MỤC LỤC
Và trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam năm 2007, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Mặc dù vậy, với xu thế hiện nay, phần lớn chị em ngày càng khẳng định năng lực hoạt động của mình trong mọi lĩnh vực và với sự lãnh đạo của Đảng sẽ tạo được những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về nhận thức đối với vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ được chăm lo tốt hơn, từ đó tỷ lệ nữ giữ vai trò chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị sẽ được nâng lên trong những năm tới.
Để bảo vệ người lao động nữ, Bộ luật Lao động đã đưa ra những quy định cấm người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con (Điều 113, Bộ luật lao động). Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm thời giờ làm việc.
Hướng phát triển các khu kinh tế đến năm 2020 xác định: để nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 8%/năm, phát triển mạnh các vùng lãnh thổ, ven biển với các khu kinh tế lớn gắn với các đô thị làm động lực để hội nhập kinh tế mạnh mẽ với bên ngoài; phấn đấu vùng ven biển và các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng gấp 1,3 - 1,4 lần mức tăng trưởng chung của cả nước.
Hơn nữa, họ phải làm việc trong môi trường độc hại mà không có các trang thiết bị bảo hộ lao động, nhà vệ sinh quá ít so với số lượng lao động lớn lại thường xuyên trong tình trạng thiếu nước, thậm chí có những trường hợp nữ công nhân đi vệ sinh khi vào xưởng thì bị giám đốc giật thẻ bắt làm cam kết hạn chế đi vệ sinh hoặc viết đơn nghỉ việc. Với những đặc điểm của lao động nữ nói chung, của điều kiện lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng và việc thực hiện các chính sách dành cho lao động nữ một cách đối phó như hiện nay đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách về việc làm dành cho lao động nữ trong các khu công nghiệp để đảm bảo cho họ có một đời sống tốt đẹp hơn.
Về thủ tục tuyển lao động được quy định tại Nghị định 39 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm: ít nhất bảy ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động, người sử dụng lao động phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ trở về nhu cầu tuyển dụng lao động. Nhà nước và các tỉnh, thành phố trọng điểm xây dựng các Tổ chức giới thiệu việc làm gồm các Trung tâm giới thiệu việc làm và các Doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm cung cấp cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng các kiến thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình, đặc biệt là những ưu đãi đối với lao động nữ, giới thiệu đến họ các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động và yêu cầu của họ để người lao động có được thông tin đầy đủ, lựa chọn những doanh nghiệp phù hợp với khả năng và trình độ tay nghề của mình.
Về thủ tục tuyển lao động, các khu công nghiệp và khu chế xuất đã thực hiện thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở công ty về nhu cầu tuyển dụng lao động trước ít nhất 7 ngày so với ngày bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký theo đúng Điều 8, Chương II, Nghị định 39/2003/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc tuyển lao động. Hầu hết những lao động đến các khu công nghiệp, khu chế xuất tìm việc đều tới từ các tỉnh xa, mong muốn thoát khỏi cuộc sống nông nghiệp bần hàn bằng cách trở thành công nhân ở đây.
Việc lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp, nhiều người chỉ được giao kết hợp đồng bằng miệng, hoặc không đúng loại hợp đồng theo quy định, dẫn đến tình trạng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước, gây thiệt thòi cho người lao động. Cụ thể về tình hình cơ cấu lao động nữ trong ngành Công nghiệp, theo kết quả điều tra 4767 doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam năm 1999, ở 17 thành phố và tỉnh trọng điểm cho thấy, tỷ lệ lao động nữ trong toàn ngành Công nghiệp chiếm hơn 55,1% lực lượng lao động trong ngành.
Việc phát triển các giao dịch việc làm như hiện nay không chỉ cung cấp các thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp và trình độ của nữ lao động mà nó còn góp phần tuyên truyền rộng rãi các quy định về ưu tiên tuyển dụng lao động nữ như: “Trong trường hợp cả nam cả nữ dự tuyển và đều đạt tiêu chuẩn cho một công việc thì ưu tiên tuyển lao động nữ”, hay các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ tới các chủ doanh nghiệp trên thị trường, giúp họ nhận thức được quyền lợi theo pháp luật của mình và từ đó thúc đẩy tuyển dụng lao động nữ vào doanh nghiệp. Theo hướng dẫn này, các doanh nghiệp muốn nhận được những hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm phải chứng minh được doanh nghiệp mình là doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ theo đúng quy định, là doanh nghiệp gặp khó khăn được giúp đỡ đặc cách theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do các Bộ chủ quản, Tổng công ty Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị, phải có dự án chứng minh được hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ và giải quyết việc làm cho lao động nữ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, các chính sách này không được các doanh nghiệp sử dụng do không có điều kiện xây dựng và thẩm định dự án theo đúng yêu cầu và các thủ tục hành chính còn rắc rối cũng như rất mất thời gian chờ đợi. Cỏc quy định hiện nay cũng đó phõn cụng rừ tờn và nhiệm vụ của từng cơ quan ban hành và thực hiện, đã có sự chỉ đạo yêu cầu phối hợp giữa các Bộ, Ban, Ngành trong nền kinh tế, khiến cỏc cơ quan liờn quan nhận thức rừ được trách nhiệm để thực hiện công việc cũng như giám sát lẫn nhau giúp các chính sách thực sự đi sâu vào thực tế đời sống.
Thứ ba, trong quá trình làm luật, các nhà lập pháp do xuất phát từ quan điểm bảo vệ và ưu tiên phụ nữ cho nên đã đưa vào luật những điều khoản mà vô hình chung đã hạn chế cơ hội có việc làm và kiếm thêm thu nhập hay hưởng chế độ lương hưu của một số nhóm lao động nữ. Nghị định 23/CP của Chính phủ cho phép các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được hưởng chính sách ưu đãi trong việc vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ Quốc gia về việc làm, được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ này, được ưu tiên sử dụng vốn đầu tư hàng năm để cải thiện điều kiện làm việc, được giảm thuế.
Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao động nữ trong. Theo luật này, mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là:. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. Đặc biệt, trong lĩnh vực lao động:. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;. b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;. c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội khác ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ và các mục tiêu của Chiến lược.
Nhưng với cách viết như vậy không có lợi cho người lao động nữ mà nên quy định mức tối thiểu (chẳng hạn là 200.000 đồng đối với những doanh nghiệp ở thành phố, thị trấn, thị xã và tối thiểu là 400.000 đồng đối với những doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa) hoặc quy định thống nhất một mức chi (chẳng hạn 300.000 đồng) chứ không nên quy định mức tối đa, tránh tình trạng doanh nghiệp vận dụng khác nhau trong thực tế, thậm chí có nơi chỉ chi 20.000 đồng đến 50.000 đồng, thì giá trị của khoản chi đó không đáp ứng được mục đích của quy định trên mà vẫn phù hợp với mức pháp luật quy định. Ngoài ra, các chính sách dành cho lao động nữ hiện nay mới là những chính sách chung áp dụng cho tất cả người lao động nữ ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động thực hiện ký kết hợp đồng lao động và trẻ em là nữ chưa đủ 15 tuổi làm việc ở một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mà chưa có những quy định riêng đối với lao động nữ làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có những đặc thù riêng trong công việc và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.