Biểu đồ cây: a Quy trình áp dụng:

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 72 - 76)

III. Hướng dẫn áp dụng (nội dung áp dụng) và điều kiện áp dụng:

c. Ví dụ minh hoạ:

3.3. Biểu đồ cây: a Quy trình áp dụng:

a. Quy trình áp dụng:

Mục đích:

Quy định cách thức lập biểu đồ cây để xâyddựng hệ thống các biện pháp giả quyết vấn đề

Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho các quá trình sản xuất và các bộ phận liên quan của hệ thống quản lý chất lượng của công ty mẹ- Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam.

Nội dung:

Tại sao phàn nàn của KH tăng lên

Hoạt động bán hàng chưa hiệu quả

Quan tâm của lãnh đạo

Chất lượng

SP Thanh toán Giấy tờ không cung cấp đủ

Trao đổi thông tin nội bộ Bận Vật tư không đảm bảo Thiết kế không đúng QT không hoàn thiện Lỗi trong vận chuyển Không tìm ra khuyết tật Kiểm tra không đầy đủ Bảo hành Không hiểu khách

Kênh trao đổi thông tin với KH yếu

Giao hàng chậm

Quá trình xây dựng biểu đồ cây trải qua các bước sau:

Bước 1: Viết chủ đề của biểu đồ quan hệ (hay bất kỳ vấn đề khác cần giải quyết) lên một thẻ hoặc nhãn dính, trình bày nó như một mục tiêu chính cụ thể, gọi là thẻ mục tiêu. Thẻ này được đặt vào giữa mép trái của tờ giấy rộng. Xác định và liệt kê những trở ngại có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu đề ra.

Bước 2: Thảo luận để xác định các chiến lược, biện pháp cấp 1 ( những biện pháp sát với mục tiêu chính nhất) để thực hiện mục tiêu. Mỗi biện pháp này ghi vào từng thẻ riêng biệt và đặt chúng vào bên phải của thẻ mục tiêu.

Bước 3: Xem thẻ biện pháp cấp đầu tiên này là mục tiêu và tiếp tục tìm các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu này. Đây gọi là biện pháp cấp 2. Xếp các biện pháp này vào bên phải của biện pháp cấp 1.

Bước 4: Tiếp tục thảo luận nhóm để mở rộng biểu đồ về bên phải theo cách này cho các mức tiếp theo. (không nên quá nhiều cấp biện pháp, thông thuờng người ta xây dựng đến mức 4).

Bước 5: Xem xét lại biểu đồ từ cả hai phía (từ mục tiêu tới biện pháp và từ biện pháp tới mục tiêu) để đảm bảo rằng không để sót biện pháp quan trọng nào.

Bước 6: Hoàn thiện biểu đồ:

Dán các thẻ này vào tờ giấy to, vẽ các đường kết nối giữa mục tiêu và biện pháp. Ghi tên chủ đề, các thành viên cùng những thông tin cần thiết khác.

b. Điều kiện áp dụng:

Biểu đồ cây là không thể thiếu được khi cần có sự hiểu biết toàn diện về những điều cần thiết phải được hoàn thành, cùng với việc làm thế nào để hoàn thành mục tiêu. Biểu đồ này rất có ích trong các trường hợp sau:

- Các yêu cầu được xác định rất kém cần phải được chuyển đổi thành các đặc điểm vận hành, và xác định đặc tính nào hiện tại có thể kiểm soát được.

- Tất cả các nguyên nhân của vấn đề cần phải được khai thác. Nó sẽ tiếp tục phát triển biểu đồ nhân quả thành dạng lưu đồ thể hiện trình tự thực hiện mục tiêu

- Vấn đề có đủ độ phức tạp và thời gian có thể để giải quyết.

Mục tiêu Biện pháp cấp 1 Biện pháp cấp 1 Biện pháp cấp 2 Biện pháp cấp 2 Biện pháp cấp 2 Biện pháp cấp 2 Biện pháp cấp 3 Biện pháp cấp 3 Biện pháp cấp 3 Biện pháp cấp 3 Biện pháp cấp 3 Biện pháp cấp 3 Biện pháp cấp 3 Biện pháp cấp 3 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4 Biện pháp cấp 4

c. Ví dụ minh hoạ:

Ví dụ trên chỉ ra 3 cấp biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các biện pháp càng nằm về bên phải càng chi tiết hơn. Ví dụ như để cải tiến thiết kế, có thể thực hiện các hành động như: xem xét lại các thiết kế, bản vẽ, cái nào lỗi thời hoặc không phù hợp thì có thể sửa đổi phù hợp hơn với yêu cầu; hoặc thiết kế đã đúng yêu cầu khách hàng nhưng việc triển khai không đúng hay do khả năng công nghệ còn hạn chế; nếu là do trình độ công nghệ hiện có chưa đáp ứng được thì phải tìm phương án thiết kế khác tương xứng với khả năng. Các biện pháp có thể tiếp tục triển khai cụ thể hơn đến mức 4.

CL sản sản phẩm

Cải tiến quá trình Đánh giá năng lực quá trình

Xem xét lại thiết kế

Cải tiến phương pháp vận chuyển

Tăng cường hoat động kiểm tra

Thay đổi quá trình (thiết kế lại quá trình)

Sửa đổi thiết kế lỗi thời

Xem xét lại yêu cầu của KH

Tự kiểm tra trong quá trình Đánh giá khả năng công nghệ

Tính toán chi phí Lựa chọn phương pháp vận

chuyển phù hợp

Bảo quản bằng hộp xốp

Kiểm tra vật tư mua về Xây dựng kho trung chuyển

3.4. Biểu đồ ma trận:

Mục đích:

Quy định cách thức xây dựng biểu đồ ma trận

Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho các quá trình sản xuất và các bộ phận liên quan của hệ thống quản lý chất lượng của công ty mẹ- Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam.

Nội dung:

Biểu đồ ma trận và biểu đồ cây là trọng tâm của 7 công cụ mới. Có rất nhiều loại biểu đồ ma trận, nhưng ở bài viết này chỉ đề cập đến ma trạn dạng L và dạng T. Dưới đây sẽ trình bày quy trình xây dựng cho từng loại.

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w