luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học

88 288 0
luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay trong xu thế phát triển của thế giới, phụ nữ đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn; người phụ nữ đã khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong gia đình, trong xã hội cũng như trong phát triển nền kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, các điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều biến đổi lớn, các cơ hội được hưởng thụ và cống hiến của phụ nữ vì vậy cũng có nhiều thay đổi. Khi tham gia thị trường lao động, bên cạnh mặt tích cực là tính năng động xã hội của phụ nữ được phát huy thì do đặc điểm giới tính (hạn chế về sức khoẻ, phải thực hiện chức năng tái sản xuất sức lao động ) khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong thị trường kém hơn nam giới, cơ hội để phụ nữ tiếp cận với các nguồn lực cũng có nhiều hạn chế, vì vậy lao động nữ bị đặt vào tình thế không thuận lợi do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị, là trung tâm công nghiệp của cả nước nên trong tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và thủ đô hiện nay một yêu cầu đặt ra với Hà Nội là phải có nền kinh tế phát triển cao dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng và trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay Hà Nội đang phải đối mặt với thách thức lớn là nguy cơ tụt hậu về kinh tế và tỉ lệ thất nghiệp cao ở mức báo động. Vì vậy trong những năm tới Hà Nội phải phát triển mạnh ngành công nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng cao của nền kinh tế đồng thời giải quyết việc làm giảm thất nghiệp cho người lao động. Tạo việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thủ đô Hà Nội. Đối với lao động nữ việc làm là điều kiện để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để họ tự tin vào bản thân vươn lên làm chủ vận mệnh của mình. Mặt khác, công 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A nghiệp là ngành sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất cho xã hội nên tạo việc làm cho lao động nữ còn làm tăng tổng sản phẩm xã hội, chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp để tăng năng suất lao động xã hội và hiệu quả kinh tế. Trong quá trình thực tập ở Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ, em rất quan tâm đến vấn đề lao động nữ trong các ngành công nghiệp. Vì vậy đây là lý do để em lựa chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu: − Đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng việc làm, thu nhập của nữ công nhân trong các doanh nghiệp công nghiệp thành phố Hà Nội. − Tìm hiểu những trở ngại đang tồn tại cản trở đến việc làm và thu nhập của lao động nữ ngành công nghiệp thành phố Hà Nội. − Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nữ góp phần cùng với thủ đô giải quyết việc làm giảm thất nghiệp cho lao động nữ thành phố Hà nội. 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Việc làm của lao động nữ trong các doanh nghiệp công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) thuộc thành phố Hà Nội. 4.Phương pháp nghiên cứu. − Tổng hợp và phân tích số liệu thực tế của thành phố Hà nội. − Phương pháp chuyên gia. 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI. I.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 1.Lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động một hành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên. Trong khi lao động, con người sử dụng sức tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, biến đổi những vật chất đó, làm cho chúng trở nên có Ých cho đời sống của mình. Vì vậy, lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là kẻ môi giới giữa tự nhiên và con người. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động. Nó phát động và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm. Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm 3 phần hợp thành (các nguồn lực, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầu của sản xuất (đầu vào) để tạo ra các sản phẩm hàng hoá (đầu ra). Vì vậy, trong kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá và phải được tính đầy đủ vào chi phí sản xuất. Trong sản xuất kinh doanh thì khả năng của con người là một trong những khả năng chủ yếu của doanh nghiệp. Sức lao động của con người trong sản xuất kinh doanh được coi như: − Một yếu tố chi phí sẽ đi vào giá thành của sản phẩm (thông qua tiền lương, tiền thưởng, quyền lợi vật chất khác). 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A − Một yếu tố đem lại lợi Ých kinh tế. Nếu biết quản lý tốt sẽ đưa lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.Nguồn lao động Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không có việc làm. Nguồn lao động cũng bao gồm cả những người trên hoặc dưới tuổi lao động nhưng thực tế đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn lao động được xem xét trên 2 giác độ số lượng và chất lượng: - Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn lao động. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định. - Về chất lượng nguồn lao động được xem xét trên các mặt: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, sức khoẻ, năng lực phẩm chất Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. 3. Việc làm – vai trò của việc làm với nền kinh tế xã hội. a. Việc làm và các dạng của việc làm. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm. 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A Việc làm theo quy định của bộ luật lao động là những hoạt động có Ých không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động. Việc làm được thể hiện dưới các dạng sau: − Làm những công việc mà người lao động nhận được tiền lương, tiền công bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó. − Làm những công việc mà người lao động thu được lợi nhuận cho bản thân (người lao động có quyền sử dụng quản lý hoặc sở hữu tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân để sản xuất sản phẩm). − Làm những công việc cho hé gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó (chủ gia đình làm chủ sản xuất). Việc làm được biểu hiện ra là: − Việc làm đầy đủ: là sự thoả mãn nhu cầu về làm việc cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân hay việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được trong thời gian tương đối ngắn. − Thiếu việc làm: được hiểu là việc làm không tạo điều kiện, không đòi hỏi người lao động sử dụng hết thời gian lao động theo chế độ và mang lại thu nhập thấp dưới mức tối thiểu. Thiếu việc làm gồm có thiếu việc làm hữu hình và thiếu việc làm vô hình: − Thiếu việc làm hữu hình xảy ra khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình thường. − Thiếu việc làm vô hình xẩy ra khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, không đủ sống người lao động muốn tìm việc làm bổ sung. 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A Tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần từng bước tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất là phải tạo ra "việc làm hợp lý" tức là không những là việc làm đầy đủ mà nó phải phù hợp với khả năng nguyện vọng của người lao động. Do vậy, việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tÕ cao hơn việc làm đầy đủ. Tuy nhiên, khái niệm việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý chỉ có tính chất tương đối vì trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại thất nghiệp. b.Việc làm với sự phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội được biểu hiện ở sự tăng lêncủa tổng sản phẩm xã hội, sự tăng lên này phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là thời gian lao động và hiệu quả của lao động. Muốn tăng tổng sản phẩm xã hội, một mặt phải huy động triệt để mọi người có khả năng lao động tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là mỗi người phải có việc làm đầy đủ (đạt đến mức toàn dụng lao động); mặt khác, phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhằm khai thác triệt để tiềm năng của mỗi người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và hiệu quả. Chính vì vậy, việc làm được coi như là giải pháp có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống, mà còn làm giảm các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động còn có ý nghĩa hết sức quan trọng với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền cơ bản được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng đất nước. 4.Tạo việc làm 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A Tạo việc làm cho người lao động tức là đưa người lao động vào làm việc, tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hoá - dịch vụ theo yêu cầu thị trường. Thực chất của việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng. Tuy nhiên sức lao động và tư liệu sản xuất kết hợp với nhau trong điều kiện nhất định mới tạo ra việc làm. Chính vì vậy tạo việc làm phải bao gồm: − Một là: tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất: số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư và tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với tư liệu sản xuất đó. − Hai là: tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động: số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô dân số và các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển của lao động, chất lượng của lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục, đào tạo và sự phát triển của y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. − Ba là: hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Môi trường cho sự kết hợp các yếu tố bao gồm hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách khuyến khích và thu hót lao động, chính sách thất nghiệp, chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư. Như vậy, thị trường việc làm chỉ có thể được hình thành khi người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi để đi đến nhất trí về sử dụng sức lao động. Hay nói cách khác việc làm chỉ có thể tạo ra khi cả hai người lao động và người sử dụng lao động đầu tư cho hoạt động theo mục tiêu của mình và khi mục tiêu đó của người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau. Do vậy cơ chế tạo việc làm phải được xem xét cả hai phía người lao động và người sử dụng lao động đồng thời không thể thiếu được vai trò của nhà nước. Về phía người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A nước ngoài. Trong cơ chế tạo việc làm người sử dông lao động có vai trò tạo chỗ làm việc và duy trì chỗ làm việc. Để tạo chỗ làm việc người sử dụng lao động cần phải có vốn, nắm bắt được công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và phải có thị trường. Những điều kiện này người sử dụng lao động cần có để tạo ra chỗ làm việc. Để tạo việc làm người sử dụng lao động cần phải đến thị trường lao động để thuê lao động. Chỉ khi người sử dụng lao động thuê được sức lao động cho chỗ làm việc của họ khi đó việc làm mới hình thành. Số lượng và chất lượng chỗ làm việc được tạo ra phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thị trường đóng vai trò quan trọng. Những vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau trong việc tạo chỗ làm việc. Có thể nói vốn và công nghệ là điều kiện cần thiết để tạo chỗ làm việc còn trình độ quản lý và thị trường là điều kiện cần thiết để duy trì chỗ làm việc. Về phía người lao động: Người lao động muốn có việc làm phải có sức khoẻ, kiến thức, kỹ năng kỹ sảo cần thiết phù hợp với công việc đòi hỏi. Người lao động chỉ có việc làm khi họ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Do đó người lao động muốn có việc làm phải đầu tư cho chính bản thân họ. Đó là đầu tư cho sức khoẻ, đầu tư vào giáo dục và đào tạo chuyên môn nghề nghiệp. Người lao động phải chủ động tìm kiếm việc làm và nắm bắt các cơ hội về việc làm. Nếu người lao động không tự hoàn thiện bản thân về kỹ năng, nghiệp vụ lao động thì trong ythời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay họ sẽ bị lạc hậu, không theo kịp những tiến bộ của khoa học công nghệ và sẽ không vận hành được máy móc thiết bị trong khi lao động, do đó họ sẽ bị đào thải. Vì vậy, khi muốn tìm kiếm việc làm cũng như để duy trì việc làm hiện có, người lao động phải luôn chú ý tới việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng kỹ sảo lao động. Về phía nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm. Vai trò của nhà nước thể hiện trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A việc làm hình thành và phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động phát huy được khả năng của họ, đưa ra các chính sách có liên quan: các chính sách về khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó còn có các chính sách giáo dục, đào tạo, sức khoẻ y tế xã hội. Nhà nước cần đưa ra các chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo phân bố các nguồn lực hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuÊt kinh doanh phát triển kinh tế tạo mở việc làm. Đối với người sử dụng lao động (bao gồm người sử dụng lao động hiện tại và tiềm năng) nhà nước giúp đỡ người sử dụng lao động tạo chỗ làm việc như hỗ trợ vốn, thông tin, đào tạo nâng cao kiến thức quản lý của các chủ doanh nghiệp. Đối với người lao động đó là bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ người lao động về chất lượng. Nhà nước còn có vai trò trong hệ thống hướng nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm, tạo các cơ sở pháp lý để cho thị trường lao động phát triển. Tóm lại, cơ chế tạo việc làm đòi hỏi sự tham gia của nhà nước, người sử dụng lao động và của ngay chính bản thân người lao động. Việc làm chỉ có thể được hình thành trên thị trường lao động, người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ nhau và thống nhất trong sử dụng sức lao động. Nhà nước đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với người lao động, người sử dụng lao động mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động phát huy được khả năng của mình. Người sử dụng lao động quyết định trong việc tạo ra chỗ làm việc. Chất lượng và số lượng chỗ làm việc được tạo ra phụ thuộc vào khả năng vốn, công nghệ, thị trường và trình độ quản lý của họ. Đây cũng chính là vướng mắc của các doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay. Vì vậy, với chính sách mở cưả và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều đóng 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A một vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn để tạo việc làm cho người lao động. Để giải quyết việc làm cho lao động công nghiệp, cần chú ý tới: − Một là: giải quyết việc làm trong công nghiệp còn tính tới khả năng thu hút những người đến độ tuổi lao động cần có việc làm, những người đang tham gia đào tạo, những người chưa có việc làm có nguyện vọng làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh công nghiệp. − Hai là: đầu tư cho việc tăng thêm chỗ làm việc. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thu hút và đảm bảo việc làm cho người lao động. Để làm được việc đó, cần đa dạng hoá phương thức huy động vốn đầu tư: nhà nước, doanh nghiệp, từng gia đình, từng người; trong nước, ngoài nước. − Ba là: Trong việc hoạch định phát triển, chú ý lựa chọn cơ cấu công nghiệp, kế hoạch phát triển công nghiệp theo ngành và theo vùng, vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo nhiều việc làm. Với các doanh nghiệp, thực hiện kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản xuất kinh doanh tăng cường liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp. − Bốn là: Trong xác định các chính sách, giải pháp lớn, cần chú ý tới: chính sách công nghệ và lựa chọn công nghệ phù hợp; chính sách lao động và việc làm trong nước, xuất khẩu lao động tại chỗ ; chính sách đào tạo v.v II.SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1.Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp. Doanh nghiệp theo điều 3.1 Luật doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 10 [...]... 3410 lao động nữ chiếm 70%; Công ty bánh kẹo Hải Hà có 1900 lao động thì có 1316 lao động nữ, chiếm 69,26%; Xí nghiệp gia công xuất khẩu giầy Đông Anh có 2767 lao động, số lao động nữ là 2631; chiếm 95,08%; Công ty may Thăng Long có 2182 lao động trong đó nữ là 1882 chiếm 86,25% Trong khi đó Công ty than nội địa có 4800 lao động, nữ là 1500 chỉ chiếm 31,25% Tình hình thiếu việc làm và lao động dôi dư trong. .. Lao động nữ chủ yếu tập trung vào thành thị với 60048 người chiếm 72,23% tống số lao động nữ; lao động nữ nông thôn là 23087 chiếm 27,77% Lao động tập trung ở khu vực thành thị cũng là xu hướng chung của ngành công nghiệp Hà nội Việc tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp và lao động công nghiệp ở thành thị gây quá tải cho khu vực này Vấn đề đặt ra là phải phát triển công nghiệp, các khu công nghiệp ở... Hoà - "Tác động của chính sách lao động nữ hiện hành" Cơ cấu lao động như trên nói chung là hợp lý Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm thu hút đông lao động nữ nhất do đặc điểm của các ngành này lao động có tính chất nhẹ nhàng, đòi hỏi tính kiên trì chịu khó, vì thế nó phù hợp với lao động nữ Các ngành dệt - da - may chiếm 76,22%; công nghiệp chế biến chiếm 60,96% Các ngành công nghiệp nặng... 76 Cho đến nay, so với lực lượng lao động công nghiệp toàn thành phố thì doanh nghiệp nhà nước vẫn là khu vực có số lao động đông nhất Các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sử dụng bình quân 351 lao động trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương là 474,7 lao động, doanh nghiệp nhà nước địa phương là 268,8 lao động Tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước đang giảm dần 35 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý-... lượng (công nghiệp khai thác than; công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt; công nghiệp điện) − Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp luyện kim − Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế tạo máy − Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hoá chất Sản phẩm của các doanh nghiệp này gồm có các nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, vật liệu xây dựng, các máy công cụ, các thiết bị được sử dụng trong các. .. bớt sức Ðp việc làm trong khu vực thành thị và giảm di dân tự do vào thành thị tìm việc làm Về phân bố lao động Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm thu hút nhiều lao động nữ, các ngành công nghiệp nặng thu hót Ýt lao động nữ 31 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A Biểu 11: Tỉ trọng lao động nữ theo ngành năm 2000 Đơn vị: % Ngành Loại doanh nghiệp DNNN Tư nhân ĐTNN Chung 1.Cơ... nặng nhọc tỉ lệ nữ chiếm thấp Đây là những công việc nặng nhọc, môi trường lao động không phù hợp với chị em vì phần lớn những công việc diễn ra ngoài trời nắng nóng và nhiều bụi Xét trên giác độ công việc thì phân bố lao động nữ tập trung trong các ngành công nghiệp nhẹ và giảm tỉ trọng trong các ngành công nghiệp nặng,khai khoáng là hợp lý Lấy một số ví dụ: Tổng công ty dệt may Hà Nội có 4871 lao động. .. doanh nghiệp không thuộc sở của nhà nước Bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Hợp tác xã, các cơ sở sản xuất có sử dụng 10 lao động trở lên − Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 3 Đặc điểm của các doanh nghiệp công nghiệp a Đặc điểm về kinh tế Trong quá trình sản xuất, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp công nghiệp. .. nhưng số lượng công nhân lại giảm đi đáng kể 2.Phân loại doanh nghiệp công nghiệp Căn cứ vào giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp của trường Đại học Kinh tế quốc dân – năm 2000 2.1 Dựa vào công dụng kinh tế của các sản phẩm do các ngành công nghiệp sản xuất ra, các doanh nghiệp được chia ra thành hai nhóm: Nhóm A: Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng gồm : − Các doanh nghiệp thuộc ngành... cho lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp 4.1 Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ♦ Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế: Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau: − Công nghiệp là một bộ phận hợp thành của cơ cấu công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, . năng suất lao động xã hội và hiệu quả kinh tế. Trong quá trình thực tập ở Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ, em rất quan tâm đến vấn đề lao động nữ trong các ngành công nghiệp. Vì. quyết việc làm giảm thất nghiệp cho lao động nữ thành phố Hà nội. 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Việc làm của lao động nữ trong các doanh nghiệp công nghiệp thuộc mọi thành phần. khẩu lao động tại chỗ ; chính sách đào tạo v.v II.SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1.Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp. Doanh

Ngày đăng: 23/06/2015, 19:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Biểu 1: Dân số trung bình của Hà Nội 1996 - 2001

  • Năm

    • Biểu 5: Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn năm 2001.

      • Tổng sè

      • Khu vực

        • Toàn thành

        • III. Khu vực ĐTNN

          • Khu vực

          • I.DNNN

          • III. ĐTNN

          • Chung

          • Nữ

          • Nam

          • Ngành

          • Tổng sè

            • Biểu 13: Giá trị sản xuất công nghiệp của nhà nước

              • Giá trị

                • Biểu 19: Giá trị sản xuất công nghiệp của các cơ sở ngoài nhà nước

                • Năm

                • Năm

                • Chỉ tiêu

                • Ngành

                • Nữ

                • Chung

                  • DN đầu tư nước ngoài

                  • Năm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan