Cầu lao động ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học (Trang 64)

VI. NHỮNG KẾT LUẬN RÓT RA TỪ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1. Kết quả giải quyết việc làm.

2.2 Cầu lao động ngành công nghiệp.

a.Đối với lao động toàn ngành.

Hiện nay, ngành công nghiệp đã giải quyết việc làm cho 184735 lao động năm 2000. Như vậy, đến năm 2005 sẽ thu hút thêm 160-180 nghìn lao động, số lao động tuyển dụng trong từng ngành như sau(1):

− Ngành công nghiệp cơ - kim khí: 44800-50400 lao động.

− Ngành điện tử - công nghệ thông tin: 44800-50400.

− Nhóm ngành Dệt - Da -May - Giầy: 51200-57600 lao động.

− Ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm:19200-21600 lao động.

b.Cầu lao động đối với lao động nữ.

Với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và nhu cầu tuyển dông lao động của thành phố Hà Nội như trên, lao động nữ có nhiều cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp. Trong một số nhóm ngành nghề thích hợp với lao động nữ thì nhu cầu tuyển dụng lao động nữ vào các ngành này rất cao như: thợ da giầy: 93,32%; thợ may: 84,8%; chế biến lương thực, thực phẩm: 71,43%; thợ lắp ráp: 89,07%, lao động giản đơn trong cơ khí: 69,37%.

Các nghề có tính chất nặng nhọc độc hại sẽ có tỉ lệ tuyển lao động nữ thấp như:thợ đúc, hàn: 8,46%; thợ cơ khí sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất: 10,51%.

3.Phương hướng chủ yếu tạo việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp.

Tạo việc làm là huy động thống nhất mọi nguồn lực xã hội, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội và pháp lý nhằm khuyến khích và duy trì chỗ làm việc, tự tạo việc làm và tạo mở thêm nhiều chỗ làm việc mới, phát triển việc làm thường xuyên, ổn định và có hiệu quả. Để làm được việc này, không những chính phủ mà cả giới doanh nghiệp và bản thân người lao động đều có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm. Phương hướng tạo việc làm cho lao động nữ là:

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố sử dụng nhiều lao động nữ như: lắp ráp điện tử, các công việc giản đơn trong cơ khí đặc biệt là các ngành dệt - may, da – giầy và chế biến lương thực thực phẩm.

- Phát triển các ngành nghề truyền thống và hình thức gia công sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu ra nước ngoài để tận dụng lợi thế về nguồn lao động nữ đông đảo, cần cù, khéo léo; tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước tạo việc làm cho lao động nữ.

- Tạo việc làm cho lao động nữ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp. Đặc biệt cần chú trọng vào khu vực ngoài nhà nước. Đây là thành phần kinh tế giữ vai trò chính trong giải quyết việc làm cho lao động nữ Hà Nội. Phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước là giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất, giải quyết việc làm cho chính bản thân và lao động nữ thành phố.

- Giải pháp lâu dài giải quyết việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp thành phố Hà Nội là bên cạnh tập trung vào các ngành có công nghệ thấp nhưng sử dụng nhiều lao động cần chú trọng phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn sử dụng công nghệ và máy móc hiện đại. Phát triển mạnh các tập đoàn sản xuất có hiệu quả của nhà nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao. Hướng này tuy suất đầu tư cho mỗi chỗ làm việc khá cao nhưng giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nữ có trình độ tay nghề và cả những lao động có trình độ thấp làm công việc phục vụ.

- Về mặt chính sách: nhà nước hỗ trợ cho các về vốn, công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, hỗ trợ về thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có môi trường thuận lợi để đầu tư phát triển.

- Nhà nước cùng các doanh nghiệp chủ động mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Cần đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, cung cấp thông tin về thị trường ngoài nước phát triển sản xuất tạo việc làm ổn định cho lao động nữ thành phố.

- Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề cho lao động nữ. - Khuyến khích học nghề và dạy nghề đối với lao động nữ nhằm nâng cao năng lực cho người lao động để họ có thể tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w