II.CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học (Trang 66)

VI. NHỮNG KẾT LUẬN RÓT RA TỪ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

II.CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1. Kết quả giải quyết việc làm.

II.CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1.Những thuận lợi và thách thức đối với lao động nữ Hà Nội trong tạo việc làm.

Thuận lợi:

Công nghiệp Hà Nội có quy mô lớn với nhiều ngành nghề đa dạng. Trong đó có các ngành chủ lực đang bước đầu được hình thành và phát triển có những ngành sử dụng lao động nữ giúp họ lựa chọn nghề nghiệp và công việc phù hợp với khả năng của mình.

Công nghiệp Hà Nội thu hút được mọi thành phần kinh tế tham gia với sự phát triển của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài làm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của lao động nữ trong mọi thành phần kinh tế.

Thu nhập của lao động nữ ngày càng tăng, dịch vụ xã hội phát triển tạo điều kiện để lao động nữ mua sắm dụng cụ gia đình hiện đại, sử dụng các dịch vụ thuận tiện giảm bớt những công việc nội trợ nặng nhọc, có điều kiện đầu tư thời gian và sức lực cho học tập và công việc.

Thách thức:

Hà Nội có nguồn lao động nữ dồi dào về mặt số lượng. Số lao động hàng năm bước vào tuổi lao động lớn bình quân là 48812 người, trong đó có 25126 lao động nữ (Dự báo dân số- nguồn lao động đến năm 2010 của sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội). Nhưng chất lượng nguồn lao động còn hạn chế. Mặc dù Hà Nội là nơi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao nhất cả nước và lao động chuyên môn kỹ thuật lại tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, tuy nhiên lao động Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông, lao động mất việc làm, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp... số lượng lao động nữ được qua đào tạo thấp và thấp hơn của nam giới. Trong khi đó, cầu về lao động lại đòi hỏi chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Sự khác biệt này dẫn tới hiện tượng thất nghiệp của người lao động và lao động nữ. Để tạo việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp Hà Nội từ nay đến năm 2005 cần thực hiện các biện pháp đã đề ra trên đây.

2.Các giải pháp đối với cung lao động.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học (Trang 66)