VI. NHỮNG KẾT LUẬN RÓT RA TỪ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1. Kết quả giải quyết việc làm.
2.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động nữ Hà Nội.
Chất lượng lao động là yếu tố quan tâm đầu tiên để tuyển dụng người lao động vào làm việc. Tuy nhiên, hiện tại trình độ chuyên môn của lao động nữ Hà Nội còn thấp. Số người trong lực lượng lao động nữ chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 404356 người (60,44%) cao hơn nam giới (51,11%). Nâng cao chất lượng nguồn lao động phải bắt đầu từ giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng - đại học. Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn tay nghề cũng cần chú ý tới ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc cho người lao động.
a.Nâng cao trình độ học vấn.
Hiện nay trong lực lượng lao động nữ Hà Nội vẫn còn nhiều người có trình độ học vấn quá thấp bao gồm người mù chữ 1838 người (chiếm 0,58%) và chưa tốt nghiệp cấp I là 24979 người (chiếm 7,91%). Con số này tuy nhỏ nhưng cũng là một vấn đề búc xúc cần giải quyết nhất là ở một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá lớn như thủ đô Hà Nội.
Tỉ lệ lao động nữ tốt nghiệp cấp III còn thấp chiếm 22,21% thấp hơn nhiều so với nam giới (48,29%).Trình độ học vấn cao quyết định khả năng học tập cao hơn sau này của người lao động, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Hiện nay Hà Nội đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, trong những năm tới cần tiếp tục hoàn thành phổ cập trung học phổ thông cho học sinh Hà Nội để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tương lai của thành phố.
b.Đào tạo nghề.
Đào tạo nghề là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lao động nữ giúp họ tìm được việc làm phù hợp. Đối với giải pháp này thành phố cần thực hiện các công việc sau:
- Tập trung đào tạo lao động nữ cho các ngành dệt – may, da – giầy, chế biến lương thực thực phẩm, điện tử tin học.
- Đào tạo nghề cho lao động nữ theo hướng thực hành. Hệ thống đào tạo nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng có công nghệ cao. Đào tạo đa nghề, kết hợp đào tạo ngắn hạn để cung cấp lao động nữ có phạm vi nghề nghiệp rộng cho các nghề đơn giản theo yêu cầu của thị trường với đào tạo dài hạn để trang bị các kỹ năng nghề nghiệp phức tạp, có khả năng vận hành các máy móc hiện đại.
- Tiến hành đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề (bậc 3/7) trở lên thay vì đào tạo công nhân bán lành nghề như hiện nay.
- Quy hoạch hệ thống các trường đào tạo, cơ sở dạy nghề trong thành phố: phân bố bớt các cơ sở đào tạo nghề từ thành thị về nông thôn. Hiện nay thành phố có quá nhiều cơ sở đào tạo nghề ở thành thị 96 cơ sở trong khi đó nông thôn chỉ có 39 cơ sở trong tổng số 135 cơ sở đào tạo nghề của thành phố. Phát triển các cơ sở đào tạo nghề ở nông thôn tạo điều kiện cho lao động nữ nông thôn có điều kiện học tập thuận tiện hơn.
- Đầu tư có trọng điểm cho một số trường để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dành nhiều vốn đầu tư cho việc trang bị các thiết bị, công cụ giảng dạy hiện đại nhất là trong ngành dệt may hiện nay các doanh nghiệp đã có công nghệ rất hiện đại nhưng các cơ sở nghề trong thành phố chưa được trang bị tương ứng như vậy gây khó khăn cho lao động nữ khi làm việc trong các dây chuyền sản xuất hiện đại.
- Đối với ngành da giầy hiện nay không riêng thành phố Hà Nội mà trong cả nước đều chưa có trường đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành này. Vì vậy thành phố cần thành lập khoa kỹ thuật công nghệ da giầy tại trường đại học bách khoa Hà Nội, khoa thiết kế mẫu tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội và trường đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành da giầy với thời hạn 1- 3 năm
c.Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc cho người lao động.
Để có được việc làm và duy trì được việc làm đó người lao động cần quyen dần với lao động có kỷ luật chặt chẽ, rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức tập thể và hợp tác trong sản xuất kinh doanh, kỷ luật lao động phải từng bước được nâng cao, thích ứng ngày càng nhanh với điều kiện lao động mới. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần coi trọng bồi dưỡng người lao động: rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tôn trọng quyền điều hành của người sử dụng lao động, đề cao ý thức tổ chức, tinh thần tập thể. Phải có thái độ hợp tác để duy trì và thiết lập quan hệ lao động ổn định và lâu dài nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho bản thân người lao động.