Thực trạng động lực làm việc của công chức tại Tổng cục Đường bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 55 - 60)

bộ Việt Nam

Để nhận biết được chính xác về thực trạng động lực làm việc của công chức và mức độ tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục với những ưu, nhược điểm và những tồn tại, nguyên nhân tồn tại đó và với đặc thù của Tổng cục được tác giả trình bày tại bảng 2.1, tác giả tập trung điều tra, khảo sát với 188 công chức làm việc tại các Vụ tham mưu và Cục Quản lý xây

dựng đường bộ, đây là những công chức thực hiện chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục về quản lý nhà nước. Tác giả đã tìm hiểu động lực làm việc của công chức qua một số biểu hiện sau:

2.2.1. Về mức độ am hiểu, quan tâm, tham gia vào công việc củacông chức công chức

Động lực làm việc ở mỗi cá nhân biểu hiện bằng độ am hiểu công việc, mức độ quan tâm, tham gia vào công việc, tinh thần làm việc, góp phần tạo ra mơi trường làm việc hiệu quả, kích thích nhu cầu làm việc của những người xung quanh. Qua kết quả 180 phiếu sử dụng được trong tổng số 188 phiếu điều tra thu thập thông tin đã cho thấy:

Về mức độ am hiểu về công việc công chức đang đảm nhận: công chức tại Tổng cục đã tìm hiểu và hiểu rất rõ cơng việc hiện tại, điều này được thể hiện với kết quả 52 công chức (chiếm tỷ lệ 28.9%) cho biết là hiểu rất rõ, với 123 công chức (chiếm tỷ lệ 68.3%) cho biết là hiểu cơng việc mình đang đảm nhận. Bên cạnh đó, có lẽ vì mục tiêu để có chức danh cơng chức, có cơng việc ổn định trong CQHCNN hoặc do sự ln chuyển trong cơng việc, chưa dành thời gian tìm hiểu kỹ nên vẫn cịn 05 cơng chức (chiếm tỷ lệ 2.8%) cho biết là họ hiểu sơ qua cơng việc mình đang đảm nhận. (xem bảng 2.5)

Bảng 2.5. Mức độ am hiểu về công việc của công chức

STT Nội dung Số người lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Hiểu rõ 52 28.9%

2 Hiểu 123 68.3%

3 Hiểu sơ qua 5 2.8%

4 Không hiểu 0 0.0%

(Nguồn: Tác giả điều tra tại Tổng cục Đường bộ VN tháng 6/2021)

2.2.2. Về hiệu suất sử dụng thời gian làm việc

Đặc thù công việc là tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục thực hiện các nhiệm vụ được giao về giao thông đường bộ trong pham vi rộng lớn, hệ thống quốc lộ và đường cao tốc càng ngày được đầu tư xây dựng mới làm tăng thêm

số Km phải quản lý, trong khi đó biên chế khơng được tăng thêm và vẫn phải thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết của Chính phủ và Bộ GTVT, do vậy áp lực giải quyết công việc của đội ngũ công chức rất nặng nề. Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc luôn đạt và vượt so với quy định của nhà nước; thậm chí nhiều cơng chức thường xun phải làm việc thêm giờ, làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật mới hoàn thành nhiệm vụ. Theo kết quả của phiếu điều tra thì có 16 cơng chức (chiếm tỷ lệ 8.9%) cho rằng họ đang phải làm thêm giờ. Tuy nhiên, có 15 cơng chức (chiếm tỷ lệ 8.3%) tự nhận thấy bản thân chưa sử dụng hết 8h/ngày làm việc. (xem bảng 2.6)

Bảng 2.6. Khảo sát sử dụng thời gian làm việc của công chức

STT Nội dung Số người lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Làm thêm giờ 16 8.9%

2 Có 149 82.8%

3 Khơng 15 8.3%

(Nguồn: Tác giả điều tra tại Tổng cục Đường bộ VN tháng 6/2021)

Đây không phải là hiện tượng mới lạ trong các CQHCNN mà tương đối phổ biến hiện nay, đây cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy? Và có rất nhiều lý do để dẫn đến tình trạng này, đó là:

+ Sử dụng thời gian để làm việc riêng như: ăn sáng, mua sắm… + Thời gian sử dụng máy tính cho chơi game, đọc thơng tin…. + Dành thời gian cho tán gẫu, nói chuyện điện thoại với bạn bè…..

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính thức nào về việc điều tra hay tổng hợp về lãng phí thời gian làm việc của cơng chức tại nơi làm việc, nhưng điều này diễn ra tương đối phổ biến ở bất cứ tổ chức nào, đặc biệt là trong khu vực công và Tổng cục cũng không ngoại lệ.

2.2.3. Về mức độ nỗ lực trong giải quyết công việc

Tổng cục đã quy định rõ ràng về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, tạo cơ hội thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quả cơng việc và đảm bảo cơng bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến nên cơng chức tại Tổng cục ln có ý thức phấn đấu, sẵn sàng trong giải quyết cơng việc, khẳng định và thể hiện mình trong thực thi cơng vụ, bởi họ nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức. Theo kết quả điều tra, số người sẵn sàng nỗ lực giải quyết khi công việc gặp khó khăn là 71.7%, chiếm tỷ lệ rất lớn. (xem bảng 2.7)

Bảng 2.7. Nỗ lực trong giải quyết khi cơng việc gặp khó khăn

STT Nội dung Số người lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Sẵn sàng 129 71.7%

2 Do dự 51 28.3%

3 Từ chối 0 0.0%

(Nguồn: Tác giả điều tra tại Tổng cục Đường bộ VN tháng 6/2021)

Bên cạnh sự nỗ lực, sẵn sàng giải quyết công việc để đảm bảo về tiến độ của rất nhiều cơng chức thì vẫn cịn một số công chức do dự khi công việc gặp khó khăn (chiếm tỷ lệ 28.3%). Họ cho biết cơng việc họ đang giải quyết không bị áp đặt về thời gian hồn thành, khơng có người kiểm tra, giám sát và họ cho rằng nếu họ có sẵn sàng, nỗ lực giải quyết công việc chưa chắc đã được lãnh đạo ghi nhận thành quả.

2.2.4. Về mức độ quan tâm đến nghề nghiệp của công chức

Trong thời gian qua, Tổng cục luôn quan tâm xây dựng đội ngũ công chức và nâng cao chất lượng nguồn lực lao động, thơng qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý, lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ.

Song song đó, lãnh đạo Tổng cục quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, tạo niềm tin và sự an tâm làm việc cho công chức, thêm động lực để họ gắn bó với nghề và cơ quan.

Mức độ quan tâm đến nghề nghiệp của công chức được thể hiện qua mức độ am hiểu về cơng việc, mức độ gắn bó với cơng việc của cơng chức.

Với câu hỏi khảo sát: “Trong thời gian tới ơng/bà có ý định chuyển sang cơ quan, đơn vị khác không?”. Trong số 180 cơng chức trả lời câu hỏi khảo sát, thì có 136 người trả lời là “khơng” có ý định chuyển cơng tác, chiếm tỷ lệ 75.6%. Có 05 người có câu trả lời là “có”, chiếm tỷ lệ 2.8%, và có 39 người trả lời là “nếu có cơ hội tốt hơn”, chiếm tỷ lệ 21.7%. (xem bảng 2.8)

Bảng 2.8. Ý định chuyển công tác của công chức trong thời gian tới

STT Nội dung Số người lựa

chọn Tỷ lệ (%)

1 Có 5 2.8%

2 Khơng 136 75.6%

3 Nếu có cơ hội tốt hơn 39 21.7%

(Nguồn: Tác giả điều tra tại Tổng cục Đường bộ VN tháng 6/2021)

Con số 136 người (chiếm tỷ lệ 75.6%) chọn phương án “khơng” có ý định chuyển cơng tác, điều này đã minh chứng cho sự gắn bó, u nghề của cơng chức tại Tổng cục. Thực tế cho thấy, công việc của công chức tại Tổng cục chịu rất nhiều áp lực cả về chất lượng và tiến độ hồn thành, bên cạnh đó, việc nghiên cứu áp dụng khoa học cơng nghệ trong quản lý nhà nước chuyên ngành Đường bộ như thực hiện dịch vụ công về lĩnh vực quản lý vận tải đường bộ, đào tạo sát hạch lái xe…yêu cầu công chức cần phải nỗ lực làm việc nhiều hơn cả về thời gian và công sức. Trong điều kiện các yếu tố về lương, thưởng, môi trường và điều kiện làm việc khơng có sự thay đổi thì việc đánh giá động lực làm việc của cơng chức có hay khơng thể hiện thơng qua sự gắn bó của cơng chức với tổ chức.

2.2.5. Đánh giá chung về động lực làm việc của công chức tại Tổngcục Đường bộ Việt Nam cục Đường bộ Việt Nam

Sau khi nghiên cứu, phân tích động lực làm việc của công chức thông qua các biểu hiện được thể hiện bằng các bảng kết quả trên, tác giả nhận thấy những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, đó là:

2.2.5.1. Những ưu điểm

Phần lớn công chức các Vụ tham mưu, Cục Quản lý đã tìm hiểu về cơng việc mình đảm nhận nên khi tham gia vào cơng việc có tinh thần trách nhiệm cao và luôn sẵn sàng, nỗ lực giải quyết khi công việc gặp khó khăn.

Số cơng chức có sự gắn bó với cơng việc, với nghề chiếm số lượng lớn vì họ nhận thấy công việc phù hợp với bản thân và mang tính ổn định.

2.2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một bộ phận cơng chức do tính ổn định của cơng việc, hoặc vì chức danh “cơng chức nhà nước”, khơng vì sự đam mê, u thích cơng việc nên chưa thực sự quan tâm, tìm hiểu về cơng việc mình đang đảm nhận. Một số công chức chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, cịn tư tưởng ngại học tập, đặc biệt về ngoại ngữ, tin học. Những điều này dẫn đến làm giảm mức độ quan tâm, sự hứng thú khi tham gia vào công việc, tâm lý làm việc căng thẳng, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và làm giảm động lực làm việc.

Bên cạnh đó, một số cơng chức có ý định chuyển cơng tác khi có cơ hội tốt hơn cho thấy họ chưa thực sự n tâm vào vị trí, cơng việc đang đảm nhận, mức độ gắn bó với nghề nghiệp cịn ở mức hạn chế. Ngun nhân có thể do tính chất phức tạp của cơng việc ở một số bộ phận dẫn đến áp lực công việc quá lớn và điều này làm giảm dần động lực làm việc của cơng chức.

Qua nghiên cứu và phân tích, tác giả nhận thấy động lực làm việc của công chức tại Tổng cục đã và đang có, tuy nhiên chưa thực sự cao, cần thiết phải tiếp tục có các biện pháp tạo động lực làm việc cho họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w