Tình hình thực hiện chính sách sử dụng lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 34 - 41)

I. Tình hình thực hiện chính sách lao động việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất

2. Tình hình thực hiện chính sách sử dụng lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

hiện thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở công ty về nhu cầu tuyển dụng lao động trước ít nhất 7 ngày so với ngày bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký theo đúng Điều 8, Chương II, Nghị định 39/2003/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc tuyển lao động.

Tuy nhiên, một vấn đề mà các khu công nghiệp, khu chế xuất đang thực hiện hiện nay lại gây khó khăn cho người lao động có nhu cầu tìm việc tại đây. Đó chính là rắc rối trong hồ sơ xin việc. Thứ nhất, người lao động muốn làm việc là khu công nghiệp thì phải mua hồ sơ của khu công nghiệp mới được xét tuyển. Những bộ hồ sơ này có giá đắt hơn hồ sơ thông thường dù chỉ thêm thắt một vài chi tiết nhỏ. Hơn nữa, một hồ sơ hợp lệ không cần sơ yếu lý lịch và đơn xin việc mà chỉ cần bản tự khai của khu chế xuất có xác nhận của địa phương.

Hầu hết những lao động đến các khu công nghiệp, khu chế xuất tìm việc đều tới từ các tỉnh xa, mong muốn thoát khỏi cuộc sống nông nghiệp bần hàn bằng cách trở thành công nhân ở đây. Nhưng với điều kiện tuyển dụng như vậy kiến người lao động phải đi về, chờ đợi địa phương cấp dấu, rất mất thời gian và tiền bạc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm số hồ sơ nộp vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.

2. Tình hình thực hiện chính sách sử dụng lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất công nghiệp và khu chế xuất

công nghiệp, khu chế xuất hiện nay rất hời hợt và chủ yếu là mang tính chất đối phó.

Theo cuộc điều tra của Đoàn điều tra liên ngành thành phố Hà Nội cuối năm 2006, kiểm tra tại 24 đơn vị cho thấy rất nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động vi phạm Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn. Cụ thể có 14/24 doanh nghiệp không đăng ký thoả ước lao động tập thể với Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội địa phương, 12/24 đơn vị không xây dựng thang, bảng lương, 18/24 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội từ 6-18 tháng với tổng số tiền trên 6,8 tỷ đồng. Ngoài ra còn nhiều sai phạm trong giao kết hợp đồng lao động như: giao kết không đúng loại hợp đồng theo quy định, sai phạm về nội dung hợp đồng, thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động…

Việc lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp, nhiều người chỉ được giao kết hợp đồng bằng miệng, hoặc không đúng loại hợp đồng theo quy định, dẫn đến tình trạng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước, gây thiệt thòi cho người lao động.

Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp đặt ra những quy định rất phi lý đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Họ bị mắng và phạt tiền nếu nói chuyện với đồng nghiệp trong giờ làm việc hoặc đi vệ sinh hơn một lần/ca; thời gian nghỉ trưa thường rất ngắn. Tuy làm việc vất vả, thời gian làm việc kéo dài nhưng một tỷ lệ lớn công nhân có thu nhập thấp hơn ngưỡng nghèo khổ chung của quốc tế (1USD/ngày); 50% công nhân ở Hải Phòng và 22% công nhân ở Hà Nội... chủ yếu có mức thu nhập dưới 2 USD/ngày.

“Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương... suốt ngày làm việc”, trò giải trí duy nhất là tán gẫu hoặc truyền miệng thông tin giật gân, hiếu kỳ. Đời sống tinh

trong tình trạng nghèo nàn nghiêm trọng. Ngay chiếc tivi để xe phim truyền hình cũng không có, hơn nữa, nếu có chắt chiu mua được thì họ cũng không có thời gian để xem. Em Võ Thị Hoàng Phương, công nhân Công ty Giày da Hữu Nghị, Khu công nghiệp An Đồn, Đà Nẵng cho biết: “Bọn em vào ca lúc 6 giờ sáng nhưng vì phải thuê nhà ở xa (cho rẻ tiền) nên phải đi từ 4 giờ rưỡi hoặc 5 giờ sáng. Tan ca chiều lúc 5 giờ, nhưng phần lớn là kéo ca, giãn giờ hoặc tự nguyện làm thêm đến 20, 21 giờ đêm mới đạp xe về nhà. Như vậy, mỗi người lao động phải làm việc trung bình 12h/ngày.

Cuối tháng 1 năm 2005, trên 1.000 công nhân (phần lớn là công nhân nữ) của 2 phân xưởng gò và phân xưởng đế, thuộc Xí nghiệp 2, Công ty Giày da Hữu Nghị, khu công nghiệp An Đồn Đà Nẵng đã đồng loạt đình công. Nguyên nhân là giới chủ không trả lương làm thêm giờ đối với những ngày kéo ca, giãn giờ hoặc sửa chữa những sản phẩm hư hỏng và thời gian nghỉ do sự cố khách quan như máy móc hư hỏng, thiếu nguyên liệu giữa chừng... Tuy nhiên đó cũng chỉ là giọt nước tràn ly. Trong buổi đình công hàng trăm ý kiến công nhân đã “bùng nổ”, tố cáo cách làm bất hợp lý, ép công nhân của các đơn vị này. Ngay giữa các xí nghiệp trong cùng công ty cũng có sự không công bằng trong phân công lao động. Số người lao động gián tiếp ở xí nghiệp 2 là quản đốc phân xưởng, trưởng ca trưởng kép nhiều gần gấp đôi xí nghiệp 1 (5-7 người tại 1 phân xưởng). Chưa kể việc lãnh đạo của xí nghiệp, phân xưởng lợi dụng chức quyền, đưa con em, người quen vào đứng chân lao động trung gian để hưởng lương cao mà chính vì số lượng quá đông người lao động gián tiếp đã bớt xén thu nhập của những lao động trực tiếp là công nhân.

Theo số liệu thống kê trong quý I năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 113 vụ ngừng việc tập thể; trong đó các khu công nghiệp, khu chế xuất có 49 vụ với hơn 27.000 công nhân tham gia. Nguyên nhân tranh chấp chủ yếu liên quan đến vấn đề tiền lương. Kết quả điều tra của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội cho thấy có tới 20% doanh nghiệp không trả lương làm thêm giờ và 9% không trả lương làm đêm, trên 50% doanh nghiệp được điều tra không trả lương cho lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản. Ở đây, nhiều doanh nghiệp chỉ trả lương cao hơn lương tối thiểu một chút; như vậy là không sòng phẳng với sức lao động, hao phí trong quá trình học việc, công đào tạo. Không ít doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương, mỗi bậc chỉ cách nhau từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng; không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động hoặc đóng trên nền lương quá thấp. Điều này gây thiệt thòi cho người lao động khi họ nghỉ việc hay có sự cố xảy ra. Nhiều doanh nghiệp xảy ra tình trạng nợ bảo hiểm xã hội vì chủ doanh nghiệp lợi dụng sự tín nhiệm của người lao động để trích 6% tiền lương của họ rồi cố tình chiếm đoạt, không đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thực tế, tại nhiều doanh nghiệp, khi người lao động bị tai nạn, nghỉ thai sản... không có sổ bảo hiểm, không được giải quyết các chế độ.

Hơn nữa, các nữ công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hầu như đều từ các tỉnh khác nhập cư đến, tuy nhiên, họ không được chủ doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề nhà ở mà phải tự tìm nhà trọ trong dân. Trung bình khoảng 6 - 8 người thuê chung một căn phòng 9 m². Điều kiện sinh hoạt trong các khu nhà trọ này rất thiếu thốn, chật chội và không đảm bảo vệ sinh. Điều tra ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 76% công nhân không có nhà bếp trong nhà, 32% phải dùng nhà vệ sinh chung với hộ khác, 88% dùng nước giếng để ăn uống; còn tại Hải Phòng, 33% công nhân thiếu nước sinh hoạt, 64% sử dụng nước giếng khoan.

Hầu hết các doanh nghiệp không có bếp ăn cho công nhân. Còn một số rất nhỏ có tổ chức thì chất lượng hết sức tệ hại. Đặc biệt, vụ việc một công nhân chê cơm không ngon đã bị chủ doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn cùng

đồng bọn đánh đập nhưng không được xử lý mới diễn ra ngày 10 tháng 4 năm 2008 tại Xí nghiệp Tam Phước Khu Công nghiệp Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã gây tâm lý hoang mang và phẫn nộ trong công nhân các khu công nghiệp.

Ngoài ra, các vấn đề về trang bị bảo hộ lao động cho người lao động cũng không được thực hiện nghiêm túc. Tình trạng chấm dứt hợp đồng một cách tuỳ tiện và không có đền bù thoả đáng cho người lao động vẫn đang diễn ra phổ biến.

Cụ thể về tình hình cơ cấu lao động nữ trong ngành Công nghiệp, theo kết quả điều tra 4767 doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam năm 1999, ở 17 thành phố và tỉnh trọng điểm cho thấy, tỷ lệ lao động nữ trong toàn ngành Công nghiệp chiếm hơn 55,1% lực lượng lao động trong ngành. Tuy nhiên, họ vẫn tập trung ở các ngành “truyền thống” như may mặc: 81,49%, sản xuất các sản phẩm từ da và sản xuất giày dép: 79,48%, dệt: 69,28%... Hiện tỷ lệ này vẫn đang trên đà tăng lên. Đến hết năm 2002, chỉ tính riêng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh con số lao động nữ đã lên tới 64,89%. Song, mặc dù tăng về số lượng như vậy, nhưng trên quy mô cả nước số người làm công, làm thuê được ký kết hợp đồng và được hưởng chế độ hưu trí và được hưởng lương khi ốm đau, thai sản là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng số người lao động. Việc đóng bảo hiểm y tế (tính đến cuối năm 2002), tỷ lệ đóng chỉ đạt 20,8% trên tổng số người làm công, làm thuê, thấp hơn so với năm 2000 (23,1%). Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ người lao động được đóng bảo hiểm y tế cao nhất, tương ứng với 99% và 81%. Ở các doanh nghiệp tư nhân, tỷ lệ người lao động được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế quá thấp, chỉ có 10,7%.

định của Bộ luật Lao động đối với lao động nữ còn nhiều vấn đề bất cập. Một điều đáng nói là, trên thực tế, các chủ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thường hay kêu ca phàn nàn về các chi phí cho các lao động nữ. Họ cho rằng, chi phí cho một lao động nữ thường cao hơn nhiều so với chi phí cho một lao động nam vì lao động nữ có nhiều đặc thù giới tính riêng cần phải chi trả như nghỉ con ốm, nghỉ sinh con... Nhưng số liệu điều tra lại cho một kết quả đáng suy nghĩ. Nhìn chung, tổng chi phí cho việc sử dụng lao động nữ chỉ bằng 82,48% tổng chi phí cho việc sử dụng lao động nam. Sự chênh lệch lớn nhất là ở khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở khu vực này, chi phí cho lao động nữ chỉ bằng 71,82% tổng chi phí cho lao động nam. Trong khi đó, về đóng bảo hiểm xã hội, cũng như đóng bảo hiểm y tế, các chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho một lao động nam là 1.968 ngàn đồng/năm thì đóng cho một lao động nữ chỉ có 677 ngàn đồng/năm, bằng 1/3 mức đóng của lao động nam. Mức chênh lệch quá xa này phản ánh thu nhập của lao động nữ thấp hơn thu nhập của lao động nam và vừa nói lên một bộ phận lao động nữ không được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho họ. Đây là một vấn đề phải được xem xét về mặt quyền lợi và chính sách bảo hiểm đối với lao động nữ trong ngành công nghiệp.

So sánh giữa ba loại hình khu vực kinh tế, các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực có đầu tư nước ngoài đóng bảo hiểm cho lao động nữ thấp nhất, chỉ bằng 28,86% tổng số tiền đóng bảo hiểm cho lao động nam. Đó là các vấn đề tồn tại trong việc ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ bảo hộ lao động… đối với lao động nữ trong ngành công nghiệp nói chung.

Còn đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, các nghiên cứu gần đây về việc thực hiện các quy định pháp luật lao động đối với lao động nữ cho thấy những kết quả như sau:

Thứ nhất, số lượng nữ công nhân đã được ký kết hợp đồng lao động không nhiều và phần lớn các hợp đồng này không tuân thủ theo các điều khoản của Bộ luật Lao động. Trong một cuộc điều tra tại 61 xí nghiệp liên doanh ở Hà Nội thì có tới 2/3 xí nghiệp không đề cập đến “bồi thường khi sa thải”, khoảng 1/3 xí nghiệp không nêu vấn đề “điều kiện an toàn và sức khoẻ” và “bảo hiểm xã hội” trong các hợp đồng đã ký kết với công nhân.

Thứ hai, còn nhiều tồn tại trong việc làm thêm giờ của nữ công nhân. Tuy việc làm thêm giờ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của nữ công nhân nhưng hiện tượng này vẫn thường xảy ra ở các doanh nghiệp may, da giày và chế biến thuỷ sản. Ở thành phố Hồ Chí Minh, thời gian mà công nhân của các doanh nghiệp này phải làm thêm thường vượt quá 3 lần quy định, với mức 600 giờ/năm so 200 giờ/năm (theo Luật Lao động).

Thứ ba, trong các doanh nghiệp điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho lao động nữ làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động. Tỷ lệ các doanh nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh như không có nhà tắm, nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn... lên tới 55,63%.

Thứ tư, môi trường làm việc của nữ công nhân trong các doanh nghiệp công nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Theo Tổng Liên đoàn Lao động, gần 60% doanh nghiệp ở khu công nghiệp và khu chế xuất không tổ chức đánh giá môi trường lao động hàng năm.

Thứ năm, các quy định về việc các doanh nghiệp phải có cán bộ y tế theo dõi sức khỏe và khám sức khoẻ định kỳ cho ngời lao động... vẫn chưa được thực hiện tốt.

Thứ sáu, các quy định khác có liên quan đến lao động nữ trong Bộ luật Lao động không được chú trọng thực hiện. Tỷ lệ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng nhiều lao động nữ tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo cũng như hỗ trợ

kinh phí cho lao động nữ có con ở tuổi gửi nhà trẻ còn quá thấp, dưới 30%. Có thể thấy, đời sống của lao động nữ ở đây vô cùng khó khăn trong khi các chủ doanh nghiệp thường xuyên không quan tâm cũng như vi phạm các quy định của pháp luật đối với lao động nữ khiến đời sống của họ càng thêm vất vả. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người lao động không mặn mà với công việc hiện tại và sẵn sàng chuyển khi có công việc tốt hơn, tỷ lệ này tại thành phố Hồ Chí Minh là 30% và là 25% tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w