1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

80 807 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 518 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương I: Sự cần thiết hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 3

I Đặc điểm lao động nữ và vấn đề việc làm cho lao động nữ 3

1 Đặc điểm lao động nữ 3

1.1 Giới tính và Giới 3

1.2 Sức khoẻ 4

1.3 Trình độ chuyên môn và tay nghề 6

1.4 Vai trò xã hội 11

2 Những việc làm phù hợp với lao động nữ 14

II Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 16

1 Tình hình phát triển của các khu công nghiệp và khu chế xuất 16

2 Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao động nữ nói chung và lao động nữ trong khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng 19

2.1 Do đặc điểm lao động nữ nói chung 19

2.2 Do tính chất công việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng 20

2.3 Do các chính sách hiện hành chưa hoàn thiện và chưa được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trong thực tế các khu công nghiệp, khu chế xuất 22

III Các chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ hiện nay 22

1 Chính sách tuyển dụng lao động nữ 23

2 Chính sách sử dụng lao động nữ 24

3 Chính sách hỗ trợ việc làm khác 28

4 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ 29

Chương II: Thực trạng thực hiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay 31

I Tình hình thực hiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất 31

Trang 2

1 Tình hình thực hiện chính sách tuyển dụng lao động nữ trong các khu công

nghiệp và khu chế xuất 31

2 Tình hình thực hiện chính sách sử dụng lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 32

3 Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 39

3.1 Tình hình thực hiện công tác tạo việc làm thông qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội 39

3.2 Tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm 40

3.3 Tình hình thực hiện chính sách dạy nghề dành cho lao động nữ 43

4 Tình hình thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động nữ 44

II Đánh giá chung các chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ hiện nay 46

1 Mặt được 46

2 Hạn chế và nguyên nhân 47

Chương III: Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao động nữ trong khu công nghiệp và khu chế xuất 50

I Phương hướng hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao động nữ nói chung và lao động nữ trong khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng 50

1 Luật Bình đẳng giới 50

2 Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm 2010 51

II Các giải pháp hoàn thiện chính sách 53

1 Kiến nghị sửa đổi văn bản pháp luật và ban hành các chính sách cụ thể cho các khu công nghiệp, khu chế xuất 53

2 Tăng cường hiệu quả của việc triển khai thực hiện 60

KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn và giới

năm 1993 (%) 7

Bảng 1.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của phụ nữ và nam giới 1999 (%) 8

Bảng 1.3: Trình độ chuyên môn của phụ nữ và nam giới 1993-1999 (%) 8

Bảng 1.4: Tỷ lệ cán bộ nữ sử dụng ngoại ngữ theo tuổi (%) 11

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người Việt Nam đã kiên cường đấutranh và giành thắng lợi trước rất nhiều kẻ thù xâm lược, từ đó xây dựng vàphát triển kinh tế, chính trị, văn hoá để có một nước Việt Nam độc lập, tự do

và hạnh phúc như ngày nay Có được điều đó là do sự hy sinh xương máutrong chiến tranh cũng như công hiến sức lực trong hoà bình của các thế hệngười Việt Nam, cả nam và nữ

Nếu trong xã hội phong kiến xưa kia, người phụ nữ chưa được coi trọngnhư không được học tập, không được làm quan cai trị thì qua các thời kỳ, vaitrò của người phụ nữ ngày càng được nâng lên Đến nay, người phụ nữ đãbình đẳng với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Laođộng nữ hiện nay đã chiếm tới 50,6% lực lượng lao động xã hội, đóng gópmột phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước

Đảng và Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm, ưu đãi đặc biệt với đốitượng này bởi người phụ nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động như namgiới, họ còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình Điều đóthể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật dành riêng cho lao động nữnhư tại Chương X, Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam và rất nhiều Nghị định, Nghị quyết, thông tư… để bảo đảm côngbằng trong lao động - việc làm đối với người lao động nữ

Tuy nhiên, hiện nay, các quy định đối với lao động nữ chưa được thựchiện một cách nghiêm túc và đầy đủ tại khu vực các khu công nghiệp, khu chếxuất, nơi có tỷ lệ lao động nữ làm việc rất cao và hiện nay còn gặp phải rấtnhiều khó khăn trong đời sống và công việc Mặt khác, trong hệ thống chínhsách hiện nay cũng chưa có một điều luật nào quy định riêng áp dụng cho đốitượng lao động nữ làm việc trong khu vực có tính đặc thù này

Trang 5

Nhận thấy những khó khăn trong lao động cũng như trong cuộc sống củanhững người lao động nữ làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất,cũng như sau quá trình nghiên cứu các chính sách dành cho lao động nữ hiện

nay còn một số bất cập, em chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách lao động việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình Hy vọng chuyên đề

-sẽ mang lại một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đời sống lao động nữ trongcác khu công nghiệp, khu chế xuất và việc thực hiện chính sách hiện nay tạiđây tới người đọc Cũng mong rằng trong quá trình hoàn thiện chính sáchpháp luật về lao động nữ, Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm đến những đề xuấttrong chuyên đề này

Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đềkhông tránh khỏi còn một số sai sót Rất mong nhận được sự nhận xét và góp

ý từ phía thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn.Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ vàhướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Văn Vận, giảng viên khoa Kế hoạch

và phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân và chị Trần Thị Thắng, chuyênviên nghiên cứu tại Cục Lao động - việc làm, Bộ Lao động - Thương Binh và

Xã hội cùng các thầy cô giáo và chuyên viên khác Em xin trân trọng gửi lờicảm ơn đến các thầy cô và các anh chị chuyên viên đã giúp em hoàn thànhchuyên đề tốt nghiệp này

Trân trọng cảm ơn!

Trang 6

Chương I

Sự cần thiết hoàn thiện chính sách lao động - việc làm

cho lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

I Đặc điểm lao động nữ và vấn đề việc làm cho lao động nữ

1 Đặc điểm lao động nữ

1.1 Giới tính và Giới

Giữa nam giới và nữ giới có những sự giống và khác, sự đối lập và

bổ sung cho nhau Đó là những khác biệt về thuộc tính xã hội và thuộctính sinh học

Về mặt sinh học, Giới tính là thuật ngữ để chỉ những khác biệt về mặtsinh học nói chung giữa nam và nữ Những đặc điểm về giới tính như hìnhdáng cơ thể, nữ yếu đuối, nam mạnh mẽ, các cơ quan sinh sản và chức năngcủa nó… là bẩm sinh và không thể thay đổi được Những đặc điểm về cơ thểcũng là chung cho tất cả đàn ông hay phụ nữ, ở bất kỳ dân tộc, chủng tộc hayđịa phương nào trên trái đất

Về mặt xã hội, Giới đề cập đến những khác biệt về các mối quan hệ xãhội giữa nam và nữ được nhận biết Nó chịu ảnh hưởng của những hoàn cảnh

xã hội khác nhau nên có tính lịch sử cụ thể, thay đổi theo không gian và thờigian Những đặc trưng về giới như cách ứng xử của nam giới và nữ giới, cáchđối xử với giới nam và giới nữ, sự phân công giữa họ trong lao động xã hội vàlao động gia đình, sự hưởng thụ vật chất và văn hoá, lối sống của họ… tất cảnhững yếu tố này đều chịu ảnh hưởng của những nét văn hoá đặc trưng riêngbiệt tại từng khu vực, từng quốc gia, từng vùng và không giống nhau cho tất

cả đàn ông và phụ nữ trên toàn thế giới

Trang 7

Trình độ văn minh của nhân loại ở mỗi thời kỳ lịch sử cũng đã để lạinhững dấu ấn rõ rệt trong cách ứng xử, đối xử về giới Tuy nhiên, xét về mặt

xã hội, rõ ràng giới nữ đã chịu nhiều thiệt thòi và bất công Ví dụ như ngườiphụ nữ ở Việt Nam trước đây không được phép đi học, đến thời Pháp thuộc,bên cạnh vô vàn tội ác của thực dân, cũng có những chuyển biến theo hướnghiện đại như sử dụng lao động nữ làm phu đồn điền, công nhân nhà máy, tuy

bị bóc lột nặng nề, song họ bước đầu biết thế nào là sự tự chủ kinh tế vì đilàm có lương Trường học mở ra cũng tạo điều kiện cho nhiều trẻ em và thanhniên trai gái tiếp thu tri thức mới Lần đầu tiên nữ học sinh đến lớp đếntrường Tuy nhiên, phụ nữ đi học cũng chỉ được làm một số nghề, không được

cử làm quan cai trị dân, điều đó chỉ dành cho nam giới Qua các thời kỳ đấutranh cách mạng, vai trò của phụ nữ dần dần được nâng lên Và đến nay, phụ

nữ đã được đi học trong và ngoài nước, làm tất cả những công việc theo nănglực và nhu cầu, đạt đến học hàm Tiến sỹ, Giáo sư, tham gia chính quyền, làđại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp… kể cả cấpcao như bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước hiện nay

Có được điều này một phần là do sự quan tâm sâu sắc và đường lối lãnhđạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, và hơn hết là do tinh thần ham họchỏi, không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu đóng góp hết mình của phụ

nữ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gìn gìn các giá trị văn hoátruyền thống và vẫn đảm đang quán xuyến gia đình

1.2 Sức khoẻ

Trên bước đường xây dựng và phát triển đất nước, phụ nữ Việt Nam đã

có những đóng góp to lớn, sánh vai cùng nam giới tham gia hoạt động trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội Song hiện trạng sức khỏe của phụ nữ ngàynay rất đáng lo ngại

Trang 8

Các cuộc điều tra về thời gian làm việc của phụ nữ nông thôn cho thấy,thời gian làm việc trung bình của chị em trong ngày là khá cao: 12 giờ/ngày.Con số này chỉ dao động đôi chút vào mùa vụ Riêng với nữ nông dân ở miềnBắc, Bắc Trung Bộ và miền núi, thường làm việc 14 giờ/ngày Phụ nữ cô đơn

và phụ nữ nghèo là những người có ngày làm việc dài nhất, 16 giờ/ngày.Cũng từ khảo sát trên còn cho biết chi tiết là phụ nữ nông thôn thường phảidành mất 6 giờ/ngày cho các công việc gia đình (nhiều gấp 12 lần so với namgiới) Do phải làm việc nhiều nên thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ rất ít, hậuquả là nhiều phụ nữ bị kiệt sức, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, đau yếu, sinhbệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng

Bên cạnh thời gian lao động kéo dài, công tác bảo hộ lao động cho phụ

nữ cũng chưa được quan tâm đúng mức Ước tính hiện nay, chỉ có 41,7%doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về bảo hiểm lao động, do đó, gần mộtnửa phụ nữ hầu như không được huấn luyện định kỳ về bảo hộ lao động vàchỉ có 1/3 số công nhân nữ biết các quy tắc an toàn vệ sinh lao động

Đáng lo hơn, gần 70% lao động nữ trong các doanh nghiệp thường xuyênphải tiếp xúc với các yếu tố độc hại Một số kết quả nghiên cứu về điều kiện làmviệc và sức khỏe nữ công nhân cho thấy có tới 85,64% lao động nữ thuộc ngànhcông nghiệp nhẹ có sức khỏe từ loại hai trở xuống, 25,96% bị mắc bệnh bụi phổibông, 10,8% bị mắc bênh bụi phổi silicon và 15,12% bị mắc bệnh sạm da nghềnghiệp; 80% nữ công nhân ngành đường sắt bị thoái hóa cột sống, 60% bị dãntĩnh mạch kheo do mang vác nặng Một số bệnh thường gặp ở lao động nữ làmviệc trong điều kiện công nghiệp ô nhiễm (bụi, ồn, hơi khí độc hại, nhiệt độ vượttiêu chuẩn cho phép) là bệnh bụi phổi, viêm xạm da, điếc, nhiễm độc chì Tỉ lệ

nữ bị nhiễm bệnh do môi trường độc hại là 7,7%

Lao động nặng nhọc, thiếu an toàn và mất vệ sinh cùng với điều kiệnsinh hoạt khó khăn và thiếu chăm sóc y tế đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Trang 9

người mẹ và con cái Các số liệu của cơ sở y tế cho thấy tỷ lệ phụ nữ mangthai thiếu máu và trẻ em bị suy dinh dưỡng khá cao Trong cả nước có 77%phụ nữ có thai thiếu máu (Tỷ lệ Hb dưới 11g%) Đây là nguyên nhân chínhdẫn đến tình trạng 41% trẻ sơ sinh thiếu máu, 14% trẻ sơ sinh nhẹ cân Tỷ lệchậm phát triển trí tuệ của trẻ em dưới 15 tuổi chiếm từ 0,4-2%, là hậu quảcủa các bệnh viêm não, biếu cổ và các bệnh của mẹ khi có thai Tỷ lệ chết của

mẹ trên 100 000 lần sinh con sống ở Việt Nam là 160 so với Thái Lan là 200,Malaixi - 80, Singapore - 10

Tuy nhiên, số doanh nghiệp có cán bộ y tế cũng không nhiều Theo ướctính, có khoảng 44% doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ chongười lao động Mặc dù chúng ta đã có những chính sách, những văn bảnđược chế định bằng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tuynhiên những chính sách này còn thiếu đồng bộ và chậm chạp nếu không muốnnói rằng, nó không được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ ở nhiều nơi

Những đổi mới trong lĩnh vực y tế như bảo hiểm y tế, phí khám chữabệnh và dịch vụ thuốc có mở rộng phạm vi lựa chọn của người dân Song tìnhhình này đặt ra một số vấn đề mới cần giải quyết Nhiều phụ nữ bị bệnhnhưng không đến khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế vì không đủ tiền Hiệntượng "tiền nào của nấy" trong dịch vụ thuốc men và chữa bệnh hiện naycũng là một vấn đề đáng báo động

1.3 Trình độ chuyên môn và tay nghề

Quá trình hình thành thị trường lao động và lao động trở thành hàng hóađang làm bộc lộ những yếu kém, thiếu hụt về trình độ chuyên môn và taynghề của lực lượng lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ Điều nàyđang đặt ra những thách thức lớn đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước

Trang 10

Trong dân số từ 15 tuổi trở lên, nữ không có trình độ chuyên môn kỹthuật chiếm tới 93,3%, nam là 88,1% Chỉ có 0,9% phụ nữ là công nhân kỹthuật có bằng, tỷ lệ này ở nam là 3,7% Tỷ lệ nữ có trình độ cao đẳng, đại học

là 1,3%, trong khi nam là 2,5%

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn và

giới năm 1993 (%)

Trình độ chuyên môn Nữ Nam Chung

Nguồn: Trích theo Lê Thi (Chủ biên), Vấn đề tạo việc làm, tămg thu nhập, nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay

Nhà xuất bản khoa học và xã hội Hà Nội 1994 Tr.17.

Xét cơ cấu trình độ chuyên môn của dân số từ 13 tuổi trở lên năm 1999,

tỉ lệ nữ không được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật là 93,92%, cao hơn tỷ lệnam giới là 90,75% Cũng ở thời điểm 1999, trừ bậc trung học chuyên nghiệp,

tỷ lệ nữ được đào tạo ở các cấp khác nhìn chung đều thấp hơn nam, đặc biệt là

ở cấp trên đại học

Trang 11

Bảng 1.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của phụ nữ và

nam giới 1999 (%)

Nguồn: Theo tổng điều tra dân số 1999

Công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là việc đào tạo và bồi dưỡngtrình độ chuyên môn cho phụ nữ trong thời gian qua đã đạt được những kết quả

cơ bản Tỷ lệ nữ có trình độ trên đại học đã tăng gấp bốn lần từ 5,9% năm 1989trong tổng số những người có bằng trên đại học lên 24,5% vào năm 1999

Bảng 1.3: Trình độ chuyên môn của phụ nữ và nam giới 1993-1999 (%)

Nguồn: Theo tổng điều tra dân số 1989,1999

Tuy nhiên, số liệu bảng trên cũng cho thấy trừ bậc trung học chuyênnghiệp, còn ở các bậc khác nhìn chung nữ có bằng cấp chuyên môn chiếm số

Trang 12

lượng thấp hơn nhiều so với nam giới Ví dụ, năm 1999, nữ chiếm gần 42%

số người có trình độ cao đẳng, đại học và 24,5 số người có bằng trên đại học.Chất lượng và trình độ chuyên môn của lao động nữ như vậy đang là trởngại cho việc tăng cường vị trí và vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh

tế, xã hội Đó cũng là khó khăn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội và ứngdụng khoa học công nghệ nói chung trong nền kinh tế quốc dân

Chẳng hạn, cải cách hệ thống quản lý hành chính đang vấp phải trở ngạilớn về đội ngũ cán bộ: chỉ có 25% trong tổng số công chức có đủ trình độchuyên môn đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế; 75% cán bộ nhânviên hành chính còn lại cần được đào tạo lại

Tình hình tương tự cũng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốcdân Ở nông thôn, nghề nghiệp chủ yếu được đào tạo theo phương thức khôngchính quy, tức là cha truyền con nối và tự học tự làm Trong tổng số lao độngnông nghiệp chỉ có 0,82% được đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học và4,75% ở các trường trung học chuyên nghiệp hoặc trường công nhân kỹ thuật.Trong khu vực quốc doanh, tỷ lệ lao động có tay nghề chung cho cả nam và

nữ chỉ chiếm 3 - 4%, thấp hơn ở khu vực tư nhân, tỷ lệ là 6 - 7% Trong khicác doanh nghiệp ngày càng có đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, tay nghềcủa lao động thì có tới 80% số người đến tuổi lao động không có kỹ năngnghề nghiệp

Trong số những người có nhu cầu lao động đăng ký tại các trug tâm xúctiến việc làm ở Hà Nội thì có tới 77% chưa được đào tạo về nghề nghiệp, 52%mới chỉ có trình độ học vấn phổ thông cơ sở

Một mặt, nội dung và chất lượng đào tạo chuyên môn, tay nghề chậm cảitiến, không theo kịp yêu cầu đa dạng và chuyên môn sâu của xã hội Mặtkhác, nền kinh tế nặng về lao động chân tay, thủ công đang thời kỳ chuyển

Trang 13

đổi chưa tạo ra nhiều ngành nghè đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ và tri thức cao.Kết quả là hiện tượng thừa trí thức, một nghịch lý đang diễn ra ở nước ta Một

số người có trình độ đại học, cao đẳng không tìm được việc làm có xu hướngtăng lên trong thời gian gần đây Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là

161 411, trong số đó có tới khoảng 101 690 người không có việc làm ngay,chiếm tỷ lệ sinh viên ra trường chưa có việc làm lên tới 63% Còn tại thờiđiểm giữa những năm 90, con số này ước tính là 14 000 sinh viên, tốt nghiệp

ở 55 trường đại học, cao đẳng trong cả nước chưa có việc làm Tại Hà Nội, tỷ

lệ số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm tăng từ 13,4% năm 1990 lên35,4% năm 1992

Phụ nữ trí thức, lực lượng đi đầu trong khoa học và công nghệ, trongcông nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước đang có biểu hiện hẫng hụt về độingũ, tụt hậu về kiến thức so với yêu cầu Khảo sát tại đại học Tổng hợp HàNội với 33% nữ trí thức có trình độ đại học trở lên cho thấy gần 40% đội ngũcán bộ này ở độ tuổi trên 50

Trong 10 năm tới, số cán bộ khoa học nữ đến tuổi về hưu chiếm khoảng72% đội ngũ các nhà khoa học nữ, tính riêng đối với nữ phó tiến sỹ là 85,7%.Trong khi đó, đội ngũ cán bộ nũ trẻ còn quá ít, lại thiếu được quan tâm, bồidưỡng

Lấy ví dụ, trình độ ngoại ngữ của cán bộ trẻ hiện nay là một vấn đề lớn.Mặc dù là phương tiện quan trọng để tiếp cận thông tin và nâng cao trình độchuyên môn, nhưng trình độ ngoại ngữ của nữ cán bộ giảng dạy, đặc biệt làcán bộ trẻ còn rất hạn chế Chẳng hạn, trong số nữ trí thức tuổi dưới 30 chỉ có2,9% biết một ngoại ngữ; 0,7% biết hai ngoại ngữ

Trang 14

Bảng 1.4: Tỷ lệ cán bộ nữ sử dụng ngoại ngữ theo tuổi (%)

1.4 Vai trò xã hội

Phụ nữ Việt Nam hiện nay chiếm 50,8 % dân số và 50,6% lực lượng laođộng xã hội Trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã cónhững đóng góp vô cùng to lớn Ngày nay, chị em phụ nữ lại tiếp tục sát cánhcùng với nam giới phấn đấu xây dựng đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh"

Các tầng lớp phụ nữ đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp tăng trưởngkinh tế và những thành tựu, tiến bộ trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, đảm bảo

an ninh quốc phòng của đất nước Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết Tỷ lệ

nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69% Trong giớibáo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính lên tới gần 30% Phụ nữ cònchiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ Trong công

Trang 15

tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ,

y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế Nếu tính tổng số giờlàm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với namgiới Ngoài ra, có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thunhập Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn8% năm 2004 Đây là những con số sinh động, là một bằng chứng rõ ràngchứng minh hiệu quả của những chính sách lớn dành cho phụ nữ của Đảng vàNhà nước cũng như sự sáng tạo, cố gắng và phấn đấu hết mình của phụ nữViệt Nam

Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lầnthứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương(APEC) diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn MinhTriết đã khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ vềvai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế Chủ tịch nêu rõ: "ỞViệt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng Trong cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động Trong thời kỳhòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vựckinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứngđáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anhhùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang"

Và trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt NamTrong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM vàHội Phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốctại Việt Nam năm 2007, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tônvinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sựđóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam Là một lực lượng laođộng xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng

Trang 16

tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập

và phát triển theo xu thế chung của nhân loại.”

Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ

nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với

sự phát triển của xã hội Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữcàng có nhiều cơ hội hơn Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theogiới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giớiphải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình Nó có thể giảm nhẹ gánh nặngviệc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vàocác hoạt động khác Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trênthị trường lao động

Còn với vai trò người vợ, người mẹ, phụ nữ cũng có những cống hiếnxuất sắc trong việc xây dựng và giữ gìn mái ấm gia đình, nuôi dưỡng các thế

hệ công dân của đất nước trở thành những người có sức khoẻ, trí tuệ để đónggóp vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước Phụ nữ cũng là nhân tố quantrọng trong sự nghiệp giữ gìn nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.Trong phong trào phụ nữ thế giới, phụ nữ Việt Nam cũng có những đónggóp không nhỏ, góp phần khẳng định và không ngừng nâng cao vai trò, vị trícủa phụ nữ trong đời sống xã hội của nhân loại Biểu hiện đơn cử là chỉ sốgiới của nước ta liên tục được cải thiện, tăng từ 0,668 năm 1998 lên 0,687năm 2003 và 0,689 năm 2004 và xếp thứ 87 trên 144 quốc gia trên thế giới.Kết quả đó còn thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác trong việc thực hiện các vănkiện quốc tế như Công ước CEDAW (Công ước về xoá bỏ mọi hình thứcphân biệt đối xử với phụ nữ), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ

Với tỷ lệ 27,3% đại biểu Quốc hội là nữ, Việt Nam được xếp thứ nhất ởChâu á, thứ hai trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và thứ 9 trong Liên

Trang 17

minh Nghị viện thế giới, đã cho thấy vai trò, vị thế và tiếng nói của người phụ

nữ Việt Nam không ngừng được cải thiện và nâng lên một tầm cao mới Tỷ lệ

nữ giữ các vị trí chủ chốt mang tính quyết định trong các doanh nghiệp làkhông nhỏ Đặc biệt, với năng lực, trí tuệ và đặc điểm giới tính, trong lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh, tỷ lệ phụ nữ thành công cũng rất cao Tuy nhiên, so vớinam giới, tỷ lệ nữ giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan hành chính sựnghiệp, đơn vị kinh tế vẫn còn thấp Mặc dù vậy, với xu thế hiện nay, phầnlớn chị em ngày càng khẳng định năng lực hoạt động của mình trong mọi lĩnhvực và với sự lãnh đạo của Đảng sẽ tạo được những chuyển biến tích cực,mạnh mẽ về nhận thức đối với vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội; côngtác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ được chăm lo tốt hơn, từ đó tỷ lệ nữ giữ vaitrò chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị sẽ được nâng lên trong những năm tới.Như vậy, có thể nói, phụ nữ ngày nay đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vựchoạt động kinh tế xã hội và đóng góp công lao to lớn vào sự phát triển của đấtnước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập

2 Những việc làm phù hợp với lao động nữ

Trong xã hội hiện nay bao gồm rất nhiều các ngành nghề khác nhau Mỗingành nghề đều có những đặc thù và yêu cầu công việc riêng đòi hỏi ngườilao động phải đáp ứng được yêu cầu đó

Có thể khẳng định rằng, với bất kỳ công việc nào thì giới nữ và giới namđều có khả năng đảm nhiệm và hoàn thành Tuy nhiên, với điều kiện sức khỏephụ nữ yếu hơn so với nam giới, do đó những công việc quá nặng nhọc vàđộc hại không phù hợp với lao động nữ và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻcủa họ Thực tế cho thấy, khi cùng tiếp xúc với các yếu tố độc hại, nặng nhọc,nguy hiểm trong quá trình làm việc thì phụ nữ thường dễ mắc các bệnh nghềnghiệp hơn và cũng dễ bị tai nạn lao động hơn nam giới

Trang 18

Một số công việc phù hợp với lao động nữ và hiện cũng có tỷ lệ lao động

nữ làm việc trong ngành khá cao như: nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo,ngân hàng, quản lý tài chính, hành chính sự nghiệp, dệt may… hay văn hoánghệ thuật, thời trang và các ngành dịch vụ khác…

Để bảo vệ người lao động nữ, Bộ luật Lao động đã đưa ra những quyđịnh cấm người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làmnhững công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độcảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con (Điều 113, Bộ luật laođộng) Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nóitrên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang côngviệc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điềukiện lao động hoặc giảm thời giờ làm việc

Thông tư liên tịch số 03/TTLB ngày 28/1/1994 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đãquy định cụ thể các điều kiện lao động có hại và những công việc không được

-sử dụng lao động nữ Trong đó, các công việc cấm -sử dụng lao động nữ đượcquy định thành hai nhóm:

- Nhóm những công việc cấm sử dụng lao động nữ ở mọi lứa tuổi (49công việc)

- Nhóm những công việc cấm sử dụng lao động nữ đang trong thời kỳ cóthai và cho con bú (12 tháng tuổi) (83 công việc)

Trình bày chi tiết tại Phụ lục 1: Thông tư liên tịch số 03/TT-LB vềnhững công việc cấm sử dụng lao động nữ

Nhiều công việc cấm sử dụng lao động nữ trong Thông tư này cũng lànhững công việc bị cấm trong nhiều Công ước của ILO Như, Điều 3 - Côngước Chì trắng (sơn) số 13, ban hành năm 1921 quy định cấm sử dụng lao

Trang 19

động nữ tiếp xúc với chất chì trắng Công ước Benzen số 136 năm 1971 cấmlao động nữ tiếp xúc với các chất Benzen Công ước số 45 năm 1953 về việccấm sử dụng lao động nữ làm việc dưới lòng đất (Việt Nam đã phê chuẩncông ước này).

II Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

1 Tình hình phát triển của các khu công nghiệp và khu chế xuất

Làn sóng đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nhữngnăm gần đây đã tạo nên một diện mạo mới cho nền kinh tế địa phương và cáckhu công nghiệp, khu chế xuất đã góp phần rất quan trọng trong sự nghiệpphát triển công nghiệp của đất nước

Theo Báo cáo tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị tổng kết

15 năm (1990 – 2005) xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuấtthì: 15 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất đã đạt đượccác mục tiêu đề ra: hình thành hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất trên cơ

sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước; chiếnlược, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ

Tính đến cuối năm 2005, đã có 131 khu công nghiệp, khu chế xuất đượcThủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập phân bố khắp 47 tỉnh, thành vớitổng diện tích đất tự nhiên gần 27.000 ha, trong đó đất công nghiệp có thể chothuê hơn 18.000 ha Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút được mộtlượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước Cụ thểđến cuối năm 2005, đã thu hút được 2 120 dự án có vốn đầu tư nước ngoàicòn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 16,843 tỷ USD và 2.367 dự án trong nướccòn hiệu lực, tổng vốn đầu tư hơn 113 nghìn tỷ đồng

Trang 20

Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng góp quan trọng vào chuyểndịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng Công nghiệp hoá, Hiệnđại hoá, đa dạng hoá ngành nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăngtrưởng kinh tế của cả nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Giá trị sản xuấtcông nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trong tổnggiá trị sản xuất công nghiệp cả nước đã tăng từ 8% năm 1996 lên 14% năm

2000 và 17% năm 2001 lên 28% năm 2005 Kim ngạch xuất khẩu của cácdoanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất từ năm 1996 đến 2005 ước đạtkhoảng 28,5 tỷ USD Các doanh nghiệp này đã đóng góp tích cực vào ngânsách nhà nước; thời kỳ 2001 - 2005, tổng giá trị nộp ngân sách đạt khoảng 2

tỷ USD, tăng 45%/năm và gấp 6 lần thời kỳ 1996 - 2000

Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạtầng mới, hiện đại Đến cuối năm 2005 đã có 131 dự án đầu tư xây dựng vàkinh doanh cơ sở hạ tầng trên cả nước, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD

và 33.000 tỷ đồng Đã có 79 khu công nghiệp, khu chế xuất hoàn thành xâydựng cơ bản với tổng vốn hơn 760 triệu USD và 20.000 tỷ đồng, vốn thựchiện hơn 500 triệu USD và 8.000 tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2005, 1 ha đất công nghiệp ở khu công nghiệp, khuchế xuất đã vận hành, thu hút được 1,93 triệu USD, đạt giá trị sản xuất côngnghiệp 0,76 triệu USD và xuất khẩu bình quân (2001 - 2005) 0,33 triệuUSD/năm Tính đến tháng 6/2006 đã thu hút khoảng 865.000 lao động trựctiếp và khoảng 1,2 - 1,5 triệu lao động gián tiếp

Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thờigian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế như: chất lượng quy hoạch còn thấp,

tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để; hiệu quả sử dụng đất chưa cao;chất lượng lao động còn kém (mới có 4 - 5% lao động có trình độ đại học,trên đại học; 4 - 5% kỹ thuật viên; 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo;

Trang 21

còn lại hơn 60% là lao động giản đơn); đời sống của người lao động cònnhiều bức xúc; môi trường trong khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiềuvấn đề phải quan tâm, như hiện nay chỉ có 33 khu công nghiệp, khu chế xuấtxây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, còn lại các khu khác đều thảitrực tiếp nước thải ra môi trường.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từ nay đến năm 2015 sẽ tiếp tục đầu tưđồng bộ, thành lập mới có chọn lọc khoảng 23.000 - 26.000 ha đất khu côngnghiệp; phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên cả nước trên 60% diện tích;phấn đấu thu hút thêm 6.500-6.800 dự án trong và ngoài nước; với tổng vốnkhoảng 36 - 39 tỷ USD, thực hiện đạt khoảng 50% Và giai đoạn đến năm

2020 sẽ hoàn thiện cơ bản mạng lưới khu công nghiệp, khu chế xuất trên toànlãnh thổ, với diện tích 60.000 - 80.000 ha Theo ước tính nhu cầu về vốn đểphát triển hạ tầng ngoài các khu chức năng của các khu kinh tế còn khoảng2.000-3.000 tỉ đồng/khu kinh tế (thời kỳ 2006 - 2010) Với 8 khu kinh tế đãđược thành lập từ nay đến 2010 nhu cầu vốn phát triển hạ tầng ngoài các khuchức năng của các khu kinh tế này ước khoảng 16.000 - 24.000 tỷ đồng

Hướng phát triển các khu kinh tế đến năm 2020 xác định: để nền kinh tếđạt mức tăng trưởng 8%/năm, phát triển mạnh các vùng lãnh thổ, ven biển vớicác khu kinh tế lớn gắn với các đô thị làm động lực để hội nhập kinh tế mạnh

mẽ với bên ngoài; phấn đấu vùng ven biển và các vùng kinh tế trọng điểm cómức tăng trưởng gấp 1,3 - 1,4 lần mức tăng trưởng chung của cả nước

Phụ lục 2 trình bày: Danh sách các khu công nghiệp, khu chế xuất đếntháng 8 năm 2007

Trang 22

2 Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao động nữ nói chung và lao động nữ trong khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng

2.1 Do đặc điểm lao động nữ nói chung

Người lao động nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động như nam giới,

họ còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình Đó là nhữngvấn đề mang tính tự nhiên (lao động nữ có thời kỳ mang thai, sinh đẻ, nuôicon, kinh nguyệt hàng tháng, chăm sóc khi con nhỏ ốm đau…) hay mang tính

xã hội (tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức con người từhàng ngàn đời nay Đặc biệt đối với các nước Á Đông…) Điều này gây ra sựbất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, chẳng hạn như: học vấn,việc làm, cơ hội thăng tiến, trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ trong giađình… Những vấn đề tự nhiên cũng như các vấn đề xã hội phần nào đã hạnchế quyền tự do độc lập, tự do lao động, cơ hội thăng tiến mà lao động nữthường chịu thiệt thòi hơn lao động nam trong quan hệ lao động Vì thế khitham gia quan hệ lao động, lao động nữ phải chịu áp lực tâm lý từ nhiều phía,

từ công việc ở doanh nghiệp, công sở đến công việc gia đình (nội trợ, chămsóc con cái, phụng dưỡng bố mẹ…)

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ngoài chức năng làm mẹ, chức năngchăm sóc gia đình của lao động nữ có những thay đổi nhất định Do áp lực củacông việc và khả năng lao động của lao động nữ (đặc biệt là giới trí thức) đòihỏi xã hội phải nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan hơn, ngay trong mỗigia đình, người chồng cũng phải có cách nhìn thực tế hơn, nhất là đối vớinhững phụ nữ tài năng để chia sẻ và tạo cơ hội cho người bạn đời của mìnhphát huy được khả năng, trí tuệ phục vụ cho đất nước, xã hội và gia đình

Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên cũng như xã hội không phải lao động

nữ nào cũng nhận được sự thông cảm, chia sẻ từ người chồng, của xã hội mà

Trang 23

thực tế nhiều trường hợp người phụ nữ đành phải lựa chọn hạnh phúc gia đìnhhoặc cơ hội học tập thăng tiến… Người xưa có câu “hạnh phúc người đàn ông

là sự nghiệp, còn sự nghiệp của người đàn bà là tình yêu”, câu nói đó phầnnào phản ánh những hạn chế về giới, người phụ nữ thường xem hạnh phúc giađình là điều quý giá và khi bắt buộc phải lựa chọn thì đa số họ sẽ chọn hạnhphúc gia đình

Những đặc điểm của lao động nữ như vậy đòi hỏi pháp luật phải hoànthiện hơn nữa những quy định riêng giúp họ vừa thực hiện nghĩa vụ lao động,vừa đảm bảo chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình, tạo điều kiện cho laođộng nữ phát triển tài năng

2.2 Do tính chất công việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng

Đối với lao động nữ nói chung là vậy, nhưng đối với lao động nữ trongcác khu công nghiệp, khu chế xuất thì họ còn gặp phải rất nhiều vấn đề khókhăn hơn nữa

Sự phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng thu hút nhiềulao động đến làm việc, trong đó tỷ lệ nữ chiếm khá cao, riêng các ngành dệt,may mặc, giày da - tỷ lệ này có thể lên đến 80% Họ thường có độ tuổi từ 18 -

30, độ tuổi vừa rời khỏi ghế nhà trường, hoặc chia tay với đồng ruộng để tìmhướng thay đổi cuộc đời

Bên cạnh niềm vui có được việc làm, những lao động nữ đến đây còngặp phải hàng ngàn khó khăn Trong công việc, họ phải làm việc liên tục mỗingày từ 10 – 12 tiếng, nếu có tăng ca, giãn giờ thì thời gian lao động của họlên tới 14 tiếng/ngày Tuy làm việc vất vả như vậy nhưng đồng lương họ nhậnđược còn quá thấp và chưa tương xứng với sức lao động Ví dụ như thu nhập

cá nhân của công nhân dệt - may, hoặc giày dép tại thành phố Hồ Chí Minh,Đồng Nai, Bình Dương vào khoảng 1,1 - 1,3 triệu đồng/người/tháng, khu vựcmiền trung vào khoảng 600 - 900 nghìn đồng/người/ tháng Đáng ngạc nhiên

Trang 24

là khu vực đồng bằng sông Hồng với đội ngũ lao động có trình độ phổ cậpgiáo dục khá cao lại chịu mức thu nhập cá nhân thấp nhất, đối với ngành dệt –may và giầy dép chỉ vào khoảng 500 - 600 nghìn đồng/người/tháng Thậm chí

có y tá chăm sóc và cũng không có thuốc men gì…

Trong cuộc sống thì khó khăn trong nhà ở, trung bình 6-8 nữ công nhânphải thuê và sống chung trong một căn phòng 9m² vừa ẩm thấp, vừa nóngbức Lương thấp khiến cuộc sống vật chất tằn tiện, nhiều công nhân không ănuống đầy đủ và bị ngất trong khi làm việc hay tình trạng sức khoẻ bị giảm súttrầm trọng Đặc biệt, họ còn đang sống trong tình trạng “mù văn hoá”, khôngtivi, không đài báo, không được tiếp cận các dịch vụ giải trí, văn hoá… Hơnnữa, với điều kiện làm việc với thời gian lớn như vậy, những nữ công nhân ởđây không có thời gian để giao lưu với bên ngoài và rất khó để tìm được chomình một người bạn đời chia sẻ cuộc sống Những người có gia đình rồi thìlại không có chỗ gửi con để đi làm…

Với những khó khăn như vậy, lao động nữ trong các khu công nghiệp,khu chế xuất rất cần những quy định, chính sách riêng để đảm bảo cho họ cóđược điều kiện làm việc và đời sống xã hội tốt đẹp hơn

Trang 25

2.3 Do các chính sách hiện hành chưa hoàn thiện và chưa được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trong thực tế các khu công nghiệp, khu chế xuất

Có thể thấy, Bộ luật lao động cũng như các chính sách về lao động hiệnnay mới chỉ có những quy định đối với lao động nữ và người sử dụng laođộng nữ nói chung mà chưa có các quy định riêng cho lao động nữ trong cáckhu công nghiệp, khu chế xuất _ một bộ phận có tỷ lệ nữ tham gia lao độngrất cao và hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn

Hơn nữa, những chính sách đã ban hành hiện nay cũng không được thựchiện nghiêm túc và đầy đủ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Hầu hết,các chủ doanh nghiệp tại đây mới chỉ thực hiện một cách đối phó các điềuluật dành cho lao động nữ khiến những công nhân ở đây rất bất bình và dẫnđến nhiều vụ đình công trong thời gian qua

Với những đặc điểm của lao động nữ nói chung, của điều kiện lao độngtại khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng và việc thực hiện các chính sáchdành cho lao động nữ một cách đối phó như hiện nay đòi hỏi chúng ta phảitiếp tục hoàn thiện các chính sách về việc làm dành cho lao động nữ trong cáckhu công nghiệp để đảm bảo cho họ có một đời sống tốt đẹp hơn

III Các chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ hiện nay

Lao động nữ hiện nay chiếm tỉ lệ cao trong nguồn lao động và có nhữngđóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội Hơn nữa, chức năng làm mẹcủa người phụ nữ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sự hình thành vàphát triển nhân cách của các thế hệ công dân trong tương lai Vì thế lao động

nữ luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện ở các Bộluật, nghị định và các chính sách liên quan

Nếu xét theo chiều dọc, các quy định đối với lao động nữ được ban hànhtại văn bản cao nhất là Bộ Luật lao động – Chương X: Những quy định riêng

Trang 26

đối với lao động nữ Tiếp đến là các pháp lệnh, quyết định, nghị định và thông

tư là những văn bản hướng dẫn thi hành các điều luật trên Tuy nhiên, các quyđịnh đối với lao động nữ không nằm tập trung trong một hoặc một số các vănbản mà được nhắc đến rải rác trong rất nhiều quy định Vì thế, ở đây, ngườinghiên cứu sẽ giới thiệu các quy định của pháp luật đối với lao động nữ theochiều ngang, gồm: Các chính sách về tuyển dụng lao động nữ, các chính sách

về sử dụng lao động nữ và các chính sách hỗ trợ việc làm khác

1 Chính sách tuyển dụng lao động nữ

Về việc tuyển dụng nói chung, Khoản 2 Điều 16 và Khoản 1 Điều 132của Bộ Luật lao động đã quy định: Người sử dụng lao động có quyền trực tiếphoặc thông qua tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển lao động theo nhu cầucủa mình Người lao động có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng kýtại các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việc làm

Về thủ tục tuyển lao động được quy định tại Nghị định 39 của Chính phủQuy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động vềviệc làm: ít nhất bảy ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của ngườilao động, người sử dụng lao động phải thông báo trên các phương tiện thôngtin đại chúng và niêm yết tại trụ trở về nhu cầu tuyển dụng lao động Nộidung bao gồm : nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển,thời hạn hợp đồng lao động, mức lương, điều kiện làm việc và một số yêu cầucần thiết khác nếu doanh nghiệp cần

Riêng đối với lao động nữ, Chương X “Những quy định riêng đối vớilao động nữ” của Bộ Luật lao động đã quy định:

Đối với chủ doanh nhiệp, phải ưu tiên tuyển dụng lao động nữ: “Người

sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó có đủtiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanhnghiệp đang cần.” quy định tại Điều 111 Chương X Bộ luật lao động

Trang 27

Đối với Nhà nước: “Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ bìnhđẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng laođộng tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụngrộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọnngày, không trọn tuần, giao việc tại nhà.

Nhà nước có chính sách và biện pháp từng bước mở mang việc làm, cáithiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ,tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp laođộng nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộcsống lao động và cuộc sống gia đình.”

Nhà nước và các tỉnh, thành phố trọng điểm xây dựng các Tổ chức giớithiệu việc làm gồm các Trung tâm giới thiệu việc làm và các Doanh nghiệpchuyên giới thiệu việc làm cung cấp cho người lao động nói chung và laođộng nữ nói riêng các kiến thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình, đặcbiệt là những ưu đãi đối với lao động nữ, giới thiệu đến họ các doanh nghiệp

có nhu cầu tuyển lao động và yêu cầu của họ để người lao động có đượcthông tin đầy đủ, lựa chọn những doanh nghiệp phù hợp với khả năng và trình

độ tay nghề của mình

2 Chính sách sử dụng lao động nữ

Tại Chương X, Bộ Luật lao động, Nhà nước quy định các chính sách ưuđãi đối với lao động nữ về thời gian làm việc, về đào tạo nghề dự phòng, vềđiều kiện làm việc khi mang thai và nuôi con nhỏ và quyền chấm dứt hợpđồng lao động mà không phải bồi thường cho chủ doanh nghiệp

Lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về thời gian làm việc:

 Được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh

Trang 28

 Được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12tháng tuổi.

 Tùy theo điều kiện của doanh nghiệp, được áp dụng rộng rãi chế độlàm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc trọn ngày, không trọn tuần,được giao làm việc tại nhà

 Được giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày, vẫn hưởng nguyên lươngnếu đang làm công việc nặng nhọc, có thai đến tháng thứ 7 mà không đượcchuyển công việc nhẹ hơn

 Không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm, đi công tác xa khi cóthai đến tháng thứ bảy

Ưu đãi đối với lao động nữ được trong đào tạo nghề dự phòng:

Nghề dự phòng là nghề khác với nghề đang làm và được sử dụng khingười lao động nữ không thể tiếp tục làm nghề này cho đến tuổi được nghỉtheo chế độ của Nhà nước

 Lao động nữ được người sử dụng lao động đào tạo thêm nghề dựphòng cho mình dưới hình thức đào tạo tập trung hoặc vừa học vừa làm màvẫn được hưởng các quyền lợi cơ bản như khi làm việc

 Trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề nếu có thai mà có giấychứng nhận của thầy thuốc thì được quyền chấm dứt hợp đồng học nghề màkhông phải bồi thường phí học nghề

Những ưu đãi đối với lao động nữ khi có thai:

 Lao động nữ khi có thai được đơn phương chấm dứt hợp động laođộng mà không phải bồi thường nếu có chỉ định của thầy thuốc

 Được nghỉ 3 lần, mỗi lần 1 ngày để đi khám thai Được hưởng trợ cấpBảo hiểm xã hội trong thời gian đi khám thai và thực hiện các biện pháp kếhoạch hóa gia đình

Trang 29

 Có thai đến tháng thứ 7 thì không phải làm thêm giờ, làm việc banđêm, đi công tác xa.

 Trường hợp người lao động nữ làm công việc nặng nhọc thì khi cóthai đến tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn, hoặc được giảm bớt

1 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng nguyên lương

Quyền lợi của lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản:

 Được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ 4 đến 6 tháng tùytheo điều kiện lao động và tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xaxôi hẻo lánh Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con,người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày

 Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thểnghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sửdụng lao động Hoặc có thể đi làm việc trước khi kết thúc thời gian nghỉ thaisản nếu có xác nhận của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc không cóhại cho sức khoẻ và cần báo cho người sử dụng biết trước Trong thời giannày, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản ngoài tiềnlương của những ngày làm việc

 Đối với người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trongthời gian nghỉ trước và sau khi sinh con hàng tháng được hưởng trợ cấp thaisản thay lương bằng 100% mức tiền lương trước khi sinh Ngoài ra, được trợcấp thêm 1 lần bằng 1 tháng tiền lương

 Sau thời gian nghỉ thai sản trở lại làm việc vẫn được bảo đảm chỗlàm việc

 Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ mà được xét giảmthuế thì người lao động nữ có thể được bồi dưỡng thêm một lần sau khi sinh conthứ nhất hoặc thứ hai với mức từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/ người

 Trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định, lao động nữ không phảiđóng bảo hiểm xã hội

Trang 30

Lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường:

 Khi làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn thì có quyền đơnphương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, chỉ cần báo trước 45 ngày

 Khi có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc

Người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do có thai:

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứthợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉthai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Những quy định cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động nữ:

 Cấm phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp, trong trả lương vànâng lương

 Cấm xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người lao động nữ

 Không được sử dụng lao động nữ làm công việc nặng nhọc, nguyhiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh

đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và

Bộ Y tế ban hành Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các côngviệc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữsang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cảithiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc

 Không được sử dụng lao động nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm việcthường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước

 Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngđối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12tháng tuổi

Trang 31

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về trang phục, bảo

hộ lao động cho lao động nữ Có trạm y tế, bác sỹ và điều kiện thuốc men đầy

đủ Nơi sử dụng lao động nữ phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng

vệ sinh nữ

3 Chính sách hỗ trợ việc làm khác

Trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng các chính sách ưu đãi đốivới các khu công nghiệp, khu chế xuất, một mặt phát triển số lượng các khucông nghiệp, khu chế xuất từ đó đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội Mặtkhác cũng góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm cho hàng ngàn laođộng, đặc biệt là lao động nữ địa phương và các tỉnh thành lân cận

Thứ hai, trong các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế xã hội củaNhà nước như Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèohay Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đều đưa ra cácchỉ tiêu “Tổng số lao động có việc làm mới” và đặc biệt nhấn mạnh đến tỷ lệviệc làm mới được tạo cho lao động nữ Ví dụ như, trong Chiến lược toàndiện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo có đưa ra chỉ tiêu về tạo việc làmlà: Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,4 - 1,5 triệu lao động/năm Nâng tỷ

lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 50% vào năm 2010 Hay trongChiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cũng có chỉ tiêu giảm

tỉ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị xuống dưới 5% vào năm2010; đạt tỉ lệ 80% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từchương trình xóa đói, giảm nghèo và 50% phụ nữ trong tổng số người đượcvay vốn tín dụng vào năm 2008

Ngoài ra, trong các Kế hoạch, Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giaiđoạn 2006 – 2010 của các tỉnh, thành phố cũng đều có các chỉ tiêu đào tạonghề và tạo việc làm mới cho lao động nữ

Trang 32

Các chỉ tiêu mang tính định lượng và chi tiết như vậy được ban hành thểhiện sự quan tâm sâu sắc và sự cố gắng, nỗ lực của Nhà nước và các tỉnh,thành trong công tác tạo việc làm cho lao động nữ.

Thứ ba, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm gồm rất nhiều

dự án và hoạt động vì mục tiêu tạo việc làm cho các lao động ở trong nướccũng như xuất khẩu sang nước ngoài Trong đó, các chương trình phát triểnthông tin thị trường lao động, củng cố các tổ chức giới thiệu việc làm cho laođộng nữ, đặc biệt là Trung tâm trung tâm giới thiệu việc làm của Hội liên hiệpphụ nữ cũng góp phần tích cực giúp kết nối các doanh nghiệp và lao động nữtrên thị trường

Thứ tư, chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn có chútrọng tới đối tượng là phụ nữ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ Kinhphí cho các chương trình dạy nghề này được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệpgiáo dục – đào tạo và dạy nghề thường xuyên trong ngân sách địa phương vàcòn được bổ sung, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và được lồng ghép trongcác chương trình mục tiêu quốc gia khác Tại nhiều vùng, các chương trìnhdạy nghề ngắn hạn này đã đi vào thực hiện, đào tạo nghề và nâng cao trình độcho rất nhiều lao động nữ, giúp họ có được công việc có thu nhập ổn địnhngay tại quê nhà, hay có những kỹ năng nhất định để có khả năng tìm việc tạithành phố

4 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Nhà nước không chỉ quan tâm đến đối tượng là người lao động nữ mànhững doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ cũng được Nhà nước chútrọng và ban hành nhiều chính sách ưu đãi

Các doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện là doanh nghiệp có sử dụngnhiều lao động nữ khi:

- Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có

Trang 33

số lao động nữ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyêncủa doanh nghiệp

- Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số laođộng nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên củadoanh nghiệp

Tiến hành lập hồ sơ xin xác nhận doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động

nữ bao gồm: công văn đề nghị của doanh nghiệp; danh sách lao động hưởnglương hằng tháng của doanh nghiệp và số lao động trong danh sách hưởnglương bình quân cả năm của doanh nghiệp

Sẽ được hưởng những ưu đãi dành cho doanh nghiệp sử dụng nhiều laođộng nữ:

 Được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi trongtrường hợp có khó khăn đặc biệt khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ

 Được hỗ trợ kinh phí một lần không hoàn lại từ quỹ quốc gia về việclàm trong trường hợp có khó khăn về tài chính để chuyển lao động nữ đanglàm việc thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác

 Được sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm để dạy nghề dựphòng cho lao động nữ

 Được xét giảm thuế Mức giảm thuế lợi tức không thấp hơn các khoảnchi phí thêm do sử dụng nhiều lao động nữ mà doanh nghiệp được tính.Khoản tiền được giảm do doanh nghiệp quản lý và sử dụng để chi thêm cholao động nữ

 Được ưu tiên sử dụng vốn đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cholao động nữ Mức chi tối đa 10% nếu nguồn vốn đầu tư hàng năm của doanhnghiệp bao gồm tất cả các loại vốn đầu tư không phân biệt nguồn hình thành

từ 500 triệu đồng trở lên Mức tối đa là 15% nếu nguồn vốn có mức dưới 500triệu đồng

Trang 34

Chương II Thực trạng thực hiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay

I Tình hình thực hiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất

1 Tình hình thực hiện chính sách tuyển dụng lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Theo kết quả khảo sát do dự án “Cải thiện mô hình tư vấn và giới thiệuviệc làm của HEPZA” thực hiện tại 16 khu công nghiệp, khu chế xuất tạithành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các doanh nghiệp tại đây đều trong tìnhtrạng thiếu lao động, đặc biệt 1/3 lao động có trình độ cao ở các khu côngnghiệp, khu chế xuất sẵn sàng rời bỏ công việc nếu tìm được nơi làm việc cóthu nhập và điều kiện làm việc tốt hơn

Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại có 16 khu công nghiệp, khu chế xuấtđang hoạt động, thu hút 220 000 lao động Dự kiến đến năm 2010, các khucông nghiệp, khu chế xuất cần khoảng 500 000 lao động tập trung trong cácngành như cơ khí, dệt may, mộc, bao bì, điện tử, cao su, nhựa, thực phẩm…Trong khi đó, hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề mới chỉ đáp ứng được 15%nhu cầu, còn lại, các doanh nghiệp phải tự xoay xở tìm nguồn lao động Theocông ty Nidec Tosok, khu chế xuất Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh: rấtkhó trong việc tuyển lao động lành nghề, lao động quản lý, doanh nghiệp đều

tự tổ chức đào tạo tại chỗ thông qua nâng cao tay nghề hoặc đưa công nhân điđào tạo ở nước ngoài…

Về thủ tục tuyển lao động, các khu công nghiệp và khu chế xuất đã thựchiện thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở

Trang 35

công ty về nhu cầu tuyển dụng lao động trước ít nhất 7 ngày so với ngày bắtđầu nhận hồ sơ đăng ký theo đúng Điều 8, Chương II, Nghị định39/2003/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc tuyển lao động.

Tuy nhiên, một vấn đề mà các khu công nghiệp, khu chế xuất đang thựchiện hiện nay lại gây khó khăn cho người lao động có nhu cầu tìm việc tạiđây Đó chính là rắc rối trong hồ sơ xin việc Thứ nhất, người lao động muốnlàm việc là khu công nghiệp thì phải mua hồ sơ của khu công nghiệp mớiđược xét tuyển Những bộ hồ sơ này có giá đắt hơn hồ sơ thông thường dù chỉthêm thắt một vài chi tiết nhỏ Hơn nữa, một hồ sơ hợp lệ không cần sơ yếu lýlịch và đơn xin việc mà chỉ cần bản tự khai của khu chế xuất có xác nhận củađịa phương

Hầu hết những lao động đến các khu công nghiệp, khu chế xuất tìm việcđều tới từ các tỉnh xa, mong muốn thoát khỏi cuộc sống nông nghiệp bần hànbằng cách trở thành công nhân ở đây Nhưng với điều kiện tuyển dụng nhưvậy kiến người lao động phải đi về, chờ đợi địa phương cấp dấu, rất mất thờigian và tiền bạc Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm số hồ

sơ nộp vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

2 Tình hình thực hiện chính sách sử dụng lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Tình hình thực hiện các quy định về sử dụng lao động nữ trong các khucông nghiệp, khu chế xuất hiện nay rất hời hợt và chủ yếu là mang tính chấtđối phó

Theo cuộc điều tra của Đoàn điều tra liên ngành thành phố Hà Nội cuốinăm 2006, kiểm tra tại 24 đơn vị cho thấy rất nhiều doanh nghiệp sử dụnglao động vi phạm Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn Cụthể có 14/24 doanh nghiệp không đăng ký thoả ước lao động tập thể với Sở

Trang 36

Lao động - Thương Binh và Xã hội địa phương, 12/24 đơn vị không xâydựng thang, bảng lương, 18/24 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội từ 6-

18 tháng với tổng số tiền trên 6,8 tỷ đồng Ngoài ra còn nhiều sai phạmtrong giao kết hợp đồng lao động như: giao kết không đúng loại hợp đồngtheo quy định, sai phạm về nội dung hợp đồng, thẩm quyền giao kết hợpđồng lao động…

Việc lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp, nhiều người chỉđược giao kết hợp đồng bằng miệng, hoặc không đúng loại hợp đồng theo quyđịnh, dẫn đến tình trạng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,không được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước, gây thiệt thòi chongười lao động

Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp đặt ra những quy định rất phi lý đối vớingười lao động, đặc biệt là lao động nữ Họ bị mắng và phạt tiền nếu nóichuyện với đồng nghiệp trong giờ làm việc hoặc đi vệ sinh hơn một lần/ca;thời gian nghỉ trưa thường rất ngắn Tuy làm việc vất vả, thời gian làm việckéo dài nhưng một tỷ lệ lớn công nhân có thu nhập thấp hơn ngưỡng nghèokhổ chung của quốc tế (1USD/ngày); 50% công nhân ở Hải Phòng và 22%công nhân ở Hà Nội chủ yếu có mức thu nhập dưới 2 USD/ngày

“Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương suốt ngày làm việc”, trò giải trí duynhất là tán gẫu hoặc truyền miệng thông tin giật gân, hiếu kỳ Đời sống tinhthần của các công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay đangtrong tình trạng nghèo nàn nghiêm trọng Ngay chiếc tivi để xe phim truyềnhình cũng không có, hơn nữa, nếu có chắt chiu mua được thì họ cũng không

có thời gian để xem Em Võ Thị Hoàng Phương, công nhân Công ty Giày daHữu Nghị, Khu công nghiệp An Đồn, Đà Nẵng cho biết: “Bọn em vào ca lúc

6 giờ sáng nhưng vì phải thuê nhà ở xa (cho rẻ tiền) nên phải đi từ 4 giờ rưỡihoặc 5 giờ sáng Tan ca chiều lúc 5 giờ, nhưng phần lớn là kéo ca, giãn giờ

Trang 37

hoặc tự nguyện làm thêm đến 20, 21 giờ đêm mới đạp xe về nhà Như vậy,mỗi người lao động phải làm việc trung bình 12h/ngày

Cuối tháng 1 năm 2005, trên 1.000 công nhân (phần lớn là công nhânnữ) của 2 phân xưởng gò và phân xưởng đế, thuộc Xí nghiệp 2, Công ty Giày

da Hữu Nghị, khu công nghiệp An Đồn Đà Nẵng đã đồng loạt đình công.Nguyên nhân là giới chủ không trả lương làm thêm giờ đối với những ngàykéo ca, giãn giờ hoặc sửa chữa những sản phẩm hư hỏng và thời gian nghỉ do

sự cố khách quan như máy móc hư hỏng, thiếu nguyên liệu giữa chừng Tuynhiên đó cũng chỉ là giọt nước tràn ly Trong buổi đình công hàng trăm ý kiếncông nhân đã “bùng nổ”, tố cáo cách làm bất hợp lý, ép công nhân của cácđơn vị này Ngay giữa các xí nghiệp trong cùng công ty cũng có sự khôngcông bằng trong phân công lao động Số người lao động gián tiếp ở xí nghiệp

2 là quản đốc phân xưởng, trưởng ca trưởng kép nhiều gần gấp đôi xí nghiệp

1 (5-7 người tại 1 phân xưởng) Chưa kể việc lãnh đạo của xí nghiệp, phânxưởng lợi dụng chức quyền, đưa con em, người quen vào đứng chân lao độngtrung gian để hưởng lương cao mà chính vì số lượng quá đông người lao độnggián tiếp đã bớt xén thu nhập của những lao động trực tiếp là công nhân.Theo số liệu thống kê trong quý I năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh đãxảy ra 113 vụ ngừng việc tập thể; trong đó các khu công nghiệp, khu chế xuất

có 49 vụ với hơn 27.000 công nhân tham gia Nguyên nhân tranh chấp chủyếu liên quan đến vấn đề tiền lương Kết quả điều tra của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cho thấy có tới 20% doanh nghiệp không trả lươnglàm thêm giờ và 9% không trả lương làm đêm, trên 50% doanh nghiệp đượcđiều tra không trả lương cho lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản Ở đây,nhiều doanh nghiệp chỉ trả lương cao hơn lương tối thiểu một chút; như vậy làkhông sòng phẳng với sức lao động, hao phí trong quá trình học việc, côngđào tạo Không ít doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương, mỗi bậc chỉ cách

Trang 38

nhau từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng; không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế cho người lao động hoặc đóng trên nền lương quá thấp Điều này gâythiệt thòi cho người lao động khi họ nghỉ việc hay có sự cố xảy ra Nhiềudoanh nghiệp xảy ra tình trạng nợ bảo hiểm xã hội vì chủ doanh nghiệp lợidụng sự tín nhiệm của người lao động để trích 6% tiền lương của họ rồi cốtình chiếm đoạt, không đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội Trong thực tế, tạinhiều doanh nghiệp, khi người lao động bị tai nạn, nghỉ thai sản không có

sổ bảo hiểm, không được giải quyết các chế độ

Hơn nữa, các nữ công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chếxuất hầu như đều từ các tỉnh khác nhập cư đến, tuy nhiên, họ không được chủdoanh nghiệp quan tâm đến vấn đề nhà ở mà phải tự tìm nhà trọ trong dân.Trung bình khoảng 6 - 8 người thuê chung một căn phòng 9 m² Điều kiệnsinh hoạt trong các khu nhà trọ này rất thiếu thốn, chật chội và không đảmbảo vệ sinh Điều tra ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 76%công nhân không có nhà bếp trong nhà, 32% phải dùng nhà vệ sinh chung với

hộ khác, 88% dùng nước giếng để ăn uống; còn tại Hải Phòng, 33% côngnhân thiếu nước sinh hoạt, 64% sử dụng nước giếng khoan

Hầu hết các doanh nghiệp không có bếp ăn cho công nhân Còn một sốrất nhỏ có tổ chức thì chất lượng hết sức tệ hại Đặc biệt, vụ việc một côngnhân chê cơm không ngon đã bị chủ doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn cùngđồng bọn đánh đập nhưng không được xử lý mới diễn ra ngày 10 tháng 4 năm

2008 tại Xí nghiệp Tam Phước Khu Công nghiệp Tam Phước, huyện LongThành, tỉnh Đồng Nai đã gây tâm lý hoang mang và phẫn nộ trong công nhâncác khu công nghiệp

Ngoài ra, các vấn đề về trang bị bảo hộ lao động cho người lao độngcũng không được thực hiện nghiêm túc Tình trạng chấm dứt hợp đồng một

Trang 39

cách tuỳ tiện và không có đền bù thoả đáng cho người lao động vẫn đang diễn

ra phổ biến

Cụ thể về tình hình cơ cấu lao động nữ trong ngành Công nghiệp, theokết quả điều tra 4767 doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam năm 1999, ở 17thành phố và tỉnh trọng điểm cho thấy, tỷ lệ lao động nữ trong toàn ngànhCông nghiệp chiếm hơn 55,1% lực lượng lao động trong ngành Tuy nhiên,

họ vẫn tập trung ở các ngành “truyền thống” như may mặc: 81,49%, sản xuấtcác sản phẩm từ da và sản xuất giày dép: 79,48%, dệt: 69,28% Hiện tỷ lệnày vẫn đang trên đà tăng lên Đến hết năm 2002, chỉ tính riêng trong khu vựckinh tế ngoài quốc doanh con số lao động nữ đã lên tới 64,89% Song, mặc dùtăng về số lượng như vậy, nhưng trên quy mô cả nước số người làm công, làmthuê được ký kết hợp đồng và được hưởng chế độ hưu trí và được hưởnglương khi ốm đau, thai sản là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng số người laođộng Việc đóng bảo hiểm y tế (tính đến cuối năm 2002), tỷ lệ đóng chỉ đạt20,8% trên tổng số người làm công, làm thuê, thấp hơn so với năm 2000(23,1%) Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp nhànước có tỷ lệ người lao động được đóng bảo hiểm y tế cao nhất, tương ứngvới 99% và 81% Ở các doanh nghiệp tư nhân, tỷ lệ người lao động đượchưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế quá thấp, chỉ có 10,7%

Như vậy, có thể thấy, trong ngành công nghiệp, việc thực thi các quyđịnh của Bộ luật Lao động đối với lao động nữ còn nhiều vấn đề bất cập Mộtđiều đáng nói là, trên thực tế, các chủ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động

nữ thường hay kêu ca phàn nàn về các chi phí cho các lao động nữ Họ chorằng, chi phí cho một lao động nữ thường cao hơn nhiều so với chi phí chomột lao động nam vì lao động nữ có nhiều đặc thù giới tính riêng cần phải chitrả như nghỉ con ốm, nghỉ sinh con Nhưng số liệu điều tra lại cho một kếtquả đáng suy nghĩ Nhìn chung, tổng chi phí cho việc sử dụng lao động nữ chỉ

Trang 40

bằng 82,48% tổng chi phí cho việc sử dụng lao động nam Sự chênh lệch lớnnhất là ở khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Ở khu vực này, chiphí cho lao động nữ chỉ bằng 71,82% tổng chi phí cho lao động nam Trongkhi đó, về đóng bảo hiểm xã hội, cũng như đóng bảo hiểm y tế, các chủ doanhnghiệp đóng bảo hiểm cho một lao động nam là 1.968 ngàn đồng/năm thìđóng cho một lao động nữ chỉ có 677 ngàn đồng/năm, bằng 1/3 mức đóng củalao động nam Mức chênh lệch quá xa này phản ánh thu nhập của lao động nữthấp hơn thu nhập của lao động nam và vừa nói lên một bộ phận lao động nữkhông được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho họ Đây là một vấn đề phảiđược xem xét về mặt quyền lợi và chính sách bảo hiểm đối với lao động nữtrong ngành công nghiệp

So sánh giữa ba loại hình khu vực kinh tế, các chủ doanh nghiệp thuộckhu vực có đầu tư nước ngoài đóng bảo hiểm cho lao động nữ thấp nhất, chỉbằng 28,86% tổng số tiền đóng bảo hiểm cho lao động nam Đó là các vấn đềtồn tại trong việc ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, thực hiệncác chế độ bảo hộ lao động… đối với lao động nữ trong ngành công nghiệpnói chung

Còn đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài,các nghiên cứu gần đây về việc thực hiện các quy định pháp luật lao động đốivới lao động nữ cho thấy những kết quả như sau:

Thứ nhất, số lượng nữ công nhân đã được ký kết hợp đồng lao động

không nhiều và phần lớn các hợp đồng này không tuân thủ theo các điềukhoản của Bộ luật Lao động Trong một cuộc điều tra tại 61 xí nghiệp liêndoanh ở Hà Nội  thì có tới 2/3 xí nghiệp không đề cập đến “bồi thường khi sathải”, khoảng 1/3 xí nghiệp không nêu vấn đề “điều kiện an toàn và sức khoẻ”

và “bảo hiểm xã hội” trong các hợp đồng đã ký kết với công nhân

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2000), “Phụ nữ - Giới và Phát triển”, Nhà xuất bản Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ - Giới và Phát triển
Tác giả: Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Phụ nữ
Năm: 2000
2. Gs. Lê Thi (1999), “Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam”, Nhà xúât bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Gs. Lê Thi
Năm: 1999
3. Trần Hà Giang (2001), “Nữ công nhân khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và dịch vụ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ công nhân khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và dịch vụ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Tác giả: Trần Hà Giang
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2001
4. Lê Thi (1991), “Vấn đề tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay
Tác giả: Lê Thi
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1991
5. “Các quy định về lao động đặc thù lao động nữ”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định về lao động đặc thù lao động nữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
6. “Lao động nữ trong công nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ , Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động nữ trong công nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới
7. Tạp chí khoa học về phụ nữ. Số 6 (67) _ 2004, Viện gia đình và giới Khác
8. Tạp chí Phụ nữ và tiến bộ. Số 4 (16)_ 2006, Viện khoa học và xã hội Việt Nam.9. Website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn và giới năm 1993 (%) - Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn và giới năm 1993 (%) (Trang 9)
Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn và  giới năm 1993 (%) - Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn và giới năm 1993 (%) (Trang 9)
Bảng 1.3: Trình độ chuyên môn của phụ nữ và nam giới 1993-1999 (%) - Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
Bảng 1.3 Trình độ chuyên môn của phụ nữ và nam giới 1993-1999 (%) (Trang 10)
Bảng 1.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của phụ nữ và nam giới 1999 (%) - Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
Bảng 1.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của phụ nữ và nam giới 1999 (%) (Trang 10)
Bảng 1.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của phụ nữ và  nam giới 1999 (%) - Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
Bảng 1.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của phụ nữ và nam giới 1999 (%) (Trang 10)
Bảng 1.4: Tỷ lệ cán bộ nữ sử dụng ngoại ngữ theo tuổi (%) - Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
Bảng 1.4 Tỷ lệ cán bộ nữ sử dụng ngoại ngữ theo tuổi (%) (Trang 13)
Bảng 1.4: Tỷ lệ cán bộ nữ sử dụng ngoại ngữ theo tuổi (%) - Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
Bảng 1.4 Tỷ lệ cán bộ nữ sử dụng ngoại ngữ theo tuổi (%) (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w