Công chức CQHCNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 28 - 32)

1.2. Cơng chức cơ quan hành chính nhà nước và động lực làm việc của công

1.2.1. Công chức CQHCNN

1.2.1.1. Khái niệm

- Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Trong thực tế và trong khoa học đã xuất hiện rất nhiều cách hiểu và sử dụng khác nhau về thuật ngữ “cơ quan hành chính nhà nước”.

Từ điển tiếng Việt có giải thích “cơ quan hành chính nhà nước là tổ chức cấu thành hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước giữ vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác đồng thời là hệ thống thống nhất, trong đó, các cấp, các bộ phận có liên hệ hữu cơ với nhau và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ”. [20, tr. 40]

Theo cuốn Thuật ngữ hành chính, Viện Nghiên cứu khoa học hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009) có viết: “cơ quan hành chính nhà nước là thuật ngữ được sử dụng khi nói về “Một bộ phận (cơ quan) cấu thành của bộ máy hành chính nhà nước, được sử dụng

quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành (chức năng hành pháp) đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. [21, tr. 80].

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất về thuật ngữ “Cơ quan hành chính nhà nước”: CQHCNN là bộ phận cấu thành của bộ

máy hành chính nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Khái niệm công chức

Công chức là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, có quan điểm về công chức khác nhau.

Theo Luật Cải cách công chức năm 1978 của Hoa Kỳ, công chức là những người làm việc trong bộ máy Chính phủ Trung ương được tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí cơng tác thơng qua tuyển dụng mở, cạnh tranh do Cơ quan Quản lý nhân sự Hoa Kỳ quy định.

Ở Nhật Bản, cơng chức gồm tồn bộ những người làm công ăn lương do Ủy ban Nhân sự quốc gia quản lý. Bao gồm tất cả những người làm việc trong các cơ quan nhà nước như các bệnh viện công, trường học công.

Tại Việt Nam, theo khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. [12]

- Khái niệm công chức CQHCNN

Công chức CQHCNN là một thuật ngữ ít được dùng bởi công chức CQHCNN là một bộ phận của công chức và các văn bản pháp luật cũng chưa chia từng nhóm cơng chức cụ thể.

Theo nghĩa hẹp, cơng chức CQHCNN được hiểu là một bộ phận quan trọng trong bộ phận cơng chức nói chung, bao gồm những người làm việc trong các CQHCNN.

Theo nghĩa rộng, công chức CQHCNN là một bộ phận công chức làm việc trong các cơ quan QLNN, cơ quan hành chính phục vụ lập pháp và tư pháp của chính quyền các cấp.

Từ những phân tích, luận giải trên có thể hiểu: cơng chức CQHCNN là

cơng dân, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế của CQHCNN, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; được sử dụng quyền lực nhà nước trong thực thi công vụ để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ thuộc quyền hành pháp của nhà nước.

1.2.1.2. Đặc điểm của công chức CQHCNN

Công chức CQHCNN thực hiện những cơng việc có ý nghĩa phục vụ cộng đồng và xã hội, do đó hoạt động của họ có đặc điểm gắn với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công, chủ yếu liên quan đến các quy trình hành chính, giấy tờ. Do vậy, ngồi các đặc điểm của cơng chức nói chung thì cơng chức CQHCNN có một số đặc điểm riêng như:

Thứ nhất, về nhiệm vụ: Cơng chức CQHCNN có nhiệm vụ tổ chức

thực hiện pháp luật, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, về vai trị: Cơng chức CQHCNN đóng vai trị quan trọng trong

cơng dân theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

Thứ ba, về trình độ: Cơng chức làm việc trong các CQHCNN là những

người trực tiếp thi hành cơng vụ, nên trình độ chun mơn, nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cơng việc. Bên cạnh đó, hoạt động của CQHCNN là một hoạt động đặc biệt và cũng tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước thì những người làm việc trong các cơ quan hành chính cần phải có trình độ chun mơn nghề nghiệp cao trên các lĩnh vực được phân công quản lý.

Thứ tư, về trách nhiệm: Trách nhiệm của công chức trong CQHCNN

được quy định tại Điều 6 Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của CQHCNN và đơn vị sự nghiệp công lập quy định: Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thơng tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người phụ trách trực tiếp và trước người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị về việc thi hành nhiệm vụ của mình; trong khi thi hành cơng vụ, cơng chức được trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo và hướng dẫn của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp có thẩm quyền; thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, có giải pháp sửa chữa khuyết điểm; thẳng thắn đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn

bản, đề án của cơ quan, đơn vị khi được yêu cầu; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.[1]

Thứ năm, về tiền lương: Công chức CQHCNN hưởng tiền lương từ

ngân sách nhà nước và theo các quy định hiện hành, có mức lương = hệ số lương hiện hưởng x mức lương cơ sở + phụ cấp cơng vụ. Trong khi đó, cơng chức làm việc tại cơ quan Đảng, đoàn thể, ngoài mức lương và các khoản phụ cấp được hưởng như cơng chức CQHCNN thì đối tượng này cịn có thêm mức phụ cấp nữa là 30% (theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan Đảng, đồn thể chính trị xã hội). Như vậy, mức lương cơng chức CQHCNN nhận được thấp hơn so với công chức khối cơ quan Đảng, đồn thể, chính trị xã hội.

Từ các đặc điểm trên cho thấy tầm quan trọng của cơng chức trong bộ máy hành chính nhà nước và cơng tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức này là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w