1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam

131 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Động lực là mức độ năng lượng, sự sáng tạo mà người lao động trong tổ chức mang lại cho công việc của họ. Động lực chính là phương thức thúc đẩy, nâng cao tinh thần làm việc của người lao động. Động lực của người lao động còn được hiểu là mức độ cam kết của người lao động đối với công việc họ đang làm, là thước đo cho sự gắn bó với mục tiêu của tổ chức. Một người lao động tràn trề động lực sẽ luôn tập trung, làm việc hiệu quả hơn, do vậy chất lượng công việc và năng suất làm việc cũng được gia tăng. Động lực lý giải cho lý do tại sao một người lại hành động khi người đó bắt tay vào làm việc mà không cần có sự cưỡng bức, khi đó, họ có thể làm được nhiều hơn điều mà cấp trên mong chờ ở họ. Động lực làm việc mang tính tự nguyện phụ thuộc chính vào bản thân người lao động, người lao động thường chủ động làm việc hăng say khi họ không cảm thấy có một sức ép hay áp lực nào trong công việc, khi được làm việc một cách chủ động, tự nguyện thì họ có thể đạt được năng suất lao động tốt nhất. Vì vậy, mục tiêu của các nhà lãnh đạo, quản lý là phải làm sao tạo ra được động lực giúp người lao động có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất phục vụ cho tổ chức. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, bộ máy hành chính được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở nói chung và từ cấp Bộ, ngành đến các đơn vị trực thuộc nói riêng, sẽ không thể đi vào hoạt động nếu thiếu con người vận hành, sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ công chức có đủ năng lực, trình độ để thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị đó. Đội ngũ công chức là chủ thể của các hành động, là người cụ thể hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào cuộc sống, xây dựng bộ máy quản lý và các quy định về sử dụng các nguồn lực trong quá trình quản lý, nói cách khác, công chức là người đề ra các quy định và họ cũng chính là người thực thi các quy định đó. Vì vậy, trình độ, năng lực của công chức có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đội ngũ công chức có năng lực, trình độ chưa hẳn đã làm cho hiệu quả quản lý hành chính được nâng lên nếu công chức thiếu động lực làm việc. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước trước hết cần phải quan tâm tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là một cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN) và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật, được quy định tại Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện chức năng QLNN trong một lĩnh vực phức tạp, với phạm vi quản lý rộng lớn, đặt trong bối cảnh thực tiễn nhiều biến động như hiện nay, đội ngũ công chức Tổng cục cần phải đáp ứng các yêu cầu như nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức, kinh nghiệm QLNN, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng lực và chất lượng làm việc của đội ngũ công chức chưa thực sự hiệu quả, một số công chức chưa sử dụng hết năng lực của mình trong thực hiện nhiệm vụ do chưa thực sự hiểu rõ về công việc và chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công việc mà công chức đang đảm nhận; mức lương nhận được thấp; môi trường làm việc gò bó, hạn hẹp. Bên cạnh đó, nhiều công chức thực hiện chức năng tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng định mức, đơn giá, đào tạo sát hạch, dịch vụ công, đang chịu nhiều áp lực về thời gian làm việc, phải làm việc ngoài giờ, khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc lớn nên không tránh khỏi sự chán nản trong công việc và các nhà lãnh đạo, quản lý cũng chưa tạo được niềm đam mê trong công việc cho công chức, điều này ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chung của Tổng cục. Do vậy cần phải nghiên cứu động lực làm việc của công chức tại Tổng cục hiện nay là gì và thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức tại các Vụ tham mưu, Cục Quản lý thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam bởi động lực làm việc quyết định hiệu suất làm việc của các cá nhân trong tổ chức, là cơ sở đem lại sự sáng tạo trong tổ chức và động lực làm việc giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của tổ chức, để từ đó đưa ra các phương pháp tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế. Nhận thấy tầm quan trọng về tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại Tổng cục hết sức cấp thiết, có tính quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó và từ thực tiễn, tác giả chọn đề tài "Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tạo động lực làm việc không còn là vấn đề mới, đây là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: quản lý nhà nước về xã hội, quản lý công…và đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như giáo trình, bài viết trên các Tạp chí, Đề tài luận văn Thạc sĩ …. 2.1. Các công trình nghiên cứu về động lực và tạo động lực làm việc (nói chung cho người lao động) Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về động lực và tạo động lực lao động, như công trình nghiên cứu của tác giả Abraham Maslow (1943) với Tháp nhu cầu, khi nghiên cứu về động lực lao động, Maslow cho rằng con người có nhiều nhu cầu khác nhau cần được thoả mãn. Sự thoả mãn nhu cầu của các cá nhân bắt đầu từ nhu cầu thấp nhất, các nhu cầu dưới được thoả mãn thì nhu cầu trên mới xuất hiện. Nhà quản lý muốn tạo động lực cho nhân viên của họ thì trước hết nhà quản lý phải hiểu được nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, từ đó có định hướng vào sự thoả mãn nhu cầu đó của họ để chính sách tạo động lực đạt được kết quả cao nhất. [7] Công trình nghiên cứu của tác giả Frederick Herzberg (1959) với Học thuyết hai yếu tố. Học thuyết phân ra hai nhóm yếu tố có tác dụng tạo động lực. Nhóm thứ nhất là nhóm yếu tố thúc đẩy động cơ làm việc, bao gồm sự thành đạt trong công việc; sự công nhận, thừa nhận của tổ chức; sự thăng tiến trong chức nghiệp; sự hấp dẫn của công việc. Đây chính là những nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia làm việc. Nhóm thứ hai là nhóm yếu tố duy trì động cơ làm việc, bao gồm chế độ lương; các chính sách và cách thức quản lý; các mối quan hệ cá nhân trong tổ chức; chức vụ được giao; sự an toàn trong công việc. Các yếu tố này khi được tổ chức tốt sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của người lao động. [7] Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2012) của tác giả Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân đã cho người đọc thấy được: “Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức. Động lực lao động xuất phát từ trong nội tại suy nghĩ của người lao động. Động lực lao động được thể hiện thông qua những công việc cụ thể mà mỗi người lao động đang đảm nhiệm và trong thái độ của họ đối với tổ chức. Mỗi người lao động đảm nhiệm một công việc khác nhau có thể có động lực lao động khác nhau để làm việc tích cực hơn”. [4] Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hường (2020) “Vấn đề tạo động lực trong tổ chức công” đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước. Tác giả cho rằng: “Tạo động lực là để lan tỏa hiệu ứng tích cực trong tổ chức, bởi động lực từ những cá nhân có tầm ảnh hưởng, có uy tín trong tập thể sẽ tác động mạnh mẽ đến những thành viên khác trong tổ chức. Chính vì vậy, việc nuôi dưỡng và tạo động lực cho mỗi cá nhân trong tổ chức chính là tạo tiền đề cho động lực tập thể. Với cá nhân, động lực khơi dậy những khát khao, những mong muốn tích cực. Người có động lực luôn chủ động trong công việc, họ thể hiện niềm say mê và tập trung cao trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, tạo nền tảng và ý chí phấn đấu cho cá nhân. Động lực của mỗi cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh tổng thể của cả tổ chức. Nói cách khác, sức mạnh của tổ chức dựa trên sức mạnh nội lực từ mỗi thành viên”. [26] 2.2. Các công trình nghiên cứu về động lực và tạo động lực cho công chức cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải (2014) viết về “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, trong đó tác giả bài viết đưa ra một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức như: đảm bảo một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý; phân công công việc phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường của cán bộ, công chức; xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được của từng cá nhân cán bộ, công chức; tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, công chức; xây dựng môi trường làm việc hiệu quả; công nhận những đóng góp của cấp dưới. [25] Bài viết của tác giả Nguyễn Đình Nghĩa (2014) với nội dung “Một số đề xuất về cải cách chính sách tiền lương cán bộ, công chức giai đoạn 2012 - 2020” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước. Tác giả bài viết cho rằng: “Việc đổi mới quản lý nhà nước về tiền lương còn có sự liên quan chặt chẽ đến sự phát triển nguồn nhân lực công từ Trung ương đến cơ sở. Công chức nhà nước là nhân lực công thực thi quyền lực nhà nước từ Trung ương tới cơ sở, đó là một dạng lao động quyền lực đặc biệt đối với yêu cầu trình độ cao, được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, huấn luyện kỹ năng quản trị đáp ứng nhiệm vụ đặt ra” và tác giả cũng khẳng định “tiền lương và các chính sách kèm theo phải có sự công khai, minh bạch; trả lương theo đúng vị trí việc làm và mức độ cống hiến của họ. Những chuyên gia có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao cần được trả lương xứng đáng”. Tác giả bài viết đưa ra các quan điểm, nội dung việc đổi mới quản lý nhà nước về tiền lương một cách khá chi tiết. Cuối cùng, tác giả nhận định “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức phải kết hợp chặt chẽ với cải cách về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; tinh giản biên chế, cải cách cơ chế quản lý và kiểm soát tiền lương và các khoản thu nhập ngoài lương, nâng cao mức sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, thu hút được người có tài năng; tạo động lực cho cán bộ, công chức tận tâm, tận lực, trung thành với công việc, nâng cao trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao”. [28] Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bích Lan (2016) “Về động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước. Tác giả bài viết nhấn mạnh: “Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Đặc biệt với tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước - một hệ thống lớn có kết cấu chính là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì việc tạo động lực làm việc ở đội ngũ này là vô cùng quan trọng. Động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng đồng thời là một động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước”. [27] Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2015) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính”. Tác giả đã hệ thống hóa một cách cơ bản lý luận về động lực, tạo động lực cho người lao động, những học thuyết cơ bản về động lực và tạo động lực; phân tích các học thuyết tạo động lực theo phân loại học thuyết nội dung, học thuyết công cụ và học thuyết quá trình với từng nhóm tác giả tiêu biểu để thấy được ưu và nhược điểm của từng loại học thuyết. Đề tài cũng có những đóng góp tiếp theo về mặt lý luận để làm sáng tỏ nhiều điểm khác biệt về động lực và các yếu tố tạo động lực cho công chức hành chính nhà nước so với người lao động ở khu vực ngoài nhà nước. [8] Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Kiều Oanh (2018) với đề tài “Tạo động lực làm việc cho công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”. Qua phân tích các học thuyết khoa học về tạo động lực cho người lao động, tác giả cho thấy “việc tạo động lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước là rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác thực thi công vụ”. [9] Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2018) với đề tài “Tạo động lực làm việc cho công chức tại Bộ Thông tin và Truyền thông”. Qua những cơ sở lý luận đưa ra nghiên cứu về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức tại Bộ Thông tin và Truyền thông và qua phân tích các học thuyết, quan điểm tạo động lực khác, tác giả đã đưa ra một số nhận định: “công tác tạo động lực cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa để nâng cao tinh thần làm việc, gắn bó và cống hiến của công chức đối với tổ chức”. [19] Như vậy đã có nhiều tác giả nghiên cứu về động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và cho đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng. Hầu hết các đề tài đều ở tầm vĩ mô, hoặc cụ thể nhưng đối tượng nghiên cứu là khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau, khu vực, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau và đặc điểm tại mỗi cơ quan cũng không giống nhau. Về thực tiễn các công trình trên đã đề xuất một số giải pháp góp phần giúp các nhà quản lý nâng cao động lực làm việc cho từng đối tượng nhất định trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nên không hoàn toàn áp dụng được ở các cơ quan khác nhau. Theo tác giả được biết, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Do đó tác giả lựa chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho công chức cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) và thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp tiếp tục tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Từ đó chỉ ra những ưu điểm, những điểm hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tạo động lực làm việc tốt hơn cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các hoạt động tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi Tổng cục Đường bộ Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và sử dụng dữ liệu trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020 để minh họa, đánh giá và phân tích trong quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp cho thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Hệ thống các khái niệm và luận điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong thực tiễn được hình thành thông qua quá trình thu thập kiến thức từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước. Các tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các bài viết được đăng trên Tạp chí, các cuốn sách, giáo trình và các văn bản liên quan đến động lực và tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và công chức nói riêng cũng như thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp một số tài liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như: đề án vị trí việc làm, quy chế chi tiêu nội bộ, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng … 5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Tác giả dùng bảng hỏi với hệ thống câu hỏi có nội dung chủ yếu: thông tin về trình độ, độ tuổi, điều kiện làm việc, mức độ ảnh hưởng của môi trường làm việc, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức để điều tra mức độ quan tâm và chỉ số hài lòng của công chức đối với các chính sách liên quan đến vấn đề tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Phiếu Điều tra thu thập thông tin được tiến hành với 188 công chức đang làm việc tại các Vụ tham mưu và Cục Quản lý xây dựng đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Số phiếu phát ra là 188 phiếu; số phiếu thu về là 184 phiếu; số phiếu sử dụng được là 180 phiếu. Phiếu Điều tra thu về với dữ liệu thu thập được được xử lý trên máy tính bằng phần mềm ứng dụng văn phòng Microsoft Office - Excel, cho kết quả tỷ lệ % theo phiếu điều tra để sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HẢO TÂM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HẢO TÂM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG Chun ngành: Quản lý cơng Mã số: 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI HÀ NỘI - NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Quản lý công với tên đề tài “Tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam” cơng trình nghiên cứu khoa học thân tác giả Các số liệu kết trình bày luận văn có nguồn gốc rõ ràng kết nghiên cứu trình lao động trung thực thân tác giả Tác giả xin chịu hồn tồn trách nhiệm cơng trình nghiên cứu Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Hảo Tâm LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện, thầy/cô Ban quản lý Đào tạo Sau Đại học, thầy/cô giáo Học viện Hành quốc gia, giáo chủ nhiệm lớp, giảng dạy, truyền thụ kiến thức tạo điều kiện cho tác giả trình học tập, nghiên cứu hồn thành khóa học Tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả suốt trình thực nghiên cứu hoàn thiện luận văn Tác giả xin chân thành cảm ơn anh, chị làm việc Tổng cục Đường Việt Nam quan tâm, trả lời phiếu điều tra thơng tin, giúp tác giả có thơng tin phục vụ cho việc nghiên cứu Và cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người bên cạnh động viên tác giả suốt trình học tập, nghiên cứu thực đề tài luận văn Xin trân trọng cảm ơn Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Hảo Tâm MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 12 1.1 Một số vấn đề chung động lực tạo động lực làm việc 12 1.1.1 Khái niệm 12 1.1.2 Các học thuyết tạo động lực làm việc 15 1.2 Cơng chức quan hành nhà nước động lực làm việc công chức quan hành nhà nước .20 1.2.1 Công chức CQHCNN 20 1.2.2 Động lực làm việc công chức CQHCNN .24 1.3 Tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN 25 1.3.1 Khái niệm 25 1.3.2 Sự cần thiết tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN 25 1.3.3 Nội dung tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN 27 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho công chức 33 1.4.1 Các yếu tố thuộc chế độ sách, quy định nhà nước .33 1.4.2 Các yếu tố thuộc tổ chức 35 1.4.3 Các yếu tố thuộc thân công chức .37 1.4.4 Các yếu tố thuộc công việc công chức .38 Tiểu kết chương 39 Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 40 2.1 Khái quát Tổng cục Đường Việt Nam 40 2.1.1 Chức 40 2.1.2 Nhiệm vụ quyền hạn .40 2.1.3 Cơ cấu tổ chức .42 2.1.4 Đội ngũ công chức 43 2.2 Thực trạng động lực làm việc công chức Tổng cục Đường Việt Nam .47 2.2.1 Về mức độ am hiểu, quan tâm, tham gia vào công việc công chức 48 2.2.2 Về hiệu suất sử dụng thời gian làm việc .49 2.2.3 Về mức độ nỗ lực giải công việc .50 2.2.4 Về mức độ quan tâm đến nghề nghiệp công chức 50 2.2.5 Đánh giá chung động lực làm việc công chức Tổng cục Đường Việt Nam 52 2.3 Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam 53 2.3.1 Tạo động lực làm việc thông qua lương, thưởng 53 2.3.2 Tạo động lực làm việc thông qua công việc 58 2.3.3 Tạo động lực làm việc thông qua môi trường làm việc 61 2.4 Đánh giá chung tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam 71 2.4.1 Ưu điểm .71 2.4.2 Hạn chế nguyên nhân hạn chế 73 Tiểu kết chương 80 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 82 3.1 Quan điểm 82 3.1.1 Tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam cần vào đường lối, chủ trương Đảng, sách pháp luật Nhà nước xây dựng phát triển đội ngũ công chức 82 3.1.2 Tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam cần vào Chiến lược, Kế hoạch phát triển Tổng cục Đường Việt Nam 83 3.1.3 Tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam cần có hệ thống giải pháp đồng bộ, kết hợp hài hòa biện pháp khuyến khích vật chất khuyến khích tinh thần 85 3.2 Một số giải pháp tiếp tục tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam 85 3.2.1 Xây dựng hồn thiện đề án vị trí việc làm, mô tả công việc, khung lực 86 3.2.2 Xây dựng hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý khoản thu nhập thêm lương 88 3.2.3 Phân công công việc phù hợp .90 3.2.4 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng .91 3.2.5 Hồn thiện cơng tác đánh giá, đổi công tác thi đua khen thưởng, ghi nhận đóng góp cơng chức 93 3.2.6 Cải thiện môi trường điều kiện làm việc cho công chức 98 3.2.7 Xây dựng văn hóa cơng sở, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu 99 3.2.8 Một số giải pháp từ thân công chức 101 Tiểu kết chương 107 KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Đặc điểm đội ngũ công chức Tổng cục Đường Việt Nam 44 Bảng 2.4 Thống kê độ tuổi công chức giai đoạn 2018 - 2020 .46 Bảng 2.5 Mức độ am hiểu công việc công chức .48 Bảng 2.6 Khảo sát sử dụng thời gian làm việc công chức 49 Bảng 2.7 Nỗ lực giải công việc gặp khó khăn 50 Bảng 2.8 Ý định chuyển công tác công chức thời gian tới 51 Bảng 2.9 Đánh giá công chức mức tiền lương .54 Bảng 2.10 Mức độ hài lịng cơng chức cơng tác khen thưởng 56 Bảng 2.11 Công tác bố trí, xếp cơng việc cho cơng chức 60 Bảng 2.12 Đánh giá công chức công tác đào tạo, bồi dưỡng 63 Bảng 2.13 Kết đánh giá công chức giai đoạn 2018 - 2020 65 Bảng 2.14 Đánh giá công chức điều kiện, môi trường làm việc 68 Sơ đồ 1.1: Tháp nhu cầu Maslow 15 Sơ đồ 2.1: cấu tổ chức Tổng cục Đường Việt Nam 43 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài luận văn Động lực mức độ lượng, sáng tạo mà người lao động tổ chức mang lại cho cơng việc họ Động lực phương thức thúc đẩy, nâng cao tinh thần làm việc người lao động Động lực người lao động hiểu mức độ cam kết người lao động công việc họ làm, thước đo cho gắn bó với mục tiêu tổ chức Một người lao động tràn trề động lực tập trung, làm việc hiệu hơn, chất lượng công việc suất làm việc gia tăng Động lực lý giải cho lý người lại hành động người bắt tay vào làm việc mà khơng cần có cưỡng bức, đó, họ làm nhiều điều mà cấp mong chờ họ Động lực làm việc mang tính tự nguyện phụ thuộc vào thân người lao động, người lao động thường chủ động làm việc hăng say họ khơng cảm thấy có sức ép hay áp lực công việc, làm việc cách chủ động, tự nguyện họ đạt suất lao động tốt Vì vậy, mục tiêu nhà lãnh đạo, quản lý phải tạo động lực giúp người lao động làm việc đạt hiệu cao phục vụ cho tổ chức Trong suốt trình hình thành phát triển hành nhà nước Việt Nam, máy hành tổ chức từ Trung ương đến sở nói chung từ cấp Bộ, ngành đến đơn vị trực thuộc nói riêng, vào hoạt động thiếu người vận hành, khơng thể thành cơng khơng có đội ngũ cơng chức có đủ lực, trình độ để thực nhiệm vụ quan, đơn vị Đội ngũ cơng chức chủ thể hành động, người cụ thể hóa đường lối, chủ trương, sách Đảng Nhà nước thành quy định pháp luật để đưa vào sống, xây dựng máy quản lý quy định sử dụng nguồn lực trình quản lý, nói cách khác, cơng chức người đề quy định họ người thực thi quy định Vì vậy, trình độ, lực cơng chức có ý nghĩa quan trọng hiệu lực, hiệu công tác quản lý hành nhà nước Tuy nhiên, đội ngũ cơng chức có lực, trình độ chưa hẳn làm cho hiệu quản lý hành nâng lên công chức thiếu động lực làm việc Do đó, để nâng cao hiệu hoạt động tổ chức hành nhà nước trước hết cần phải quan tâm tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức hệ thống quan quản lý hành nhà nước Tổng cục Đường Việt Nam quan thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực chức quản lý nhà nước (QLNN) tổ chức thực thi pháp luật giao thông vận tải đường phạm vi nước; tổ chức thực hoạt động dịch vụ công giao thông vận tải đường theo quy định pháp luật, quy định Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 Thủ tướng Chính phủ Thực chức QLNN lĩnh vực phức tạp, với phạm vi quản lý rộng lớn, đặt bối cảnh thực tiễn nhiều biến động nay, đội ngũ công chức Tổng cục cần phải đáp ứng yêu cầu nâng cao lực cơng tác, trình độ chun mơn, kỹ nghiệp vụ, kiến thức, kinh nghiệm QLNN, tinh thần trách nhiệm ý thức phục vụ nhân dân Tuy nhiên, thực tế cho thấy lực chất lượng làm việc đội ngũ công chức chưa thực hiệu quả, số công chức chưa sử dụng hết lực thực nhiệm vụ chưa thực hiểu rõ công việc chưa nhận thức hết tầm quan trọng công việc mà công chức đảm nhận; mức lương nhận thấp; mơi trường làm việc gị bó, hạn hẹp Bên cạnh đó, nhiều cơng chức thực chức tham mưu, xây dựng văn quy phạm pháp luật, xây dựng định mức, đơn giá, đào tạo sát hạch, dịch vụ công, chịu nhiều áp lực thời gian làm việc, phải làm việc ngồi giờ, khối lượng cơng việc DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt Bộ Giao thơng vận tải, Phê duyệt vị trí việc làm quan, đơn vị hành thuộc Tổng cục Đường Việt Nam, Quyết định số 1123/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2019 Bùi Anh Tuấn - Phạm Thúy Hương (2009), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Chính phủ (2015), Thực dân chủ hoạt động CQHCNN đơn vị nghiệp công lập, Nghị định số 04/2015/NĐCP ngày 09/01/2015 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị quốc gia thật, Hà Nội Học viện Hành (2016), Lịch sử học thuyết quản lý, Tài liệu môn học Lịch sử học thuyết quản lý Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, tập II, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội Nguyễn Ngọc Quân - Nguyễn Vân Điềm (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2018), Tạo động lực làm việc cho công chức Bộ Thông tin Truyền thông, luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành quốc gia Nguyễn Thị Phương Lan (2015), Hồn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức quan hành chính, luận án Tiến sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành quốc gia 10 Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 11 Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức, Luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 12 Quốc hội (2019), Bộ luật Lao động, Bộ luật số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 13 Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật cán bộ, công chức Luật viên chức, Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 14 Tổng cục Đường Việt Nam, Báo cáo kết đào tạo năm 2020 giai đoạn 2016-2020, kế hoạch năm 2021, Báo cáo số 8772/TCĐBVN - TCHC ngày 27/11/2020 15 Tổng cục Đường Việt Nam, Đề án vị trí việc làm năm 2019, Quyết định số 1123/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2019 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải 16.Tổng cục Đường Việt Nam, Nghị Đại hội đại biểu Đảng Tổng cục Đường Việt Nam khóa III, nhiệm kỳ 2020-2025 Đảng Tổng cục Đường Việt Nam 17 Tổng cục Đường Việt Nam, Quy chế chi tiêu nội quản lý, sử dụng tài sản công quan Tổng cục Đường Việt Nam 18 Từ điển (1999), Giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 40 19 Viện Nghiên cứu khoa học hành (2009), Thuật ngữ hành chính, Học viện Hành chính, Học viện Chính trị - Hành Quốc gia Hồ Chí Minh, tr 80 20 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, tr.1020 21 Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội 22 Vũ Kiều Oanh (2018), Tạo động lực làm việc cho công chức Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành quốc gia Tiếng Anh 23 Carter, S., Shelton, M (2009), The Performance Equation - What makes truly great, sustainable performance, Apter Development LLP 24 Elliott Jaques (1952), The Changing Culture of a Factory Nguồn Internet 25 Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu hoạt động Tổ chức hành nhà nước https://tcnn.vn/news/detail/4540/Tao_dong_luc_lam_viec_cho_can _bo_cong_chuc_nham_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_To_ch uc_hanh_chinh_nhaall.html 26 Nguyễn Thị Hường (2020), Vấn đề tạo động lực tổ chức công https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/06/29/van-de-tao-dong-luctrong-to-chuc-cong 27 Nguyễn Thị Bích Lan (2016), Về động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam https://tcnn.vn/news/detail/32502/Ve_dong_luc_lam_viec_cho_doi_ng u_can_bo_cong_chuc_vien_chuc_cua_Viet_Nam_hien_nayall.html 28 Nguyễn Đình Nghĩa (2014), Một số đề xuất cải cách sách tiền lương cán bộ, công chức giai đoạn 2012 - 2020 https://tcnn.vn/news/detail/5686/Mot-so-de-xuat-ve-cai-cach-chinhsach-tien-luong-can-bo-cong-chuc-trong-giai-doan-2012 2020.html PHỤ LỤC PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Thưa ơng (bà), để góp phần đánh giá xác, khách quan sát thực cơng tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, xin ơng (bà) vui lịng cung cấp số thơng tin theo câu hỏi sau Thông tin thân ông (bà): Đơn vị công tác: Tuổi: Giới tính: - Nam:   - Nữ: Chức danh: Trình độ chun mơn: Thâm niên công tác: …… Nội dung hỏi: I Thực trạng động lực làm việc cơng chức nay: Ơng (bà) cho biết mức độ am hiểu cơng việc đảm nhận?(Xin đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý) a Hiểu rõ:  b Hiểu:  c Hiểu sơ qua:  d Khơng hiểu:  Ơng (bà) cho biết có sử dụng hết thời gian hành để giải cơng việc quan giao hay không? (Xin đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý) a Có:  b Khơng:  Nếu không sử dụng hết thời gian làm việc, lúc khơng làm việc ơng (bà) thường làm gì? (Xin đánh dấu  vào 01 phương án) a Chơi game, đọc báo mạng:  b Nói chuyện phiếm:  c Tranh thủ làm việc khác:  Ông (bà) cho biết nguyên nhân ông (bà) không dành hết thời gian cho công việc? (Xin đánh dấu  vào 01 nhiều phương án) a Vì làm xong cơng việc giao:  b Vì cần nghỉ ngơi cho đỡ căng thẳng :  c Vì khơng bị áp đặt thời gian hồn thành cơng việc:  d Vì khơng có người kiểm tra, giám sát:  đ Vì phù hợp với đồng lương nhận:  Trong cơng việc gặp phải khó khăn ơng (bà) có nỗ lực giải hay khơng?(Xin đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý) a Sẵn sàng:  b Do dự:  c.Từ chối:  Trong thời gian tới, ơng (bà) có ý định chuyển sang quan, đơn vị khác làm việc không? (Xin đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý) a Có:  b Khơng:  c Nếu có hội tốt hơn:  II Thực trạng tạo động lực làm việc công chức nay: Xin ông (bà) cho biết mức độ hài lòng số nội dung sau (Xin đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý) Rất hài Hài Nội dung lòng lòng Khá hài lịng Chưa Khó hài lịng trả lời a Đối với cơng tác quy hoạch quan, đơn vị công tác b Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng quan, đơn vị cơng tác c Đối với công tác thi đua, khen thưởng quan, đơn vị cơng tác d Đối với công tác bổ nhiệm cán quan, đơn vị nơi cơng tác đ Đối với phong cách làm việc người lãnh đạo, quản lý nơi cơng tác Trong thời gian năm qua ơng (bà) có tham gia khố đào tạo bồi dưỡng không? (Xin đánh dấu  vào phương án đồng ý) a Có:  b Khơng:  Nếu có ơng (bà) cho biết khố ĐTBD nào? …………………… ………………………………………………………………………… Chương trình đào tạo, bồi dưỡng có giúp cho cơng việc tương lai ông (bà) không?(Xin đánh dấu  vào phương án đồng ý) a Giúp ích nhiều:  b Giúp ích vừa phải:  c Một chút:   d Khơng giúp gì: Nếu chọn phương án b, c, d cho biết lý sao: …………………… Mức tiền lương có đảm bảo sống cho ơng (bà) gia đình khơng? (Xin đánh dấu  vào phương án đồng ý) a Đảm bảo sống:  b Đảm bảo phần:  c Khơng đảm bảo sống:  d Có khả tích lũy:  Điều kiện, mơi trường làm việc quan nơi ơng (bà) cơng tác có đảm bảo để ông (bà) làm việc không? (Xin đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý) a Rất thuận lợi:  b Thuận lợi:  c Mức độ thuận lợi vừa phải:  d Không thuận lợi:  Cơng tác bố trí, xếp cơng việc cho cơng chức đơn vị ơng (bà) có đảm bảo người, việc không? (Xin đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý) a Rất đúng:  b Đúng:  c Đúng phần:  d Không đúng:  Đề xuất giải pháp khác ông (bà) (nếu có): ……………………… XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! PHỤ LỤC BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÔNG TIN Tác giả tiến hành Điều tra thông tin Vụ tham mưu Cục Quản lý xây dựng đường với số phiếu phát 188 phiếu, số phiếu thu 184 phiếu, số phiếu sử dụng 180 phiếu I Kết thực trạng động lực làm việc công chức Mức độ am hiểu công việc mà công chức đảm nhận STT Nội dung Kết Số người lựa chọn Tỷ lệ (%) Hiểu rõ 52 28.9% Hiểu 123 68.3% Hiểu sơ qua 2.8% Không hiểu 0.0% Ơng/bà có sử dụng hết thời gian làm việc hay không? STT Nội dung Kết Số người lựa chọn Tỷ lệ (%) Làm thêm 16 8.9% Có 149 82.8% Không 15 8.3% Nếu không sử dụng hết thời gian làm việc ơng/bà làm STT Nội dung Chơi game, đọc báo mạng Nói chuyện phiếm Tranh thủ làm việc khác Kết Số người lựa chọn 23 19 138 Tỷ lệ (%) 12.8% 10.6% 76.7% Nguyên nhân ông/bà không dùng hết thời gian cho công việc STT Nội dung Kết Số người Tỷ lệ (%) Vì làm xong cơng việc Vì cần nghỉ ngơi cho đỡ căng thẳng Vì khơng bị áp đặt thời gian Vì khơng có người kiểm tra, giám sát Vì phù hợp với đồng lương nhận lựa chọn 47 93 32 26.1% 51.7% 17.8% 4.4% 0.0% Nỗ lực ơng/bà giải cơng việc gặp khó khăn STT Nội dung Sẵn sàng Do dự Từ chối Kết Số người lựa chọn Tỷ lệ (%) 129 71.7% 51 28.3% 0.0% Ý định chuyển công tác ông/bà thời gian tới STT Nội dung Có Khơng Nếu có hội tốt Kết Số người lựa chọn Tỷ lệ (%) 2.8% 136 75.6% 39 21.7% II Kết thực trạng tạo động lực làm việc Mức độ hài lịng ơng/bà cơng tác quy hoạch STT Nội dung Kết Số người lựa Rất hài lòng Hài lòng chọn 31 92 Khá hài lòng 57 Tỷ lệ (%) 17.2% 51.1% 31.7% Chưa hài lịng 0.0% Khó trả lời 0.0% Mức độ hài lịng ơng/bà công tác đào tạo, bồi dưỡng STT Nội dung Kết Số người lựa Tỷ lệ (%) Rất hài lòng Hài lòng chọn 16 48 Khá hài lòng 73 40.6% Chưa hài lòng 35 19.4% Khó trả lời 4.4% 8.9% 26.7% Mức độ hài lịng ơng/bà cơng tác thi đua khen thưởng STT Nội dung Kết Số người lựa Tỷ lệ (%) Rất hài lòng Hài lòng chọn 21 97 Khá hài lòng 1.7% Chưa hài lịng 59 32.8% Khó trả lời 0.0% 11.7% 53.9% Mức độ hài lòng ông/bà công tác bổ nhiệm cán STT Nội dung Kết Số người Tỷ lệ (%) 18 10.0% 146 81.1% Rất hài lòng Hài lòng Khá hài lòng 16 8.9% Chưa hài lịng 0.0% Khó trả lời 0.0% Mức độ hài lịng ơng/bà phong cách làm việc người lãnh đạo, quản lý STT Nội dung Kết Số người lựa Tỷ lệ (%) Rất hài lòng Hài lòng chọn 43 137 Khá hài lòng 0.0% Chưa hài lòng 0.0% Khó trả lời 0.0% 23.9% 76.1% Trong năm qua ơng/bà có tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng STT Nội dung Kết Số người lựa Có Khơng Nếu có ơng/bà cho biết khóa ĐTBD: chọn 107 73 Tỷ lệ (%) 59.4% 40.6% Lý luận trị: 62 người Quản lý nhà nước: 51 người Tin học: 10 người Quản lý cấp vụ, cấp phòng: 73 người Quốc phịng an ninh: 45 người Chương trình đào tạo có giúp cho cơng việc tương lai STT Nội dung Giúp ích nhiều Giúp ích vừa phải Một chút Không giúp Kết Số người lựa chọn Tỷ lệ (%) 55 30.6% 82 45.6% 43 23.9% 0.0% Đánh giá công chức mức tiền lương STT Nội dung Đảm bảo sống Đảm bảo phần Không đảm bảo sống Có khả tích lũy Kết Số người lựa chọn Tỷ lệ (%) 55 30.6% 82 45.6% 43 23.9% 0.0% Cơng tác bố trí, xếp công việc cho công chức Kết Số người lựa chọn Tỷ lệ (%) Rất phù hợp 61 33.9% Phù hợp 102 56.7% Khá phù hợp 16 8.9% Không phù hợp 0.6% 10 Đánh giá ông/bà điều kiện, môi trường làm việc STT STT Nội dung Nội dung Rất thuận lợi Thuận lợi Mức độ thuận lợi vừa phải Không thuận lợi Kết Số người lựa chọn 61 84 Tỷ lệ (%) 33.9% 46.7% 35 19.4% 0.0% PHỤ LỤC CƠ CẤU TỔ CHỨC TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Cơ cấu tổ chức Tổng cục Đường Việt Nam quy định Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14 tháng năm 2018 Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: (1) Vụ Kế hoạch - Đầu tư; (2) Vụ Tài chính; (3) Vụ An tồn giao thơng; (4) Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ; (5) Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường Hợp tác quốc tế; (6) Vụ Vận tải; (7) Vụ Quản lý phương tiện Người lái; (8) Vụ Tổ chức - Hành chính; (9) Vụ Pháp chế - Thanh tra; (10) Cục Quản lý xây dựng đường bộ; (11) Cục Quản lý đường I; (12) Cục Quản lý đường II; (13) Cục Quản lý đường III; (14) Cục Quản lý đường IV; (15) Trung tâm Truyền thông Thông tin đường bộ; (16) Trung tâm Kỹ thuật đường Các tổ chức quy định từ Khoản đến Khoản 14 Điều tổ chức giúp Tổng Cục trưởng thực chức quản lý nhà nước, tổ chức quy định Khoản 15 Khoản 16 Điều đơn vị nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Đường Việt Nam Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cấu tổ chức đơn vị trực thuộc Tổng cục PHỤ LỤC Bảng 2.2 Số lượng, cấu công chức Tổng cục giai đoạn 2018 - 2020 Tổng số (người) Năm 2019 Năm 2018 STT Chức danh Tổng số Lãnh đạo Tổng cục VP Đảng ủy Vụ KH - ĐT Vụ Tài Vụ ATGT Vụ QL, BTĐB Vụ KHCN MT 10 11 12 13 14 15 16 Nữ Đảng Tổng viên số Nữ Năm 2020 Đản Đảng Tổng Nữ g viên số viên 5 5 5 15 15 21 22 14 13 21 20 15 15 21 22 14 14 21 21 15 16 21 22 15 15 21 22 15 14 15 14 15 &HTQT Vụ Vận tải 12 12 12 12 12 Vụ QLPT &NL 15 14 15 14 15 Vụ TC-HC 17 10 17 17 10 17 17 10 Vụ PC-TT 14 13 14 13 13 Cục QLXDĐB 41 28 38 38 38 Cục QLĐB I 135 26 127 130 26 122 142 26 Cục QLĐB II 116 30 113 118 30 113 128 30 Cục QLĐB III 119 20 112 115 20 112 112 20 Cục QLĐB IV 117 19 108 106 20 96 125 24 Tổng cộng 683 143 638 662 144 630 700 148 (Nguồn: Vụ Tổ chức - Hành Tổng cục Đường Việt Nam) 15 12 14 17 13 38 135 126 110 95 657 Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn công chức Tổng cục Đường Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 STT Nội dung Tiến sĩ 2018 Tỷ lệ (%) 1.0% Năm Tỷ lệ 2019 (%) 1.1% 2020 Tỷ lệ (%) 1.0% Thạc sĩ 131 19.2% 132 19.9% 135 19.3% Đại học 542 79.4% 520 78.5% 555 79.3% Cao đẳng 0.4% 0.5% 0.4% (Nguồn: Vụ Tổ chức - Hành Tổng cục Đường Việt Nam) ... tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam chương 40 Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 2.1 Khái quát Tổng cục Đường Việt Nam. .. luận tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN Chương Thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam Chương Một số quan điểm giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức. .. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 82 3.1 Quan điểm 82 3.1.1 Tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Đường Việt Nam cần vào đường lối,

Ngày đăng: 10/10/2022, 12:47

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 - Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 (Trang 130)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w