TRONG VÀI NĂM GẦN ĐÂY:
3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty mẹ- Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (VEC) có doanh số hàng năm trên 600 tỷ VND (gần 38 triệu USD). Công ty thực hiện cả hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Về hoạt động sản xuất, công ty tập trung chủ yếu vào sản phẩm công tơ điện. Đây là sản phẩm truyền thống và có thế mạnh của công ty. Về kinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh khách sạn Bình Minh ở 2 khu vực là Hà Nội và Hạ Long đã đem lại nguồn thu góp phần vào hỗ trợ hoạt động kinh doanh chính, đồng thời đem về ngoại tệ giúp công ty mua sắm máy móc thiết bị đầu tư cho sản xuất. Cả 2 mảng hoạt động này trong thời gian qua của công ty đều rất tốt và tăng trưởng đều qua các năm, quy mô cũng ngày càng được mở rộng.
Bảng 6: Một số chỉ tiêu kinh doanh trong giai đoạn từ 2005-2007:
Qua bảng trên, ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn từ 2005-2007, các chỉ tiêu cơ bản năm sau đều cao hơn năm trước. Việc chuyển giao công nghệ đã đi vào ổn định và liên tục phát huy hiệu quả trong những năm trước đó đã làm tiền đề cho sự phát triển vững chắc của công
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2006 2005 Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2007/2006 2006/2005 Tổng giá trị sx
năm
triệu đ 318.078 245.203 220.534 129,72 111,18
Doanh thu triệu đ 520.000 449.277 407.910 115,74 110,14
Doanh thu XK USD 1.304.737 1.188.303 324.621 109,8 366,06
LN sau thuế triệu đ 16.000 13.650 9.220 117,22 148,05
Tổng chi phí triệu đ 497.150 429.777 394.739 115,67 108,88
Thu nhập bq người lao động
triệu đ 4,0 3,6 3,2 111,11 112,5
Sản lượng Công tơ 1pha Công tơ 3pha
chiếc 2.450.000 115.000 2.272.092 96.258 2.200.000 69.000 107,83 119,47 103,27 139,5
ty. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm sau tăng nhanh hơn năm trước, đi kèm với nó là tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng tăng nhanh theo. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty được tiêu thụ rất tốt, các khách hàng vẫn giành sự tin tưởng cao, thương hiệu và hình ảnh của công ty đã trở nên quen thuộc trên khắp đất nước.
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2005 2006 2007 Doanh thu Chi phÝ Lîi nhuËn
Biểu đồ 1: doanh thu- chi phí- lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005-2007.
Công ty luôn nỗ lực tìm mọi biện pháp nhằm hợp lý hoá chi phí, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Doanh thu xuất khẩu cũng gia tăng mạnh, chứng tỏ công ty đang tiếp tục mở rộng thị trường, vươn ra thị trường quốc tế. Sản phẩm của công ty khi ra thị trường xuất khẩu được tiêu thụ ngày càng mạnh, các đối tác nước ngoài đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy mà lợi nhuận của công ty liên tục tăng trưởng tốt, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống người lao động được cải thiện. Có được điều này là do công ty luôn chú trọng đầu tư, cải tiến công nghệ, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hiệu quả làm cho công tác quản lý đi vào nề nếp, khoa học, từ đó góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí. Tuy năm 2005 sản lượng công tơ có chững lại do công ty thay đổi cơ cấu mặt hàng nhưng đây vẫn là sản phẩm chủ lực, đóng góp chủ yếu vào doanh thu và lợi nhuận. Công ty luôn nghiên cứu và đưa vào những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc tiêu thụ sản phẩm tuy có gặp khó khăn do cạnh tranh ngày càng gay gắt, giá cả NVL đầu vào tăng đột biến, nhưng do công ty áp dụng các biện pháp kiểm soát tốt chi phí nên tổng chi phí sản xuất không có sự gia tăng đột biến, làm sản xuất ổn định và không gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh chung của công ty.
- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch ở các đơn vị thành viên theo hướng tăng cao tương xứng với tiềm năng của từng đơn vị. Lập kế hoạch phát triển đúng đắn nhằm tạo cơ hội chiếm lĩnh thêm thị phần tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước, thị trường các nước trong khu vực và thế giới, tạo đà cho những năm tiếp theo.
- Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào những mặt hàng đang có thị trường tiêu thụ và có khả năng tăng thêm sản lượng. Tìm giải pháp xử lý đối với những sản phẩm tiêu thụ còn kém, hạn chế đến mức thấp nhất sản xuất những mặt hàng ít có khả năng tiêu thụ
- Áp dụng mọi biện pháp quản lý, giải pháp khoa học- công nghệ nhằm hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Xây dựng mới chiến lược sản phẩm của từng đơn vị thành viên theo hướng tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ. Tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Tăng cường công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, theo dõi và chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện tốt nhất để các đơn vị trong kế hoạch cổ phần hoá thực hiện đúng tiến độ. - Thực hiện nhanh các dự án đầu tư xây dựng để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả sử dụng vốn. Đưa nhanh các dự án đầu tư đã hoàn thành vào vận hành, khai thác phục vụ sản xuất kinh doanh để có điều kiện khấu hao thu hồi vốn, tạo nguồn tài chính tiếp tục đầu tư mới.
- Hoàn thiện hệ thống thống kê kế toán, thực hiện kiểm toán nội bộ để công tác tài chính kế toán của Tổng công ty ngày càng đi vào nề nếp. Phối hợp chặt chẽ công tác kế toán từ Công ty mẹ đến các công ty thành viên nhằm nâng cao công tác quản lý, kiểm soát chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại công nhân lành nghề, cán bộ nghiệp vụ quản lý để tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao trong toàn Tổng công ty. - Thực hiện các hình thức đầu tư vốn. Tìm cơ hội thực hiện chức năng kinh doanh tài chính- chứng khoán, tạo lập nguồn vốn cho phát triển.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ CŨ TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI THỐNG KÊ CŨ TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI