Quy trình sử dụng từng công cụ: 1 Biểu đồ Pareto:

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 42 - 43)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ: 2.1/ Khái quát về các công cụ thống kê đang sử dụng:

2.3.Quy trình sử dụng từng công cụ: 1 Biểu đồ Pareto:

2.3.1. Biểu đồ Pareto:

2.3.1.1. Quy trình:

a. Mục đích: Quy định các bước tiến hành xây dựng biểu đồ Pareto

b. Phạm vi áp dụng: áp dụng trong các quá trình sản xuất và quá trình liên quan cho tất cả các loại sản phẩm của công ty mẹ- VEC.

c. Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định vấn đề điều tra và cách thu thập số liệu

Căn cứ vào những vấn đề đang tồn tại, ta cần lập ra 1 bảng theo dõi tần suất xuất hiện khuyết tật theo các nguyên nhân đã tổng hợp được theo biểu mẫu MQ/ĐC/24.

Bước 2: Theo dõi và điền số liệu:

Vào cuối tháng, người được phân công tập hợp các số liệu ghi trong biểu mẫu MQ/ĐC/24 rồi cộng lại, tính tổng số và % cho mỗi dạng khuyết tật, sắp xếp các dạng sai hỏng theo thứ tự giảm dần, tính % cộng dồn các loại khuyết tật. Sau đó vẽ biểu đồ Pareto theo biểu mẫu MQ/ĐC/25 và MQ/ĐC/26.

Bước 3: Xác định nguyên nhân chính và đề ra biện pháp khắc phục

Căn cứ vào biểu đồ Pareto mà nhà quản lý có thể xác định những nguyên nhân chính gây nên khuyết tật và tập trung nỗ lực vào việc giải quyết nguyên nhân đó.

d. Tài liệu tham khảo:

HD/ĐC/02: Hướng dẫn biểu đồ Pareto

MQ/ĐC/ 24: Bảng theo dõi tần suất các khuyết tật MQ/ĐC/ 24: Bảng số liệu cho biểu đồ Pareto MQ/ĐC/ 24: Biểu đồ Pareto theo dạng khuyết tật

e. Lưu hồ sơ:

Trưởng các đơn vị có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ liên quan đến biểu đồ Pareto trong 2 năm.

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 42 - 43)