Đánh giá hiệu quả: 3.1 Thành quả đem lại:

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 55 - 59)

Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích, đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm, sự biến động của quá trình thông qua việc thu thập, phân loại, xử lý và trình bày các dữ liệu thống kê thu được dưới một dạng nào đó cho phép người thực hiện quá trình có thể nhận biết được thực trạng của quá trình, của sản phẩm, do đó tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra các quyết định, kết luận hay giải pháp cần thiết về chất lượng. Cụ thể:

- Sử dụng các kỹ thuật thống kê truyền thống trong kiểm soát chất lượng cho chúng ta biết được quá trình có ổn định và được kiểm soát không, mức độ biến thiên của quá trình có nằm trong giới hạn cho phép không, khả năng của quá trình là như thế nào?.Việc áp dụng các kỹ thuật thống kê cũng sẽ giúp tìm ra những nguyên nhân gây nên biến thiên của quá trình, nhận biết sự báo động về những trục trặc sắp xảy ra để có cách giải quyết thích hợp.

- Sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng là điều kiện cơ bản đảm bảo ra quyết định quản lý chất lượng có căn cứ thực tế và khoa học. Thông qua việc dùng những công cụ này giúp chúng ta giải thích được tình hình chất lượng một cách đúng đắn, phát hiện nguyên nhân gây sai sót để có biện pháp khắc phục kịp thời. - Kiểm soát chất lượng bằng thống kê cho phép hoạt động diễn ra nhất quán hơn, thực hiện tuân thủ đúng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Nếu quá trình kiểm soát tốt, các thao tác công việc hợp lý, khoa học thì đó sẽ là cơ sở cho hoạt động duy trì, cải tiến trong tương lai.

- Ngoài ra, thông qua công cụ thống kê giúp quá trình diễn ra liên tục, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xem xét độ tin cậy của quá trình, từ đó có thể dự báo về hiệu suất. Các yếu tố thiết bị, nguyên liệu và đầu vào khác cũng được đánh giá một cách chính xác hơn, cân đối hơn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, kiểm soát độ biến thiên của các yếu tố đầu vào. Công cụ thống kê còn làm tiết kiệm thời gian trong tìm kiếm nguyên nhân gây ra vấn đề về chất lượng, tiết kiệm được chi phí do phế phẩm, lãng phí và những hoạt động thừa. Loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm.

Năm 2007, HTQLCL của công ty được đánh giá là vẫn duy trì hiệu lực phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Các lỗi không phù hợp qua kết quả đánh giá nội bộ giảm 10% so với năm 2006.Số lượng sản phẩm không phù hợp vượt quá tỷ lệ cho phép áp dụng MQ/ĐC/23 giảm 30% trên số lần mở phiếu năm 2006. Các vấn đề liên quan đến khách hàng được giải quyết kịp thời, làm giảm 15% số lượng khiếu nại so với 2006. Số lượng sản phẩm không phù hợp bị KH trả lại giảm 10% so với năm trước. Tỷ lệ sản phẩm cuối cùng sau lần kiểm tra phải hiệu chuẩn lại đạt bình quân các loại: công tơ 1 pha 25%, 3 pha: 15%, bán thành phẩm 6%...(con số tương ứng năm 2006 là 28.8%, 15,4%, 6%)…Có được kết quả này là do nhiều yếu tố cấu thành, nhưng không thể không kể đến việc sử dụng các công cụ thống kê đem lại.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Tuy rằng các công cụ thống kê truyền thống đã đem lại những kết quả tích cực, nhưng với sự đa dạng và cải tiến không ngừng của QLCL thì việc sử dụng các kỹ thuật này trong nhiều trường hợp là không thể giải quyết được. Cụ thể:

- Các công cụ thống kê được sử dụng chủ yếu để phân tích các dữ liệu bằng số. Tuy nhiên trong thực tế, mọi người thường có nhiều dữ liệu bằng lời hơn là bằng số về các vấn đề mà đang cần giải quyết. Để có những dữ liệu bằng số thì phải qua đo đạc, thậm chí có nhiều vấn đề mà không thể đo đạc được, như các phàn nàn hay yêu cầu của khách hàng. Ví dụ như khách hàng phàn nàn rằng mặt số công tơ rất mờ để có thể đọc được chỉ số, hay như phàn nàn về sản phẩm không giao hàng đúng hẹn…Trong những trường hợp này, việc sử dụng các kỹ thuật thống kê có thể đem lại kết quả không như mong muốn.

- Các công cụ thống kê truyền thống phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm theo dõi của người phụ trách quá trình. Bởi nếu người thực hiện không nhận thức được ý nghĩa của chúng thì việc thực hiện chỉ mang tính chiếu lệ. Dữ liệu thu thập được không chính xác, do đó không phản ánh đúng thực trạng quá trình. Điều này dẫn đến các quyết định sai lầm, các hoạt động kiểm soát và cải tiến trở nên vô nghĩa, chệch hướng.

- Công cụ truyền thống chưa tận dụng được sự tham gia của mọi người ở mức độ cao. Một vài kỹ thuật thống kê có thể là phức tạp, khó hiểu với một số người. Những

người không được trang bị kiến thức về thống kê, nhất là những người công nhân-họ chỉ được trang bị kỹ năng và tay nghề, thì việc huy động sự tham gia của tất cả mọi người còn gặp những khó khăn nhất định. Sự tham gia của công nhân, là rất tích cực, vì chính họ mới là người nắm được thực tiễn của vấn đề khi họ trực tiếp tiếp xúc hàng ngày với công việc. Nhiều đề xuất cải tiến, sáng kiến quan trọng đều bắt nguồn từ đây, ý kiến của họ rất đáng được xem xét. Hơn nữa, khi vấn đề được định hình, không chỉ những người công nhân mà tất cả mọi người ở mọi bộ phận, chức năng thông hiểu, và sẵn sàng tham gia hợp tác tích cực vào công tác QLCL.

Chính vì những bất cập trên mà xuất hiện sự cần thiết phải áp dụng các công cụ QLCL mới bên cạnh việc duy trì các công cụ thống kê truyền thống. Vậy, các công cụ mới là gì, chúng được áp dụng như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải quyết trong chương 3.

CHƯƠNG III:

ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MỚI TRONG KIỂM SOÁT VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG. MỘT SỐ TRONG KIỂM SOÁT VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG. MỘT SỐ

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ SỬ DỤNG.

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng mới trong kiểm soát và cải tiến chất lượng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Trang 55 - 59)