1.3. Tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN
1.3.2. Sự cần thiết tạo động lực làm việc cho công chức CQHCNN
Tạo động lực làm việc là tất cả những hoạt động, biện pháp mà tổ chức có thể thực hiện để tác động đến khả năng làm việc, tinh thần, thái độ làm việc của công chức nhằm tạo động lực làm việc và đem lại hiệu quả cao trong quản lý.
Đối với bất cứ quốc gia nào, việc tạo động lực cho đội ngũ cơng chức có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Động lực có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức vì nếu cơng chức khơng có động lực làm việc
hoặc động cơ làm việc khơng tích cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nước và có tác động khơng tốt đến xã hội, đến công dân - đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.
Qua nghiên cứu các lý thuyết về động lực, động lực làm việc và tạo động lực làm việc có thể thấy sự cần thiết tạo động lực làm việc cho cơng chức nói chung và cơng chức CQHCNN nói riêng, được thể hiện như sau:
Thứ nhất, động lực làm việc quyết định hiệu suất làm việc của công chức.
Carter, S., Shelton, M (2009) đã đưa ra công thức về hiệu suất làm việc như sau [23]:
P = A x R x M, trong đó:
P: Performance - Hiệu suất làm việc A: Ability - Khả năng /năng lực làm việc R: Resources - Nguồn lực
M: Motivation - Động lực/động cơ làm việc
Công thức này cho thấy tầm quan trọng của động lực làm việc đối với kết quả làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cả tổ chức. Nếu động lực làm việc bằng 0 thì một người dù có khả năng làm việc tốt và có đầy đủ nguồn lực cũng có thể khơng thực hiện được mục tiêu. Một người có động lực làm việc cao có thể đạt hiệu suất làm việc như mong đợi, kể cả khi người đó hạn chế về kiến thức, kỹ năng. Chính vì vậy, tạo động lực làm việc cho cơng chức là hết sức cần thiết.
Thứ hai, công chức trong CQHCNN là người thực hiện chức năng quản
lý nhà nước. Việc tạo động lực cho đội ngũ cơng chức này có ý nghĩa quan trọng vì họ là những người quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của CQHCNN. Họ là người thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào cuộc sống. Điều này đòi hỏi cơng chức khơng những có trình độ chun mơn tốt mà cịn phải có tinh
thần làm việc tốt, có trách nhiệm với cơng việc. Tuy nhiên, đội ngũ cơng chức có trình độ, năng lực chưa hẳn đã làm cho hiệu quả quản lý hành chính được nâng lên nếu bản thân người cơng chức thiếu động lực làm việc. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước cần phải quan tâm tạo động lực làm việc cho họ.
Thứ ba, xây dựng và nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ công chức
làm việc trong các CQHCNN. Xây dựng đội ngũ cơng chức hành chính có cơ cấu số lượng phù hợp; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực, đảm bảo cho đội ngũ cơng chức có thể ứng dụng nhiều thành tựu cơng nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giải quyết công việc và công tác quản lý, điều hành.
Tuy nhiên, đội ngũ công chức ở nước ta còn nhiều bất cập, số lượng cơng chức trong bộ máy hành chính lớn, cơ cấu thiếu hợp lý; trình độ, năng lực của nhiều công chức chưa đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt là thiếu kỹ năng ứng dụng các cơng nghệ hiện đại. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cơng chức của nền hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với CQHCNN hiện nay. Đây cũng là một trong những phương pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức đang thực thi nhiệm vụ trong các CQHCNN.