Thực trạng vấn đề quản lý Nhà nước tại các khu đô thị mới nói chung và khu đô thị mới Trung Yên nói riêng

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 46 - 52)

chung và khu đô thị mới Trung Yên nói riêng

5.1. Vấn đề quản lý nhà nước tại các khu đô thị mới nói chung

- Công tác quản lý đô thị nước ta đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, đã tiến lên được một bước quan trọng như:

 Ban hành được nhiều văn bản có tính chất pháp quy trong quản lý đô thị. Cho đến nay hầu hết các thành phố đều được lập quy hoạch chung và được chính phủ phê duyệt. Nhiều quy hoạch của các thành phố và các khu đô thị được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, ...

 Trên cơ sở quy hoach chung đã được Chính phủ phê duyệt, nhiều đô thị đã lập quy hoạch chi tiết cho các khu vực cần phát triển, cải tạo mở rộng cũng như khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡng. Nhiều đô thị đã và đang tiến hành lập quy hoạch chuyên ngành – chú trọng đặc biệt về quy hoạch kết cấu hạ tầng đô thị... Các quy hoạch đã được thông qua đều kèm theo quy hoạch riêng cho mỗi đô thị.

 Cải tiến các thủ tục hành chính về quản lý đô thị nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công cộng kết cấu hạ tầng, đã bước đầu chuyển nhiều cơ sở từ sự nghiệp có thu sang hạch toán kinh doanh độc lập để nâng cao hiệu quả trong quản lý kết cấu hạ tầng.

 Một số nơi đã huy động các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào một số lĩnh vực dịch vụ công cộng, quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng như thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cung cấp nước sạch, duy tu và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đô thị về giao thông vận tải, văn hoá xã hội... Và bước đầu đã có kết quả tốt trong quá trình quản lý và điều tiết mở rộng phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị. Bộ máy quản lý kết cấu hạ tầng đô thị đang được chấn chỉnh, tổ chức lại và bước đầu đổi mới để nâng cao hiệu lực hơn.

- Bên cạnh một số ưu điểm, công tác quản lý đô thị vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như sau:

o Chiến lược phát triển đô thị nói chung và kết cấu hạ tầng nói riêng chưa được hoàn thiện ở tầm vĩ mô – chưa có chất lượng tốt để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và cơ chế quản lý. Quy hoạch không gian đô thị chưa được đầu tư đúng mức về sức người, sức của nên việc triển khai thực hiện quá chậm, chất lượng chưa cao, thậm chí nhiều đô thị vẫn chưa có quy hoạch được duyệt. Nhiều nơi công tác quy hoạch chuyên ngành còn gặp nhiều lúng túng vì hậu quả nhiều năm xây dựng tuỳ tiện đã phá vỡ cơ sở của công việc lập quy hoạch chuyên ngành cụ thể.

o Quản lý và xây dựng không theo đúng quy định và quy hoạch của những thập kỷ trước đã tạo ra sự mất cân đối về kết cấu hạ tầng đô thị, những vấn đề dịch vụ xã hội đô thị và hình thể kiến trúc, cảnh quan, môi trường...

o Hệ thống tổ chức quản lý đô thị nước ta nói chung và hệ thống tổ chức quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng còn cồng kềnh, chồng chéo chức năng nhiệm vụ, lại không phân cấp quản lý rõ ràng nên tính hiệu lực của bộ máy quản lý kém. Hệ thống luật và dưới luật chưa đầy đủ, đồng bộ nên có hiện tượng vận dụng tuỳ tiện và ngược lại có hiện tượng ỷ lại trông chờ, gây ảnh hưởng đến hoạt động chung.

o Các đô thị nước ta hiện đang quá tải về sức ép dân cư đô thị đang gia tăng, các nhu cầu về kết cấu hạ tầng, nhà ở... đều thiếu cả về số lượng và kém cả về chất lượng. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng – gay gắt nhất là sự xuống cấp của ngành giao thông vận tải, cấp nước sạch và thoát nước bẩn ở đô thị; xử lý phế thải rắn hiện đang gặp những trở lực lớn về quy hoạch địa điểm và kỹ thuật thi công bãi đổ phế thải; bãi chôn lấp cũng như xử lý phế thải trong các bệnh viện. Một số vướng mắc cụ thể ở các lĩnh vực sau:

 Đối với giao thông đô thị: Chính quyền các đô thị đang gặp khó khăn trong quản lý, đó là: đường phố chật hẹp, mặt đường và nền đường có chất lượng kém, thiếu nhiều tín hiệu giao thông, đường phố nhiều nơi chưa được chiếu sáng, chưa có hệ thống cống thoát nước mưa riêng và còn có nơi chưa có vỉa hè cho người bộ hành, đường phố bị đào lên lấp xuống nhiều lần để đặt các loại đưòng

dây, đường ống. Giao thông công cộng thành phố yếu kém về cách thức phục vụ cũng như phương tiện.

 Cấp nước kém về số lượng và chất lượng: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Tỉ lệ thất thoát nước lớn.

 Thoát nước và vệ sinh đô thị có nhiều yếu kém. Tình trạng ngập lụt, nước thải sinh hoạt không có khả năng thoát đi nhanh chóng, làm ô nhiễm môi trường sống. Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện đều đổ ra sông biển chưa qua xử lý. Đây cũng là vấn đề khó khăn của chính quyền địa phương.

o Đô thị là nơi chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn của xã hội cần giải quyết như nạn thất nghiệp, nghèo đói, tội phạm, trình độ dân trí thấp kém, thu nhập thấp là một trong những lý do nảy sinh những vấn đề xã hội ở đô thị.

o Tốc độ di cư lớn từ nông thôn kéo vào thành phố tìm kiếm việc làm, sinh cơ lập nghiệp đã làm trầm trọng hơn sự quá tải và xuống cấp của kết cấu hạ tầng đô thị và đặt ra nhiều vấn đề mới trong điều hành quản lý trật tự an ninh và các hoạt động của hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị - đặc biệt trong hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị của ngành giao thông vận tải.

o Việc buông lỏng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã dẫn đến tình trạng bất chấp pháp luật, lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, ùn tắc giao thông. Sự xâm phạm và phá huỷ các công trình công cộng, các hành lang bảo vệ đê điều, cầu cống, điện nước, vỉa hè chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng xả rác, phóng uế bừa bãi trên đường phố, vỉa

hè và những nơi công cộng không được xử lý kịp thời bằng pháp luật. Trật tự kỷ cương trong xã hội đô thị bị giảm sút, các đơn khiếu kiện tố cáo của dân chúng ít được xử lý kịp thời.

o Trong quản lý đô thị nước ta nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng, việc phân cấp để quản lý còn nhiều vấn đề bất cập. Chính quyền các đô thị có nhiều trách nhiệm nhưng lại ít quyền hạn để đảm đương các trách nhiệm đó. Sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan ban ngành còn thiếu đồng bộ, ít hiệu quả.

o Thực trạng quản lý đô thị nước ta nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng trên đây cho thấy tính pháp lý của các văn bản Nhà nước đi vào cuộc sống đô thị còn chưa cao – trong đó có một phần đô thị công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng còn buông lỏng, dẫn đến việc người dân ít hiểu biết về quy định luật lệ để thực hiện.

o Đội ngũ công chức quản lý đô thị nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng còn chưa được đào tạo có hệ thống theo mô hình quản lý khoa học hiện đại, vì vậy công tác quản lý chuyển biến chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nước ta.

5.2. Vấn đề quản lý Nhà nước tại khu đô thị mới Trung Yên

- Các công trình giao thông, bãi đỗ xe, công viên cây xanh, thoát nước mưa, nước thải được chủ đầu tư dự án (Ban quản lý dự án thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng Đô thị) thực hiện đầu tư và bàn giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành của Thành phố khi hoàn thành toàn bộ dự án. Trong quá trình thực hiện Dự án, Chủ đầu tư dự

án quản lý, khai thác và có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng các công trình này tới khi bàn giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành. - Các công trình cấp nước, cấp điện, chiếu sang công cộng, thông tin

sau khi có thiết kế và Dự án được duyệt, Chủ đầu tư dự án (Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng Đô thị) giao cho các cơ quan quản lý các công trình chuyên ngành của Thành phố thi công và Chủ đầu tư được khai thác ngay trong quá trình thực hiện dự án.Trong dự án các loại công trình này được phép tính phần chi phí quản lý vận hành cho thời gian thực hiện dự án tới khi bàn giao công trình.

- Việc quản lý hành chính Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án như quản lý hộ khẩu, đảm bảo an ninh công cộng… do Chủ đầu tư dự án kết hợp Chính quyền sở tại thực hiện cho đến khi UBND Thành phố có quyết định thành lập cơ quan quản lý hành chính cơ sở mới. Chi phí cho việc quản lý hành chính trong quá trình thực hiện dự án được phép tính trong chi phí dự án.

5.3. Vấn đề tài chính trong công tác quản lý khu đô thị mới Trung Yên - Tài chính đô thị là một công tác quan trọng. Việc nắm bắt chính xác

tài chính của công tác quản lý trong khu đô thị mới Trung Yên sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của công tác quản lý và ngược lại, nếu không có các biện pháp thu chi tài chính hợp lý sẽ phá vỡ mô hình quản lý đã được đề ra.

- Các loại chi phí và doanh thu dự kiến cho công tác quản lý khu đô thị mới Trung Yên bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục Chi phí trong 1 tháng (đồng) Công tác bảo vệ khu đô thị mới Trung Yên 39.703.000

Công tác vệ sinh khu đô thị mới Trung Yên 27.165.000 Chi phí văn phòng, chi phí quản lý 6.000.000

Công tác quản lý khai thác bãi trông giữ xe 6.360.000

Tổng chi phí 79.228.000

Doanh thu từ hoạt động khai thác bãi đỗ xe:

Dự kiến bãi đỗ xe sẽ cung cấp 80 chỗ trông xe phục vụ cho nhu cầu gửi xe của cư dân sinh sống trong khu đô thị.

Doanh thu trông giữ 1 xe/tháng là: 325.000 đồng

Như vậy doanh thu trông giữ 80 xe trong 1 tháng sẽ là: 80 xe × 325.000 đồng/xe = 26.000.000 đồng

Doanh thu từ nguồn thu phí an ninh, vệ sinh môi trường của cư dân có

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 46 - 52)