Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học (Trang 60)

VI. NHỮNG KẾT LUẬN RÓT RA TỪ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1.3Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1. Kết quả giải quyết việc làm.

1.3Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân như đã nêu trên, cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá một cách mạnh mẽ. Những tính toán ban đầu cho thấy nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội được thể hiện qua những số liệu sau:

Dự kiến kinh tế Hà Nội giai đoạn 2001-2010: Đơn vị: %. Các ngành kinh tế 2000 2001 2005 2010 Công nghiệp mở rộng 38 38.7 41.2 42.5 Dịch vô 58.2 57.6 55.5 55.5 Nông nghiệp 3.8 3.7 3 2

Nguồn: GS Tô Xuân Dần: "Một số lựa chọn trong chiến lược phát triển kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2010"- tạp chí kinh tế và phát triển.

Mô hình hướng tới của kinh dtế thủ đô từ nay đến năm 2010 là Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tuy nhiên đến năm 2005 mô hình kinh tế thủ đô là: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Các chỉ tiêu cho thấy tỉ trọng công nghiệp trong GDP của Hà Nội vẫn tiếp tục tăng và tăng mạnh cho đến năm 2005, ngành Dịch vụ giảm nhẹ còn ngành Nông nghiệp tiếp tục giảm dần.

Hiện nay, tỉ trọng của ngành dịch vụ là 57,6% nhưng vai trò của ngành này chưa phải là hàng đầu của kinh tế Hà Nội. Bởi vậy, cần phát triển mạnh công nghiệp. Các ngành công nghiệp sản xuất trực tiếp ra tổng sản phẩm quốc nội sẽ đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng. Mặt khác nó là cơ sở để phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao trong tương lai.

Những loại dịch vụ thông thường như buôn bán nhỏ, dịch vụ ăn uống hàng ngày và dịch vụ giản đơn không phải là sản phẩm của một trình độ phát triển cao, Ýt có tác động đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chỉ có những loại hình dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ gắn với nền khoa học và công nghệ hiện đại như viễn thông, tin học, sản xuất phần mềm, dịch vụ tư vấn pháp lý, tư vấn chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ thương mại cao cấp, du lịch quốc tế … mới thể hiện một trình độ phát triển cao của nền kinh tế và chỉ có chúng mới có tác động thực sự tích cực đến các lĩnh vực trong nền kinh tế. Những dịch vụ cao cấp phải gắn với một trình độ phát triển

nhất định của khoa học- công nghệ, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của quá trình phân công lao động trong nước và hội nhập quốc tế. Bởi vậy, trong những năm đầu cần phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn.

2.Phương hướng phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội. 2.1 Quy hoạch ngành công nghiệp Hà Nội.

Theo quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2005, Công nghiệp Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân từ 14,5% đến15,5% mỗi năm. Đến năm 2005, GDP công nghiệp chiếm 35% - 45% GDP toàn thành phố, kim ngạch xuất khẩu tăng 16%-18% /năm, đóng góp 80%-85% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố; thu hút thêm 160-180 nghìn lao động với năng suất gấp 2,4 lần hiện nay.

Để hoàn thành mục tiêu này, từ nay đến năm 2005, Hà Nội sẽ tập trung phát triển những ngành áp dụng công nghệ cao, hướng về xuất khẩu, chú ý các ngành điện tử, sản xuất phần mềm tin học, cơ khí gia dụng… lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất, hỗ trợ đầu tư để mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp có khả năng xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xác định các ngành chủ lực của thành phố: Điện tử - công nghệ thông tin, Cơ - kim khí, Dệt -Da - May- Giầy, Chế biến lương thực, thực phẩm. Mục tiêu cụ thể của từng ngành như sau:

Ngành cơ-kim khí :

− Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm:13,9%

− Tỉ lệ đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp 20.8%.

Tập trung đầu tư vào một số sản phẩm trọng điểm như cơ khí phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, cơ khí và chế tạo máy công cụ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng và thiết bị toàn bộ, sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy.

Ngành điện tử - công nghệ thông tin:

− Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm: 20%

− Tỉ lệ đóng góp vào giá trị SXCN:14,8%/năm.

− Lao động chiếm 28%.

Quan tâm sản xuất các phần mềm, ứng dụng tự động hoá vào sản xuất. Chú trọng phát triển công nghiệp điện tử, mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng điện tử dân dụng, từng bước phát triển các mặt hàng điện tử phục vụ sản xuất, tập trung xây dựng một số dự án trọng điểm đưa vào khai thác nhằm đẩy mạnh quá trình nội địa hoá và tăng cường khả năng sản xuất những sản phẩm thuộc nhóm hàng này.

Nhóm hàng Dệt -Da -May - Giầy:

− Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt14,0%/năm.

− Tỉ lệ đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp:14,8%/ năm.

− Thu hót lao động khoảng 32% .

Hiện nay, nhóm ngành này đóng góp khoảng11,8% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Nội và thu hút được 5,2 vạn lao động. Để chủ động cho việc hội nhập quốc tế, cần tập trung đổi mới thiết bị, công nghệ tiến tiến; quan tâm đầu tư các dự án sản xuất nguyên liệu đầu vào để chủ động giảm phụ thuộc vào nước ngoài trong sản xuất, kinh doanh giảm gia công đơn thuần cho nước ngoài.

Ngành chế biến lương, thực thực phẩm.

− Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm.

− Thu hót lao động khoảng13%.

Hiện nay, ngành công nghiệp này chiếm khoảng12,8% giá trị công nghiệp thu hút gần 2 vạn lao động. Trong thời gian tới, cần phát triển mạnh hơn nữa theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày một lớn hơn nhu cầu của thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học (Trang 60)