Biểu đồ kiểm soát: 1 Quy trình:

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 45 - 48)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ: 2.1/ Khái quát về các công cụ thống kê đang sử dụng:

2.3.2.Biểu đồ kiểm soát: 1 Quy trình:

2.3.2.1. Quy trình:

a. Mục đích:

Hướng dẫn cách thức lập biểu đồ kiểm soát năng lực sản xuất ở một số vụ trí cần thiết hay các quá trình quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cuối cùng.

b. Phạm vi áp dụng: áp dụng trong các quá trình sản xuất và quá trình liên quan cho tất cả các loại sản phẩm của công ty mẹ- VEC.

c. Các bước thực hiện:

Biểu đồ kiểm soát về cơ bản có 2 loại chính là biểu đồ dạng thuộc tính và biểu đồ dạng đặc tính biến đổi. Tại công ty, sử dụng phổ biến nhất là Về cơ bản, quy trình xây dựng biểu đồ này như sau:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu đặc trưng cần kiểm tra. Các chỉ tiêu này phải là những chỉ tiêu quan trọng, dễ đo, dễ can thiệp. Quản đốc phân xưởng là người làm việc này. Bước 2: Chọn loại biểu đồ thích hợp.

Căn cứ vào loại chỉ tiêu chất lượng, số lượng chỉ tiêu, cỡ mẫu, mục tiêu sử dụng và khả năng của quá trình mà người quản đốc PX lựa chọn cho phù hợp. Phổ biến nhất là biểu đồ kiểm soát X.

Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu. Tuỳ vào dạng biểu đồ mà số liệu thu nhận sẽ khác nhau. Nếu muốn xây dựng biểu đồ dạng thuộc tính (ví dụ biểu đồ X) ta cần ghi lại kết quả của phép đo đối với tất cả các đối tượng trong các nhóm mẫu đã được chọn. Đối với biểu đồ dạng đặc tính biến đổi (ví dụ biểu đồ P) ta thống kê số lần phạm khuyết tật trong tổng số lần kiểm tra. Kết quả thu thập được ghi vào biểu mẫu MQ/QC/01 theo quy định.

Bước 4: Xử lý dữ liệu thu được:

Các quản đốc phân xưởng lập bảng tính toán dữ liệu.Tính các giá trị đường tâm giới hạn trên và giới hạn dưới.

Bước 5: Vẽ biểu đồ kiểm soát.

Bước 6: Nhận xét tình trạng của quá trình và ra quyết định. Nếu quá trình diễn ra bình thường thì dùng biêu đồ đó làm chuẩn để kiểm soát quá trình. Nếu quá trình không bình thường thì phải tìm nguyên nhân khắc phục kịp thời.

d. Tài liệu tham khảo:

- Quy trình kiểm soát quá trình QT/12

- Quy trình kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường QT/17 - Các hướng dẫn kiểm tra và biểu mẫu

2.3.2.2.Tình hình áp dụng và kết quả đạt được:

Hàng ngày, các quản đốc phân xưởng đi đo lường và thống kê các thông số quan trọng của chi tiết, bán thành phẩm hay thành phẩm do mình phụ trách. Kiểm tra kết quả đo được với khoảng giới hạn cho phép. Nếu nghi ngờ thấy các thông số đo có xu hướng vượt khỏi giới hạn quy định thì tiến hành lập biểu đồ kiểm tra xem thực sự quá trình có diễn biến xấu như vậy không. Bằng việc kịp thời điều chỉnh những biến động, nhà quản lý giúp cho quá trình luôn ổn định và hoạt động bình thường.

Ví dụ về biểu đồ kiểm soát:

Có số liệu về kết quả kiểm tra độ không đồng tâm giữa φ1.8 với góc côn 6o

của 60 chi tiết trong quá trình ép từ biểu mẫu MQ/QC/01 như sau:

Nhóm mẫu X1 X2 X3 X4 X5 X Rj

1 0.05 0.05 0.03 0.02 0.03 0.036 0.03

3 0.02 0.04 0.05 0.03 0.02 0.032 0.034 0.01 0.02 0.03 0.03 0.04 0.026 0.03 4 0.01 0.02 0.03 0.03 0.04 0.026 0.03 5 0.04 0.03 0.05 0.02 0.02 0.032 0.03 6 0.03 0.04 0.03 0.05 0.04 0.038 0.02 7 0.02 0.01 0.05 0.03 0.02 0.026 0.04 8 0.03 0.02 0.04 0.04 0.03 0.032 0.02 9 0.04 0.03 0.03 0.05 0.03 0.036 0.02 10 0.02 0.04 0.04 0.05 0.02 0.034 0.03 11 0.03 0.05 0.03 0.02 0.04 0.034 0.03 12 0.05 0.04 0.04 0.02 0.03 0.036 0.03 X = ∑Xi /5 (i = 1÷ 5) Rj = Xmax – Xmin X = ∑X /12 = 0.033 R = ∑Rj /12 (j = 1÷15) ---> R = 0.0275 A2 = 0.58

Các đường giới hạn cho phép:

UCL = X + A2 * R = 0.033 + 0.58 * 0.0275 = 0.049 LCL = X – A2 * R = 0.033 – 0.58 * 0.0275 = 0.017. 0.017 0.022333 0.027666 0.032999 0.038332 0.043665 0.048998 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhóm mẫu X UCL A C C B A LCL B

Biểu đồ 3: Biểu đồ kiểm soát

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ kiểm soát trên, ta thấy:

- Không có điểm nào nằm ngoài 2 đường giới hạn trên và dưới - Không có 8 điểm liên tiếp cùng tăng hoặc cùng giảm

- Không có 8 điểm nằm về cùng một phía của đường trung tâm. - Không có 2 trong 3 điểm liên tiếp rơi vào vùng A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không có 4 trong 5 điểm liên tiếp rơi vào vùng B

Vậy, quá trình diễn ra bình thường, ổn định và vẫn trong tình trạng kiểm soát. Ta còn có thể tính được năng lực của quá trình trên.

0.01 0.017 0.049 0.05 *–––––––––––*–––––––––––––––––––*––––––––* *–––––––––––*–––––––––––––––––––*––––––––* LSL LCL UCL USL

Vì các dữ liệu trên phân bố tập trung, mang tính đại diện cho tổng thể nên ta có thể dùng chỉ số Cp để tính năng lực của quá trình theo công thức sau:

USL – LSL USL: giá trị đo thực tế lớn nhất

Cp = ———————— LSL: giá trị đo thực tế nhỏ nhất 6 б б : độ lệch chuẩn của quá trình. Cp= (0.05-0.01)/ 6* 0.00533 = 1.25 ----> 1< Cp < 1.33.

Kết luận: Quá trình có khả năng kiểm soát chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 45 - 48)