Thực trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Trung Yên

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 26 - 38)

a. Giao thông đô thị

- Giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận – giao thông đối ngoại và giao thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. - Hệ thống giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế

- xã hội. Đó là một trong các yếu tố hình thành đô thị. Không có giao thông liên lạc thì không có hàng hoá và cũng không có đô thị.

- Hệ thống giao thông đường bộ nối liền các tỉnh, thành phố, đô thị với nhau sẽ tạo khả năng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các khu vực trong nước và với quốc tế. Thường thì hệ thống giao thông các đô thị ở nước ta hiện nay đang thiếu về quy mô, số lượng và xuống cấp về chất lượng sau một thời gian đưa vào sử dụng. Nó đang hạn chế và cản trở sự phát triển của các đô thị.

- Tháng 8/1996, trên khu vực dự kiến quy hoạch xây dựng, khu đô thị mới Trung Yên mới chỉ có một đoạn đường được rải nhựa chưa có vỉa hè từ cầu Trung Kính vào làng Trung Kính, các đoạn đường còn lại như đoạn đường dọc sông Tô Lịch, các đoạn đường vào các cơ quan, khu tập thể hiện có chỉ là các đường cấp phối và đường đất.

Hiện nay, khu đô thị mới Trung Yên đã dần hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội thị với các loại đường có chiều dài, độ rộng và vốn đầu tư khác nhau:

i. Đường thành phố:

- Đường 40m: Tuyến đường 40m nằm ở phía Tây khu đất của dự án, tiêu chuẩn xây dựng hệ thống đường 40m được làm theo tiêu chuẩn cấp đường Thành phố, mặt đường được trải bê

tông nhựa. Tổng chiều dài tuyến đường nằm trong khu vực dự án có chiều dài là 150,75 m.

- Đường 30m: Tuyến đường này chạy dọc theo ranh giới phía Bắc của dự án nối đường 40m của khu đô thị mới Trung Yên với đường Láng của Thành phố. Trên tuyến đường này có cầu Yên Hòa qua sông Tô Lịch. Chiều dài tuyến đường 30m nằm trong khu vực dự án là 870m.

- Đường 21,25m: Là tuyến đường cấp nhỏ nhất trong hệ thống đường thành phố. Toàn bộ chiều dài tuyến đường nằm trong khu vực dự án là 591,61 m.

ii. Đường khu vực:

Đường khu vực được thiết kế hai loại có chiều rộng 26 m ( lòng đường rộng 5,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 4m, giữa lòng đường có giải phân cách rộng 7m trồng cây xanh ) và 17m ( lòng đường rộng 7m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m ).

Các bãi đỗ được bố trí đan xen với hệ thống đường khu vực thuận tiện cho giao thong và gần các khu nhà ở nhằm tăng hiệu quả của các bãi đỗ cả về mặt kinh tế và xã hội. Hệ thống các bãi đỗ xe được bố trí như sau :

- Một bãi đỗ xe tập trung có diện tích 4.204m2.

- Một gara ô tô được xây 5 tầng trên diện tích 940m2.

- Riêng với khu biệt thự, nhà ở cao cấp thì xe được đưa vào gara riêng của từng nhà.

- Với khu nhà ở cao tầng hiện đại, điểm đỗ xe được bố trí ngay tại tầng trệt hoặc tầng hầm của công trình hoặc kết hợp với

vườn hoa, cây xanh ngay để làm chỗ để xe cho khu nhà ở gần đó.

- Đối với công trình công cộng, cơ quan có điểm đỗ xe phục vụ riêng cho từng công trình.

Toàn bộ mạng lưới giao thông của dự án được tổ chức dựa trên trục đường Láng và các tuyến đường Thành phố xuất phát từ đường Láng tới Quốc lộ 32. Giao thông đối nội được tổ chức theo dạng ô cờ, khoảng cách giữa các điểm giao nhau 200m-300m, chủ yếu dựa vào các tuyến giao thông hiện hữu trong khu vực. Tổ chức các bến xe và bãi đậu xe quy mô nhỏ. Các tuyến đường phân khu vực có mặt cắt ngang rộng 40-30-21,25 m; các tuyến đường nhánh trong khu đô thị có mặt cắt ngang rộng 17,5-13,5 và 11,5m.

Hệ thống giao thông nội khu kể cả giao thông tĩnh được tổ chức dạng tuyến phố theo các trục Đông – Tây và Nam - Bắc gồm các đường có mặt cắt từ 13,5m đến 26m (kể cả vỉa hè). Các nhóm ở được tổ chức đường có mặt cắt 10,5m (kể cả vỉa hè) tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhóm ở với khu vực và giữa khu vực với bên ngoài.

iii. Cầu Yên Hoà:

Cầu Yên Hoà được thiết kế có chiều dài 40m, lòng đường cho xe chạy rộng 14m, hai bên vỉa hè rộng 2,25m, lan can cầu được sơn màu, hai đầu cầu có đèn chùm chiếu sáng.

b. Cấp nước sạch đô thị

Tuyến đường ống nước D300 mm chạy trên đường Láng cung cấp nước sạch cho các khu vực, các cơ quan trong phạm vị dự án bằng các tuyến đường ống dẫn nước cấp nhỏ hơn là D100 mm và D50 mm.

Bên cạnh đó, tại phía Đông Nam và phía Nam chạy men theo đường giao thông có một đường ống cấp nước D100 mm từ cầu Trung Kính vào đến làng Trung Hòa. Ngoài ra, hệ thống đường ống truyền dẫn nước D600 mm của nhà máy nước Mai Dịch chạy qua mặt bằng dự án tới đường Láng cũng là một điểm thuận lợi cho việc cung cấp nước sạch trong phạm vi dự án.

- Nhu cầu nước sạch phục vụ dân cư đã và đang trở thành một nhiệm vụ bức thiết đối với các thành phố, đô thị. Đối với đô thị và đặc biệt là với những đô thị mới xây dựng như khu đô thị mới Trung Yên thì hệ thống nước máy phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân còn quan trọng hơn cả nhu cầu ăn - về lương thực và các loại thực phẩm. Giải quyết vấn đề nước sạch cho dân cư đô thị là một vấn đề hết sức khó khăn vì phải giải quyết một loạt vấn đề liên quan trực tiếp: nguồn nước, hệ thống nhà máy, hệ thống đường ống dẫn và quản lý sử dụng.

- Là mạng lưới cấp nước chính cho toàn bộ khu vực dự án nên nó được thiết kế theo mạng vòng bao quanh dự án, các đường ống trong mạng lưới cấp nước chính đi theo tuyến đường quy hoạch khu đất và được đấu nối trực tiếp với các tuyến truyền dẫn của thành phố.

- Tổng chiều dài của mạng lưới cấp nước chính là 4.280m có kích thước đường ống thay đổi từ D80 mm ÷ D160 mm.

- Có tất cả 8 trạm bơm và bể chứa, khi kết hợp với trạm phân phối chính sẽ cung cấp nước cho toàn bộ dự án khu đô thị mới Trung Yên. Bảng sau thể hiện chi tiết công suất và dung tích bể chứa của từng trạm bơm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(m3/h) chứa (m3/h) 1 T1 20 100 2 T2 15 75 3 T3 30 150 4 T4 30 140 5 T5 10 40 6 T6 10 45 7 T7 20 90 8 T8 20 100

- Trong giai đoạn đầu của dự án chỉ cấp nước đến từng ô đất xây dựng công trình. Việc tính toán để cấp nước bên trong ô đất phụ thuộc vào mặt bằng, tính chất và quy mô xây dựng của từng công trình nên chỉ có thể tiến hành sau khi có được thiết kế chi tiết của từng ô đất.

- Trong nội bộ khu vực dự án, hệ thống cấp nước được thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Cấp nước trực tiếp từ mạng phân phối chính cho nhà ở thấp tầng (dưới 5 tầng).

+ Cấp nước từ trạm bơm bể chứa khu vực cho nhà ở cao tầng (từ 5 tầng trở lên).

+ Đặc biệt, với nhà ở cao tầng (trên 15 tầng) được sử dụng trạm bơm bể chứa cục bộ.

+ Các họng nước cứu hoả được đặt trên các trục ống truyền dẫn và ống phân phối lớn tại 4 điểm ngã tư đường phố, thuận tiện cho việc lấy nước khi xảy ra cháy, ngoài ra tại mỗi khối nhà hoặc các công trình lớn đều được thiết kế hệ thống nước cứu hoả riêng theo tiêu chuẩn phòng chống cháy.

- Chỉ tiêu sử dụng nước cho các thành phần cụ thể như sau: + Nước sinh hoạt: 2,5 người/căn hộ

+ Nước tưới rửa: 15 m3/ha ngày

+ Nước cứu hoả: 10% tổng lượng nước yêu cầu + Nước dự phòng: 25% tổng lượng nước

- Sau khi nghiên cứu khu vực dự án với số dân vào khoảng 17.000 người, nhu cầu dùng nước trung bình một ngày được thể hiện trong bảng sau:

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC

TT Tên công trình Đơn vị Số lượng Chỉ tiêu Khối lượng (m3/ngày đêm) 1 Nước sinh hoạt Người 17.000 180 l/người 4.284,0 2 Nước công cộng Héc ta 6,011 49,3 m3/ha 296,3

3 Nước tưới rửa m2 130.230 1,5 l/m2 195,3

4 Nước dự phòng 17.000 25 1.071,0

Tổng cộng 5.846,6

- Do tác động từ nhiều mặt, hạn chế về hệ thống ống dẫn cũng như về khâu quản lý nên trong quá trình sử dụng đã gây một số thất thoát về nguồn nước như: các vòi nước công cộng không được trông nom bảo quản, không có người chịu trách nhiệm để nước chảy lãng phí, một số ống nước bị vỡ hay rò rỉ do chất lượng ống hay do lỗi từ trong quá trình lắp đặt thiết bị đường ống.

c. Thoát nước đô thị

- Thoát nước cũng có vai trò quan trọng không kém cấp nước. Tình trạng nước thải không được xử lý, không được tiêu thoát thì không những đe doạ đến an toàn của dân cư mà còn để lại biết bao bệnh dịch làm nguy hại, suy giảm sức lực dân cư và thiệt hại vật chất rất lớn.

- Thông thường, với các đô thị mới như khu đô thị mới Trung Yên, hệ thống thoát nước mưa đều được thiết kế theo phương án cống riêng để phù hợp với hệ thống thoát nước chung của thành phố. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của dự án, chưa có trạm xử lý nước thải của thành phố, do đó nước mưa tạm thời được xả vào đường cống thoát nước mưa chính tại một số vị trí. Hệ thống cống sẽ đưa nước mưa thoát ra sông Tô Lịch ở phía Đông theo 3 tuyến chính và lượng nước này tạm thời tập trung tại mương Trung Văn ở phía tây khu đất.

Hệ thống cống thoát nước mưa được làm bằng cống bê tông cốt thép có đường kính ống cống từ 0,6m ÷ 1,2m đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, tổng chiều dài của toàn bộ đường ống cống thoát nước là 4.756m.

- Với nước thải là nước bẩn, hệ thống thoát nước của khu đô thị mới Trung Yên được thiết kế theo phương án cống riêng để phù hợp với điều kiện thoát nước hiện tại và quy hoạch điều chỉnh về thoát nước bẩn thành phố. Phương án thiết kế được chia ra làm hai giai đoạn:

 Giai đoạn 1: khi chưa có trạm xử lý nước thải chung của thành phố, nước bẩn được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại, sau đó được đưa ra hệ thống thoát nước bẩn riêng bố trí dọc tuyến đường quy hoạch thuộc phạm vi dự án và tiếp đó được đấu nối với hệ thống cống thoát nước mưa chính tại một số điểm để xả ra sông Tô Lịch.

 Giai đoạn 2: Nước thải sẽ được tách khỏi hệ thống thoát nước mưa khi đã có trạm xử lý nước thải chung của thành phố và đấu nối vào hệ thống cống bao riêng đưa

về trạm bơm khu vực để bơm về trạm xử lý nước thải chung của thành phố.

- Hệ thống thoát nước trong đô thị có ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường sống xung quanh, quyết định đến sự tồn tại của các sinh vật dưới nước. Nguyên tắc chung là đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đều phải xử lý tuỳ theo tính chất của từng nguồn nước thải, rồi mới đổ ra sông Tô Lịch. Tuy nhiên, do trong quá trình quản lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức cũng như giám sát chưa chặt chẽ cho nên vẫn không thể tránh khỏi tình trạng một số nơi bị ô nhiễm, dịch bệnh do các loại nước thải gây ra ảnh hưởng tới sức khoẻ của dân cư.

- Bể tự hoại được tính là 0,2 m3/người. Đối với khu nhà ở cao tầng thì bể tự hoại được xây ngoài nhà, còn với khu nhà ở thấp tầng thì được xây bên trong công trình.

Tất cả các cơ quan xây mới đều được thiết kế luôn hệ thống thoát nước bẩn bên trong ô đất, phù hợp với yêu cầu sử dụng và nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

- Hệ thống thoát nước từ cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1 ở khu đô thị mới Trung Yên nói chung đảm bảo được yêu cầu thoát nước của khu vực. Tuy nhiên, một số điểm chưa được đầu tư xây dựng đúng mức (đầu tư lệch theo mức độ quan trọng và quy mô của các khu vực hay các công trình) do đó dẫn đến thực trạng chưa đồng bộ, cả trong hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước và trong công tác quản lý hệ thống thoát nước.

- Nguồn nước thải bao gồm các loại chính như sau:  Nước thải công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nước thải sinh hoạt từ các khu vực: dân cư, văn phòng làm việc

 Nước thải sinh hoạt từ các hộ nhà hàng, các loại hình dịch vụ

 Nước thải sinh hoạt từ trường học  Nước thải sinh hoạt từ các cơ sở y tế Dưới đây là bảng số liệu về tỉ lệ các loại nước thải:

TỈ LỆ CÁC LOẠI NƯỚC THẢI Đơn vị: %

Loại nước thải Tỉ lệ

Công nghiệp 9 – 12

Sinh hoạt từ khu dân cư 70 – 75

Sinh hoạt từ các hộ ngân hàng, dịch vụ 7,5 – 8

Trường học 1,5 – 2

Cơ sở y tế 2 – 3

(Nguồn: Dự án khả thi “Khu phố mới Trung Yên, Từ Liêm, Hà Nội” – Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - Sở Xây Dựng Hà Nội)

d. Cung cấp điện chiếu sáng đô thị

- Hệ thống tải điện chiếu sáng ở thành phố hiện nay vẫn bao gồm nhiều cấp tải điện khác nhau, từ 110v, 220v, 360v và có cả các đường dây tải điện có điện thế nhỏ hơn như đường dây 6v với số lượng rất hạn chế. Hệ thống này được truyền tải trên hai dạng cơ bản là cáp ngầm và đường dây trên không. Cáp ngầm hiện nay được đưa vào sử dụng phổ biến hơn do trước đây đường dây trên không đã bộc lộ những yếu điểm mà các đô thị thường mắc phải như làm mất mỹ quan đô thị, gây cản trở cho sự phát triển của một số công trình hạ tầng khác, tốn kém trong việc sửa chữa do hệ thống dây truyền tải được lắp đặt

ngoài trời bị xuống cấp do vấn đề về thời tiết, gây khó khăn trong vấn đề quản lý, mặt khác do xu thế ngày nay các loại đường dây truyền tải đều được lắp đặt ngầm để đảm bảo khắc phục được các nhược điểm trên nên khu đô thị mới Trung Yên đã làm tốt được phần nào về hệ thống đường dây truyền tải cấp điện nói riêng và hệ thống cáp ngầm nói chung.

- Nhu cầu tiêu thụ điện được phân chia ra và tính toán dựa trên các chỉ tiêu dùng điện của các đơn vị như sau:

 Nhà ở : 2,7 KW/hộ

 Nhà biệt thự : 11 KW/hộ

 Nhà trẻ, trường học : 0,1 KW/học sinh

 Công nghiệp : 400 KW/ha

 Công cộng : 0,02 KW/m2 sàn

 Cơ quan : 0,02 KW/m2 sàn

 Khách sạn : 11 KW/giường

 Đèn đường : 12 KW/km

BẢNG TÍNH TOÁN PHỤ TẢI

TT Tên công trình Đơn vị Số

lượng Chỉ tiêu Hệ số (k) Công suất t.thụ (KW) 1 Nhà ở Hộ 3.962 2,7 0,6 6.418 2 Nhà biệt thự Hộ 103 11 0,6 680 3 Nhà trẻ, trường học H/s 2.805 0,1 0,6 169 4 Công nghiệp Ha 0,56 400 1,0 224 5 Công cộng m2 sàn 6.780 0,02 0,6 82 6 Cơ quan m2 sàn 21.560 0,02 0,6 258

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 26 - 38)