Chính sách sử dụng lao động nữ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 26 - 30)

III. Các chính sách lao động việc làm đối với lao động nữ hiện nay

2.Chính sách sử dụng lao động nữ

Tại Chương X, Bộ Luật lao động, Nhà nước quy định các chính sách ưu đãi đối với lao động nữ về thời gian làm việc, về đào tạo nghề dự phòng, về điều kiện làm việc khi mang thai và nuôi con nhỏ và quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường cho chủ doanh nghiệp.

Lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về thời gian làm việc:

• Được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

• Tùy theo điều kiện của doanh nghiệp, được áp dụng rộng rãi chế độ

làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc trọn ngày, không trọn tuần, được giao làm việc tại nhà.

• Được giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày, vẫn hưởng nguyên lương

nếu đang làm công việc nặng nhọc, có thai đến tháng thứ 7 mà không được chuyển công việc nhẹ hơn.

• Không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm, đi công tác xa khi có

thai đến tháng thứ bảy.

Ưu đãi đối với lao động nữ được trong đào tạo nghề dự phòng:

Nghề dự phòng là nghề khác với nghề đang làm và được sử dụng khi người lao động nữ không thể tiếp tục làm nghề này cho đến tuổi được nghỉ theo chế độ của Nhà nước.

• Lao động nữ được người sử dụng lao động đào tạo thêm nghề dự

phòng cho mình dưới hình thức đào tạo tập trung hoặc vừa học vừa làm mà vẫn được hưởng các quyền lợi cơ bản như khi làm việc.

• Trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề nếu có thai mà có giấy

chứng nhận của thầy thuốc thì được quyền chấm dứt hợp đồng học nghề mà không phải bồi thường phí học nghề.

Những ưu đãi đối với lao động nữ khi có thai:

• Lao động nữ khi có thai được đơn phương chấm dứt hợp động lao

động mà không phải bồi thường nếu có chỉ định của thầy thuốc.

• Được nghỉ 3 lần, mỗi lần 1 ngày để đi khám thai. Được hưởng trợ cấp

Bảo hiểm xã hội trong thời gian đi khám thai và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

• Có thai đến tháng thứ 7 thì không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm, đi công tác xa.

• Trường hợp người lao động nữ làm công việc nặng nhọc thì khi có

thai đến tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn, hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng nguyên lương.

Quyền lợi của lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản:

• Được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ 4 đến 6 tháng tùy

theo điều kiện lao động và tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.

• Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể

nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Hoặc có thể đi làm việc trước khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản nếu có xác nhận của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc không có hại cho sức khoẻ và cần báo cho người sử dụng biết trước. Trong thời gian này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản ngoài tiền lương của những ngày làm việc.

• Đối với người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trong

thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con hàng tháng được hưởng trợ cấp thai sản thay lương bằng 100% mức tiền lương trước khi sinh. Ngoài ra, được trợ cấp thêm 1 lần bằng 1 tháng tiền lương.

• Sau thời gian nghỉ thai sản trở lại làm việc vẫn được bảo đảm chỗ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm việc.

• Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ mà được xét giảm

thuế thì người lao động nữ có thể được bồi dưỡng thêm một lần sau khi sinh con thứ nhất hoặc thứ hai với mức từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/ người.

• Trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định, lao động nữ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường:

• Khi làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn thì có quyền

đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, chỉ cần báo trước 45 ngày.

• Khi có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.

Người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do có thai:

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Những quy định cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động nữ:

• Cấm phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp, trong trả lương và

nâng lương.

• Cấm xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người lao động nữ.

• Không được sử dụng lao động nữ làm công việc nặng nhọc, nguy

hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.

thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước.

• Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về trang phục, bảo hộ lao động cho lao động nữ. Có trạm y tế, bác sỹ và điều kiện thuốc men đầy đủ. Nơi sử dụng lao động nữ phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 26 - 30)