Phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm trong các DNNN a Số lượng việc làm.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học (Trang 35)

III. Đầu tư nước ngoà

2.1 Phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm trong các DNNN a Số lượng việc làm.

a. Số lượng việc làm.

Cùng với chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tinh giảm biên chế số lao động thu hút và các doanh nghiệp nhà nước giảm dần.

Biểu 14: Lao động công nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn

1995 1997 1999 2000 Số lđ % Số lđ % Số lđ % Số lđ % Toàn ngành 112034 100 177459 100 182800 100 184745 100 I. DNNN 101075 90,2 102924 58,0 107228 58,7 106531 57,7 1.Trung ương 72059 64,3 74967 42,2 77205 42,2 77272 41,9 2. Địa phương 29016 25,9 27957 15,8 30023 16,5 29259 15,8

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2000. Trang 75, 76

Cho đến nay, so với lực lượng lao động công nghiệp toàn thành phố thì doanh nghiệp nhà nước vẫn là khu vực có số lao động đông nhất. Các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sử dụng bình quân 351 lao động trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương là 474,7 lao động, doanh nghiệp nhà nước địa phương là 268,8 lao động. Tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước đang giảm dần

về số lượng lao động và tỷ trọng. Trong những năm tiếp theo xu hướng giảm còn tiếp tục. Số việc làm mới trong các doanh nghiệp nhà nước tăng chậm từ năm 1995 – 1997: 1849 chỗ làm mới, từ 1997 đến 1999 chỉ tăng 4304 chỗ làm mới, từ1999 đến 2000 giảm 697 chỗ làm.

Trong công nghiệp, lao động nữ tham gia vào mọi ngành nghề và chiếm tỷ trong khá cao khoảng 45%. Trong đó các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lương thực thực phẩm và dệt – da – may lao đông nữ chiếm tỉ lệ rất cao tới 70%. Đây là những ngành có thể nói là đặc thù, có khả năng thu hút nhiều lao động nữ hơn cả bởi lẽ công nghệ sản xuất của ngành này hầu như là công nghệ sử dụng nhiều lao động, tính chất công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi phải có sự khéo tay, kiên nhẫn... mà chỉ có lao động nữ mới đáp ứng được. Trong các ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biÕn có lao động nặng nhọc tỉ lệ nữ chiếm thấp. Đây là những công việc nặng nhọc, môi trường lao động không phù hợp với chị em vì phần lớn những công việc diễn ra ngoài trời nắng nóng và nhiều bụi... Xét trên giác độ công việc thì phân bố lao động nữ tập trung trong các ngành công nghiệp nhẹ và giảm tỉ trọng trong các ngành công nghiệp nặng,khai khoáng là hợp lý. Lấy một số ví dụ: Tổng công ty dệt may Hà Nội có 4871 lao động thì có tới 3410 lao động nữ chiếm 70%; Công ty bánh kẹo Hải Hà có 1900 lao động thì có 1316 lao động nữ, chiếm 69,26%; Xí nghiệp gia công xuất khẩu giầy Đông Anh có 2767 lao động, số lao động nữ là 2631; chiếm 95,08%; Công ty may Thăng Long có 2182 lao động trong đó nữ là 1882 chiếm 86,25%. Trong khi đó Công ty than nội địa có 4800 lao động, nữ là 1500 chỉ chiếm 31,25%.

Tình hình thiếu việc làm và lao động dôi dư trong DNNN: Trong DNNN hiện nay rất phổ biến tình trạng thiếu việc làm dẫn đến lao động dôi dư. Tính đến tháng 9/2001 toàn thành phố có 6413 lao động không có việc làm bị dôi dư trong đó nhiều nhất là DNNN với 3000 người, doanh nghiệp tư nhân đứng thứ hai với 2000 người, hơn 1000 người còn lại là trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các loại hình khác. Trong đó ước tính có đến 3500 người phải nghỉ dài ngày chủ yếu là ở DNNN. Trong sè lao động dôi dư nữ chiếm tỉ lệ lớn 85,14%. Điều tra 20 doanh nghiệp có lao động dôi dư số lao động dôi dư chiếm 11,66% lao động bình quân của doanh nghiệp: Công ty cổ phần giầy da Hà Nội có tỉ lệ lao động dôi dư cao nhất: 50,03%; nữ chiếm 50,67%; lao động dôi dư trong doanh nghiệp chủ yếu là lao động có trình độ

tay nghề thấp có 3,45% chưa tốt nghiệp cấp III; 92,3% lao động chưa qua đào tạo; Công ty kỹ thuật điện thông Hà Nội có hơn 700 lao động thì có 68% đang ngồi chờ việc. Điều đó chứng tỏ quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước có tác động mạnh mẽ đến số lượng và cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Dưới áp lực của cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp không còn giấu nổi yếu kém của mình, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, khó khăn về thị trường, bộ máy quản lý cồng kềnh, kỹ thuật sản xuất lạc hậu cũ kỹ làm cho sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, sản xuất bị thu hẹp dẫn đến thiếu việc làm của người lao động.

Đặc điểm của lao động dôi dư là số năm công tác Ýt (dưới 5 năm), trình độ học vấn thấp: Công ty may Chiến Thắng có 79% lao động có số năm công tác dưới 5 năm, Công ty xe máy xe đạp Đống Đa là 43%. Lao động dôi dư đông nhất là ở độ tuổi 25 – 40 chiếm 41,42%; 41 – 50 tuổi chiếm 33,33%; thấp nhất là độ tuổi dưới 24: 7,41%. Thu nhập bình quân tháng của lao động dôi dư đã tìm được việc làm rất thấp bình quân là 367000 đồng, nữ là 324000 đồng.

Như vậy, trong số những người bị mất việc trong các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thì lao động nữ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Phần lớn lao động nữ bị mất việc làm chủ yếu là do họ không còn phù hợp với phương thức hoạt động mới của doanh nghiệp sau khi cải cách chủ yếu là lao động phổ thông, sức khoẻ và năng suất lao động thấp hơn nam giới. Điều này gây cho họ rất nhiều khó khăn vì tính năng động của nữ thường kém hơn. Thực tế cho thấy người lao động phải mất 3 đến 9 tháng sau mới tìm được việc làm mới nhưng vẫn chưa thực sự ổn định và có thu nhập thấp. Vì vậy, phụ nữ thường tham gia vào khu vực phi kết cấu là khu vực có năng suất lao động thấp, thời gian làm việc dài và hiệu quả kinh tế thấp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w