Các yếu tố thuộc về bản thân công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 45)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho công chức

1.4.3. Các yếu tố thuộc về bản thân công chức

1.4.3.1. Năng lực của cá nhân

Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi, điều kiện chủ quan hoặc có sẵn tự nhiên của một cá nhân để thực hiện hành động nào đó, là những yếu tố cá nhân cần phải có để đáp ứng u cầu cơng việc.

Mỗi cơng chức đều có năng lực khác nhau và năng lực đó được thể hiện khi họ được làm công việc đúng với sở trường, đúng với cơng việc họ u thích và đúng với khả năng thì họ sẽ phát huy hết năng lực với cơng việc đó. Điều đó giúp họ có thêm động lực làm việc và tạo ra năng suất, hiệu quả cao trong công việc.

1.4.3.2. Nhu cầu của cá nhân

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của mỗi con người, chúng rất đa dạng và phức tạp và nhu cầu của mỗi người không giống nhau. Nhu cầu luôn vận động, biến đổi liên tục theo thời gian và kế tiếp từ hết nhu cầu này sẽ nảy sinh nhu cầu khác nhằm thỏa mãn những mong muốn, nguyện vọng của bản thân mỗi người.

Khi tham gia vào một tập thể, tổ chức, cộng đồng, con người đều có mong muốn để thỏa mãn nhu cầu riêng của mình. Nhu cầu của con người

thường được chia thành hai nhóm là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất là đòi hỏi về điều kiện vật chất cần thiết để con người có thể tồn tại và phát triển về mặt thể lực. Nhu cầu về tinh thần là những đòi hỏi về điều kiện để cá nhân tồn tại và phát triển về mặt trí lực.

Vì vậy, nhà lãnh đạo, quản lý cần nắm rõ tâm lý của công chức đang mong muốn điều gì từ cơng việc để giúp họ thỏa mãn về nhu cầu vật chất và thỏa mãn về nhu cầu tinh thần, thúc đẩy họ hăng say làm việc.

1.4.4. Các yếu tố thuộc về công việc của cơng chức

1.4.4.1. Tính ổn định của cơng việc

Một cơng việc ổn định, có sức hút, phù hợp với năng lực sở trường của công chức sẽ tạo cảm giác an tồn, n tâm khi làm việc khiến cơng chức đang làm việc đó sẽ phải cố gắng làm việc để tránh bị sa thải. Mặt khác, khi được làm việc có sự ổn định, tự thân cơng chức cũng sẽ có sự hài lịng đối với công việc bởi lẽ công việc họ đang đảm nhận là mơ ước, mong muốn của nhiều người và họ cũng lo lắng để giữ được cơng việc đó. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, cơng việc ổn định cũng có thể triệt tiêu hứng thú làm việc do sự nhàm chán của cơng việc.

1.4.4.2. Tính đa dạng, hấp dẫn của cơng việc

Tính đa dạng, hấp dẫn của cơng việc có tác động rất lớn đến thách thức tạo động lực làm việc đối với công chức. Một công việc lặp đi lặp lại, khơng có sự hấp dẫn sẽ khơng tạo hứng thú làm việc do tính đơn điệu, nhàm chán khiến cơng chức khơng có động lực làm việc.

Tiểu kết chương 1

Với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra ở chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về động lực, động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và cơng chức trong CQHCNN nói riêng.

Trên cơ sở làm rõ được khái niệm động lực và tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN và sự cần thiết tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN, chương này đã nghiên cứu những học thuyết về tạo động lực làm việc như: Tháp nhu cầu của Maslow, học thuyết kỳ vọng, học thuyết hai yếu tố, học thuyết công bằng. Vận dụng các học thuyết này vào CQHCNN, tác giả đã làm rõ được 3 yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức gồm: (1) yếu tố thuộc về chế độ chính sách, các quy định của nhà nước; (2) yếu tố thuộc về tổ chức; (3) yếu tố thuộc về bản thân công chức. Những nội dung về lý luận liên quan đến công chức và tạo động lực làm việc cho công chức được đề cập tại chương 1 là luận cứ khoa học để phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam ở chương 2 và đưa ra quan điểm, giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam ở chương 3.

Chương 2:

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

2.1. Khái quát về Tổng cục Đường bộ Việt Nam2.1.1. Chức năng 2.1.1. Chức năng

Theo Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, quy định như sau:

Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng và trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

(1) Xây dựng để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn,

trung hạn, hàng năm, chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển giao thơng vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.

(2) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thơng vận tải đường bộ, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cơng bố.

(3) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về giao thông vận tải đường bộ sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

(4) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thơng vận tải đường bộ.

(5) Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế tạo nguồn vốn và các quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ.

(6) Xây dựng trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc.

(7) Về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ mục đích quốc phịng, an ninh): Xây dựng trình Bộ trưởng quy định việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, gia hạn và thu hồi giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

(8) Xây dựng trình Bộ trưởng quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải đường bộ, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và phê duyệt chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về vận tải đường bộ.

(9) Xây dựng trình Bộ trưởng đề án, giải pháp bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.

(10) Tổ chức lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

(11). Thực hiện hợp tác quốc tế giao thông vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng.

(12) Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.

(13) Thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

(14) Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng; thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.

(15) Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.

(16) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quy định tại Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

(Nguồn: Vụ Tổ chức - Hành chính Tổng cục Đường bộ Việt Nam)

2.1.4. Đội ngũ công chức

Theo số liệu thống kê của Vụ Tổ chức - Hành chính, đội ngũ cơng chức đang làm việc tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (sau đây viết tắt là Tổng cục) hiện nay bao gồm công chức tại khối cơ quan Tổng cục: Ban Lãnh đạo, Văn phòng Đảng ủy, 09 Vụ tham mưu gồm Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Tài chính,

Vụ Vận tải Vụ QL PT & NL Lãnh đạo Tổng cục Cục QL XD ĐB Ban Quản lý dự án 3 Ban Quản lý dự án 4 Trường TC GTVT Miền Nam Trường TC Cơ giới đường bộ Trường TC GTVT Miền Bắc TT Truyền thông & TT ĐB TT Kỹ thuật ĐB Vụ Tài chính Vụ Tổ chức- HC Vụ KH - Đầu tư Vụ QL, bảo trì ĐB Vụ An tồn GT Vụ KHCN- MT& HTQT Vụ Pháp chế - TT Ban Quản lý dự án 5 Ban Quản lý dự án 8 Trường TC GTVT Thăng Long Cục QLĐB I 8 Chi cục Quản lý đường bộ Cục QLĐB II 6 Chi cục Quản lý đường bộ Cục QLĐB III 5 Chi cục Quản lý đường bộ Cục QLĐB IV 7 Chi cục Quản lý đường bộ

Vụ An toàn giao thơng, Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ, Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác Quốc tế, Vụ Vận tải, Vụ Quản lý phương tiện và người lái, Vụ Tổ chức - Hành chính, Vụ Pháp chế - Thanh tra và 05 Cục Quản lý: Cục Quản lý xây dựng đường bộ, Cục Quản lý đường bộ I, Cục Quản lý đường bộ II, Cục Quản lý đường bộ III, Cục Quản lý đường bộ IV với tổng số 700 cơng chức, trong đó lãnh đạo Tổng cục: 05 người, Văn phòng Đảng ủy: 04 người, 09 Vụ tham mưu: 146 người, 05 Cục Quản lý: 545 người (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1. Đặc điểm đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam STT Tên cơ quan, STT Tên cơ quan,

đơn vị Số CC (người ) Địa chỉ (Tỉnh/ TP) Nhiệm vụ 1 Cơ quan Tổng cục 155 Hà Nội

Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lý nhà nước

2 Cục QL XDĐB 38 Hà Nội Tham mưu quản lý chất lượng và quản lý dự án

3 Cục QLĐB I 142 Hà Nội Quản lý hệ thống quốc lộ từ Ninh Bình trở ra

4 Cục QLĐB II 128 Nghệ An

Quản lý hệ thống quốc lộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

5 Cục QLĐB III 112 Đà Nẵng Quản lý hệ thống quốc lộ từ Đà Nẵng tới Khánh Hịa

6 Cục QLĐB IV 125 TP. Hồ Chí Minh

Quản lý hệ thống quốc lộ từ Ninh Thuận trở vào

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong một lĩnh vực phức tạp, với phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ khác nhau, như vừa làm công tác QLNN về giao thông vận tải đường bộ, vừa làm nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ bản, vừa thực hiện dịch vụ công về lĩnh vực quản lý vận tải đường bộ và đào tạo sát hạch lái xe…. Do vậy đặc thù công việc của công chức trong Tổng cục cũng có tính chất khác nhau, cụ thể:

- Khối công chức làm việc tại các Vụ tham mưu trực thuộc cơ quan Tổng cục và Cục Quản lý xây dựng đường bộ, chủ yếu thực hiện công tác tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng định mức, đơn giá, QLNN về lĩnh vực vận tải, đào tạo sát hạch; dịch vụ công.

- Khối công chức tại 4 Cục Quản lý: được phân bổ tại các văn phịng Cục và 26 Chi cục đóng qn rải rác trên 63 tỉnh, thành phố với nhiệm vụ tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ, bảo đảm giao thơng an tồn, thơng suốt; tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.

2.1.4.1. Về số lượng, cơ cấu cơng chức

Tính đến hết tháng 12 năm 2020, tổng số công chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam có 700 biên chế trên tổng số 786 biên chế được giao, (chiếm tỷ lệ 89.1%). Trong đó: Nữ: 148 người, (chiếm tỷ lệ 21.1%); Đảng viên: 657 người (chiếm tỷ lệ 93.9%). (xem bảng 2.2 tại Phụ lục 4)

2.1.4.2. Về trình độ

Về cơ bản, trình độ chun mơn của đội ngũ công chức tại Tổng cục đáp ứng u cầu vị trí chức danh của cơng chức.

Qua kết quả điều tra về trình độ chun mơn của cơng chức tại Tổng cục tại thời điểm nghiên cứu có: Tiến sĩ: 07 người (1.0%); Thạc sĩ: 135 người (19.3%); Đại học: 555 người (79.3%); Cao đẳng: 03 người (0.4%). Điều này cho thấy trình độ chun mơn của cơng chức Tổng cục là rất cao, gần như

100% có trình độ đại học trở lên, cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu vị trí chức danh và thể hiện cơng tác đào tạo, phát triển trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức của Tổng cục được thực hiện bài bản, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội hiện nay. (xem bảng 2.3 tại Phụ lục 4)

2.1.4.3. Về độ tuổi

Qua thống kê số liệu về độ tuổi của công chức tại Tổng cục cho thấy, độ tuổi của cơng chức có sự khác biệt, chênh lệch giữa các độ tuổi, được thể hiện qua bảng số liệu 2.4.

Bảng 2.4. Thống kê độ tuổi công chức giai đoạn 2018 - 2020

STT Nội dung Năm 2018 Tỷ lệ (%) 2019 Tỷ lệ (%) 2020 Tỷ lệ (%) 1 Từ 30 trở xuống 32 4.7% 38 5.7% 42 6.0% 2 Từ 31- 40 tuổi 177 25.9% 182 27.5% 196 28.0% 3 Từ 41- 50 tuổi 336 49.2% 302 45.6% 324 46.3% 4 Từ 51 - 55 tuổi 72 10.5% 66 10.0% 59 8.4% 5 Từ 56 - 60 tuổi 66 9.7% 74 11.2% 79 11.3%

(Nguồn: Vụ Tổ chức - Hành chính Tổng cục Đường bộ Việt Nam)

Từ bảng số liệu về độ tuổi cho thấy, công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam ở độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 28.0%, phần lớn là những cơng chức đã có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Độ tuổi này là độ tuổi người cơng chức hăng say, nhiệt tình trong cơng tác và có khả năng tiếp thu những tri thức mới, áp dụng công nghệ trong thực tiễn một cách nhanh chóng, linh hoạt trong xử lý cơng việc. Đây là nguồn cán bộ kế cận, là một thuận lợi đối với Tổng cục trong công tác cán bộ, vừa đảm bảo nguồn kế cận vừa đảm bảo nguồn quy hoạch lâu dài, là đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch quản lý.

Cơng chức có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 324 người, chiếm tỷ lệ 46.3%. Đây là đội ngũ cơng chức có thâm niên cơng tác cao, có nhiều kinh

nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, là lực lượng nòng cốt của Tổng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w