Các yếu tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 43 - 45)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho công chức

1.4.2. Các yếu tố thuộc về tổ chức

1.4.2.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực nhằm duy trì hoạt động của tổ chức. Thiết lập cơ cấu tổ chức giúp cho công chức hiểu được vị trí, quy trình hoạt động và các mối quan hệ của họ với những công chức khác trong tổ chức.

Nhà lãnh đạo, quản lý cần xây dựng tiêu chuẩn công việc ứng với từng vị trí việc làm để phân cơng nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường của cơng chức vì mỗi cơng việc đều có tính hấp dẫn và phức tạp đối với công chức trong tổ chức.

1.4.2.2. Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức. [24]

Văn hóa tổ chức là hệ thống các ý nghĩa, giá trị niềm tin và thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, được mọi thành viên của tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên tạo ra các chuẩn mực hành vi. Mỗi tổ chức có thể có một văn hóa riêng, theo đó các hành vi, ứng xử đều phải tuân theo một chuẩn mực chung. Những người lao động làm việc trong tổ chức phải chấp nhận các nét văn hóa đó của tổ chức và khi chấp nhận văn hóa đó, họ sẽ có động cơ làm việc.

Như vậy, dù cùng một hoạt động có nội dung như nhau nhưng ở mỗi tổ chức lại phải triển khai theo một cách nhất định. Điều này cũng có nghĩa là khi hoạch định các chính sách tạo động lực làm việc, tổ chức phải lựa chọn chính sách sao cho phù hợp với các chuẩn mực này của văn hóa tổ chức.

1.4.2.3. Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực làm việc cho nhân viên trong tổ chức. Phong cách lãnh đạo tác động trực tiếp đến động lực tinh thần, có tác động mang tính quyết định đến sự tự nguyện làm việc của nhân viên. Một lãnh đạo chun quyền độc đốn có thể làm cho nhân viên sợ hãi, thực hiện nhiệm vụ được giao như một sự ép buộc, khơng có động lực làm việc. Trong khi đó, một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm sẽ biết cách làm việc hiệu quả với các nhóm nhân viên khác nhau, với tâm lý và khát vọng khác nhau.

Nhà lãnh đạo muốn nhân viên thực hiện công việc hiệu quả và hành động theo mục tiêu của tổ chức thì trước hết nhà lãnh đạo phải hiểu, tơn trọng nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực, sở trường, tạo môi trường làm việc thân thiện và bản thân người lãnh đạo phải là tấm gương sáng, công bằng trong phân công công việc, trong đánh giá thực hiện nhiệm vụ và ghi nhận sự đóng góp của nhân viên trong tổ chức.

Vì vậy, để tạo động lực làm việc cho cơng chức, tổ chức cần có chính sách đề bạt, bổ nhiệm cơng chức đúng đắn và có chính sách đào tạo cơng chức kế cận hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w