Biểu đồ nhân quả: 1 Quy trình:

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 52 - 53)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ: 2.1/ Khái quát về các công cụ thống kê đang sử dụng:

2.3.4.Biểu đồ nhân quả: 1 Quy trình:

2.3.4.1. Quy trình:

a. Mục đích: Quy định các bước tiến hành xây dựng biểu đồ nhân quả

b. Phạm vi áp dụng: áp dụng trong các quá trình sản xuất và quá trình liên quan cho tất cả các loại sản phẩm của công ty mẹ- VEC.

c. Các bước thực hiện xây dựng:

Bước 1: Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích.

Bước 2: Xác định chỉ tiêu chất lượng ở đầu mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, nằm bên phải biểu đồ.

Bước 3: Xác định các nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng cần phân tích.

Bước 4: Tìm các yếu tố phụ ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố chính và ghi chúng vào các nhánh xương dăm của cá. Tiếp tục tìm thêm những yếu tố ảnh hưởng đến các yếu tố phụ, như vậy nguyên nhân sẽ càng được thể hiện cụ thể hơn. Hoàn thiện biểu đồ vào biểu mẫu MQ/ĐC/36.

d. Tài liệu tham khảo: Các hướng dẫn và biểu mẫu liên quan

2.3.4.2. Tình hình áp dụng và kết quả đạt được:

Khi nào cần điều tra xem nguyên nhân của một vấn đề nằm ở đâu, thì nhà quản lý nên sử dụng công cụ này. Thực tế tại công ty, công cụ này sử dụng không nhiều, và việc lưu kết quả về công cụ này thường không sẵn có. Nhưng không thể phủ định kết quả mà nó mang lại.

Ví dụ về biểu đồ xương cá: (trang sau)

Nhìn vào biểu đồ nhân quả, chúng ta có thể nhìn ra những nguyên nhân gây nên tình trạng tỷ lệ sản phẩm phải hiệu chỉnh lại cao. Có thể do thiết bị không đạt yêu cầu. Về NVL có thể do lõi tôn cuộn dòng khác chủng loại, gối đĩa bị mạt sắt bám vào…Về con người có thể do mệt mỏi hoặc sử dụng máy móc chưa đúng. Về đo lường có thể do thiết bị đo hết hiệu lực. Về môi trường có thể do bụi bám vào trong công tơ làm sai lệch kết quả đo. Về phương pháp có thể do không tuân thủ đúng quy trình công nghệ, lắp ráp không đúng yêu cầu kỹ thuật như có khe hở giữa trục vít và gối trên không đảm bảo, bộ số bị kẹt, ba via…

Sau đó, nhà quản lý sẽ xem xét từng yếu tố và loại trừ những yếu tố đã được đảm bảo, như vậy sẽ tìm ra được nguyên nhân của vấn đề và ra quyết định hành động cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 52 - 53)