Tình hình thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động nữ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 46 - 48)

I. Tình hình thực hiện chính sách lao động việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất

4.Tình hình thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động nữ

lượng lao động nữ đáng kể cho các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian qua.

4. Tình hình thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động nữ động nữ

Về chính sách giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ: Không chỉ quan tâm tới người lao động là nữ, Nhà nước còn có những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng đông đối tượng lao động này. Điều này được thể hiện rõ trong quy định tại khoản 2, điều 110 Bộ Luật Lao động: “Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với

những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ”. Thế nhưng, trên thực tế, các doanh nghiệp còn thờ ơ với những ưu đãi và quy định này hầu như không được thực hiện.

Như tại Công ty Pou Yuen, một công ty dệt may và da giầy ở khu công nghiệp Tân Tạo, thành phố Hồ Chí Minh, một cán bộ ở đây cho rằng công ty không đề nghị giảm thuế vì không muốn... làm phiền Nhà nước. Thậm chí, người phụ trách nhân sự Công ty Trách nhiệm hữu hạn MW tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc – thành phố Hồ Chí Minh còn thẳng thắn nhìn nhận không biết đến quy định này! Và theo ông Nguyễn Đình Tấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận đến nay rất ít doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ ở thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Cục Thuế xét miễn giảm thuế theo chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành chính sách Hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp hoặc Hỗ trợ kinh phí một lần không hoàn lại từ quỹ quốc gia về việc làm khi doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ gặp khó khăn tại Thông tư số 03/ LĐTBXH- TT ngày 13 tháng 01 năm 1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ. Theo hướng dẫn này, các doanh nghiệp muốn nhận được những hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm phải chứng minh được doanh nghiệp mình là doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ theo đúng quy định, là doanh nghiệp gặp khó khăn được giúp đỡ đặc cách theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do các Bộ chủ quản, Tổng công ty Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị, phải có dự án chứng minh được hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ và giải quyết việc làm cho lao động nữ của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp phải có dự án được xây dựng theo mục tiêu: điều chuyển lao động nữ đang làm việc ở những nơi có các

điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ, quy định tại Thông tư liên Bộ số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế, sang làm các công việc khác phù hợp với sức khoẻ, đảm bảo chức năng sinh đẻ và nuôi con của lao động nữ và phải là doanh nghiệp thuộc diện khó khăn về tài chính trong trường hợp vốn tự có không đủ để thực hiện dự án này.

Tuy nhiên, trên thực tế, các chính sách này không được các doanh nghiệp sử dụng do không có điều kiện xây dựng và thẩm định dự án theo đúng yêu cầu và các thủ tục hành chính còn rắc rối cũng như rất mất thời gian chờ đợi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 46 - 48)