Tăng cường hiệu quả của việc triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 62 - 66)

II. Các giải pháp hoàn thiện chính sách

2.Tăng cường hiệu quả của việc triển khai thực hiện

Để tăng cường hiệu quả của việc triển khai thực hiện, chúng ta cần phải nhanh chóng tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật lao động, đặc biệt những chính sách quy định riêng đối với lao động nữ cho chính

nữ lao động để họ hiểu và nắm được những quyền lợi của mình và cho các chủ doanh nghiệp để họ nghiêm túc thực hiện các quy định. Một số hình thức tuyên truyền như: tổ chức tập huấn, các cuộc toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: đài, báo, truyền hình.

Đồng thời, tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát tình hình thực hiện chính sách đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nắm lại một cách hệ thống cả về số lượng, chất lượng lực lượng lao động (theo cơ cấu ngành, nghề) làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; xây dựng hệ thống tiêu chí cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách.

Tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối với lao động nữ phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc loại hình này, với phương châm khai thác thế mạnh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh để có chính sách khuyến khích tạo nhiều việc làm ổn định phù hợp với lao động nữ.

Và để thực hiện tốt các giải pháp này, các cơ quan, tổ chức liên quan đến vấn đề lao động nữ cần phải phối hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và đề xuất các chính sách, đồng thời, thiết lập “mạng lưới hỗ trợ pháp lý cho nữ công nhân khu vực doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” với sự tham gia, đóng góp của nhiều bộ, ngành liên quan.

Ngoài ra cần kể đến việc phải nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp. Vì tình hình hiện nay là các doanh nghiệp đã có công đoàn, nhưng dường như công nhân cũng không tin tưởng công đoàn vì họ cho rằng công đoàn là đại diện của chủ nhân. Thực tế là như vậy vì đại diện công đoàn ăn hai lương: lương công nhân như một người lao động bình thường và lương làm lãnh đạo công đoàn. Cả hai thứ lương đều do chủ doanh nghiệp trả, như vậy về thực chất công đoàn đã trở thành công cụ của người chủ doanh

nghiệp. Theo điều tra của Clarke, lãnh đạo nhà máy và công đoàn gần như không bao giờ biết trước về một cuộc đình công nào, còn công nhân thì tự tổ chức rất kỷ luật và rất đoàn kết, điều đó càng khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn hiện nay còn rất yếu kém. Vì thế, để nâng cao vai trò cũng như để hoạt động hữu hiệu, tổ chức công đoàn không thể là cơ quan nhà nước mà cần hoạt động như một tổ chức vô vị lợi, công đoàn phải có nguồn tài chính riêng, không ăn lương của chủ mà lương cho những người làm việc vì công đoàn phải dựa vào phí đóng góp của công nhân, từ đó, làm việc hết lòng vì lợi ích của công nhân.

Hơn nữa, cần tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp và tiến hành công việc này định kỳ ít nhất 3 tháng một lần. Cùng với đó, phải tiến hành các buổi thảo luận trực tiếp với các nữ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất, có những buổi trao đổi thẳng thắn như vậy, chúng ta mới biết thực sự đời sống của họ còn những khó khăn gì, những luật nào đã được doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, những luật nào còn bị doanh nghiệp cố tình lảng tránh. Từ đó có các biện pháp đối với chủ doanh nghiệp, yêu cầu họ thay đổi và thực hiện nghiêm túc những điều khoản đã quy định trong Luật, tránh gây tình trạng bức xúc trong công nhân.

KẾT LUẬN

Qua 15 năm phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đạt được những mục tiêu như hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất theo đúng quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, những khó khăn trong công việc cũng như đời sống của người lao động nữ làm việc tại đây chưa được thay đổi. Việc thực hiện các chính sách dành riêng cho lao động nữ trong khu vực này còn chưa đầy đủ và thiếu nghiêm túc.

Tuy nhiên, việc các lao động nữ tại đây đã nhận ra những quyền lợi của mình cũng như những sai phạm của chủ doanh nghiệp để tiến hành các cuộc trao đổi, đưa ra yêu cầu hợp lý đã là một sự tiến bộ trong hiểu biết pháp luật và đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình của người lao động nữ. Đây là một dấu hiệu tích cực, song chưa đủ. Việc tiến hành hoàn thiện hệ thống chính sách dành cho lao động nữ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Và cùng với đó là việc ban hành những chính sách riêng đối với lao động nữ trong khu công nghiệp, khu chế xuất bởi khu vực này có những đặc thù riêng và sử dụng số lượng người lao động nữ rất lớn.

Cùng với sự quan tâm và đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay thì người lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng dần dần nhận được các hỗ trợ từ nhà nước đối với chính người lao động và gián tiếp thông qua các chủ doanh nghiệp của khu công nghiệp, khu chế xuất để công tác lao động cũng như đời sống của họ ngày càng được đảm bảo hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 62 - 66)