Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 41 - 46)

I. Tình hình thực hiện chính sách lao động việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất

3. Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

nghiệp và khu chế xuất

3.1. Tình hình thực hiện công tác tạo việc làm thông qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội triển kinh tế - xã hội

Trong hệ thống các chính sách, quy định hiện nay đã có khá nhiều chính sách ưu đãi đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cũng nhờ có các chính sách này mà số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng nhanh và tạo nhiều việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tại địa phương và các tỉnh thành lân cận. Trong tổng số 737.500 công nhân đang làm

việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,70% là người lao động nhập cư và

60% là phụ nữ.

Hiện nay trung bình lao động nữ chiếm 85.5% số công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất xuất với độ tuổi từ 18 - 30 là chủ yếu, đây là vấn đề mất cân bằng giới tính trong lao động đang diễn ra tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thí dụ ngành may thời trang, may da giày có tỷ lệ lao động nữ rất lớn, từ 85-90%; có doanh nghiệp đến 98 % là lao động nữ.

Theo kết quả điều tra, trình độ lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất bình quân tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Trung cấp và công nhân lành nghề: 4,6% - Phổ thông trung học: 27,6%.

- Phổ thông cơ sở: 62,6%.

Phần lớn doanh nghiệp thu hút lao động có trình độ phổ thông, trong đó lao động có trình độ văn hóa cấp 2 chiếm gần 50%. Đặc biệt, lao động trong các ngành may, da giày có trình độ học vấn rất thấp, đến 65% lao động ngành may thời trang và 78% lao động ngành da giày chỉ có trình độ văn hóa đến cấp 2. Lao động có trình độ văn hóa cấp 3 chiếm tỷ lệ trung bình là 27,6%, nhưng tập trung nhiều nhất ở ngành điện - điện tử, cơ khí.

Lao động có trình độ như đại học, trung cấp, công nhân lành nghề chỉ chiếm dưới 10% trong cơ cấu lao động, và cũng tập trung ở ngành may, cơ khí, điện và điện tử.

Còn kết quả phỏng vấn công nhân từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ra Hà Nội tìm việc cho thấy: khi lựa chọn doanh nghiệp vào làm việc, 45% lao động thiếu thông tin về tiền lương, 40% thiếu thông tin về yêu cầu kỹ năng tay nghề; 55% chưa hề được đào tạo nghề, 36% được đào tạo nghề may và 8% được đào tạo các nghề khác...

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng có một số doanh nghiệp tiến hành đào tạo cho những lao động chưa có tay nghề. Tuy nhiên, đây chỉ là những lớp đào tạo rất cơ bản, vì thế, họ cũng không trả lương cao cho những đối tượng lao động này.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận với mức thu nhập bình quân tại doanh nghiệp trong các khu chế xuất là 800.000đ - 900.000 đ/người/tháng, ở doanh nghiệp khu công nghiệp là 600.000-700.000 đ/người/tháng, thì thực tế các khu công nghiệp, khu chế xuất đã giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động tại chỗ cũng như từ các tỉnh, làm tăng nguồn lao động cho nền kinh

tế. Con em của nhiều gia đình trong diện phải di dời để giao đất cho xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã có việc làm trong các doanh nghiệp, góp phần ổn định đời sống bản thân và gia đình.

3.2. Tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm

Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm bao gồm ba dự án là Dự án vay vốn tạo việc làm, Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Dự án phát triển thị trường lao động và hai hoạt động chủ yếu là Hoạt động giám sát, đánh giá và Hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao

động - việc làm. Trong đó, Dự án phát triển thị trường lao động là dự án có

tác động tích cực trực tiếp tới lực lượng lao động nữ có nhu cầu làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước hiện nay.

Có thể thấy, trên các tỉnh và thành phố lớn hiện nay đều đã hình thành và đi vào hoạt động các Trung tâm giới thiệu việc làm. Những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất còn có các Trung tâm giới thiệu việc làm của riêng khu công nghiệp và khu chế xuất.

Các trung tâm này có nhiệm vụ:

- Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về các chính sách lao động và việc làm

- Hướng nghiệp cho người lao động cách thức tìm việc làm, giúp người lao động có điều kiện chọn công việc phù hợp với trình độ khả năng chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo.

- Tuyển chọn, cung ứng và đào tạo nghề cho người lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Tiếp nhận đăng ký hồ sơ tìm việc làm của người lao động, tổ chức sắp xếp lịch trình, giới thiệu người lao động dự tuyển theo tiêu chuẩn, nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Thu thập, phân tích và cung cấp thông tin thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương tiền công của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố.

- Tổ chức dạy nghề, liên kết dạy nghề cho người lao động vào làm việc tại khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố.

- Phối hợp với các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố, các quận huyện, các cơ quan Đoàn thể thành phố, các cơ sở đào tạo trong và ngoài thành phố để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm.

Các Trung tâm này có các quyền hạn như:

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tuỳ theo yêu cầu, sau khi tham khảo ý kiến của Trưởng ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Trung tâm được tuyển dụng và ký hợp đồng lao động theo qui định của Bộ Luật lao động.

- Liên hệ với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp nhận thông tin về ngành nghề và nhu cầu lao động nhằm có kế hoạch đào tạo và cung ứng lao động. Được ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, giới thiệu việc làm và dạy nghề.

- Liên kết với các cơ quan đơn vị có chức năng để đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động.

- Được thu phí giới thiệu việc làm và thu học phí theo qui định của pháp luật.

Việc các trung tâm giới thiệu việc làm của các khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời và đi vào hoạt động đã có tác động rất tích cực, cung cấp thông tin cho cả hai phía doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ các khu công nghiệp,

khu chế xuất có thể tìm được lao động theo yêu cầu cũng như giúp người lao động tìm được công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu của mình.

Ngoài ra còn có hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm của Hội Liên hiệp phụ nữ cũng là một nguồn cung cấp lao động nữ hữu hiệu cho các doanh nghiệp da giày, dệt may… trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có nhu cầu cao về đối tượng lao động này.

Việc phát triển các giao dịch việc làm như hiện nay không chỉ cung cấp các thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp và trình độ của nữ lao động mà nó còn góp phần tuyên truyền rộng rãi các quy định về ưu tiên tuyển dụng lao động nữ như: “Trong trường hợp cả nam cả nữ dự tuyển và đều đạt tiêu chuẩn cho một công việc thì ưu tiên tuyển lao động nữ”, hay các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ tới các chủ doanh nghiệp trên thị trường, giúp họ nhận thức được quyền lợi theo pháp luật của mình và từ đó thúc đẩy tuyển dụng lao động nữ vào doanh nghiệp.

3.3. Tình hình thực hiện chính sách dạy nghề dành cho lao động nữ

Về vấn đề đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ, Nghị định 23/CP của Chính phủ quy định doanh nghiệp sử dụng lao động nữ phải có chương trình đào tạo nghề dự phòng cho chị em. Nhưng thực tế điều tra cho thấy, hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện quy định này. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp thực hiện vấn đề đào tạo nghề dự phòng này, nhưng khi tìm hiểu thì biết rằng doanh nghiệp này làm như vậy là vì để phục vụ nhu cầu điều động công nhân giữa các phân xưởng chứ không vì mục đích thực hiện quy định của Nhà nước. Còn theo báo cáo của Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh thì 95,5% lao động nữ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 97,7% ở doanh nghiệp nhà

nước không được đào tạo nghề dự phòng.

Về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn: Xu hướng cơ cấu kinh tế, sản xuất trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay là tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Theo đó, lao động nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là ở vùng dân tộc, miền núi, thiếu việc làm, thời gian lao động nhàn rỗi nhiều dẫn đến thu nhập giảm. Nhiều lao động nông thôn kéo nhau ra thành thị, khu công nghiệp tìm việc làm. Do không đủ trình độ văn hoá, tay nghề, nên không tìm được việc, một số có việc cũng chỉ là việc cho lao động giản đơn: bốc vác, bưng bê ở nhà hàng, giúp việc gia đình… Trong khi đó, việc đầu tư đào tạo để có một công nhân đạt tay nghề cho sản xuất công nghiệp cần thời gian dài và rất tốn kém, trong khi lao động thiếu việc làm quá đông. Vì thế, để giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, một số tỉnh đã có kế hoạch, có dự án dạy nghề ngắn hạn cho nông dân phù hợp với yêu cầu sản xuất, dịch vụ ở nông thôn. Giúp người nông dân có được kỹ năng nhất định về một nghề nào đó để có thể làm việc tại địa phương hoặc tìm việc ở thành phố. Đặc biệt, trong một số ngành nghề được đào tạo như: may công nghiệp, thêu ren… đã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w