Thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 38 - 46)

Khu phố mới Trung Yên với mục tiêu chính là xây dựng một khu đô thị mới, vì vậy trong cơ cấu sử dụng đất, khu nhà ở sẽ chiếm phần lớn diện tích của dự án phát triển khu đô thị. Các công trình công cộng cũng sẽ là các công trình phục vụ khu đô thị như chợ, khu thương mại, nhà trẻ, mẫu giáo, câu lạc bộ và khu thể thao, công viên. Ngoài ra, căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất của khu vực, một số vị trí hiện là các cơ quan sẽ chỉnh trang và tổ chức lại mặt bằng để tiếp tục sử dụng làm các cơ quan trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung. - Nhà ở

Tính theo diện tích sàn, khu phố mới Trung Yên có tổng diện tích sàn nhà ở là 349.000m2. Chiếm 68,97% diện tích sàn (240.770m2) là nhà ở từ 5 tầng trở lên, còn lại 31,03% diện tích sàn nhà ở của dự án là của nhà ở dưới 5 tầng. Nhà ở của dự án được thiết kế và xây dựng chủ yếu theo các dạng sau:

o Nhà ở cao tầng kiểu căn hộ:

 Nhà ở cao tầng được xây dựng theo căn hộ hợp khối. Các căn hộ được bố trí độc lập khép kín với diện tích sử dụng trung bình từ 40m2 đên 80m2. Các nhà ở cao 6 tầng trở lên được bố trí thang máy.

 Mỗi khối nhà bố trí từ 3 – 4 đơn nguyên, một tầng của một đơn nguyên sẽ có từ 4 ÷ 8 căn hộ.

 Loại căn hộ nhỏ có diện tích sử dụng khoảng 40 ÷ 60 m2. Loại căn hộ lớn có diện tích sử dụng khoảng 80 m2.  Tất cả các căn hộ được bố trí có đủ ánh sáng và thông

gió tự nhiên đảm môi trường sống một cách tốt nhất.  Tại những khối nhà cao tầng có vị trí đẹp và thuận lợi

cho các hoạt động kinh tế, tầng 1 được dùng làm cửa hàng hoặc dịch vụ công cộng. Các khối nhà ở tuyến đường 21,25m sẽ sử dụng tầng 1 và 2 làm các siêu thị, cửa hàng ăn uống, quán bar, câu lạc bộ, trạm bưu điện…  Theo xu hướng yêu cầu về chất lượng của công trình nhà

ở và quy hoạch tổng thể chung của đô thị ngày một cao, các công trình nhà ở đã được xây dựng xong phần thô để đảm bảo được quy hoạch chung của toàn khu vực, toàn bộ mặt ngoài của các công trình được hoàn thiện bằng các loại vật liệu có thể chống rêu mốc, có màu sắc hài hoà tôn được vẻ đẹp của công trình và toàn khu vực. Bên trong công trình được hoàn thiện với chất lượng cao hơn các công trình cùng cấp hiện nay. Vật liệu hoàn thiện là các vật liệu trong nước và nước ngoài với giá thành hợp lý nhưng chất lượng đảm bảo yêu cầu sử dụng.

o Nhà ở cao tầng kiểu dãy phố:

Dọc một số trục đường chính khu vực có vị trí thuận lợi xây dựng những nhà 5 tầng theo kiểu nhà mặt phố thường thấy ở các đường phố nội thành. Tầng 1 được thiết kế làm cửa hàng dịch vụ, các tầng trên được dùng làm nơi ở, sinh hoạt. Những

nhà này được thiết kế theo từng nhà riêng biệt, kết cấu tường gạch chịu lực hoặc khung bê tông cốt thép chèn gạch, nền móng được xử lý phù hợp với cấu tạo địa chất và tải trọng công trình..

Xu thế hiện nay là giảm diện tích nhà ở theo kiểu dãy phố, tăng diện tích nhà chung cư cao cấp và trung bình để phù hợp với nhu cầu của người dân.

o Nhà ở thấp tầng:

Ngược lại với nhà ở cao tầng, tại một số khu vực không thuận tiện cho buôn bán, xây dựng những nhà ở thấp tầng theo kiểu từng hộ độc lập. Mỗi hộ 3 hoặc 4 tầng với diện tích đất mỗi hộ từ 50m2 ÷ 80m2. Những mâu thuẫn giữa xây mới và bảo tồn, giữa kiến trúc và quy hoạch, giữa yếu tố môi trường và lợi ích kinh tế, giữa nhu cầu cuộc sống của cư dân và khả năng đáp ứng của xã hội. Trong quỹ nhà ở đô thị, vấn đề xây dựng mô hình nhà ở đô thị thấp tầng khối ghép phù hợp với điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã hội là cần thiết. Kiến trúc nhà ở kiểu này được xây dựng theo thiết kế mẫu, có thể bố trí nhiều loại mặt bằng tuỳ theo từng lô đất, đảm bảo mặt đứng các dãy phố đa dạng nhưng hài hoà với kiến trúc của toàn khu vực.

- Các công trình xã hội và dịch vụ công cộng

Hệ thống các trường mẫu giáo, nhà trẻ được xây dựng ở khu vực trung tâm trên 3 lô đất riêng biệt, tổng diện tích đất để xây dựng trường mẫu giáo, nhà trẻ là 13.700 m2. Theo Tiêu chuẩn TCVN 4449-87 , số bé ở độ tuổi đi học mẫu giáo khoảng 1.100 cháu / 17.000 dân. Trường mẫu giáo được xây dựng 2 tầng tường gạch chịu

lực với tổng diện tích sàn là 8.000 m2. Trong khuôn viên trường có sân chơi và cây xanh đảm bảo môi trường sạch sẽ và vệ sinh cho các bé. Hệ thống này gồm các cơ sở chăm sóc trẻ em: nhà trẻ, mẫu giáo và cơ sở trông trẻ đặc biệt (cho các cháu kém phát triển). Việc có cho con mình vào các cơ sở này hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bố mẹ.

Phần lớn các trường mẫu giáo có pháp nhân riêng, được cấp ngân sách của chính quyền địa phương và có đóng góp kinh phí thêm của phụ huynh. Phụ huynh phải trả toàn bộ chi phí về ăn uống và các hoạt động ngoại khóa cho con mình. Mỗi tháng phụ huynh trả một lần và thường trả bằng việc chuyển qua tài khoản. Hoạt động của các trường mẫu giáo rất phong phú. Có trường chuyên phát triển ngoại ngữ, chuyên về ca hát, hội họa và thể thao. Mức độ đóng tiền của phụ huynh phụ thuộc vào hoạt động của trường.

Tại khu đất của Trường phổ thông cơ sở Trung Hòa cũ, sau khi mở rộng diện tích đất, đảm bảo xây dựng được 01 trường Tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở với dự kiến số học sinh đi học trong toàn khu vào khoảng 10% tổng số dân của khu vực tức là vào khoảng từ 1.600 – 1.700 học sinh. Toàn bộ hệ thống trường học được xây dựng trên diện tích 14.900m2, chiều cao từ 2 – 4 tầng với kết cấu công trình vững chắc đảm bảo yêu cầu về an toàn học đường. Diện tích sàn của 02 trường là 6.160 m2 , trong đó có diện tích phục vụ việc học bán trú của học sinh tiểu học và phục vụ giáo dục thể chất cho học sinh trung học.

Toàn bộ dự án sẽ được xây dựng theo một kiến trúc đô thị hiện đại, tiện nghi, kết nối với trung tâm thương mại, mua sắm và khu công sở, hành chính liền kề, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi

sinh sống trong khu vực. Với diện tích đầu tư xây dựng 6.434m2 trên khu đất phía Nam dự án, khu trung tâm thương mại dịch vụ và chợ được xây dựng, cao 3 tầng.

Đặc điểm của hầu hết các khu đô thị là khu đất công cộng nằm ở trung tâm dự án để tiện cho công tác quản lý đô thị, được quy hoạch xây dựng tiếp giáp với khu cây công viên, cây xanh có diện tích 2.748m2. Trụ sở Uỷ ban nhân dân phường, y tế và trụ sở Công an phường đều được xây dựng tại đây và nằm liền kề với nhau do diện tích của các dự án đô thị mới không đủ lớn để phân tán các cơ quan trên ra các địa điểm khác nhau. Trên thực tế, sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư bàn giao lại cho Thành phố và Thành phố đã giao lại cho các cơ quan khác là Cảnh sát môi trường và Quỹ bảo vệ môi trường. Diện tích sàn của các công trình công cộng đơn vị ở là 1.770m2.

Khu công cộng nằm ở vị trí trung tâm có bán kính phục vụ phù hợp gồm khách sạn, dịch vụ thương mại. Phía Tây khu đất giáp đường 40m và phía Nam khu đất giáp đường 50m, diện tích đất của 02 khu là 10.650m2, diện tích sàn là 36.680 m2 vớichiều cao của công trình công cộng từ 15 ÷ 21 tầng tạo điểm nhấn kiến trúc cho toàn khu vực.

Theo Vụ Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng đề nghị, tỷ lệ đất cây xanh từ 8 - 10 m2/người đối với đô thị lớn và 4 - 7 m2/người đối với đô thị vừa và nhỏ. Hiện nay, chỉ số này tính trung bình trong các đô thị của Hà Nội là khoảng gần 2m2/người. Vì vậy, các công viên cây xanh trong đô thị nói chung là hết sức quý giá cho môi trường khi không còn quỹ đất dành cho cây xanh. Trong khi các toà cao ốc trong đô thị ngày càng nhiều, số người tập trung vào ngày càng đông. Đó là chưa kể những cây xanh già cỗi, sâu bệnh buộc phải đốn hạ, những cành tán cây hàng năm phải cưa chặt bớt để chống bão… Những cây

mới được trồng thay thế phải vài chục năm sau khi phân cành, toả tán thì mới có ý nghĩa cho môi trường.

Với khu đô thị Trung Yên, Ban quản lý dự án khu đô thị đã xây dựng khu công viên cây xanh diện tích là 13.850m2 đan xen trong khu dân cư và khu văn phòng của các cơ quanvới kiến trúc không gian thoáng đãng, tạo sân chơi thực sự cho người dân, tạo không khí trong lành cho khu vực.

4. Thực trạng kết cấu hạ tầng dịch vụ xã hội và vai trò của cộng đồng trong quản lý kết cấu hạ tầng đô thị

4.1. Thực trạng kết cấu hạ tầng dịch vụ xã hội

Tại khu đô thị mới Trung Yên, các công trình về hạ tầng dịch vụ xã hội rất phát triển và cũng được đặc biệt quan tâm. Nó được xây dựng nhằm một mục đích là tối ưu hoá cho sự tiện ích và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và cần thiết nhất tới dân cư.

Có thể thấy ngay là trong khu đô thị mới Trung Yên, tuy dự án mới hoàn thành được không lâu nhưng với hệ thống các khu trung tâm thương mại, mua sắm, nghỉ ngơi thư giãn,... đang xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng lại nhu cầu ngày càng cao của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuộc sống vật chất và mức sống của người dân được đảm bảo và cải thiện rõ rệt nên các loại hình dịch vụ mới đã ra đời như một xu thế tất yếu mà bất cứ một đô thị mới nào cũng phải trải qua. Trước đây, khi đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng dịch vụ cho khu đô thị Trung Yên các nhà quản lý đã tính đến việc phát triển và mở rộng thêm các loại hình dịch vụ. Hiện tại, đã có các bưu cục trung tâm về viễn thông để cung cấp các dịch vụ về thông tin cho nội bộ và với bên ngoài. Các hệ thống nhà hàng về ăn uống được phát triển xung

quanh các văn phòng làm việc, các nhà đầu tư chuyên ngành cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển phát nhanh, xúc tiến việc làm. Nhờ vậy, người dân sẽ được sử dụng các tiện ích chất lượng cao, phục vụ tại chỗ rất thuận lợi như ngân hàng, máy rút tiền tự động ATM, chuyển phát nhanh, giao nhận vận chuyển hàng hoá, truyền hình cáp, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp cho con người...

4.2. Vai trò của cộng đồng trong quản lý kết cấu hạ tầng

Một trong những hình thức quản lý kết cấu hạ tầng đạt hiệu quả cao là quản lý kết cấu hạ tầng có sự tham gia của cộng đồng.

Trong công tác quản lý, để cộng đồng đồng giám sát quản lý các công trình kết cấu hạ tầng đô thị vừa giúp chính quyền đô thị tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đồng thời giúp tinh giản đi bộ máy giám sát kiểm tra các công trình hạ tầng cơ sở mà đôi khi tỏ ra không hiệu quả, gây lãng phí cho ngân sách chính quyền đô thị sở tại và ngân sách chính quyền thành phố.

Cộng đồng dân cư đô thị cũng như các cộng đồng dân cư khác đều có một đặc điểm chung là trong một hình thái đô thị đều có các tầng lớp dân cư khác nhau. Việc phân loại cộng đồng dân cư sẽ giúp cho công tác quản lý thuận lợi, không bị khó khăn trong vấn đề ra quyết định và trong vấn đề tạo dựng lợi ích cho cộng đồng. Cụ thể và đơn giản nhất là phân loại dân cư đô thị theo tiêu chí thu nhập ta có tầng lớp thượng lưu (người giàu có thu nhập rất cao), trung lưu (có thu nhập trung bình) và hạ lưu (người có thu nhập rất thấp). Việc giải quyết hài hòa lợi ích cho các đối tượng này là rất khó khăn song khi giải quyết được sẽ tạo nên một xã hội có tính đồng nhất về mặt thu

nhập, khi đó các vấn đề về quản lý đô thị cũng như các vấn đề về quản lý kết cấu hạ tầng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tăng cường hệ thống dạy nghề và dịch vụ giới thiệu, tìm kiếm việc làm để tạo cho người nghèo ở thành thị có việc làm ổn định, tăng thu nhập và dần dần cải thiện mức sống cho họ.

Phát triển các chính sách nhằm cung cấp các khoản vay vốn cho người nghèo đô thị thông qua các chương trình tiết kiệm và tín dụng cộng đồng, bao gồm các khoản vay nhỏ cho hoạt động sản xuất, dịch vụ; hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải tạo, nâng cấp nhà ở và các điều kiện hạ tầng thiết yếu như cấp thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường.

Tiếp tục phát triển các chương trình xây dựng nâng cấp mạng lưới hạ tầng tới tận cơ sở; từng bước cải tạo, mở mang giao thông đô thị, phát triển giao thông công cộng, chống ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông. Đảm bảo các dịch vụ cấp thoát nước, vệ sinh, chiếu sáng công cộng đến được các cộng đồng thu nhập thấp, thực hiện chương trình quản lý rác thải trên nguyên tắc xã hội hóa

Xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng, động viên khả năng và sự chủ động của người nghèo, bao gồm nguồn tài chính, sức lao động và kinh nghiệm tham gia giải quyết các vấn đề nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thu nhập và quản lý cộng đồng.

Việc quan tâm tới lợi ích của cộng đồng khi đó vô hình chung là đã gián tiếp tạo dựng được một cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn. Như vậy có thể thấy vai trò của cộng đồng được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Nó vừa tác động trực tiếp, vừa gây ảnh

hưởng gián tiếp đến kết cấu hạ tầng đô thị và công tác quản lý kết cấu hạ tầng đô thị.

Tóm lại, quy hoạch xây dựng đô thị cần phải được công bố công khai cho toàn dân biết. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, các đoàn thể chính trị xã hội đối với việc thực hiện quy hoạch. Làm được như vậy thì các dự án quy hoạch mới thực sự đi vào cuộc sống và đô thị thực sự được phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên (Trang 38 - 46)