1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam

87 2K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty: 21

Bảng 2: Một số máy móc thiết bị quan trọng của công ty: 23

Sơ đồ 2: quy trình sản xuất sản phẩm của công ty 24

Bảng 3: Cơ cấu tài sản của công ty: 27

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn: 27

Bảng 5: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 28

Biểu đồ 1: doanh thu- chi phí- lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005-2007 .30

Biểu đồ 2: Biểu đồ Pareto 47

Biểu đồ 3: Biểu đồ kiểm soát 51

Trang 3

MỞ ĐẦU

Quản lý chất lượng là một vấn đề mà ngày càng được nhiều doanh nghiệpquan tâm Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu và rộng như hiện nay, việc giao lưu,trao đổi cũng như hợp tác giữa các quốc gia trở nên thuận tiện hơn Nhưng đi kèmvới nó cũng đặt ra nhiều thách thức cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia,mỗi doanh nghiệp Bởi để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệtkhông phải chỉ cần có nguồn lực dồi dào, mà quan trọng hơn là phải làm sao biếnnhững nguồn lực đó thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh sắc bén cho mình Mộttrong những cách mà nhiều doanh nghiệp lớn trong nước cũng như thế giới hiệnđang sử dụng đó là nâng cao và nâng cao hơn nữa chất lượng để sản phẩm hay dịch

vụ của họ thực sự đi vào lòng khách hàng Cùng với sự nâng cao chất lượng là sựchuyển biến trong công tác quản lý chất lượng Ngày nay, kiểm soát chất lượngđang trải qua quá trình biến đổi cơ bản: từ cải tiến kiểm soát chất lượng thành quản

lý chất lượng toàn diện TQM, tức là công việc QLCL liên quan đến tất cả mọingười, mọi phòng ban, mọi cấp bậc trong tổ chức Bên cạnh những kỹ thuật hiện cócần được nghiên cứu, bổ sung thêm những kỹ thuật mới Việc áp dụng QLCL ngay

từ khâu nghiên cứu, thiết kế được xem là có rất nhiều triển vọng Do đó, bảy công

cụ QC mới (hay 7 công cụ QLCL) tỏ ra thực sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu quản

lý toàn diện trong thời đại mới Tuy nhiên, kỹ thuật này còn tỏ ra khá mới mẻ vớicác doanh nghiệp Việt Nam Nhận thức được điều này, em quyết định chọn đề tài:

“Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam”.

Chuyên đề có cấu trúc gồm 3 phần chính như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam.

Chương 2 : Thực trạng áp dụng các công cụ thống kê cũ trong kiểm soát chất lượng tại doanh nghiệp Những yêu cầu đặt ra.

Chương 3: Áp dụng các công cụ QLCL mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam.

Trang 4

Để hoàn thành bài chuyên đề này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầygiáo PGS-TS Trương Đoàn Thể và các cán bộ làm việc tại Tổng công ty Thiết bịđiện Việt Nam, đặc biệt là các cán bộ phòng QC đã hướng dẫn rất tận tình trongthời gian qua Do thời gian hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, mongthầy cô và các bạn đóng góp để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Chí Nhân

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ

ĐIỆN VIỆT NAM.

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:

1.1 Thông tin chung:

Tên doanh nghiệp : Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam

Tên giao dịch : Vietnam Electrical Equipment Corporation

Tên viết tắt : VEC

Trụ sở chính : số 10, phố Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận

Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Điện thoại : (84) 4 8257979

Fax : (84) 4 8260735

E-mail : cothbidodi@hn.vnn.vn

Ngành nghề kinh doanh : - Thiết kế, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các loại thiết

bị đo điện 1 pha, 3 pha có dòng điện 1 chiều, dòng điệnxoay chiều, có cấp điện áp hạ thế, trung và cao thế

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng,máy móc

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng,bất động sản, du lịch

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định củapháp luật

a Giai đoạn từ năm 1983 đến 1989:

Trang 6

Ngày 24/12/1982, Bộ trưởng bộ cơ khí và luyện kim kí quyết định số317/CL-CB thành lập Nhà máy thiết bị đo điện trên cơ sở phân xưởng đồng hồ tách

từ Nhà máy chế tạo biến thế

Ngày 01/04/1983, Nhà máy Chế tạo thiết bị đo điện trực thuộc Tổng công tythiết bị kỹ thuật điện- Bộ công nghiệp bố cáo thành lập và chính thức đi vào hoạtđộng Vốn đầu tư ban đầu Nhà nước cấp là 10.267.000 đồng, diện tích gần 12000

m2 nằm ở trung tâm TP Hà Nội, số công nhân ban đầu là 284 người Cơ sở vật chấtcủa nhà máy lúc chia tách rất nghèo nàn, thiết bị, máy móc được chia có 48 chiếclớn nhỏ đều đã cũ, xuống cấp không đảm bảo cho thiệt bị đo lường Từ một phânxưởng cơ sở trước khi chia tách thực sự chỉ ăn theo sản xuất máy biến thế, không cósản phẩm nào có chỗ đứng trên thị trường, đội ngũ chắp vá, cơ ngơi nghèo nàn lủngcủng, tình cảnh rất khó khăn Nhưng bằng ý chí và nghị lực, trong năm 1983 nhàmáy đã sản xuất được 300 tổ máy phát 5kW hoàn chỉnh, 100 đầu máy đi kèm bảngđiện Năm 1987, Nhà máy bắt đầu sản xuất 200 công tơ 3 pha loại 5A 380/220 theothiết kế của Bungary Năm 1988, nhà máy chế thử công tơ 3 pha vô công và lắp ráp

100 công tơ 3 pha Liên Xô, chuẩn bị cho hợp đồng xuất khẩu đầu tiên sang LiênXô

Cho đến những năm 1988, 1989, đất nước ta còn thiếu điện trầm trọng, chỉ

có một vài nhà máy điện với công suất nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu Máyphát điện rất cần thiết trong thời kỳ này, do đó các sản phẩm chủ yếu của công ty làcác máy phát điện công suất từ 2-200kW (chiếm 70% sản lượng), các loại công tơ1pha, 3pha, đồng hồ Vôn-Ampe, máy biến dòng hạ thế (chiếm 30% tổng sản lượng)

b Giai đoạn 1990-1994:

Vào những năm 1990, 1991, công trình thuỷ điện Sông Đà đã phát điện,cung cấp một sản lượng điện lớn cho sản xuất, sinh hoạt Lưới điện phát triển kéotheo nhu cầu về dụng cụ thiết bị đo điện tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng.Lưới điện phát triển nên nhu cầu về máy phát trở nên không đáng kể Vì vậy nhàmáy đã quyết định chấm dứt sản xuất máy phát điện và tập trung toàn lực sản xuấtcác thiết bị đo lường điện Mặc dù lúc này nhà máy đã sản xuất hàng trăm ngàn

Trang 7

công tơ điện các loại và là mặt hàng chủ lực nhưng chất lượng còn thấp Thời điểmnày cũng là lúc Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường Trước thách thức đó, nhà máy đã đầu tư, đổi mới công nghệ, tiếp cận kháchhàng, nâng cao chất lượng sản phẩm Sau 3 lần cố gắng, sản phẩm của công ty đãđược Điện Lực 2- một thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng chấp nhận Sauthành công này, sản phẩm của nhà máy đã xâm nhập vào các công ty Điện lực kháctrên cả nước.

Lúc này đất nước đang trong những năm đầu thời kỳ đổi mới Chính sách mởcửa của Nhà nước mang đến những màu sắc mới cho các hoạt động kinh tế ViệtNam Đã có nhiều công ty lớn, nhiều hãng nổi tiếng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, ĐàiLoan, Pháp, Thuỵ Sỹ…đến đặt vấn đề quan hệ hợp tác liên doanh Tháng 10/1990,nhà máy bắt đầu đàm phán về hợp tác liên doanh với LANDIS & GYR- Thuỵ Sỹ.Tuy dự án không thành nhưng nhà máy đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu, và

1 bản dự án đầy đủ chi tiết cho công nghệ sản xuất công tơ Dựa vào đó nhà máy đãđầu tư cải tiến, sản xuất công tơ theo hướng công nghệ Thuỵ Sỹ Liên doanh khôngthành nhưng trụ sở 5 tầng xây dựng cho chuyên gia nước ngoài làm việc và ăn ở đãđuợc nhà máy sử dụng kinh doanh khách sạn Và khách sạn Bình Minh ra đời ngày1/9/1991 đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của nhà máy, là nguồn cungcấp ngoại tệ để mua sắm vật tư, thiết bị công nghệ tiên tiến đầu tư cho sản xuất

Ngày 27/04/1994, Bộ cơ khí và luyện kim đã cho phép đổi tên nhà máythành Công ty thiết bị đo điện theo quyết định số 173/QĐ/TCCBĐT với tráchnhiệm và quyền hạn rộng hơn trên thị trường, tên giao dịch tiếng Anh là EMIC.Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện

c Giai đoạn từ 1995-2000:

Ngày 18/2/1995, sau nhiều lần cử chuyên gia sang công ty khảo sát, thảoluận, hãng LANDIS & GYR đã ký “hợp đồng chuyển giao công nghệ và xuất khẩusản phẩm” với EMIC Bên Thuỵ Sỹ chuyên giao toàn bộ bí quyết công nghệ sảnxuất công tơ điện cho phía Việt Nam Sau nhiều lần gửi sản phẩm sang Thuỵ Sỹkiểm tra, ngày 17/3/1997 LANDIS&GYR công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn IEC

Trang 8

Năm 1995, công ty quyết định xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chấtlượng ISO 9001 Năm 1996, công ty ký hợp đồng tư vấn xây dựng và áp dụng hệthống quản lý chất lượng (HTQLCL) ISO 9001 với hãng APAVE- Pháp Sau 3 năm

từ 1996-1998 xây dựng và áp dụng hệ thống, cuối năm 1998 hãng ASCERT- Cộng hoà Pháp đánh giá chính thức, sau đó cấp chứng chỉ ISO9001:1994 vào 2/1999 Duy trì và phát huy hiệu quả của hệ thống, vào 2/2002, công

AFAQ-ty tiếp tục được hãng AFAQ-ASCERT- Pháp và QUACERT- Việt Nam cấp chứngchỉ ISO 9001:2000

Năm 1996, lần đầu tiên công ty tham gia đấu thầu quốc tế ở công ty Điện lựcTPHCM Vượt qua thử thách quá lớn về sản phẩm, công ty đã vượt qua 8 hãng lớnnổi tiếng của nước ngoài để thắng thầu Thành công này đã khơi nguồn cho hàngloạt thành công của các cuộc đấu thầu trong nước và quốc tế sau này Sản phẩmđược đa dạng hơn và thị trường mở rộng hơn

Năm 1997, doanh thu bắt đầu đạt 100 tỷ đồng Doanh thu, lợi nhuận và nộpngân sách hàng năm đều tăng Sản xuất phát triển, việc làm và thu nhập ổn định, đờisống CBCNV được nâng cao rõ rệt

Năm 1998, sản lượng công tơ 1 pha bắt đầu đạt con số 1 triệu và tăng dầntrong các năm sau đó Các sản phẩm của công ty đều thoả mãn các yêu cầu xây lắplưới điện trên cả nước

d Giai đoạn từ 2000 đến nay:

Tháng 12/2001, một phân xưởng mới được dựng thêm ở Gia Lâm, sản lượnggia tăng nhanh chóng, quy mô của công ty được mở rộng

Đến ngày 02/11/2004, do nhu cầu và tốc độ phát triển nhanh chóng, Bộ Côngnghiệp ra Quyết định số 119/2004/QĐ-BCN cho phép chuyển từ Công ty thiết bị đođiện thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thiết bị đo điện Vốn điều lệsau chuyển đổi là 68 tỷ đồng

Tháng 5/2005, Công ty được cấp lại chứng chỉ ISO 9001:2000 lần 3

Năm 2006, nhiều sản phẩm mới được thiết kế, chế tạo và sản xuất như cácloại công tơ điện tử 1 pha, 3 pha nhiều biểu giá, công tơ cơ khí đọc chỉ số từ xa…

Trang 9

Cuối 2005, đầu 2006 cũng là lúc khách sạn Bình Minh Hạ Long hoàn thành và đivào hoạt động

Ngày 01/01/2007, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thiết bị đo điệncùng với văn phòng Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện được tổ chức lại thànhTổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công tycon với tổng số vốn được nhà nước giao quản lý và sử dụng là 500,442 tỷ đồng.Ngoài nhiệm vụ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng, tổng công tycòn có trách nhiệm quản lý có hiệu quả vốn đầu tư vào các công ty con và công tyliên kết Từ đây, công ty bước sang một chặng đường phát triển mới

Sau gần 25 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đều hoàn thành toàn diện

và vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởngcao, nộp ngân sách tăng lên qua từng năm Chính vì vây, công ty đã được Nhà nướctrao tặng nhiều huân chương và danh hiệu cao quý

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh các loại thiết

bị đo lường điện

Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùngcủa thị trường trong và ngoài nước với sản lượng ngay một gia tăng, giành lợinhuận tối đa, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên

Cạnh tranh với các hãng khác trên thế giới không chỉ nắm vững thị trường đãchiếm lĩnh mà còn tìm kiếm thị trường mới, tiếp tục mở rộng thị trường

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước

Trang 10

II CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý:

SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM.

TỔNG GIÁM ĐỐC

lý chất lượng (QC)

Phòng

tổ chức- lao động

Phòng tài chính-

kế toán

Phòng hành chính- tổng hợp

Phòng bảo vệ

Phòng

kế hoạch- thị trường

Khách sạn Bình MinhCác phân xưởng

ĐẠI DIỆN LĐ

VỀ CL (QMR)

Phòng vật tư- xuất nhập khẩu

Trang 11

* Chức n ă ng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý của Tổng công ty (TCT), có toàn quyền nhân danh công ty

để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của tổng công ty, phêduyệt và quản lý có hiệu quả số vốn Nhà nước giao tại Tổng công ty và các công tycon; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác,quyết định mức lương và lợi ích của các cán bộ quản lý đó

Tổng Giám đốc:

Là người có thẩm quyền cao nhất của TCT điều hành chung mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của TCT, là người đại diện cho toàn bộ công nhân viên, đại diệnpháp nhân của TCT trước pháp luật, cùng kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị

Kế toán trưởng:

Là người phụ trách chung công tác nghiệp vụ của phòng tài chính-kế toán, chịutrách nhiệm trước HĐQT, Giám đốc về các mặt quản lý hành chính, quản lý sảnxuất kinh doanh theo điều lệ Tổng công ty Là người trực tiếp kiến nghị các yêu cầucủa phòng kế toán với lãnh đạo đơn vị, hàng tháng đối chiếu với các bộ phận khác

có liên quan và giúp đỡ các bộ phận khác khi cần thiết

Các phó giám đốc:

Giúp việc cho giám đốc, phụ trách chính về lĩnh vực, bộ phận thuộc quyền quản

lý của mình

Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR):

Là người trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đếnchất lượng và duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng trong tổ chức

Phòng tổ chức - lao động:

- Sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ KH-KT, nghiệp vụ các đơn vị trong công ty

- Làm các thủ tục tuyển dụng, thử việc, tiếp nhận, điều động Giải quyết các chế độcho người lao động theo luật lao động Thống kê nhân sự, phụ trách khen thưởng và

kỷ luật CBCNV công ty

Trang 12

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đơn giá tiền lương, quỹ lương của công

ty Định mức lao động và trả lương cho người lao động trong toàn công ty

- Nghiên cứu áp dụng biện pháp tổ chức và bố trí lao động hợp lý Tham mưu cholãnh đạo công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ

Phòng thiết kế:

Nghiên cứu thiết kế để phát triển các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới.Cải tiến thiết kế và theo dõi quá trình sản xuất Biên soạn các yêu cầu kỹ thuật, tàiliệu kỹ thuật và các huớng dẫn, lập quy trình chế tạo chung cho các sản phẩm,hướng dẫn về kỹ thuật sản phẩm

Phòng QC:

- Nghiên cứu và ban hành các quy định, huớng dẫn phương pháp kiểm tra sản phẩm,các yêu cầu kiểm tra trong quá trình từng công đoạn và kiểm tra trước khi xuấtxưởng Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, đóng gói và vận chuyểnsản phẩm

- Giải quyết khiếu nại của khách hàng về CLSP, tổ chức thử nghiệm các sản phẩm,phát hiện những sai lệch so với yêu cầu và đề xuất giải pháp khắc phục Thực hiệnkiểm định Nhà nước, hiệu chuẩn, sửa chữa thiết bị đo lường

- Quản lý hệ thống mẫu chuẩn, quản lý kỹ thuật các thiết bị dụng cụ đo kiểm,nghiên cứu và cải tiến phương pháp, phương tiện kiểm tra mới Đào tạo và quản lý

kỹ năng các kiểm tra viên, kiểm định viên trong công ty

- Duy trì, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

Trang 13

Phòng vật tư:

Lập kế hoạch vật tư hàng quý, năm; ký các hợp đồng mua bán vật tư trong nước

và nước ngoài Thực hiện các hợp đồng của các cơ sở gia công, đảm bảo tiêu chuẩn

kỹ thuật, chất lượng và giá cả hợp lý Kiểm tra chất lượng các mặt hàng gia côngngoài Thống kê và quản lý các kho vật tư Cung cấp vật tư và gia công theo đúngyêu cầu

- Tham gia các dự án phát triển sản phẩm Hướng dẫn công nghệ, ban hành tài liệu

kỹ thuật công nghệ Lập kế hoạch và tổng hợp chương trình tiến bộ KH-CN

Phòng hành chính:

- Tổ chức thực hiện và quản lý các công việc về hành chính, y tế trong công ty:quản lý hồ sơ, thực hiện công tác vê sinh công nghiệp và môi trường trong toàncông ty, mua và cấp phát tài liệu cập nhật, quản lý thiết bị đồ dùng, thực hiện côngtác văn thư, lễ tân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV

- Triển khai và thực hiện công tác xây dựng cơ bản

Phòng tài chính- kế toán:

- Quản lý tài chính, hạch toán kế toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụcủa công ty Thu thập tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tài chính định kỳ, tổchức thanh toán và hạch toán kịp thời, phân tích các hoạt động sxkd dịch vụ

- Giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin tài chính cho hệthống tổ chức quản lý

Trang 14

Nhận xét:

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trên là mô hình theo chức năng Với quy môngày càng mở rộng, cơ cấu trên mặc dù đã đem lại cho công ty nhiều thành côngnhưng trong thời gian tới sẽ không còn phù hợp Công ty nên thay đổi mô hình cơcấu tổ chức quản lý theo hướng kết hợp nhiều mô hình đơn thuần như: mô hình theosản phẩm, theo đối tuợng khách hàng, theo khu vực địa lý, theo ma trận…

2.2 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu:

2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm:

Các sản phẩm chính của công ty là:

 Công tơ điện 1 pha cơ hoặc điện tử, một giá hoặc nhiều biểu giá các loại

 Công tơ điện 3 pha cơ hoặc điện tử, một giá hoặc đa chức năng các loại

 Máy biến dòng hạ thế kiểu đúc epoxy từ 50/5 đến 10000/5A, cấp chính xác0,5; 1 hoặc 3

 Máy biến dòng trung thế kiểu đúc epoxy hoặc ngâm dầu cách điện trong nhà

và ngoài trời tới 38,5KV, dòng điện sơ cấp từ 5- 5000A, dòng điện thứ cấp1A, 5A, hoặc 1A và 5A, cấp chính xác 0,5, cấp bảo vệ 5P5, 5P10, 5P15,5P20, 5P30

 Máy biến áp đo lường trung thế kiểu đúc epoxy hoặc ngâm dầu cách điệntrong nhà và ngoài trời tới 38,5kV, cấp chính xác 0,5, cấp bảo vệ 3P, 6P

Trang 15

 Máy biến áp cấp nguồn trung thế kiểu đúc epoxy hoặc ngâm dầu cách điệntrong nhà và ngoài trời tới 38,5kV cho máy cắt đóng lặp lại và các thiết bịkhác.

 Vônmet, Ampemet các loại, cấp chính xác 2 hoặc 2,5; cosfimet…

 Cầu chì rơi 6-24kV, 36kV, dòng điện Imax =100A, dung lượng cắt 8kAAsym

Trong các sản phẩm trên, các loại công tơ điện, đặc biệt là công tơ 1 pha là sảnphẩm chủ lực của công ty, chiếm sản lượng và doanh thu lớn nhất (sản lượng hàngnăm trung bình đạt 2,6 triệu sp, doanh thu chiếm 70% tổng doanh thu) Do vậy công

ty tập trung vào sản phẩm này là chủ yếu Đây cũng là sản phẩm mà công ty đã sảnxuất nhiều năm, lại được chuyển giao công nghệ của Thuỵ Sỹ nên rất có uy tín vớikhách hàng Công tơ là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty

Một số nét về các sản phẩm khác của công ty như sau:

- Công tơ 3 pha với hai loại là cơ và điện tử, sử dụng trong lưới điện 220- 380V (dảiđiện áp phụ thuộc lưới điện nơi sử dụng) Sản lượng trên 100.000 sp/ năm Cùngvới sự phát triển của công nghệ điện tử số trên thế giới, công ty cũng nghiên cứu vàdần đưa vào sản phẩm với nhiều tính năng mới tiện dụng hơn

- Đồng hồ Vôn: đo điện áp 100, 220, 380, 400, 600V (tuỳ theo yêu cầu của lướiđiện nơi lắp đặt) Ampe kế đo cường độ dòng điện từ 0-10A Sản lượng :30-35nghìn sp Đây cũng là sản phẩm truyền thống của công ty, lượng tiêu thụ tương đối

ổn định nhưng chiếm tỷ trọng về giá trị kinh doanh thấp Công ty đang đầu tư nângcấp sản phẩm này theo sát nhu cầu thực tế

- Máy biến dòng (TI) hạ thế: dùng để đo lượng công suất tiêu thụ phát ra sau máybiến thế, và để đo được thì TI phải hạ dòng điện từ trung thế xuống hạ thế TI có 2loại: để đo đếm và để bảo vệ Sản lượng đạt từ 100.000-120.000/ năm

- Máy biến áp (TU) trung thế: dùng để hạ điện áp từ 35kV xuống 100V, từ đó mới

có thể đo, đếm lượng điện tiêu thụ nhưng nó được lắp đặt ở phần lưới điện trungthế TU có 2 loại: loại khô và loại ngâm dầu, loại sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời.Sản lượng đạt 20.000 chiếc/ năm

Trang 16

Về cơ cấu doanh thu: công tơ 1 pha và 3 pha chiếm 80% tổng DT ( công tơ 1 phachiếm 70%, công tơ 3 pha chiếm 10%), các sản phẩm khác chiếm 20% tổng DT

Các sản phẩm của công ty là các thiết bị đo điện, do đó đòi hỏi tính chính xácrất cao, phục vụ cho việc đo lường và các nhiệm vụ khác của ngành điện Các loạicông tơ điện là sản phẩm cho nhu cầu của ngành điện

Sản phẩm trước khi xuất xưởng đều phải tuân thủ và đáp ứng mọi yêu cầukiểm tra rất khắt khe, nên có độ tin cậy cao Sản phẩm cũng đòi hỏi trình độ côngnghệ sản xuất tiên tiến Sản phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về độ chính xác, thờigian bảo quản, điều kiện bảo quản và vận chuyển…Sản phẩm của công ty đạt tiêuchuẩn quốc tế IEC

2.2.2 Đặc điểm về thị trường:

Do thiết bị đo lường điện là bộ phận không thể tách rời với ngành điện, việctiêu thụ sản phẩm cơ bản là phụ thuộc vào sự phát triển của ngành điện và chínhsách của Chính phủ về lĩnh vực này Hiện nay, công ty là nhà cung cấp chính cácthiết bị đo điện cho ngành điện cả nước để phục vụ cho lưới điện các vùng Công tychiếm phần lớn thị phần trong nước và đang mở rộng thị trường xuất khẩu

* Thị trường trong nước là chủ yếu với:

 9 công ty điện lực thuộc EVN:

Điện lực 1: quản lý lưới điện 24 tỉnh phía Bắc từ Hà tĩnh trở ra

Điện lực 2: quản lý lưới điện 20 tỉnh phía Nam: Vùng Đông và Tây Nam Bộ

Điện lực 3: quản lý lưới điện 14 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Điện lực TP Hà Nội: quản lý lưới điện TP Hà Nội

Điện lực TPHCM: quản lý lưới điện TP HCM

Ngoài ra có Điện lực các tỉnh: Điện lực Đồng Nai, Điện lực Hải Dương, Điện lựcNinh Bình, Điện lực Khánh Hoà

Các khách hàng này đã tiêu thụ chiếm tới 60% tổng sản lượng của công ty

 Ngoài ra, theo kế hoạch của ngành điện trong giai đoạn 2005-2010 là chophép 30 tỉnh cải tạo lưới điện nông thôn Nắm bắt thị trường này, công ty đãthắng thầu được 22 tỉnh, chiếm khoảng 10% trong tổng sản lượng

Trang 17

 Còn lại 20% tổng sản lượng là nhằm vào thị trường tự do, bán ra bên ngoàicho những người bán buôn, các đơn vị, người tiêu dùng….

Cơ cấu thị trường trong nước có xu hướng mở rộng ra phía Nam Trước đây, thịtrường chủ yếu là ngoài Bắc- khu vực địa lý gần công ty, thì nay công ty đã tiếp cậncác thị trường ở trong miền Trung và miền Nam, đưa sản phẩm của mình có mặttrên khắp lưới điện cả nước

* Thị trường xuất khẩu: chiếm khoảng 10%, chủ yếu là các nước trong khu vực:Lào, Myanmar, Campuchia, Philippin Ngoài ra công ty cũng mở rộng xuất khẩusang các nước Achentina, Bangladesh, Butan, Nicaragua, Nga, Srilanca, Mỹ…Ngoài ra, công ty cũng thực hiện xuất khẩu tại chỗ: đấu thầu quốc tế cung cấp thiết

bị đo lường cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam Ví dụ năm 1999,công ty thắng thầu cung cấp thiết bị cho dự án cải tạo lưới điện cho 3 TP: Hà Nội,Hải Phòng, Nam Định bằng nguồn vốn ADB

Với thị trường xuất khẩu, công ty xác định đây là thị trường tiềm năng cầnkhai thác, tuy doanh thu xuất khẩu có tăng nhưng còn ở mức thấp

Về giá cả: do các hợp đồng cung cấp sản phẩm đều có được thông qua đấuthầu nên giá cả phải theo giá trong hợp đồng đấu thầu, ít có sự biến động

Quy mô của nhu cầu: phụ thuộc vào các chương trình, kế hoạch của ngànhđiện mà công ty xác định quy mô sản xuất và chủng loại sản phẩm cho phù hợp, vìthị trường chính của công ty là EVN và các điện lực khu vực, tỉnh trong nước Tỷtrọng xuất khẩu không đáng kể

Về đối thủ cạnh tranh:

- Với sản phẩm công tơ, cạnh tranh với công ty chủ yếu là hàng Trung Quốc (TQ).Tuy nhiên, sản phẩm của TQ ở Việt Nam chưa nhiều, chất lượng kém, giá thành rẻ

Có những mặt hàng có chất lượng tốt nhưng giá thành lại cao Do đó, đối với công

tơ thì các đối thủ cạnh tranh của công ty không đáng ngại Công ty có nhiều lợi thế

và sức cạnh tranh cao hơn hẳn đối thủ, đó là: lợi thế về hàng rào thuế quan (tuy lợithế này sắp không còn do thực hiện cam kết gia nhập WTO), lợi thế về thương hiệu(thương hiệu được khẳng định từ nhiều năm nay, thời gian vận hành trên lưới điện

Trang 18

trên chục năm qua đã tạo độ tin cậy và giành được sự trung thành, tín nhiệm củakhách hàng) Sản phẩm công tơ cũng là sản phẩm chủ lực và truyền thống của côngty.

- Với sản phẩm đồng hồ Vôn-Ampe: chủ yếu cạnh tranh với nước ngoài Tuy nhiên,đây chỉ là sản phẩm phụ, sản lượng nhỏ, giá thấp, chất lượng chưa cao (cấp chínhxác của sản phẩm của công ty là 2, trong khi yêu cầu là 1,5)

- Với các sản phẩm TI hạ thế và trung thế, TU trung thế Các đối thủ cạnh tranh đến

từ các nước Thuỵ Điển, Đức, Tây Ban Nha…Với dòng sản phẩm này, sau khi công

ty áp dụng công nghệ mới, cho ra đời TI, TU loại khô, vỏ cách điện đúc bằng epoxythì sức cạnh tranh của sản phẩm được tăng lên rõ rệt Công ty trúng nhiều lô thầutrong nước và quốc tế lớn, vượt qua các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

2.2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực:

Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty:

(người) Tỷ lệ (%)Lao động trực tiếp

Số công nhân sản xuất 800 80.24

Lao động gián tiếp

Trong đó: Số cán bộ quản lý kinh tế

Số kỹ sư, cán bộ kỹ thuật

19765132

19.766.5113.24

Nguồn: phòng lao động Tổng công ty thiết bị điện VN

Cơ cấu lao động theo trình độ như sau:

Trang 19

Đội ngũ lao động của công ty có cơ cấu khá hợp lý, đồng bộ và có trình độcao Vì là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn(chiếm trên 80%) Số lao động gián tiếp tuy chỉ chiếm 20% nhưng làm việc rất hiệuquả Số lao động có trình độ chiếm tỷ trọng lớn (80%), điều này rất phù hợp với đặcđiểm sản xuất của công ty Vì sản phẩm đo lường đòi hỏi độ chính xác cao, do đó

để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng thì cần phải có những con người cótrình độ và tay nghề đáp ứng yêu cầu Để có được đội ngũ lao động như trên, công

ty đã dày công xây dựng và đào tạo trong nhiều năm qua Hàng năm, công ty liêntục mở các chương trình đào tạo, nâng bậc một cách toàn diện, bao gồm cả lý thuyết

và thực hành cho người lao động Qua đó đã giúp người lao động sâu sát hơn vớithực tế công việc, nâng cao được năng suất và chất lượng Ngoài ra, công ty cũngxây dựng được các chính sách khen thưởng, kỷ luật và thực hiện nghiêm túc, gópphần tạo động lực, động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cảitiến Bầu không khí làm việc thân thiện, cởi mở, hoà đồng cùng những chính sách,phúc lợi khác là chất keo dính lòng trung thành của người lao động với công ty

Tình hình quản lý lao động:

Công ty duy trì và thực hiện công tác quản lý lao động khoa học, nghiêm túc.Xây dựng các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môitrường, phổ biến kỷ luật lao động tới từng người, giám sát kiểm tra việc tuân thủ.Mọi lao động trước khi được bố trí vào làm việc tại các vị trí trong dây chuyền sảnxuất đều phải được hướng dẫn, học tập nội quy và chấp hành các quy định có liênquan Công nhân được giao vận hành máy móc phải qua đào tạo, kiểm tra và đạtyêu cầu quy định Tình hình biến động về lao động luôn được theo dõi và điềuchỉnh hợp lý

2.2.4 Đặc điểm về máy móc, thiết bị (MMTB):

Bảng số liệu về MMTB:

Trang 20

Bảng 2: Một số máy móc thiết bị quan trọng của công ty:

SD

Giá trị cònlại (%)

Nguồn: Phòng công nghệ Tổng công ty thiết bị điện VN.

Nhận xét:

Máy móc thiết bị của công ty nhìn chung vẫn còn lạc hậu, có nhiều máy móc

đã cũ Tuy nhiên, công ty cũng đã có sự đầu tư và đầu tư đúng mức Cụ thể lànhững máy móc nào không quá quan trọng hay những công việc giản đơn, conngười có thể làm được hay máy móc cũ vẫn đảm bảo được công việc thì công ty tựchế tạo, hoặc đầu tư tương đối, ví dụ như máy khoan, máy ép… Còn những khâunào quan trọng, cần chính xác thì công ty đã đầu tư mua sắm những thiết bị mới,hiện đại, ví dụ như dàn hiệu chỉnh thiết bị, máy cắt dây tia lửa điện, các thiết bịkiểm định, máy đột, máy in tang trống…Máy móc có thể là nhập khẩu hoặc mua ởtrong nước Với tình hình máy móc thiết bị như hiện nay thì chất lượng sản phẩmvẫn được đảm bảo, nhưng về lâu dài thì công ty vẫn phải đầu tư nhiều hơn

- Các thiết bị có phân công người chịu trách nhiệm

Trang 21

2.2.5 Đặc điểm về công nghệ:

Theo quy trình sản xuất, sản phẩm được sản xuất và lắp ráp từ nhiều chi tiết,cụm chi tiết khác nhau ở các phân xưởng chính và các bộ phận liên quan Các phânxưởng (PX) lấy vật tư từ kho vật tư, sau khi chế biến xong bán thành phẩm có thểđưa đến các PX khác để lắp ráp hoặc đưa vào kho bán thành phẩm để dự trữ PX lắp ráp1,2,3 nhận các chi tiết từ kho vật tư, các PX khác hoặc kho bán thành phẩm dự trữ để lắpráp thành cụm chi tiết, thành phẩm Sau đó thành phẩm được chuyển sang phòng QC đểkiểm tra chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn thì chuyển sang kho thành phẩm

Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm:

SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Nhận xét:

Công nghệ sản xuất của công ty là công nghệ cơ khí và điện tử Quy trìnhsản xuất hàng loạt với khối lượng lớn và mang tính liên tục, do đó việc cung ứngnguyên vật liệu, chi tiết phải kịp thời , đồng bộ, tránh gián đoạn trong sản xuất, dây

Bán thành phẩm Vật tư

PX đột dập, ép nhựa, cơ khí, kỹ thuật số

Sản xuất chi tiết

Lắp ráp cụm chi tiết

Lắp ráp bộ phận cuối

cùng

PX ép nhựa, cơ khí, PX lắp ráp 1,2,3

Kho vật tư

Trang 22

chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín Đồng thời phải quản lý chặt chẽ các chi phí trựctiếp như chi phí NVL, tiền lương nhằm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm Mặt khác, ngoài các chi tiết quan trọng cần gia công chính xác, công

ty có thể thuê gia công bên ngoài một số chi tiết phụ để giảm chi phí sản xuất Việcchế tao tại công ty, thuê gia công bên ngoài hay nhập khẩu tuỳ thuộc vào mức độphức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao hay thấp

Sản phẩm trải qua nhiều khâu chế tạo khác nhau, mỗi khâu lại được giao chonhững khu vực sản xuất nhất định phụ trách Tại mỗi PX đều có bộ phận kiểm tramáy móc, khuôn mẫu và chất lượng bán thành phẩm trên mỗi công đoạn trên dâychuyền sản xuất, vì vậy mà chất lượng sản phẩm được đảm bảo nhờ làm đúng ngay

từ đầu và kiểm soát theo quá trình Để tiết kiệm thời gian cũng như sức lao động,chi phí mà sau khi gia công chế tạo, các bán thành phẩm không nhập kho mà đượcchuyển ngay sang các PX lắp ráp để hoàn thiện sản phẩm

2.2.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu:

Với quy mô sản xuất lớn, công ty phải sử dụng khối lượng nguyên vật liệu(NVL) tương đối lớn và rất nhiều chủng loại khác nhau trong quá trình sản xuất sảnphẩm Căn cứ vào vai trò, tác dụng của NVL trong sản xuất mà được chia làm 4loại: NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế

- NVL chính gồm có: ốc vít, dây điện từ, kim loại đen ( thép CT3, hợp kim, thép lòxo), kim loại màu (đồng, nhôm, thiếc, chì…), vật liệu cách điện, joăng và các phụkiện công tơ, điốt- bán dẫn, tụ điện, dây điện trở, tôn silic, nam châm, nhựa… vàmột số bán thành phẩm và chi tiết gia công khác

- NVL phụ gồm có dinh, que hàn, mica, sứ…hoá chất và sơn các loại

- Nhiên liệu: như xăng, dầu, mỡ…

- Phụ tùng thay thế như vòng bi, dây cuaroa, phụ tùng…

Chi phí NVL trực tiếp của công ty chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí sảnxuất, chi phí này bao gồm giá trị các NVL chính liên quan trực tiếp đến việc sảnxuất, chế tạo

Trang 23

Nguồn cung cấp NVL của công ty là trong và ngoài nước, do công ty tự tìmkiếm và giá cả theo thoả thuận Công ty mua nhiều loại vật tư khác nhau ở các nhàcung cấp khác nhau, trong đó số vật liệu nhập ngoại chiếm 60% trên tổng số NVLnhập kho, Vì vậy, NVL của công ty đều thuộc loại khá tốt NVL nhập khẩu từ cácnhà cung ứng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore như kim loại đen, kim loại màu,hoá chất, dây điện từ, các chi tiết gia công, chi tiết mạ, dụng cụ, khuôn mẫu…

Các nhà cung cấp có thể kể ra như:

- Hitachi, Bayer, Omron cung cấp thiết bị, linh kiện chất lượng cao

- Công ty CP LIDOVIT cung cấp các loại ốc vít sắt, bulông, inox

- Công ty Hồng Hà cung cấp chi tiết nhựa và kim khí

- Công ty cơ khí 17 cung cấp khung nhôm 1pha, 3 pha, tôn silic

- HTX cao su tháng 5 cung cấp joăng cao su các loại

- Nhà máy thông tin M3 cung cấp đế nhựa 1 pha, nắp CB, dây đơn…

- Công ty TNHH Hồng Việt cung cấp bao bì cacton giấy

- Công ty CP máy và phụ tùng cung cấp các loại nhôm lá, đồng lá, dây điện từ…

Các hạng mục NVL nhập khẩu phải được dựa trên kế hoạch năm và các kếhoạch đầu tư chiều sâu của công ty, do phòng vật tư thực hiện dựa trên các kết quảđấu thầu cung cấp hoặc chào giá cạnh tranh theo luật định Tuy nhiên, giá củanhững NVL nhập ngoại thường rất cao so với vật liệu trong nước, chi phí nhập khẩucũng rất lớn Do đó, công ty cố gắng tận dụng những NVL trong nước có chất lượngtốt, chỉ khi thật cần thiết mới sử dụng NVL nhập khẩu để giảm chi phí Nếu công ty

sử dụng NVL nhập khẩu mà không có sự tính toán kỹ lưỡng thì chi phí sản xuất sẽtăng cao, làm giá thành sản phẩm tăng lên ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinhdoanh của công ty

* Tình hình quản lý và sử dụng vật tư:

Nhu cầu sử dụng NVL đều xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất Căn cứ vào lệnhsản xuất và định mức tiêu hao NVL do phòng kỹ thuật xây dựng Trên từng phiếuxuất kho, NVL được ghi chép chi tiết cho từng đối tượng với đầy đủ thông tin vềchi phí sản xuất, địa điểm, thời gian phát sinh…Hàng ngày phải thống kê số lượng

Trang 24

NVL đã cấp phát và tồn lại trong kho để có phương án mua sắm kịp thời Hàng quý,

phòng vật tư, kế hoạch, tài chính-kế toán, kỹ thuật cùng các phân xưởng tổ chứcphân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL Từ đó đề ra biện pháp khôngngừng hoàn thiện hệ thống định mức Kết thúc năm, phòng vật tư có trách nhiệmlập báo cáo quyết toán vật tư đúng thời gian quy định

Nguồn: Phòng kế toán Tổng công ty thiết bị điện VN

Bảng 4: Cơ c u ngu n v n: ấu tài sản của công ty: ồn vốn: ốn:

Khả năng thanh toán chung 4.57 1.46 1.40

Khả năng thanh toán nhanh 3.29 0.71 0.61

Qua bảng cơ cấu tài sản- nguồn vốn của công ty và một số chỉ tiêu về khả

năng thanh toán, chúng ta có nhận xét sau:

Trang 25

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty năm 2007 tăng lên rất nhanh,(tăng tương ứng là 326,8% và 742,6% so với năm 2006) là vì bắt đầu từ ngày1/1/2007 công ty được hợp nhất lại thành Tổng công ty, công ty được quyền nắmgiữ và quản lý phần tài sản của các công ty con và công ty liên kết.

Cơ cấu tài sản có xu hướng chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn: tỷ trọng TSlưu động giảm dần qua các năm từ 2005-2007 ( giảm từ 82,1% xuống còn 44,1%)

mà lý do chủ yếu là hàng tồn kho giảm đáng kể, vòng quay HTK tăng lên Điều nàycho thấy sản phẩm của công ty sản xuất ra được tiêu thụ rất tốt, dòng vốn được luânchuyển liên tục, không bị ứ đọng Tỷ trọng TSCĐ cũng tăng lên do đầu tư mua sắmMMTB mới

Cơ cấu vốn cũng chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nợ phải trả giảmdần qua các năm từ 2005-2007 (từ 58,27% xuống 10,02%) cho thấy công ty ngàycàng tự chủ được về tài chính, sẵn sàng đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển sảnxuất kinh doanh Điều này cũng được thể hiện qua các chỉ tiêu về khả năng thanhtoán tăng lên và hệ số nợ giảm dần qua các năm

Tóm lại, tình hình tài chính của công ty rất lành mạnh Điều này sẽ ảnhhưởng rất thuận lợi đến hoạt động sản xuất của công ty

Trang 26

III KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG VÀI NĂM GẦN ĐÂY:

3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:

Công ty mẹ- Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (VEC) có doanh số hàngnăm trên 600 tỷ VND (gần 38 triệu USD) Công ty thực hiện cả hoạt động sản xuất

và kinh doanh dịch vụ Về hoạt động sản xuất, công ty tập trung chủ yếu vào sảnphẩm công tơ điện Đây là sản phẩm truyền thống và có thế mạnh của công ty Vềkinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh khách sạn Bình Minh ở 2 khu vực là HàNội và Hạ Long đã đem lại nguồn thu góp phần vào hỗ trợ hoạt động kinh doanhchính, đồng thời đem về ngoại tệ giúp công ty mua sắm máy móc thiết bị đầu tư chosản xuất Cả 2 mảng hoạt động này trong thời gian qua của công ty đều rất tốt vàtăng trưởng đều qua các năm, quy mô cũng ngày càng được mở rộng

Bảng 6: Một số chỉ tiêu kinh doanh trong giai đoạn từ 2005-2007:

2007/2006 2006/2005Tổng giá trị sx

năm

triệu đ 318.078 245.203 220.534 129,72 111,18

Tổng chi phí triệu đ 497.150 429.777 394.739 115,67 108,88Thu nhập bq

người lao động

Sản lượng

Công tơ 1pha

Công tơ 3pha

chiếc

2.450.000115.000

2.272.09296.258

2.200.00069.000

107,83119,47

103,27139,5

Nguồn: Phòng kế toán Tổng công ty thiết bị điện VN

Qua bảng trên, ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng đềuqua các năm Trong giai đoạn từ 2005-2007, các chỉ tiêu cơ bản năm sau đều caohơn năm trước Việc chuyển giao công nghệ đã đi vào ổn định và liên tục phát huyhiệu quả trong những năm trước đó đã làm tiền đề cho sự phát triển vững chắc của

Trang 27

công ty Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm sau tăng nhanh hơn năm trước, đikèm với nó là tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng tăng nhanh theo Điều này chứng

tỏ sản phẩm của công ty được tiêu thụ rất tốt, các khách hàng vẫn giành sự tin tưởngcao, thương hiệu và hình ảnh của công ty đã trở nên quen thuộc trên khắp đất nước

0 100000

Biểu đồ 1: doanh thu- chi phí- lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005-2007.

Công ty luôn nỗ lực tìm mọi biện pháp nhằm hợp lý hoá chi phí, giảm giáthành và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm Doanh thu xuất khẩu cũng gia tăngmạnh, chứng tỏ công ty đang tiếp tục mở rộng thị trường, vươn ra thị trường quốc

tế Sản phẩm của công ty khi ra thị trường xuất khẩu được tiêu thụ ngày càng mạnh,các đối tác nước ngoài đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm Chính vì vậy mà lợinhuận của công ty liên tục tăng trưởng tốt, thu nhập bình quân đầu người tăng lên,đời sống người lao động được cải thiện Có được điều này là do công ty luôn chútrọng đầu tư, cải tiến công nghệ, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001hiệu quả làm cho công tác quản lý đi vào nề nếp, khoa học, từ đó góp phần tiết kiệmđáng kể chi phí Tuy năm 2005 sản lượng công tơ có chững lại do công ty thay đổi

cơ cấu mặt hàng nhưng đây vẫn là sản phẩm chủ lực, đóng góp chủ yếu vào doanhthu và lợi nhuận Công ty luôn nghiên cứu và đưa vào những sản phẩm mới đáp ứngnhu cầu thị trường Việc tiêu thụ sản phẩm tuy có gặp khó khăn do cạnh tranh ngàycàng gay gắt, giá cả NVL đầu vào tăng đột biến, nhưng do công ty áp dụng các biệnpháp kiểm soát tốt chi phí nên tổng chi phí sản xuất không có sự gia tăng đột biến,làm sản xuất ổn định và không gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh chungcủa công ty

Trang 28

3.2 Phương hướng, nhiệm vụ của công ty trong năm tới:

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch ở các đơn vị thành viên theo hướng tăng cao tươngxứng với tiềm năng của từng đơn vị Lập kế hoạch phát triển đúng đắn nhằm tạo cơhội chiếm lĩnh thêm thị phần tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước, thị trườngcác nước trong khu vực và thế giới, tạo đà cho những năm tiếp theo

- Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào những mặt hàng đang cóthị trường tiêu thụ và có khả năng tăng thêm sản lượng Tìm giải pháp xử lý đối vớinhững sản phẩm tiêu thụ còn kém, hạn chế đến mức thấp nhất sản xuất những mặthàng ít có khả năng tiêu thụ

- Áp dụng mọi biện pháp quản lý, giải pháp khoa học- công nghệ nhằm hạ giá thành,nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm Xây dựng mới chiến lược sản phẩm của từngđơn vị thành viên theo hướng tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng có khảnăng cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ Tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ để nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả

- Tăng cường công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, theo dõi và chỉ đạo sát sao, tạođiều kiện tốt nhất để các đơn vị trong kế hoạch cổ phần hoá thực hiện đúng tiến độ

- Thực hiện nhanh các dự án đầu tư xây dựng để nâng cao năng lực sản xuất và hiệuquả sử dụng vốn Đưa nhanh các dự án đầu tư đã hoàn thành vào vận hành, khaithác phục vụ sản xuất kinh doanh để có điều kiện khấu hao thu hồi vốn, tạo nguồntài chính tiếp tục đầu tư mới

- Hoàn thiện hệ thống thống kê kế toán, thực hiện kiểm toán nội bộ để công tác tàichính kế toán của Tổng công ty ngày càng đi vào nề nếp Phối hợp chặt chẽ côngtác kế toán từ Công ty mẹ đến các công ty thành viên nhằm nâng cao công tác quản

lý, kiểm soát chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại công nhân lành nghề, cán bộ nghiệp vụquản lý để tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao trong toàn Tổng công ty

- Thực hiện các hình thức đầu tư vốn Tìm cơ hội thực hiện chức năng kinh doanhtài chính- chứng khoán, tạo lập nguồn vốn cho phát triển

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ CŨ TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI

DOANH NGHIỆP VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA.

Trang 29

I TÌNH HÌNH CHẤT LUỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI DOANH NGHIỆP:

1.1/ Tình hình chất lượng sản phẩm:

Trải qua hơn 10 năm từ khi chuyển giao công nghệ sản xuất công tơ với hãngGrandis & Gyr- Thuỵ Sỹ, chất lượng sản phẩm của công ty liên tục được cải thiệnđáng kể, sản phẩm có mặt trên khắp lưới điện quốc gia, thương hiệu EMIC củacông ty trở nên uy tín và quen thuộc với ngành điện Sản phẩm của công ty là cácthiết bị đo điện, tức là đòi hỏi độ chính xác và tin cậy cao Do vậy, công ty đã từngbước đầu tư chiều sâu nhằm đưa các thiết bị thế hệ mới vào dây chuyền để sản xuất

ra những sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước vàquốc tế, chú trọng đầu tư để đẩy nhanh năng lực sản xuất và trình độ các công nghệ

cơ bản như khuôn mẫu, dập cắt, kiểm nghiệm sản phẩm…Nhờ việc tuân thủ các yêucầu của ISO, mọi hoạt động đều thực hiện theo những quy trình được kiểm soát chặtchẽ, do đó chất lượng sản phẩm được đảm bảo, ổn định và đạt tiêu chuẩn quốc tếIEC (IEC521, IEC185, IEC186, IEC51-2) hay TCVN tương đương (như TCVN5411-91, ĐLVN 07:2003, TCVN 5928:1995, TCVN 6097:1995) Công ty đã đượcTổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-chất lượng Nhà nước uỷ quyền kiểm định số 52,hàng năm đều được cho kiểm tra lại Bộ Kế hoạch- Đầu tư đã công nhận sản phẩmcủa công ty là mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu Liên tục trong những năm gầnđây, sản lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty tăng lên, hoàn toàn xuất phát từ nhucầu thị trường Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty rất có uy tín và được thịtrường chấp nhận

Chất lượng sản phẩm được cải thiện thể hiện qua tỷ lệ sai hỏng, giá thành sảnxuất giảm và sự phát triển của sản phẩm Do vật tư và bán thành phẩm đã đượckiểm soát tốt nên giảm đi đáng kể việc phải làm đi làm lại, nhờ đó mà tác động làmtăng năng suất, giảm giá thành Tỷ lệ sai hỏng đã giảm đi đáng kể, có những loạicông tơ tỷ lệ sai hỏng giảm từ 5% xuống còn 0.2% sau khi áp dụng ISO Khâu hiệuchỉnh công tơ có tỷ lệ phải hiệu chỉnh lại giảm từ 30% xuống còn 20% Hàng hoá ít

Trang 30

phải kiểm tra lại, chi phí được tiết kiệm đáng kể Công ty cũng nỗ lực nghiên cứu vàđưa ra thị trường sản phẩm mới với các tính năng thuận tiện hơn cho người sử dụngnhư công tơ 1 pha, 3 pha nhiều biểu giá, công tơ cơ đọc chỉ số từ xa…

Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng có xu hướng tăng lên và đi vào ổn định Sảnphẩm cuối cùng sau lần kiểm tra phải hiệu chuẩn lại bình quân đối với từng loại là:công tơ 1 pha: 25%, công tơ 3 pha:10%, biến dòng đo lường hạ thế: 1,5%, biếndòng đo lường trung thế 4%, biến áp đo lường trung thế 3%, chi tiết, bán thànhphẩm không phù hợp phải xử lý trong quá trình lắp ráp 6% Số lượng sản phẩmkhông phù hợp bình quân giảm 25-30%

Những công đoạn hay những thuộc tính quan trọng có ảnh hưởng quyết địnhđến chất lượng sản phẩm đều được xem xét một cách rất cẩn thận, kỹ càng Bất cứ

sự bất thường nào cũng đều được nhận biết nhanh chóng và có biện pháp xử lý kịpthời

Một số tiêu chuẩn công ty áp dụng là:

 IEC 60521 cho các loại công tơ cơ 1 pha và 3 pha, IEC1036, IEC1107 chocông tơ điện tử,

 IEC 60185, IEC 60044-1, TCVN 5928:1995 cho máy biến dòng,

 IEC 60186, IEC 60044-2, TCVN 6097:1995 cho máy biến áp đo lường,

 IEC 60051, IEC 60414, IEC 60473, IEC 1010-1 cho các thiết bị Vonmet,Ampemet, Cosfimet và tần số kế

Công ty đã được tặng thưởng Cúp vàng hội chợ quốc tế hàng công nghiệp,Giải cầu vàng chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn, Cúp sen vàng, Siêu cúp thươnghiệu mạnh và phát triển bền vững, các Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì,hạng Nhất…cùng nhiều danh hiệu cao quý khác là minh chứng cho thành quả nỗlực tập trung nâng cao chất lượng không ngừng của công ty

1.2/ Tình hình Quản lý chất lượng tại doanh nghiệp:

Công ty đã xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn ISO 9001:2000 áp dụng cho toàn công ty mẹ, tất cả các yêu cầu của tiêu

Trang 31

chuẩn đều được áp dụng, không có một ngoại lệ nào (Tổng công ty có 7 công ty con

và các công ty này đều có hệ thống QLCL độc lập và riêng biệt)

Bắt đầu xây dựng và áp dụng ISO từ năm 1996-1999, đến nay hệ thốngQLCL của công ty đã tồn tại được gần 10 năm và đã 3 lần được cấp chứng chỉHTQLCL phù hợp tiêu chuẩn ISO tương ứng với 3 lần cập nhật, soát xét lại Bộ tiêuchuẩn (Năm 1999, công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001:1994, năm 2002 chuyểnđổi thành công sang Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và năm 2005 được đánh giáchứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2005) thể hiện nỗ lực liên tục duy trì

và cải tiến hệ thống hiện có

a Hệ thống QLCL của công ty bao gồm:

- Cơ cấu tổ chức

- Các quá trình tạo ra GTGT cho sản phẩm (23 quá trình)

- Chuẩn mực, quy tắc,nội quy, tiêu chuẩn mà công ty tuân thủ để thực hiện mục tiêu

- Các nguồn lực khác ( nhân lực, cơ sở hạ tầng…)

b Hệ thống văn bản QLCL của công ty gồm 4 tầng:

 Sổ tay chất lượng:

Trong đó nêu lên chính sách CL, mục tiêu CL, sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụcủa lãnh đạo chủ chốt cũng như nêu lên các phương pháp mà công ty đáp ứng yêucầu của TCVN ISO 9001:2000

Chính sách chất lượng của công ty được lãnh đạo xây dựng và phổ biến rộngrãi cho toàn thể CBCNV trong công ty: “Lắng nghe và tìm hiểu thấu đáo những yêucầu của khách hàng để thực hiện đúng những điều đã cam kết là nền tảng cho sựphát triển lâu dài của công ty”

 Quy trình: mô tả cách thức tiến hành các quá trình hoạt động

 Hướng dẫn: quy định cách thức thực hiện một công việc cụ thể tại một côngđoạn cụ thể của các quá trình chính

 Biểu mẫu: là các mẫu ấn chỉ in sẵn để sử dụng ghi chép trong quá trình thựchiện công việc

Trang 32

Ngoài ra, còn có các loại tài liệu bên ngoài bao gồm: các quy định của Nhànước, các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế (TCVN, IEC), sổ tay (cơ khí, an toàn )cho thiết kế và kiểm tra, các tài liệu của khách hàng.

Công ty đã xây dựng 6 quy trình chính: QT xem xét của lãnh đạo, QT kiểmsoát tài liệu, QT đánh giá chất lượng nội bộ, QT kiểm soát sản phẩm không phùhợp, QT hành động khắc phục, QT hành động phòng ngừa Ngoài ra, công ty cònxây dựng 17 quy trình khác, tất cả là 23 quy trình, bao quát đầy đủ mọi hoạt độngcủa công ty

c Quá trình vận hành hệ thống QLCL tại công ty:

Hệ thống QLCL được vận hành bởi tất cả mọi thành viên ở tất cả mọi phòngban, mọi cấp bậc trong tổ chức Ở đây chỉ xem xét tới những hoạt động chính yếu :

c.1 Sự xem xét của lãnh đạo:

Ban lãnh đạo công ty cam kết xây dựng, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiếntoàn bộ HTQLCL thông qua việc định hướng vào khách hàng, xây dựng chính sách

và mục tiêu chất lượng, hoạch định biện pháp thực hiện, giáo dục toàn thể CBCNVhiểu rõ vai trò, nghĩa vụ thực hiện đúng các yêu cầu của khách hàng và pháp luật(thông qua cuốn tài liệu học tập ISO 9000), quy định rõ chức năng, nhiệm vụ chotừng thành viên Lãnh đạo công ty kêu gọi sự hưởng ứng và tích cực tham gia củatất cả mọi cán bộ CNV vào nỗ lực thực hiện mục tiêu chung Lãnh đạo đã xây dựng

và duy trì cơ chế trao đổi thông tin nội bộ, tăng cường sự hợp tác trao đổi giữa các

cá nhân, bộ phận trong công ty

Lãnh đạo còn cam kết cung cấp đầy đủ, kịp thời các nguồn lực cần thiết choviệc thực hiện mục tiêu Định kỳ, nhưng ít nhất 1 năm/lần, lãnh đạo phải xem xét,đánh giá kết quả đã thực hiện Trước khi họp, lãnh đạo cần có những thông tin về:kết quả các cuộc đánh giá nội bộ, các ý kiến phản hồi từ khách hàng, thực trạng cáchành động khắc phục/phòng ngừa hay đề xuất cải tiến, tình hình thực hiện các biệnpháp hoặc mục tiêu từ các cuộc xem xét gần nhất, những thay đổi có thể ảnh hưởngđến chất lượng sản phẩm, quá trình hay HTQLCL, kết quả đánh giá năng lực sảnxuất Căn cứ vào kết quả xem xét đó, lãnh đạo đề ra các mục tiêu chất lượng mới,

Trang 33

các biện pháp khắc phục cần thiết và hoạch định chương trình thực hiện TrưởngBan đảm bảo chất lượng xây dựng kế hoạch hành động chi tiết cho từng mục tiêutrong đó chỉ rõ những công việc cần làm, người thực hiện và thời hạn hoàn thành

c.2 Công tác đào tạo:

Đây là công việc thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo một nguồnnhân lực có trình độ, kỹ năng, thông hiểu về chuyên môn cũng như về HTQLCLcủa công ty đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ khách hàng Đối tượngđào tạo được chọn lựa kỹ càng cho phù hợp với mục đích đào tạo Các cán bộ tạicác vị trí có ảnh hưởng tới chất lượng đều được xem xét đánh giá đảm bảo đủ nănglực cần thiết để thực hiện công việc Chương trình đào tạo rất đa dạng, phong phú

và hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Căn cứ nhu cầu đào tạo hàng năm củacác đơn vị và định hướng phát triển của công ty, cán bộ phụ trách đơn vị xây dựng

kế hoạch đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, HTQLCL, phương pháp thựchiện mục tiêu, chính sách chất lượng Hiệu lực mỗi khoá đào tạo đều được đánh giá

và lập hồ sơ lưu trữ cho từng người Công tác đào tạo luôn được thực hiện có kếhoạch, nhất quán và chú trọng vào kết quả đạt được

c.3 Công tác kiểm soát tài liệu:

Tất cả các hoạt động của công ty đều được kiểm soát bằng văn bản Tất cảcác tài liệu liên quan đến HTQLCL của công ty đều được kiểm soát theo 2 quytrình: kiểm soát tài liệu nội bộ và kiểm soát tài liệu bên ngoài

Mọi tài liệu nội bộ của công ty đều được nhận biết thông qua: tên, mã số,ngày, lần soạn, số trang Tất cả tài liệu nội bộ trước khi được phân phối tới các cánhân, đơn vị liên quan trong công ty đều được người có thẩm quyền phê duyệt vàđược đóng dấu kiểm soát (CK) màu đỏ ở trang 1 của tài liệu Việc kiểm soát các tàiliệu nội bộ thông qua các danh mục tài liệu và sổ phân phối tài liệu

Các tài liệu bên ngoài đều được định kỳ xem xét, bổ sung, cập nhật (nếucần) Việc kiểm soát tài liệu bên ngoài thông qua các danh mục, sổ phân phối vàdấu có kiểm soát (CK) màu đỏ

Trang 34

Kiểm soát hồ sơ: Hồ sơ là một loại tài liệu đặc biệt và việc kiểm soát tất cảcác loại hồ sơ liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện HTQLCL được quy địnhriêng tại một quy trình có tên là “quy trình kiểm soát hồ sơ” Các loại hồ sơ đượckiểm soát thông qua danh mục hồ sơ, trong đó nêu rõ trách nhiệm quản lý, phươngpháp, thời gian và địa điểm lưu trữ Các loại hồ sơ hết hiệu lực đều được quy định

rõ trách nhiệm và cách thức thu hồi và huỷ bỏ

c.4 Công tác đánh giá chất lượng nội bộ:

Đánh giá nội bộ được tiến hành theo kế hoạch lập cho từng năm Các yêu cầucủa HTQLCL được đánh giá tối thiểu mỗi năm 1 lần Quá trình đánh giá nội bộđược quy định trong quy trình đánh giá nội bộ (QT/20) Tất cả các điểm không phùhợp phát hiện được đều phải được tiến hành khắc phục, và được xem là kết thúc khicác điểm không phù hợp đã được giải quyết triệt để Chuyên gia đánh giá nội bộphải là người am hiểu mọi công việc của công ty, được đào tạo về phương phápđánh giá, có kinh nghiệm đánh giá, độc lập và khách quan Kết thúc mỗi cuộc đánhgiá là những vấn đề thiếu sót đuợc phát hiện và cam kết khắc phục Kết quả đánhgiá được lưu hồ sơ, là căn cứ cho những lần đánh giá sau

c.5 Công tác kiểm soát sản phẩm không phù hợp:

Các sản phẩm không phù hợp bao gồm: vật tư, bán thành phẩm và thànhphẩm không phù hợp với yêu cầu đề ra Tất cả các sản phẩm không phù hợp đềuđược xử lý theo các phương pháp thống nhất (quy định cụ thể theo quy trình kiểmsoát sản phẩm không phù hợp QT/22) Nếu số lượng sản phẩm không phù hợp đượcphát hiện vượt quá quy định cho phép được ghi vào phiếu xử lý sản phẩm khôngphù hợp và chuyển cho các đơn vị liên quan đưa ra biện pháp xử lý Tất cả các hồ

sơ liên quan đến các sản phẩm không phù hợp đều được lưu lại để tổng hợp, theodõi và phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa thích hợp Đốivới các sản phẩm không phù hợp phát hiện sau khi đã giao cho khách hàng đềuđược xem xét, có biện pháp thích hợp và thông báo cho khách hàng biết

Đi kèm hoạt động này là việc theo dõi và đo lường phải được thực hiệnthường xuyên, liên tục Đối với các quá trình, tất cả đều được theo dõi và kiểm soát

Trang 35

Tại các cuộc họp xem xét của lãnh đạo, kết quả thực hiện các quá trình được đánhgiá tổng thể, đồng thời có sự điều chỉnh cần thiết để các quá trình luôn phù hợp,hiệu quả Đối với sản phẩm: tất cả các loại vật tư, bán thành phẩm và thành phẩmđều được quy định rõ chỉ tiêu kỹ thuật trong các hướng dẫn tương ứng Các vật tưmua về được kiểm tra theo quy định của hợp đồng, đạt chất lượng mới đưa vào sảnxuất Các bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng đượckiểm tra theo quy trình theo dõi và đo lường sản phẩm (QT/21) Trước khi chuyểnsang công đoạn sau hoặc giao hàng, các sản phẩm đều được các chức năng có thẩmquyền phê duyệt.

c.6 Công tác theo dõi và đo lường sự thoả mãn của khách hàng:

Tất cả các ý kiến phản hồi của khách hàng, bao gồm cả sự hài lòng và khiếunại, được thực hiện xử lý theo quy trình theo dõi sự thoả mãn của khách hàng(QT/19) Các biện pháp theo dõi sự hài lòng của khách hàng là: hàng ngày các ýkiến được ghi lại thông qua bộ phận bán hàng, dịch vụ sau bán và các đơn vị liênquan trong quan hệ giao dịch với khách hàng, sau đó chuyển đến trưởng phòng Kếhoạch- thị trường Hàng tuần, trưởng phòng KH-thị trường tổng hợp ý kiến đónggóp, báo cáo tại cuộc họp đồng bộ sản xuất và giao ban và gửi tới các đơn vị liênquan để trưởng các đơn vị có biện pháp khắc phục nếu cần Hàng quý hoặc 6 thángtổng hợp lại tình hình bán hàng, lấy ý kiến đóng góp của các đại lý chính, kháchhàng chính hoặc tiềm năng Toàn bộ thông tin đều được ghi nhận và phân tích, tìmnguyên nhân giải quyết phù hợp, nhanh chóng, dứt điểm Sau mỗi tình trạng đượckhắc phục đều có kiểm tra xác nhận và lưu hồ sơ

c.7 Công tác thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến:

Những thông tin cho hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến là cơ sở xácđịnh trách nhiệm cụ thể, bao gồm: thông tin về sự thoả mãn khách hàng, về chấtlượng sản phẩm và HTQLCL, về thiết bị sản xuất và thiết bị đo hay liên quan đếnvật tư và người cung ứng, cả những kết quả của những hoạt động khắc phục, phòngngừa, cải tiến đã thực hiện Trong quá trình thực hiện công việc, tất cả CBCNV pháthiện thấy vấn đề không phù hợp hoặc có ý kiến đề xuất cải tiến đều phải báo cho

Trang 36

trưởng đơn vị mình phụ trách theo quy định trong các quy trình QT/12, QT/17, QT/

19, QT/20, QT/22 để xử lý Trong quá trình thực hiện biện pháp xử lý vấn đề khôngphù hợp, nếu tìm được nguyên nhân thì viết vào phiếu yêu cầu hành động khắcphục, phòng ngừa, cải tiến theo mẫu MQ/ĐC/17 Nếu chưa biết nguyên nhân thìđịnh kỳ 3 tháng/lần, đại diện lãnh đạo cùng trưởng các đơn vị liên quan tập hợpthông tin, áp dụng kỹ thuật thống kê tìm nguyên nhân và viết phiếu Sau đó, phiếuđược chuyển đến các đơn vị liên quan để thực hiện, có quy định thời gian hoànthành Kết quả của mỗi hành động đều được kiểm tra, xem xét và lưu hồ sơ

d Kết quả mang lại nhờ áp dụng HTQLCL ISO 9001:2000:

d.1 Lợi ích mà ISO mang lại:

- Hệ thống QLCL ISO đã tạo nền móng để công ty ổn định chất lượng sản phẩm,tạo dựng uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh Cụ thể là: sản phẩm của công ty đãchiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước, trúng thầu nhiều dự án quan trọng, tiếtkiệm chi phí, thời gian, ổn định giá thành trong điều kiện lạm phát tăng cao nhưhiện nay, cơ cấu lao động hợp lý, sản phẩm được cải tiến không ngừng, năng suấtlao động cao và đời sống người lao động được cải thiện…

- Nhận thức và trách nhiệm của người lao động đối với vấn đề chất lượng và QLCLđược nâng cao Có chuẩn mực đánh giá, cơ chế khen thưởng, phân công tráchnhiệm rõ ràng Mọi người đều hiểu công việc được phân công một cách thống nhất,tạo ra sự đồng bộ và nhất quán trong mọi hoạt động

- Đảm bảo duy trì và cải tiến liên tục hệ thống, do đó đảm bảo tính phù hợp, sự nềnếp trong các hoạt động, các quy trình với yêu cầu

d.2 Khó khăn còn tồn tại:

Tuy đã lựa chọn, áp dụng dần các công cụ của TQM, nhưng có thiếu sót làchưa tính toán chặt chẽ đến chi phí chất lượng, chưa tính toán lỗ lãi do ISO manglại Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và áp dụng một số kỹ thuật mới trong QLCL cònhạn chế Công ty chỉ coi trọng các tiêu chuẩn về kỹ thuật mà chưa quan tâm đúngmức đến các tiêu chuẩn quản lý cũng là một thiếu sót cần xem xét

II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ:

Trang 37

2.1/ Khái quát về các công cụ thống kê đang sử dụng:

Các công cụ thống kê là những kỹ thuật rất hữu ích và đặc biệt tỏ ra cần thiếtđối với những doanh nghiệp sản xuất Áp dụng các phương pháp thống kê để thuthập, phân tích, trình bày dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời, phục vụcho việc kiểm soát, cải tiến chẩt lượng của tổ chức bằng cách giảm tính biến độngcủa nó Kiểm soát chất lượng là thiết yếu vì không một quá trình hoạt động nào lạicho ra những sản phẩm giống hệt nhau Sự biến động này là do 2 loại nguyên nhân:

- Nguyên nhân chung: là những biến động ngẫu nhiên vốn có của quá trình, nóphụ thuộc vào máy móc thiết bị, công nghệ và cách đo Biến đổi do nhữngnguyên nhân này gây ra là bình thường, không cần điều chỉnh

- Nguyên nhân đặc biệt: là những nguyên nhân bất thường, không ngẫu nhiên

mà nhà quản trị cần nhận dạng, phát hiện và có hành động can thiệp nhằmngăn ngừa những sai sót tiếp tục phát sinh Loại nguyên nhân này có thể dođiều chỉnh thiết bị không đúng, NVL sai sót, máy móc trục trặc, công nhânthao tác sai…

Hiện nay công ty đang sử dụng các kỹ thuật thống kê sau nhằm đáp ứng các yêucầu về thống kê sự thoả mãn của khách hàng, thống kê chất lượng sản phẩm cuốicùng, thống kê đặc tính và xu hướng của các quá trình, sản phẩm, thống kê chấtlượng nhà cung ứng, thống kê xử lý sản phẩm không phù hợp, bao gồm: biểu đồPareto, biểu đồ kiểm soát, biểu đồ nhân quả, biểu đồ cột, phiếu kiểm tra chất lượng

Trang 38

các đơn vị có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ liên quan đến việc xây dựng biểu đồPareto để xử lý khuyết tật trong 2 năm.

b Biểu đồ kiểm soát:

Công cụ này tỏ ra rất quan trọng trong việc kiểm soát năng lực sản xuất ởmột số vị trí cần thiết hay các quá trình quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến chấtlượng sản phẩm cuối cùng Kết quả của kỹ thuật này cho phép ta kết luận được quátrình sản xuất có ở trạng thái đang kiểm soát được hay không Tuy nhiên, theo quansát của tôi thì công cụ này trên thực tế được sử dụng còn ít

c Biểu đồ nhân quả (biểu đồ xương cá):

Công cụ này được sử dụng nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây ra những vấn đề

về chất lượng Trên thực tế tại công ty, biểu đồ xương cá được sử dụng nhiều và tỏ

ra rất hữu ích Nó giúp người quản lý nhanh chóng phát hiện ra nguồn gốc của sựkhông đảm bảo chất lượng trong vô vàn các nguyên nhân Kỹ thuật này được dùngđến khi số lượng sai hỏng là lớn hoặc vấn đề lặp đi lặp lại mà chưa xác định nguyênnhân Khi sai hỏng mang tính cá biệt, nhất thời hay nguyên nhân sai hỏng có thểđược người công nhân truy tìm dễ dàng trong quá trình sản xuất thì chưa cần dùngđến công cụ này

d Phiếu kiểm tra chất lượng:

Có thể nói phiếu kiểm tra chất lượng là công cụ được sử dụng nhiều nhất,phổ biến nhất trong mọi quy trình Cứ có gì phải kiểm tra, đánh giá chất lượng làphải dùng đến chúng Từ khâu kiểm tra vật tư nhập về trước khi đưa vào sản xuất,đến khâu kiểm tra chi tiết, bán thành phẩm trong quá trình, và cuối cùng là kiểm trasản phẩm cuối cùng Công cụ này có thể do nhân viên KCS hay các nhân viên ở bộphận liên quan thực hiện, nó cung cấp số liệu phục vụ cho việc xây dựng các công

cụ thống kê hay quản lý khác

e Biểu đồ cột (biểu đồ phân bố mật độ):

Biểu đồ cột cho chúng ta cái nhìn một cách trực quan về tình hình bìnhthường hay bất thường của chỉ tiêu chất lượng hay quá trình qua hình ảnh sự thayđổi của một tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định Và đó là cơ sở đưa

Trang 39

ra biện pháp can thiệp kịp thời Tuy nhiên theo quan sát của tôi thì công cụ này khá

ít được sử dụng

2.2 Quy trình chung áp dụng kỹ thuật thống kê:

Quy trình sử dụng kỹ thuật thống kê được quy định trong QT/18:

c Tài liệu tham khảo:

- Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000

- Tiêu chuẩn TCVN ISO 9004-4:1996

- Sổ tay chất lượng, chương Đo lường, phân tích, cải tiến ST/05

d Định nghĩa: Không áp dụng

e Những quy định, yêu cầu thống kê :

 Thống kê sự thoả mãn của khách hàng:

- Hàng tháng, nhân viên phòng Kế hoạch-thị trường tổng hợp ý kiến đóng gópcủa khách hàng Hàng quý,năm, trưởng phòng Kế hoạch-thị trường tổng hợp ýkiến từ khách hàng chính, cửa hàng, đại lý

- Đưa thông báo cho các bộ phận có liên quan trong cuộc họp giao ban sản xuất

 Thống kê chất lượng sản phẩm cuối cùng:

- Hàng ngày, nhân viên KCS của phòng QC đã được phân công, thống kê chấtlượng sản phẩm đã kiểm tra theo mẫu quy định cho từng loại sản phẩm

- Vào những ngày đầu tiên của mỗi tháng, trưởng các nhóm kiểm tra chất lượngsản phẩm tổng hợp các thống kê chất lượng các loại sản phẩm sau khi kiểm tra cuốicùng của tháng trước đó, chuyển cho trưởng phòng QC

Trang 40

- Tuần đầu tiên của mỗi tháng, trưởgn phòng QC phân công tổng hợp thống kêchất lượng của các loại sản phẩm gửi đến Ban Giám đốc, trưởng Ban Đảm bảo chấtlượng và các đơn vị liên quan.

 Thống kê đặc tính và xu hướng của các quá trình và sản phẩm:

- Trưởng các đơn vị có trách nhiệm xem xét tình hình chất lượng sản phẩm củađơn vị mình thông qua các biên bản kiểm tra xuất xưởng, biên bản kiểm soát quátrình, biên bản xử lý sản phẩm không phù hợp, thống kê sản phẩm không phù hợp…

- Vào những ngày đầu tiên của mỗi tháng, trưởng các đơn vị phân công tổng hợpthống kê hàng tháng đối với sản phẩm không phù hợp, gửi tới các phòng chức năngliên quan

 Thống kê về chất lượng của người cung ứng:

- Tuần đầu tiên của mỗi tháng, trưởng phòng vật tư-XNK chỉ định người tổnghợp tình hình chất lượng, các phiếu xử lý sản phẩm không phù hợp liên quan đếnvật tư, sản phẩm đầu vào

- Biên bản tổng hợp gửi tới trưởng Ban đảm bảo chất lượng

 Thống kê xử lý sản phẩm không phù hợp:

Tuần đầu tiên của mỗi tháng, trưởng phòng Thiết kế tập hợp các phiếu xử lýkhông phù hợp của toàn công ty, gửi tới Trưởng Ban đảm bảo chất lượng và các bộphận chức năng liên quan

f Quy trình áp dụng:

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM. - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
SƠ ĐỒ 1 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM (Trang 10)
Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
c ấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: (Trang 18)
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Bảng 1 Cơ cấu lao động của công ty: (Trang 18)
* Tình hình quản lý thiết bị: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
nh hình quản lý thiết bị: (Trang 20)
Bảng 2: Một số máy móc thiết bị quan trọng của công ty: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Bảng 2 Một số máy móc thiết bị quan trọng của công ty: (Trang 20)
Bảng 2: Một số máy móc thiết bị quan trọng của công ty: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Bảng 2 Một số máy móc thiết bị quan trọng của công ty: (Trang 20)
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm: (Trang 21)
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Bảng 4 Cơ cấu nguồn vốn: (Trang 24)
Bảng 3: Cơ cấu tài sản của công ty: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Bảng 3 Cơ cấu tài sản của công ty: (Trang 24)
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Bảng 4 Cơ cấu nguồn vốn: (Trang 24)
Bảng 6: Một số chỉ tiêu kinh doanh trong giai đoạn từ 2005-2007: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Bảng 6 Một số chỉ tiêu kinh doanh trong giai đoạn từ 2005-2007: (Trang 26)
3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: (Trang 26)
Biểu đồ 4: Sơ đồ nhân quả - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
i ểu đồ 4: Sơ đồ nhân quả (Trang 53)
III. Đánh giá hiệu quả: 3.1. Thành quả đem lại: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
nh giá hiệu quả: 3.1. Thành quả đem lại: (Trang 55)
Ta có bảng phân bố tần suất: - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
a có bảng phân bố tần suất: (Trang 55)
SƠ ĐỒ 3: VỊ TRÍ CỦA 7 CÔNG CỤ MỚI VÀ 7 CÔNG CỤ TRUYỀN  THỐNG TRONG QLCL - Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
SƠ ĐỒ 3 VỊ TRÍ CỦA 7 CÔNG CỤ MỚI VÀ 7 CÔNG CỤ TRUYỀN THỐNG TRONG QLCL (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w