Các giải pháp rút ra từ thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 62 - 64)

2.1. Giải pháp về kết cấu hạ tầng đô thị

- Phát triển hạ tầng giao thông tạo khả năng thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng vùng và chuẩn bị cho các bước phát triển mới trong giai đoạn 2006 - 2010. Mở rộng giao thông liên vùng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ODA, chuẩn bị xây dựng và nâng cấp một số công trình về đường giao thông tĩnh; tăng thêm phương tiện vận tải...

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng giao thông, thực hiện các dự án BOT. Tiếp tục khuyến khích nhân dân làm đường giao thông theo phương thức Nhà nước 50% và nhân dân đóng góp 50%.

- Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại, chất lượng cao; từng bước hạ chi phí các dịch vụ viễn thông, tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế. Đẩy nhanh việc thực hiện dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, từng bước mở rộng việc giao dịch bằng thư điện tử.

- Cải tạo và phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng ở đô thị, phát triển quỹ nhà ở bằng nhiều hình thức và nguồn vốn khác nhau, nhất là ở các đô thị mới và vùng công nghiệp tập trung. Đẩy mạnh công tác chỉnh trang, sửa chữa nhà, xử lý các khu nhà bị xuống cấp khi đi vào sử dụng. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu vực trung tâm của dự án, theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Chuẩn bị xây dựng các công trình phụ trợ để hỗ trợ triển khai các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình thi công và đảm bảo được chất lượng cũng như đảm bảo được về mặt mỹ quan tổng thể đô thị.

- Quản lý Nhà nước lành mạnh có vai trò quan trọng với khả năng tiếp cận cũng như chất lượng dịch vụ kết cấu hạ tầng. Có vẻ như trách nhiệm giải trình tạo ra áp lực động khiến các thành phố hoạt động tốt hơn. Ngoài ra còn có những tương tác phức tạp giữa công nghệ, quản

lý Nhà nước và hoạt động của thành phố cũng như có các bằng chứng cho thấy có một mối quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U) giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của thành phố. Kết luận này thách thức quan điểm là các thành phố cực lớn sẽ hoạt động kém hơn và chỉ ra tiềm năng đạt hiệu quả kinh tế nhờ sự kết hợp giữa các thành phố. Công tác quản lý lành mạnh sẽ tạo ra những biến về hoạt động của các thành phố, tạo điều kiện tiếp cận hạ tầng thông tin và xu hướng cung cấp nước thải tốt hơn (nước, nước thải, điện).

Các phân tích trên gợi ý các cải cách nên tập trung vào cải thiện công tác quản lý Nhà nước của quốc gia, điều này không chỉ giúp tăng cường lợi ích kinh tế cho cả Nhà nước mà còn tạo một nền tảng vững chắc hơn để thành phố tự cải thiện tính minh bạch của các thủ tục và sự tham gia của cộng đồng. Ngoài ra, các tổ chức tài chính như ngân hàng, nhà đầu tư, nhà tài trợ phải trực tiếp tham gia giám sát và đánh giá chất lượng công tác quản lý Nhà nước của các thành viên đối tác.

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 62 - 64)