị”.Tuy nhiên, ở đây cần chú ý phân biệt khái niệm thuật ngữ “cơ sở
hạ tầng” của quản lý đô thị với “cơ sở hạ tầng” dùng trong nghiêncứu kinh tế chính trị học Mác-Lênin
Khái niệm thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” trong nghiên cứu kinh tếchính trị học của Mác-Lênin hay còn gọi là “cơ sở kinh tế có ý nghĩatập hợp các quan hệ sản xuất, tạo thành cơ cấu kinh tế của một xãhội Khái niệm “cơ sở hạ tầng” ở đây nằm trong mối quan hệ với kiếntrúc thượng tầng tạo nên một hình thái xã hội tương ứng với nó
Trang 5Còn khái niệm thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” của đô thị dùng để chỉ cáccông trình có ý nghĩa nền móng của đô thị như: đường sá, cầu cống,
hệ thống cấp thoát nước, dịch vụ xã hội (dịch vụ công)… của đô thị
2 Phân loại và chức năng của từng loại kết cấu hạ tầng đô thị
a Phân loại
Tùy theo cách căn cứ mà chúng ta có thể phân kết cấu hạ tầng đô thị
ra thành các loại khác nhau như sau:
- Xét về tính chất ngành cơ bản có thể phân ra như sau:
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị
Kết cấu hạ tầng dịch vụ xã hội đô thị
- Về tính chất phục vụ có thể phân ra như sau:
Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ sản xuất vật chất
Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ về nhu cầu văn hóa tinhthần
- Về trình độ phát triển có thể phân ra:
Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển cao
Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển trung bình
Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển thấp
- Về quy mô đô thị có thể phân ra:
Kết cấu hạ tầng siêu đô thị
Kết cấu hạ tầng đô thị cực lớn
Kết cấu hạ tầng đô thị lớn
Kết cấu hạ tầng đô thị trung bình
Kết cấu hạ tầng đô thị nhỏ
Trang 6 Giao thông công cộng và hệ thống giao thông nội bộ
Các hệ thống truyền thông, chẳng hạn truyền hình cáp
và điện thoại
Hệ thống đường xá, bao gồm cả đường thu phí
Các công trình hạ tầng kỹ thuật cung cấp và bảo đảm năng lượng chothành phố; cung cấp nước sạch để phục vụ dân cư sinh hoạt; xử lýcác vấn đề về môi trường như rác thải, khí đốt và nước thải sinh hoạt;xây dựng hệ thống giao thông nội bộ phục vụ nhu cầu đi lại, các khuvực đỗ xe và gửi xe; là đầu mối thông tin giữa khu đô thị với bênngoài
Trang 7- Công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị là các công trình được xâydựng phục vụ các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nhằm mụcđích tạo động lực cho kinh tế - xã hội ổn định và phát triển Các côngtrình này được phân chia thành hai loại là công trình dành cho hạtầng kinh tế và công trình dành cho hạ tầng xã hội
Các công trình hạ tầng kinh tế như:
Các trung tâm thương mại, văn phòng và cao ốc chothuê cho các đơn vị và các doanh nghiệp đăng ký đểkinh doanh, buôn bán
Các công trình hạ tầng giao thông có liên quan đến hoạtđộng kinh tế như hệ thống cảng biển, tàu và các phươngtiện vận chuyển,… đảm bảo giao thông thông suốt, đảmbảo vận tải hàng hoá và hành khách trong khu đô thị vàgiữa đô thị mới với các vùng bên ngoài
Hệ thống công trình hạ tầng xã hội được xây dựng để phục vụ cộng
đồng có ý nghĩa xã hội hơn là kinh tế nhằm nâng cao đời sống cộngđồng nơi đó, các công trình trong hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm:
Các công trình như y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao,thương mại, cây xanh, công viên, mặt nước
Dịch vụ công cộng: phòng cháy chữa cháy, bệnh viện,nhà trẻ, đồn công an,…
Một số công trình khác
- Công trình hạ tầng dịch vụ là những công trình mang lại cho ngườidân sinh sống tại đó những giá trị và tiện ích trong sinh hoạt hàng
Trang 8ngày của cư dân đô thị Các công trình trong hạ tầng dịch vụ cũng cómột số dạng dịch vụ đan xen với hệ thống công trình hạ tầng kinh tế -
xã hội và hạ tầng kỹ thuật Tuỳ theo cách tiếp cận mà chúng ta cócách hiểu khác nhau và phân loại chúng theo mỗi cách tiếp cận
Các công trình hạ tầng dịch vụ bao gồm:
Dịch vụ bưu điện: Bưu chính - phát hành báo chí; Viễnthông – tin học; Mạng viễn thông
Điện năng: Nguồn điện, hệ thống lưới điện
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho các cơ sở sảnxuất và các hộ gia đình, các đơn vị cơ quan hành chính
và sự nghiệp trong khu vực
Hệ thống y tế: Các công ty hoặc các đơn vị cung cấp cácsản phẩm trong ngành dược, y tế; Các phòng khám tưnhân; Hệ thống bệnh viện và trung tâm chăm sóc sứckhoẻ và các trung tâm thẩm mỹ
Hệ thống ngân hàng: Cung cấp các dịch vụ gửi và chovay tiền tạo ra sự thuận tiện và an toàn, nâng cao tínhhiệu quả và tiết kiệm cho bên tham gia sử dụng dịch vụnày
Hệ thống bảo hiểm: Đưa ra các dịch vụ về bảo vệ cho tàisản và tính mạng của con người, có ý nghĩa rất tích cực
Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ
Một số nhà thi đấu và luyện tập chính
Sân vận động, bể bơi, các câu lạc bộ và nhà văn hoá, rạpchiếu bóng, sân tennis,…
Trang 9 Điểm vui chơi giải trí – du lịch: Công viên cây xanh,công viên nước
An ninh đô thị
Công tác phòng cháy chữa cháy
Trung tâm điều hành các công trình hạ tầng dịch vụ
3 Sự tác động của yếu tố kết cấu hạ tầng tới các vấn đề kinh tế - xã
hội và tầm quan trọng của việc quản lý kết cấu hạ tầng
3.1 Sự tác động của yếu tố kết cấu hạ tầng tới các vấn đề kinh tế - xã hội
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đang quá tải và đang là trở lực đối vớiphát triển kinh tế và quy mô dân số Nếu vấn đề này không tập trunggiải quyết tốt và phát triển phù hợp với quy mô và cơ cấu kinh tế thìkhông thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững và hiệu quảđược Thành phố không thể giải quyết bài toán phát triển một cáchriêng lẻ, đặc biệt là đối với các vấn đề như quy hoạch các khu côngnghiệp, giải quyết giao thông, thoát nước, xử lý môi trường…
- Bản thân kết cấu hạ tầng cũng đã trở thành một ngành xuất khẩu, tạo
ra những khoản tiền khổng lồ cho các công ty và nhân viên các công
ty sở hữu và vận hành kết cấu hạ tầng cung cấp các dịch vụ vận tải,nước uống, năng lượng và đổ rác cho một hệ thống khách hàng phântán và đôi khi rất miễn cưỡng phải mua dịch vụ
- Các cộng đồng địa phương ngày càng phản đối sự tồn tại của cácphương tiện kết cấu hạ tầng, ngay cả khi các phương tiện này cảithiện đáng kể dịch vụ cung cấp cho cộng đồng Kết cấu hạ tầng phảinhờ đến các thị trường tài chính, mà các thị trường tài chính ngày
Trang 10càng mang tính toàn cầu hóa, do vậy những vấn đề thanh toán từngđược coi là của địa phương đã lan rộng thành những vấn đề quốc tế.
- Sự phát triển của thành phố trong quá trình công nghiệp hóa là quátrình tự thân Nhà nước tổ chức bước đầu, sau đó, chính thành phố tựlớn lên Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, công nghiệp và dịch
vụ thu hút về tập trung ở thành phố do cơ sở hạ tầng thuận lợi, dịch
vụ phát triển và nguồn nhân công chất lượng cao Kinh tế tăngtrưởng nhanh hơn tạo nên khác biệt rõ rệt về thu nhập và mức sốnggiữa đô thị với nông thôn Đến giai đoạn sau, khi giá lao động, giáđất đai, vốn liếng ở đô thị cao hơn hẳn, cơ chế thị trường tiếp tục hútmọi nguồn tài nguyên toàn quốc chảy về đô thị
- Chúng ta làm thế nào để giải quyết những vấn đề nội tại và dườngnhư là không thể tránh khỏi - giữa việc đáp ứng quyền lợi cá nhânvới việc phục vụ lợi ích tập thể, giữa việc đáp ứng nhu cầu trước mắtvới việc cung cấp cho các thế hệ mai sau, hoặc giữa việc duy trì để sửdụng hàng ngày với việc bảo dưỡng để các công trình đảm bảo độ antoàn mà không bị xuống cấp Đó là một bài toán mà hiện nay chúng
ta đang đi tìm đáp số
3.2 Tầm quan trọng – ý nghĩa của việc quản lý kết cấu hạ tầng
Sự phát triển các ngành của kết cấu hạ tầng đô thị có ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội vàviệc nâng cao hiệu quả của nó
Có hai cách mà kết cấu hạ tầng đóng góp vào phát triển công nghệ
ở hầu hết tất cả các ngành kinh tế Một là, kết cấu hạ tầng phục vụ vai
trò là nền tảng cho phát triển công nghệ và việc xây dựng nó trên
thực tế là sự đầu tư cho công nghệ và tổ chức Hai là, quá trình phát
Trang 11triển kết cấu hạ tầng tạo cơ hội để học tập nâng cao trình độ côngnghệ Việc sáng tạo và phổ biến công nghệ có được thực hiện haykhông là dựa trên cơ sở sự có sẵn của kết cấu hạ tầng Nếu không có
đủ kết cấu hạ tầng thì không thể có những ứng dụng tiếp theo để pháttriển công nghệ Ví dụ, điện năng, mạng giao thông và kết cấu hạtầng truyền thông là những nhân tố cơ bản phục vụ cho nỗ lực hoànthiện các năng lực khoa học và công nghệ (KH&CN) Sự tiến bộ củacông nghệ thông tin và sự phổ biến nhanh chóng của nó trong nhữngnăm gần đây có thể đã không diễn ra nếu thiếu kết cấu hạ tầng viễnthông cơ bản, chẳng hạn như điện thoại, hệ thống cáp nối và mạng vệtinh Các hệ thống thông tin điện tử dựa vào kết cấu hạ tầng viễnthông chiếm tỷ lệ đáng kể trong sản xuất và phân phối ở các ngànhkinh tế Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, chẳng hạn như ở ngànhcông nghiệp bán dẫn, đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện tin cậy vàmạng lưới logistic (hậu cần) hiệu quả Các mạng giao thông vàlogistic hiệu quả cũng cho phép các doanh nghiệp chế tạo và dịch vụ
áp dụng những quy trình quản lý hiện đại và đổi mới tổ chức, chẳnghạn như phương pháp JIT (Just-in-Time, tức là nền sản xuất đượccung ứng vào đúng những thời điểm cần thiết, không cần kho chứa)
để quản lý chuỗi cung ứng Hệ thống đổi mới nhấn mạnh mối liên kếtgiữa các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục và Viện nghiên cứu vàChính phủ Điều này không thể thực hiện được nếu thiếu kết cấu hạtầng để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các mối liên kết Đặc biệt là ở kỷnguyên toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, chất lượng và vấn đềđảm bảo chức năng của kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông,cũng như kết cấu hạ tầng logistic trở nên có vai trò quan trọng trongviệc phát triển các tổ chức nghiên cứu và hàn lâm
Trang 12Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tầm quan trọngcủa kết cấu hạ tầng đô thị đang ngày càng được đẩy lên cao hơn Sựphát triển và hình thành các hình thức mới về giao thông vận tải vàthông tin liên lạc không những trong khuôn khổ từng nước mà cònbước ra ngoài khuôn khổ của từng nước, tiến đến phạm vi quốc tếtheo xu hướng toàn cầu hoá.
Do vậy, hình thành kết cấu hạ tầng cơ sở của sự hợp tác quốc tếmới, đó là toàn bộ các bộ phận của hệ thống giao thông vận tải vàthông tin liên lạc trong nước và nước ngoài, nhằm phục vụ cho hoạtđộng kinh tế đối ngoại cũng như các công trình và tương đối phù hợpvới nhau, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụnghợp lý nguồn tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên khác, đảmbảo thông tin liên lạc của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, quản lýnhà nước, các cơ quan phục vụ xã hội và an ninh quốc phòng… nhằmmục đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vănminh
Việc quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng một cách khoa học vàhợp lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì kết cấu hạ tầng là cơ sởnền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thịquốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nóichung Một quốc gia giàu mạnh, hiện đại và văn minh phải có mộtkết cấu hạ tầng đô thị vững mạnh, tiện lợi
4 Nguyên tắc thực hiện quản lý và nội dung công tác quản lý kết
cấu hạ tầng đô thị
4.1 Nguyên tắc thực hiện quản lý
Trang 13- Phân cấp để quản lý
Kết cấu hạ tầng đô thị thực chất là một loại hàng hoá công cộng
có tầm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc trưng của loạihình này là khó thu được tiền hoặc lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốndài nên rủi ro lớn (như tiền mặt mất giá, chính sách thay đổi, thiêntai, địch hoạ, công nghệ lạc hậu…) và thường do Nhà nước đảmnhận
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và điều chỉnh để đảm bảo cungcấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhu cầu cuộc sống của nhândân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ của cácdoanh nghiệp, đảm bảo cho dịch vụ đó có được một cách kịp thời, đủ
số lượng và chất lượng cần thiết với giá cả thích hợp Đây là vai tròcủa Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nềnkinh tế trong sự phát triển bền vững
Tuy nhiên, Chính phủ cũng có khả năng hạn chế trong quản lý vànguồn tài chính phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Do đó Chính phủcũng tạo điều kiện và mở rộng chức trách cho khu vực kinh tế tưnhân và cộng đồng tham gia thực hiện các quyền dân chủ quản lý,thực hiện nghĩa vụ đóng góp và thu hút mọi nguồn vốn, tăng thêmhiệu quả quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị của quốc gia.Phân cấp quản lý là sự phân định và xếp hạng các đô thị theo quy mô,
vị trí hay tầm quan trọng của từng đô thị trong phát triển kinh tế - xãhội của đất nước, của vùng hay địa phương để từ đó xác định cácchính sách quản lý, đầu tư thích hợp Ở nước ta, trên cơ sở phân loại,
đô thị được phân cấp quản lý hành chính Nhà nước như sau:
Đô thị loại 1 và loại 2 chủ yếu do Trung ương quản lý
Đô thị loại 3 và loại 4 chủ yếu do Tỉnh quản lý
Trang 14 Đô thị loại 5 chủ yếu do Huyện quản lý.
Giữa phân loại và phân cấp quản lý có mối quan hệ chặt chẽ.Nguyên tắc chung là dựa vào phân loại để phân cấp quản lý Đây làmột trong những giải pháp có tính nguyên tắc nhằm phân định chứcnăngvà quyền hạn quản lý của chính quyền các cấp cho thích hợp,tránh sự trùng chéo hoặc bỏ sót
- Tiết kiệm và hiệu quả
Sự hình thành và phát triển, quy mô và định hướng phát triển củacác đô thị nói chung phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể không gian đôthị Quy hoạch tổng thể không gian đô thị chỉ được thực hiện có hiệuquả khi kết cấu hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và đi trước mộtbước
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn sự tăng trưởng kinh tế phátsinh nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng đô thị với một quy mô lớn -nhất là trong xu thế bùng nổ đô thị hoá toàn cầu với một tốc độchoáng ngợp Thực tiễn này, đã gây ra hệ quả phát sinh ngày cànggay gắt, trực tiếp có ảnh hưởng về lâu dài là toàn bộ hệ thống giaothông trong và xuyên các trung tâm kinh tế đô thị hoá, hệ thống điệngia dụng và công nghiệp, nước sạch cho các hộ gia đình và sản xuất,
hệ thống thu gom và xử lý các chất thải rắn và lỏng, kho tang, bếncảng đều bị sử dụng quá tải nhưng không được đầu tư nâng cấp và
mở rộng thoả đáng khả dĩ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế vàphát triển xã hội
Ở Việt Nam, điều này càng trở nên gay gắt và cấp bách hơn, donhu cầu phát triển sau Đổi mới và việc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh
tế để giải quyết vấn đề nghèo khổ thâm niên, xoá đói giảm nghèo và
sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; ngoài
Trang 15ra do tăng trưởng kinh tế nên dân chúng ngày càng nhận thức sâu sắchơn và đòi hỏi Chính phủ phải cung cấp tiện ích công cộng và dịch
vụ xã hội liên quan đến điện nước sinh hoạt, xử lý rác thải… tốt và cóchất lượng cao Tất cả những điều đó đòi hỏi sự quản lý và phát triểnkết cấu hạ tầng đô thị phải theo kịp với tốc độ phát triển đô thị, tốc độtăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển
hạ tầng và hạ tầng là tác nhân chính của sự tắc nghẽn phát triển kinh
tế - xã hội Và giải quyết vấn đề đô thị hoá hàm nghĩa giải quyết kếtcấu hạ tầng đô thị
Kết cấu hạ tầng đô thị không chỉ phụ thuộc vào trình độ quy môphát triển sản xuất, dịch vụ, mật độ dân cư, mà còn phụ thuộc vào cácphương tiện đi lại, các thiết bị sinh hoạt của dân cư Đây là nguyêntắc hệ thống để làm sao các đặ trưng và mục tiêu của hệ thống kếtcấu hạ tầng đô thị được thực hiện một cách tốt đẹp
4.2 Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đô thị
Các công trình giao thông đô thị:
Chủ yếu bao gồm mạng lưới đường phố, cầu, hầm, quảng trường,bến bãi, sông ngòi và các công trình kỹ thuật đàu mối giao thông: Sânbay, nhà ga, bến xe, cảng Hệ thống đường giao thông được phân loạitheo chất lượng mặt đường: Bê tông, nhựa, đá, cấp phối, đất… đồngthời được tổng hợp theo địa bàn phường, quận
Đường đô thị được sử dụng và khai thác vào các mục đích sauđây:
+ Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ
+ Vỉa hè dành cho người đi bộ và để bố trí các công trình cơ sở
hạ tầng kỹ thuật như: chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát
Trang 16nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe, các thiết bị antoàn giao thông; để trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc câyxanh cách ly; để sử dụng tạm thời trong các trường hợp khi được cơquan Nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Quầy sách báo, buồngđiện thoại công cộng; các dịch vụ công cộng; tập kết, trung chuyểnvật liệu xây dựng; biển báo, bảng tin, quảng cáo; trông giữ cácphương tiện giao thông, tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội, tuyêntruyền
Vấn đề tổ chức giao thông như phân luồng, phân tuyến, hệ thốngtín hiệu, việc duy trì trật tự giao thông… là những yếu tố tổ chức vàquản lý nhằm nâng cao hiệu quả giao thông đô thị
Các công trình cấp và thoát nước đô thị:
Cấp nước đô thị:
Các công ty cấp nước cung cấp nước sạch cho nhu cầu sản xuất vàđời sống toàn khu vực đô thị Quản lý việc xây dựng, cải tạo và khaithác các công trình cấp nước và bảo vệ nguồn nước trong địa bàn đôthị
Các công trình cấp nước đô thị bao gồm nguồn nước (nước ngầm,nước mặt), hệ thống các công trình khai thác nguồn nước trên vàmạng lưới phân phối nước đến các hộ dân cư phục vụ nhu cầu sinhhoạt, đến các cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp, phân phối nước
để phục vụ cho các dịch vụ của xã hội Việc khai thác các nguồnnước phải tuân theo luật bảo vệ môi trường của chính quyền sở tại.Phạm vi bảo vệ ống nước là 0,5m xung quanh thành ống và khoảngcách đảm bảo an toàn cho đường ống nước phụ thuộc vào đường kínhcủa mỗi loại ống được sử dụng
Thoát nước đô thị:
Trang 17Các công ty thoát nước đô thị sẽ xây dựng và quản lý, duy tu, sửachữa, thông, nạo vét toàn bộ hệ thống thoát nước trong địa bàn thànhphố, bao gồm: Cống, ga, mương, hồ điều hoà, cống ngăn triều và cáctrạm bơm nước thải Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các côngtrình thoát nước của đô thị mới Trung Yên.
Trong thiết kế quy hoạch đô thị đã hình thành một hệ thống thoátnước bao gồm các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ có một vai trò vànhiệm vụ riêng
Cấp 1 là hệ thống kênh, rạch, sông hồ giữ vai trò tiếp nhận, điều
tiết, trao đổi, là trục chính tiêu nước thải của đô thị
Cấp 2 là các cống trục chính, tiếp nhận nước mặt từ các khu vực
dân cư trực tiếp đổ vào tuyến cấp 1
Cấp 3 là các cống thoát nước từ các khu vực có vai trò tiếp nhận
nước mặt của khu vực sản xuất, dịch vụ, dân cư và trực tiếp đổ vàotuyến cấp 2
Cấp 4 là các cống thoát nước từ các khu vực tiểu khu, trực tiếp
nhận nước mặt từ các cơ sở kinh tế, các hộ gia đình và đổ trực tiếpvào cống cấp 3
Các công trình thoát nước bao gồm cống rãnh, cửa xả, kênhmương, ao, hồ, sông, đê, đập, trạm bơm và trạm xử lý nước thải Việcquản lý và khai thác và sử dụng các công trình thoát nước sẽ được Ủyban nhân dân thành phố giao cho chính quyền đô thị hoặc các cơquan trực tiếp quản lý thoát nước tại khu đô thị mới Trung Yên thựchiện Khi đầu nối các công trình thoát nước cục bộ của đô thị nối vào
hệ thống thoát nước chung của thành phố phải được sự đồng ý của cơquan quản lý cấp trên Đồng thời, nước xả vào mạng lưới thoát nướcchung của thành phố phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường
Trang 18 Các công trình cung cấp điện chiếu sáng cho đô thị :
Khái niệm “Công trình chiếu sáng đô thị” trong khoản 5, Điều 4của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủđược hiểu là các hạng mục chiếu sáng cho các công trình như: Điểm
đỗ giao thông công cộng ngoài trời, đường, cầu, đường và hầm dànhcho người đi bộ; bên ngoài các khu trường học,bệnh viện, trung tâmthương mại, hội chợ triển lãm và các trụ sở; công viên, vườn hoa; cáccông trình kiến trúc - tượng đài - đài phun nước; các công trình thểdục thể thao ngoài trời
Các công trình cấp điện, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từngkhu vực sẽ được bảo vệ thong qua các văn bản pháp lý do Ủy bannhân dân Thành phố trực thuộc Trung ương ban hành dựa theo tiêuchuẩn quy phạm của Nhà nước
Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng điện đều phải làm đơn
và ký kết hợp đồng sử dụng điện trực tiếp với cơ quan quản lý điện.Khi có yêu cầu cải tạo và sửa chữa các công trình mà ảnh hưởng đếnhành lang an toàn các công trình cấp điện và chiếu sang đô thị thì cầnphải có biện pháp an toàn và được sự đồng ý cho phép của các cơquan có thẩm quyền
Cây xanh trong đô thị :
o Cây xanh trong đô thị bao gồm:
Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại câyxanh được trồng trên đường phố và ở khu vực sở hữucông cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo,thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảngtrường)
Trang 19 Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanhtrong các khu ở, các công sở, trường học, đình chùa,bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng, biệtthự, nhà vườn của các tổ chức, cá nhân.
Cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườnươm, cách ly, phòng hộ hoặc phục vụ nghiên cứu
Cây xanh trên đường phố bao gồm: cây bóng mátđược trồng hoặc có thể là cây mọc tự nhiên, cây trangtrí, dây leo trồng trên hè phố, giải phân cách, đảogiao thông
o Nguyên tắc chung quản lý cây xanh trong đô thị:
Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ
sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giaoquản lý
Việc trồng cây xanh đô thị phải thực hiện theo quyhoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngànhcây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phảimang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khíhậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng cácyêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và
vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm hư hỏng cáccông trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đấtcũng như trên không
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ,chăm sóc cây xanh trước mặt nhà, trong khuôn viên;đồng thời thông báo kịp thời cho các cơ quan chức
Trang 20năng quản lý để giải quyết khi phát hiện cây nguyhiểm và các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triểncủa cây xanh đô thị.
Rác thải và hệ thống thu gom, xử lý rác thải trong đô thị:
Rác thải và đô thị là hai vấn đề luôn tồn tại song hành với nhau.Việc xử lý tốt chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ vàtạo cảnh quan môi trường cũng như điều kiện sinh hoạt và làm việccho người dân trong đô thị Nếu một ngày các bộ phận thu gom rácthải không làm việc thì sẽ có hàng ngàn tấn rác thải mặc sức bốc lênmùi hôi thối, gây ô nhiểm môi trường Việc thu gom và xử lý rác thải
là nhiệm vụ không thể thiếu của cơ quan quản lý đô thị
Rác thải là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết của bất kỳ đô thịnào Với sự phát triển không ngừng của các ngành kinh tế và đờisống người dân, số lượng và chủng loại rác thải đang tăng lên nhanhchóng, yêu cầu phải có những giải pháp và đầu tư xử lý khác nhau.Việc thực hiện quản lý và đưa ra các quy định nhằm làm giảmlượng rác thải cần được quan tâm đúng mức Cần chú ý kết hợpnhững công trình khoa học tiên tiến được áp dụng trong công nghệthu gom và xử lý rác thải với quan điểm đúng về đội ngũ lao độngtrong lĩnh vực này để đạt được hiệu quả cao nhất
Chương 2: Thực trạng kết cấu hạ tầng khu đô thị mới Trung Yên
1 Tổng quan về khu đô thị mới Trung Yên
1.1 Vị trí, đặc điểm của khu đất xây dựng khu đô thị mới Trung Yên
- Vị trí giới hạn khu đất
Trang 21Khu đô thị mới Trung Yên nằm ở phía tây nam Thành phố, thuộcđịa bàn hai phường Yên Hoà và Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.Khu đất có vị trí giới hạn như sau:
Phía Đông bắc giáp sông Tô Lịch
Phía Tây nam giáp Trung Kính Hạ, Phường Trung Hòa
Phía Đông nam giáp đường Trần Duy Hưng
Phía Tây bắc giáp khu xây dựng tập trung Yên Hòa
( Khu đô thị mới Trung Yên được khoanh vùng bằng ô vuông màu đen, giáp với đường Trần Duy Hưng và đường Láng cũng được thể hiện bằng con
đường bôi đen trên bản đồ)
( Nguồn: Wikimapia - Let's describe the whole world! )
- Đặc điểm của khu đất xây dựng khu đô thị mới Trung Yên
Địa hình tương đối bằng phẳng (chủ yếu là ruộng canh tác) khichuẩn bị khảo sát để thực hiện dự án xây dựng Cao độ tư nhiên daođộng từ 4,8m đến 5,8m Khu vực có cao độ thấp nhất nằm ở phía tây
Trang 22khu đất, khu vực có cao độ cao nhất nằm ở phía Đông bắc khu đấtdọc sông Tô Lịch.
Căn cứ tài liệu do Viện Thiết kế quy hoạch xây dựng Hà Nội cungcấp, khu đất nằm vào 3 vùng địa chất với 3 phân vùng, như sau:
Vùng I.2 phân vùng I-2b và vùng I.3 phân vùng I-3ađược đánh giá là thuận lợi cho xây dựng cao tầng, có thểxây dựng nhà và các công trình kiên cố không hạn chếtầng cao, công trình có tải trọng bình thường, cao dưới 5tầng có thể sử dụng móng băng, công trình có tải trọnglớn, chiều cao lớn hơn 5 tầng có thể dung móng cọc bêtông cốt thép
Vùng II.2 là vùng có điều kiện địa chất thuận lợi có mức
độ cho xây dựng, các công trình có tải trọng nhỏ, chiềucao 3 – 4 tầng có thể dùng móng băng
Điều kiện địa chất thuỷ văn, nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 1,5mđến 3m (vùng II.2) và 3 – 5m (vùng I.2)
Về điều kiện tự nhiên của vùng:
Nắng: số giờ nắng trung bình là 1640 giờ/năm
Bão: xuất hiện nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, cấpgió từ 8 – 10, có khi lên đến cấp 12
Trang 231.2 Quy hoạch và cơ cấu sử dụng đất
- Nhà ở
Trong tổng diện tích của toàn bộ dự án, Ban quản lý dự án phải dành
ra 10% quỹ đất để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy định củaThành phố
Tổng diện tích của toàn bộ phần nhà ở của Dự án là 349.000m2 Vớidân số vào khoảng 17.000 người thì mục tiêu của dự án là sẽ đạtđược diện tích sàn ở bình quân 20m2/người Trong tổng số diện tíchtrên, ban quan lý dự án đô thị mới Trung Yên dành 47,13% diện tíchđất khu vực cho mục đích xây dựng nhà ở cao tầng (trên 5 tầng) và16,66% cho công trình nhà ở thấp tầng (dưới 5 tầng)
- Công trình hạ tầng xã hội
Các công trình hạ tầng xã hội như trường học, bện viện, đồn công an,công viên, cây xanh, sân thể thao, nhà trẻ, chợ,… chiếm 8,93% diệntích đất của dự án
- Khu vui chơi, công viên cây xanh
Cây xanh đô thị có vai trò quan trọng đối với môi trường đô thị, làyếu tố giúp cân bằng sinh thái Cây xanh chỉ được đầu tư cùng vớinhững dự án xây dựng đường đô thị, khu công cộng dịch vụ trongkhuôn viên đô thị mới và một số bồn hoa cây xanh gắn kết với nhữngcông trình, dự án xây dựng khác Với các đô thị mới thì cây xanh chủyếu tập trung dưới dạng các công viên và các khu vui chơi giải trí, nógiải quyết những đòi hỏi của cư dân đô thị nhằm giúp con người thưgiãn, tái tạo lại sức lao động Do đó, bên cạnh các công trình nhà ở vàgiao thông thì diện tích đất cho lĩnh vực này cũng được đầu tư vớidiện tích 1,39ha chiếm 3,75% diện tích đất
Trang 24- Công trình giao thông
31,39% diện tích đất được sử dụng để xây dựng hệ thống đường giaothông nội thị, vỉa hè, đường tiểu khu, bãi đỗ xe và xử lý kỹ thuậtnhằm phục vụ nhu cầu đi lại và các hoạt động của đô thị
- Công trình công cộng thành phố, cơ quan
Các cơ quan của chính quyền thành phố, cơ quan của các đơn vị thựchiện dự án được xây dựng với tỉ lệ diện tích 5,94% trên toàn bộ diệntích đất chạy dọc theo sông Tô Lịch (Diện tích là 2,2 ha) Các côngtrình công cộng chiếm 2,86% diện tích đất xây dựng của dự án Tổngdiện tích để xây dựng các công trình công cộng thành phố cơ quan là7,8%
Trang 25( Biểu đồ tỉ lệ sử dụng đất)
1.3 Mục tiêu của công tác quản lý kết cấu hạ tầng khu đô thị mới Trung
Yên
- Đảm bảo tính thống nhất của không gian đô thị
- Tạo ra sự thuận tiện cho người dân sống trong khu vực đô thị về làmviệc, dịch vụ, giải trí,…
- Tối đa hóa sự an toàn về tài sản vật chất và tinh thần cho con người,trước nhất là giữ gìn an toàn các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầngcông cộng, sau là đến các hộ dân cư
- Xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự cho toàn bộ khu đô thị
- Đảm bảo an ninh trật tự xây dựng, ngăn chặn những trường hợp đổ
phế thải, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè Nghiêm cấm các hoạt độnglàm ảnh hưởng đến giao thông và trật tự đô thị
Trang 262 Thực trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Trung Yên
a Giao thông đô thị
- Giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận – giao thông đối ngoại vàgiao thông nội thị Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thôngđường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không nối liền hệthống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế
- Hệ thống giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội Đó là một trong các yếu tố hình thành đô thị Không có giaothông liên lạc thì không có hàng hoá và cũng không có đô thị
- Hệ thống giao thông đường bộ nối liền các tỉnh, thành phố, đô thị vớinhau sẽ tạo khả năng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các khu vựctrong nước và với quốc tế Thường thì hệ thống giao thông các đô thị
ở nước ta hiện nay đang thiếu về quy mô, số lượng và xuống cấp vềchất lượng sau một thời gian đưa vào sử dụng Nó đang hạn chế vàcản trở sự phát triển của các đô thị
- Tháng 8/1996, trên khu vực dự kiến quy hoạch xây dựng, khu đô thịmới Trung Yên mới chỉ có một đoạn đường được rải nhựa chưa cóvỉa hè từ cầu Trung Kính vào làng Trung Kính, các đoạn đường cònlại như đoạn đường dọc sông Tô Lịch, các đoạn đường vào các cơquan, khu tập thể hiện có chỉ là các đường cấp phối và đường đất Hiện nay, khu đô thị mới Trung Yên đã dần hoàn thiện hệ thốngđường giao thông nội thị với các loại đường có chiều dài, độ rộng vàvốn đầu tư khác nhau:
i Đường thành phố:
- Đường 40m: Tuyến đường 40m nằm ở phía Tây khu đất
của dự án, tiêu chuẩn xây dựng hệ thốngđường 40m được làm theo tiêu chuẩn cấp
Trang 27đường Thành phố, mặt đường được trải bêtông nhựa Tổng chiều dài tuyến đườngnằm trong khu vực dự án có chiều dài là150,75 m.
- Đường 30m: Tuyến đường này chạy dọc theo ranh giới
phía Bắc của dự án nối đường 40m của khu
đô thị mới Trung Yên với đường Láng củaThành phố Trên tuyến đường này có cầuYên Hòa qua sông Tô Lịch Chiều dài tuyếnđường 30m nằm trong khu vực dự án là870m
- Đường 21,25m: Là tuyến đường cấp nhỏ nhất trong hệ
thống đường thành phố Toàn bộ chiều dàituyến đường nằm trong khu vực dự án là591,61 m
ii Đường khu vực:
Đường khu vực được thiết kế hai loại có chiều rộng 26 m( lòng đường rộng 5,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 4m, giữa lòng đường cógiải phân cách rộng 7m trồng cây xanh ) và 17m ( lòng đường rộng7m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m )
Các bãi đỗ được bố trí đan xen với hệ thống đường khu vựcthuận tiện cho giao thong và gần các khu nhà ở nhằm tăng hiệu quảcủa các bãi đỗ cả về mặt kinh tế và xã hội Hệ thống các bãi đỗ xeđược bố trí như sau :
- Một bãi đỗ xe tập trung có diện tích 4.204m2
- Một gara ô tô được xây 5 tầng trên diện tích 940m2
Trang 28- Riêng với khu biệt thự, nhà ở cao cấp thì xe được đưa vàogara riêng của từng nhà.
- Với khu nhà ở cao tầng hiện đại, điểm đỗ xe được bố trí ngaytại tầng trệt hoặc tầng hầm của công trình hoặc kết hợp vớivườn hoa, cây xanh ngay để làm chỗ để xe cho khu nhà ở gầnđó
- Đối với công trình công cộng, cơ quan có điểm đỗ xe phục vụriêng cho từng công trình
Toàn bộ mạng lưới giao thông của dự án được tổ chức dựa trêntrục đường Láng và các tuyến đường Thành phố xuất phát từ đườngLáng tới Quốc lộ 32 Giao thông đối nội được tổ chức theo dạng ô cờ,khoảng cách giữa các điểm giao nhau 200m-300m, chủ yếu dựa vàocác tuyến giao thông hiện hữu trong khu vực Tổ chức các bến xe vàbãi đậu xe quy mô nhỏ Các tuyến đường phân khu vực có mặt cắtngang rộng 40-30-21,25 m; các tuyến đường nhánh trong khu đô thị
có mặt cắt ngang rộng 17,5-13,5 và 11,5m
Hệ thống giao thông nội khu kể cả giao thông tĩnh được tổ chứcdạng tuyến phố theo các trục Đông – Tây và Nam - Bắc gồm cácđường có mặt cắt từ 13,5m đến 26m (kể cả vỉa hè) Các nhóm ở được
tổ chức đường có mặt cắt 10,5m (kể cả vỉa hè) tạo mối quan hệ chặtchẽ giữa nhóm ở với khu vực và giữa khu vực với bên ngoài
iii Cầu Yên Hoà:
Cầu Yên Hoà được thiết kế có chiều dài 40m, lòng đườngcho xe chạy rộng 14m, hai bên vỉa hè rộng 2,25m, lan can cầu đượcsơn màu, hai đầu cầu có đèn chùm chiếu sáng
Trang 29b Cấp nước sạch đô thị
Tuyến đường ống nước D300 mm chạy trên đường Láng cung cấpnước sạch cho các khu vực, các cơ quan trong phạm vị dự án bằngcác tuyến đường ống dẫn nước cấp nhỏ hơn là D100 mm và D50 mm.Bên cạnh đó, tại phía Đông Nam và phía Nam chạy men theo đườnggiao thông có một đường ống cấp nước D100 mm từ cầu Trung Kínhvào đến làng Trung Hòa Ngoài ra, hệ thống đường ống truyền dẫnnước D600 mm của nhà máy nước Mai Dịch chạy qua mặt bằng dự
án tới đường Láng cũng là một điểm thuận lợi cho việc cung cấpnước sạch trong phạm vi dự án
- Nhu cầu nước sạch phục vụ dân cư đã và đang trở thành một nhiệm
vụ bức thiết đối với các thành phố, đô thị Đối với đô thị và đặc biệt
là với những đô thị mới xây dựng như khu đô thị mới Trung Yên thì
hệ thống nước máy phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân cònquan trọng hơn cả nhu cầu ăn - về lương thực và các loại thực phẩm.Giải quyết vấn đề nước sạch cho dân cư đô thị là một vấn đề hết sứckhó khăn vì phải giải quyết một loạt vấn đề liên quan trực tiếp: nguồnnước, hệ thống nhà máy, hệ thống đường ống dẫn và quản lý sửdụng
- Là mạng lưới cấp nước chính cho toàn bộ khu vực dự án nên nó đượcthiết kế theo mạng vòng bao quanh dự án, các đường ống trong mạnglưới cấp nước chính đi theo tuyến đường quy hoạch khu đất và đượcđấu nối trực tiếp với các tuyến truyền dẫn của thành phố
- Tổng chiều dài của mạng lưới cấp nước chính là 4.280m có kíchthước đường ống thay đổi từ D80 mm D160 mm
- Có tất cả 8 trạm bơm và bể chứa, khi kết hợp với trạm phân phốichính sẽ cung cấp nước cho toàn bộ dự án khu đô thị mới Trung Yên
Trang 30Bảng sau thể hiện chi tiết công suất và dung tích bể chứa của từngtrạm bơm:
(m3/h)
Dung tích bểchứa (m3/h)
có thể tiến hành sau khi có được thiết kế chi tiết của từng ô đất
- Trong nội bộ khu vực dự án, hệ thống cấp nước được thực hiện theonguyên tắc sau:
+ Cấp nước trực tiếp từ mạng phân phối chính cho nhà ở thấptầng (dưới 5 tầng)
+ Cấp nước từ trạm bơm bể chứa khu vực cho nhà ở cao tầng(từ 5 tầng trở lên)
+ Đặc biệt, với nhà ở cao tầng (trên 15 tầng) được sử dụngtrạm bơm bể chứa cục bộ
+ Các họng nước cứu hoả được đặt trên các trục ống truyềndẫn và ống phân phối lớn tại 4 điểm ngã tư đường phố, thuậntiện cho việc lấy nước khi xảy ra cháy, ngoài ra tại mỗi khối
Trang 31nhà hoặc các công trình lớn đều được thiết kế hệ thống nướccứu hoả riêng theo tiêu chuẩn phòng chống cháy.
- Chỉ tiêu sử dụng nước cho các thành phần cụ thể như sau:
+ Nước sinh hoạt: 2,5 người/căn hộ+ Nước công cộng: 49,3 m3/ha ngày+ Nước tưới rửa: 15 m3/ha ngày+ Nước cứu hoả: 10% tổng lượng nước yêu cầu+ Nước dự phòng: 25% tổng lượng nước
- Sau khi nghiên cứu khu vực dự án với số dân vào khoảng 17.000người, nhu cầu dùng nước trung bình một ngày được thể hiện trongbảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC
TT Tên công trình Đơn vị Số lượng Chỉ tiêu Khối lượng
(m3/ngày đêm)
1 Nước sinh hoạt Người 17.000 180 l/người 4.284,0
2 Nước công cộng Héc ta 6,011 49,3 m3/ha 296,3
- Do tác động từ nhiều mặt, hạn chế về hệ thống ống dẫn cũng như vềkhâu quản lý nên trong quá trình sử dụng đã gây một số thất thoát vềnguồn nước như: các vòi nước công cộng không được trông nom bảoquản, không có người chịu trách nhiệm để nước chảy lãng phí, một
số ống nước bị vỡ hay rò rỉ do chất lượng ống hay do lỗi từ trong quátrình lắp đặt thiết bị đường ống
c Thoát nước đô thị
Trang 32- Thoát nước cũng có vai trò quan trọng không kém cấp nước Tìnhtrạng nước thải không được xử lý, không được tiêu thoát thì khôngnhững đe doạ đến an toàn của dân cư mà còn để lại biết bao bệnhdịch làm nguy hại, suy giảm sức lực dân cư và thiệt hại vật chất rấtlớn.
- Thông thường, với các đô thị mới như khu đô thị mới Trung Yên, hệthống thoát nước mưa đều được thiết kế theo phương án cống riêng
để phù hợp với hệ thống thoát nước chung của thành phố Tuy nhiên,trong giai đoạn đầu của dự án, chưa có trạm xử lý nước thải củathành phố, do đó nước mưa tạm thời được xả vào đường cống thoátnước mưa chính tại một số vị trí Hệ thống cống sẽ đưa nước mưathoát ra sông Tô Lịch ở phía Đông theo 3 tuyến chính và lượng nướcnày tạm thời tập trung tại mương Trung Văn ở phía tây khu đất
Hệ thống cống thoát nước mưa được làm bằng cống bê tông cốt thép
có đường kính ống cống từ 0,6m 1,2m đảm bảo được yêu cầu kỹthuật, tổng chiều dài của toàn bộ đường ống cống thoát nước là4.756m
- Với nước thải là nước bẩn, hệ thống thoát nước của khu đô thị mớiTrung Yên được thiết kế theo phương án cống riêng để phù hợp vớiđiều kiện thoát nước hiện tại và quy hoạch điều chỉnh về thoát nướcbẩn thành phố Phương án thiết kế được chia ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: khi chưa có trạm xử lý nước thải chung củathành phố, nước bẩn được xử lý sơ bộ qua các bể tựhoại, sau đó được đưa ra hệ thống thoát nước bẩn riêng
bố trí dọc tuyến đường quy hoạch thuộc phạm vi dự án
Trang 33và tiếp đó được đấu nối với hệ thống cống thoát nướcmưa chính tại một số điểm để xả ra sông Tô Lịch.
Giai đoạn 2: Nước thải sẽ được tách khỏi hệ thống thoátnước mưa khi đã có trạm xử lý nước thải chung củathành phố và đấu nối vào hệ thống cống bao riêng đưa
về trạm bơm khu vực để bơm về trạm xử lý nước thảichung của thành phố
- Hệ thống thoát nước trong đô thị có ảnh hưởng rất nhiều tới môitrường sống xung quanh, quyết định đến sự tồn tại của các sinh vậtdưới nước Nguyên tắc chung là đối với nước thải sinh hoạt và nướcthải công nghiệp đều phải xử lý tuỳ theo tính chất của từng nguồnnước thải, rồi mới đổ ra sông Tô Lịch Tuy nhiên, do trong quá trìnhquản lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức cũng như giám sátchưa chặt chẽ cho nên vẫn không thể tránh khỏi tình trạng một số nơi
bị ô nhiễm, dịch bệnh do các loại nước thải gây ra ảnh hưởng tới sứckhoẻ của dân cư
- Bể tự hoại được tính là 0,2 m3/người Đối với khu nhà ở cao tầng thì
bể tự hoại được xây ngoài nhà, còn với khu nhà ở thấp tầng thì đượcxây bên trong công trình
Tất cả các cơ quan xây mới đều được thiết kế luôn hệ thống thoátnước bẩn bên trong ô đất, phù hợp với yêu cầu sử dụng và nối vào hệthống thoát nước chung của khu vực
- Hệ thống thoát nước từ cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1 ở khu đô thị mớiTrung Yên nói chung đảm bảo được yêu cầu thoát nước của khu vực.Tuy nhiên, một số điểm chưa được đầu tư xây dựng đúng mức (đầu
tư lệch theo mức độ quan trọng và quy mô của các khu vực hay các
Trang 34công trình) do đó dẫn đến thực trạng chưa đồng bộ, cả trong hệ thống
cơ sở hạ tầng thoát nước và trong công tác quản lý hệ thống thoátnước
- Nguồn nước thải bao gồm các loại chính như sau:
Nước thải công nghiệp
Nước thải sinh hoạt từ các khu vực: dân cư, văn phònglàm việc
Nước thải sinh hoạt từ các hộ nhà hàng, các loại hìnhdịch vụ
Nước thải sinh hoạt từ trường học
Nước thải sinh hoạt từ các cơ sở y tếDưới đây là bảng số liệu về tỉ lệ các loại nước thải:
TỈ LỆ CÁC LOẠI NƯỚC THẢI Đơn vị: %
Sinh hoạt từ các hộ ngân hàng, dịch vụ 7,5 – 8
(Nguồn: Dự án khả thi “Khu phố mới Trung Yên, Từ Liêm, Hà Nội” – Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - Sở Xây Dựng Hà Nội)
d Cung cấp điện chiếu sáng đô thị
- Hệ thống tải điện chiếu sáng ở thành phố hiện nay vẫn bao gồm nhiềucấp tải điện khác nhau, từ 110v, 220v, 360v và có cả các đường dâytải điện có điện thế nhỏ hơn như đường dây 6v với số lượng rất hạnchế Hệ thống này được truyền tải trên hai dạng cơ bản là cáp ngầm
Trang 35và đường dây trên không Cáp ngầm hiện nay được đưa vào sử dụngphổ biến hơn do trước đây đường dây trên không đã bộc lộ nhữngyếu điểm mà các đô thị thường mắc phải như làm mất mỹ quan đôthị, gây cản trở cho sự phát triển của một số công trình hạ tầng khác,tốn kém trong việc sửa chữa do hệ thống dây truyền tải được lắp đặtngoài trời bị xuống cấp do vấn đề về thời tiết, gây khó khăn trong vấn
đề quản lý, mặt khác do xu thế ngày nay các loại đường dây truyềntải đều được lắp đặt ngầm để đảm bảo khắc phục được các nhượcđiểm trên nên khu đô thị mới Trung Yên đã làm tốt được phần nào về
hệ thống đường dây truyền tải cấp điện nói riêng và hệ thống cápngầm nói chung
- Nhu cầu tiêu thụ điện được phân chia ra và tính toán dựa trên các chỉtiêu dùng điện của các đơn vị như sau:
Hệ số(k)
Côngsuất t.thụ(KW)