Chính sách hỗ trợ việc làm khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

III. Các chính sách lao động việc làm đối với lao động nữ hiện nay

3. Chính sách hỗ trợ việc làm khác

Trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng các chính sách ưu đãi đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, một mặt phát triển số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất từ đó đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội. Mặt khác cũng góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, đặc biệt là lao động nữ địa phương và các tỉnh thành lân cận.

Thứ hai, trong các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước như Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo hay Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam... đều đưa ra các chỉ tiêu “Tổng số lao động có việc làm mới” và đặc biệt nhấn mạnh đến tỷ lệ việc làm mới được tạo cho lao động nữ. Ví dụ như, trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo có đưa ra chỉ tiêu về tạo việc làm là: Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,4 - 1,5 triệu lao động/năm. Nâng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 50% vào năm 2010. Hay trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cũng có chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010; đạt tỉ lệ 80% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình xóa đói, giảm nghèo và 50% phụ nữ trong tổng số người được vay vốn tín dụng vào năm 2008.

Ngoài ra, trong các Kế hoạch, Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của các tỉnh, thành phố cũng đều có các chỉ tiêu đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho lao động nữ.

Các chỉ tiêu mang tính định lượng và chi tiết như vậy được ban hành thể hiện sự quan tâm sâu sắc và sự cố gắng, nỗ lực của Nhà nước và các tỉnh, thành trong công tác tạo việc làm cho lao động nữ.

Thứ ba, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm gồm rất nhiều dự án và hoạt động vì mục tiêu tạo việc làm cho các lao động ở trong nước cũng như xuất khẩu sang nước ngoài. Trong đó, các chương trình phát triển thông tin thị trường lao động, củng cố các tổ chức giới thiệu việc làm cho lao động nữ, đặc biệt là Trung tâm trung tâm giới thiệu việc làm của Hội liên hiệp phụ nữ cũng góp phần tích cực giúp kết nối các doanh nghiệp và lao động nữ trên thị trường.

Thứ tư, chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn có chú trọng tới đối tượng là phụ nữ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ. Kinh phí cho các chương trình dạy nghề này được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề thường xuyên trong ngân sách địa phương và còn được bổ sung, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và được lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Tại nhiều vùng, các chương trình dạy nghề ngắn hạn này đã đi vào thực hiện, đào tạo nghề và nâng cao trình độ cho rất nhiều lao động nữ, giúp họ có được công việc có thu nhập ổn định ngay tại quê nhà, hay có những kỹ năng nhất định để có khả năng tìm việc tại thành phố.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w