Xuất những thay đổi trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 55 - 62)

1.1. Cơ chế chính sách và công tác pháp chế trong quản lý đô thị a. Cơ chế chính sách

- Đổi mới chính sách và cơ chế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị theo một tiêu chuẩn chung, thống nhất cho tất cả đô thị trong cả nước trên cơ sở tính toán kỹ các điều kiện và định rõ tỉ lệ đầu tư trên một người dân trong một thời gian nhất định. Việc sử dụng, khai thác, duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đô thị cũng như cải tạo, mở rộng xây dựng kết cấu hạ tầng phải tuyệt đối tuân theo luật và quy hoạch tổng thể được điều chỉnh và được Nhà nước phê duyệt.

- Trong thời gian tới, chính quyền đô thị cần tập trung chỉ đạo phối hợp giữa các sở - ngành với quận - huyện, tăng cường việc phân cấp gắn với trách nhiệm của chính quyền cơ sở, tránh việc phân cấp nửa vời. Một số chế tài đủ sức răn đe người dân vi phạm cũng sẽ được đề xuất áp dụng.

- Thực hiện phương châm lấy kết cấu hạ tầng để phát triển kết cấu hạ tầng các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng

phải có nghĩa vụ đóng góp và phát triển kết cấu hạ tầng qua chính sách thuế hay thu lệ phí sử dụng. Số tiền thu được từ thuế, lệ phí sử dụng phải được đầu tư lại để phát triển kết cấu hạ tầng. Thực hiện xã hội hoá các nguồn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng.

- Nghị quyết về phân cấp quản lý cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, cần gắn phân cấp với công tác xã hội hóa bằng những bước đi cụ thể.

- Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng đô thị: phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng bị quản lý và nhân dân.

- Nâng cao dân trí, trình độ cán bộ quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh công nghiệp cho mọi thành viên trong cộng đồng đô thị là góp phần thực hiện có hiệu lực hệ thống luật pháp quy định của quản lý đô thị nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng.

- Nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị quy mô nhỏ xung quanh các đô thị lớn để giảm bớt áp lực gia tăng dân số cơ học và sức ép rất lớn về sự quá tải của kết cấu hạ tầng đô thị ở các đô thị trung tâm.

- Tóm lại, quản lý đô thị nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng phải thâu tóm trong vai trò xứng đáng của nó - để đáp ứng nhu cầu của dân cư đô thị ngày càng cao, ngày càng gia tăng, ngày càng đa dạng hơn, hiện đại và tiện dụng hơn - về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội. Đồng thời góp phần quan trọng, trực tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia và hạnh phúc của nhân dân, làm cho nước ta nhanh chóng trở thành quốc gia giàu mạnh, công bằng và văn minh trong thế kỷ mới - thế kỷ 21.

b. Công tác pháp chế

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đô thị

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, bộ mặt kinh tế - xã hội các đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mới khá toàn diện. Nhưng cũng chính từ sự phát triển này đang đặt ra cho công tác quản lý đô thị những vấn đề mới khá nan giải, cần sớm được xem xét và điều chỉnh bằng pháp luật như các vấn đề: giao thông, xây dựng, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội… Do nhu cầu quản lý, Nhà nước ta và các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật về quản lý đô thị hoặc có liên quan đến vấn đề quản lý đô thị.

Có thể phân chia các quy phạm pháp luật về quản lý đô thị thành 3 nhóm sau đây:

 Các quy phạm pháp luật về bộ máy hành chính, tổ chức – cán bộ và phân cấp đô thị.

 Các quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền quản lý và cơ chế điều hành của bộ máy hành chính đô thị Việt Nam.  Các quy phạm pháp luật quy định về các lĩnh vực quản lý

Nhà nước chuyên ngành trên địa bàn đô thị.

Nội dung chủ yếu của các quy phạm pháp luật về quản lý đô thị tập trung vào một số lĩnh vực điều chỉnh sau đây: đô thị - phân loại, phân cấp quản lý đô thị; quản lý quy hoạch đô thị; quản lý và sử dụng đất đô thị; quản lý đầu tư và xây dựng các công trình đô thị; quản lý khu

chế xuất và các khu công nghiệp tập trung; bảo vệ môi trường, cảnh quan và các công trình cơ sở hạ tầng đô thị; xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý đô thị.

Điều này cho thấy trong quản lý đô thị, Nhà nước ta đã cố gắng ban hành khá nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm tạo ra một môi trường pháp lý, một hành lang pháp luật thỏa đáng để quản lý đô thị bằng pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy các quy phạm pháp luật về quản lý đô thị còn tản mát, tính hệ thống thấp, trình độ phát triển văn hóa chưa cao. Lẽ đương nhiên là còn rất nhiều lĩnh vực khác rất quan trọng trong đời sống và hoạt động đô thị còn thiếu vắng sự điều chỉnh bởi pháp luật. Một số quy định còn chồng chéo, thậm chí nhiều văn bản được ban hành trái thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật. Do vậy, trong tình hình mới đứng trước đòi hỏi bức xúc của quản lý đô thị bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc pháp chế trong quản lý đô thị, công tác xây dựng mới, rà soát và sửa đổi các quy định pháp luật về quản lý đô thị nhằm ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đô thị đang trở thành nhiệm vụ trung tâm của công tác pháp chế ở các đô thị hiện nay.

Để ban hành được luật về quản lý đô thị cần rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật về quản lý đô thị hiện hành, dựa trên các tiêu chí: thẩm quyền ban hành văn bản – tính hợp pháp và tính khả thi của văn bản.

Để tăng cường pháp chế trong quản lý đô thị, bên cạnh việc phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đô thị như đã được trình bày ở trên, cần làm tốt một số nội dung công tác dưới đây:

• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, đặc biệt là các quy định pháp luật về quản lý đô thị trong mọi tổ chức và cá nhân công dân nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật một cách tự giác cho các đối tượng đó.

• Xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật về quản lý đô thị nhằm thể hiện sự cưỡng chế của nhà nước đảm bảo cho các quy định pháp luật về quản lý đô thị được thực hiện một cách nghiêm minh và thống nhất.

1.2. Bộ máy trực tiếp quản lý khu đô thị mới

- Công tác quản lý của chủ đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới Trung Yên

Sự phát triển của đô thị đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó vấn đề sử dụng các công trình trong kết cấu hạ tầng đô thị là một trong những vấn đề cấp bách. Đất vốn dĩ không thể tăng lên được trong khi nhu cầu sử dụng đất đai và các công trình cơ sở hạ tầng lại tăng rất nhanh. Điều đó buộc chủ đầu tư và chính quyền đô thị phải có các biện pháp quản lý kết cấu hạ tầng thích hợp. Quản lý việc sử dụng kết cấu hạ tầng đô thị không những làm cho quá trình phát triển kết cấu hạ tầng tuân theo đúng quy hoạch mà còn kiểm soát được chất lượng và số lượng của các công trình hạ tầng đô thị, tạo ra nguồn thu cho ngân sách của cơ quan quản lý, thực hiện được quyền

kiểm soát có tính chất nhà nước đối với các công trình kết cấu hạ tầng đô thị.

Vấn đề quản lý và sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị trong phạm vi khuôn khổ của khu đô thị mới Trung Yên là một nội dung cơ bản trong công tác quản lý.

Sự phát triển của đô thị không tách rời khỏi yếu tố môi trường, các cảnh quan và các công trình hạ tầng đô thị. Quản lý đô thị được hiểu dưới góc độ này có nghĩa là sự thiết lập những khuôn khổ, thể chế cũng như những quy định có tính chất pháp quy để duy trì, bảo tồn và phát triển môi trường, cảnh quan cùng các công trình cơ sở hạ tầng của đô thị.

Cùng với quá trình đô thị hoá, môi trường dễ bị suy thoái, ô nhiễm, các cảnh quan có thể bị xuống cấp hoặc phá huỷ, các công trình hạ tầng cơ sở có thể bị hư hại do thiên nhiên, do quá trình sử dụng hoặc do con người tàn phá. Bởi vậy cần thiết lập những quy định chính thức về mặt pháp quy để từ đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra và duy trì các hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng cũng như bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị.

Với đặc thù của thành phố chúng ta, quản lý và phát triển đô thị khó khăn hơn nhiều so với vấn đề quản lý và phát triển kinh tế. Quản lý đô thị mà chất lượng cuộc sống của nhân dân không được nâng lên, thì tăng trưởng kinh tế không còn ý nghĩa. Nếu hạ tầng đô thị

không được cải thiện, thì kinh tế không thể tăng trưởng nhanh và bền vững.

Từ phân tích trên, để thực hiện tốt hơn công tác quản lý kết cấu hạ tầng đô thị, bên cạnh việc thực hiện việc kiểm tra, giám sát cũng cần làm thêm công tác giáo dục, vận động mọi người dân trong đô thị biết được tầm quan trọng của việc khai thác sử dụng kết cấu hạ tầng đô thị nhằm duy trì các hoạt động đó theo quy định chung.

- Công tác quản lý của đơn vị đối tác và các cấp chính quyền trên địa bàn của khu đô thị mới Trung Yên

+ Thiết lập mối quan hệ với lãnh đạo Công an phường Trung Hoà để phối hợp lực lượng bảo vệ hai bên cùng hành động như : Bảo vệ vành đai, trong lòng khu đô thị, thu thập nắm rõ người và hộ đến ở trong khu đô thị. Khi có vụ việc xảy ra lực lượng bảo vệ khu đô thị xử lý ngay, sau đó chuyển lên cho Công an phường xử phạt theo luật định.

+ Bộ phận quản lý khu đô thị thường xuyên quan hệ với các cơ quan phường để cập nhật các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, sau đó phổ biến cho cán bộ, nhân dân cư trú trong khu đô thị nắm được và tổ chức thực hiện.

+ Các công trình phục vụ xã hội: Công an Phường, Uỷ ban nhân dân Phường, Công viên, điện, nước, chiếu sáng giao cho thành phố quản lý. Thành phố lại giao cho các đơn vị chức năng, trụ sở như Cảnh sát Môi trường, Cảnh sát Môi trường lại giao cho đơn vị nhỏ hơn là Công an Phường, Công an Phường lại giao cho đơn vị cơ sở cấp dưới cuối cùng là Quỹ Bảo vệ Môi trường thực hiện quản lý.

+ Các công trình khác còn lại do chủ đầu tư xây dựng khu đô thị Trung Yên trực tiếp quản lý và khai thác (nếu đủ khả năng) hoặc đi thuê đơn vị khác quản lý nếu như chủ đầu tư không đủ khả năng quản lý vào thời điểm hiện tại.

Cụ thể, chủ đầu tư đã giao cho Công ty cổ phần chăm sóc nhà Home Care thực hiện quản lý.

+ Tư tưởng đổi mới của mô hình chính quyền đô thị là nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền; nhưng, đồng thời cũng phải có sự tập trung trong từng lĩnh vực cụ thể để huy động những nguồn lực cần thiết bảo đảm sự phát triển; sẽ làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của tập thể và trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước; tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý và cơ chế kiểm tra, giám sát của cộng đồng, của các tổ chức chính trị-xã hội đối với bộ máy chính quyền; nâng cao và phát huy dân chủ cơ sở, nhất là ở các cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w