Tạo động lực làm việc thông qua môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 69 - 79)

2.3. Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục

2.3.3. Tạo động lực làm việc thông qua môi trường làm việc

Môi trường làm việc là một khái niệm rộng, bao gồm các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn công tác của mỗi công chức. Qua nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tế, tác giả thấy công tác tạo động lực làm việc cho công chức thông qua môi trường làm việc tại Tổng cục được thể hiện ở một số nội dung sau:

2.3.3.1. Tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng

Tổng cục ln xác định việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho công chức là nhiệm vụ trọng tâm để hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; ln coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; tạo điều kiện để cơng chức học tập nâng cao trình độ.

Tổng cục đã xây dựng kế hoạch, phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc các quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng như: Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025; Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 phê duyệt Đề án Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030.

Giai đoạn 2018 - 2020, số lượng công chức được cử tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng là 1.330 lượt người, trong đó lý luận chính trị 152 lượt; quản lý

nhà nước 223 lượt; bồi dưỡng cấp Vụ, cấp phòng 214 lượt; quốc phòng an ninh 55 lượt; kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, vị trí việc làm 1.099 lượt. Riêng năm 2020, số lượng công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng là 419 lượt người, bao gồm: lý luận chính trị 48 lượt, bồi dưỡng cấp vụ, cấp phịng 61 lượt, quản lý nhà nước 29 lượt, quốc phòng an ninh 5 lượt, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành 11 lượt, vị trí việc làm 265 lượt. Qua đây cho thấy sự quan tâm bồi dưỡng đạo đức công vụ của Tổng cục cho đội ngũ cơng chức, qua đó rèn luyện phẩm chất, đạo đức công vụ trong thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách cơng vụ cơng chức trong nền hành chính phục vụ hiện nay.

Tuy nhiên, tình trạng “nợ” bằng cấp, chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ cịn có ở một số cơng chức khi được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý do khơng đáp ứng được yêu cầu bởi theo các quy định đối với chức danh cơng chức thì cơng chức đó phải có đủ bằng cấp chun ngành, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, đối với công chức khi bổ nhiệm thì phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp vụ, chứng chỉ an ninh quốc phịng; cịn tình trạng cơng chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chỉ để hoàn tất yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn hóa đối với vị trí, chức danh.

Kinh phí ngân sách dành cho đào tạo tại Tổng cục cịn hạn chế, kinh phí đào tạo bao gồm ngân sách nhà nước cấp, kinh phí tự chủ của cơ quan, cá nhân tự túc. Việc cử công chức tham gia học tập cịn khó khăn do khối lượng cơng việc đảm nhiệm lớn, số định biên công chức ngày càng giảm; ý thức nâng cao trình độ nghiệp vụ của một bộ phận cơng chức cịn hạn chế, cịn ngại khó trong học tập, có tư duy trì trệ; đặc biệt việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học chưa trở thành nhu cầu cấp thiết của công chức.

Qua khảo sát thông tin, kết quả điều tra cho thấy 26.7% công chức cho biết họ hài lịng với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng tại Tổng cục, số công chức lựa chọn mức độ rất hài lịng là 8.9%, số cơng chức cho biết họ khá hài lịng

với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng là 40.6%, số cơng chức chưa hài lịng là 19.4% và 4.4% số cơng chức cho rằng khó trả lời. (xem bảng 2.12)

Bảng 2.12. Đánh giá của công chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng

STT Nội dung Số người lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Rất hài lòng 16 8.9%

2 Hài lòng 48 26.7%

3 Khá hài lòng 73 40.6% 4 Chưa hài lịng 35 19.4%

5 Khó trả lời 8 4.4%

(Nguồn: Tác giả điều tra tại Tổng cục Đường bộ VN tháng 6/2021)

Như vậy, có thể thấy cơng tác đào tạo bồi dưỡng tại Tổng cục thực hiện chưa đồng bộ về đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cho cơng chức; chưa có sự gắn kết giữa bồi dưỡng, quản lý và sử dụng công chức; công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu bồi dưỡng của công chức, với công tác quy hoạch, nhu cầu nghề nghiệp trong việc tiếp cận những kiến thức, kỹ năng và nâng cao năng lực làm việc cho công chức. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần tự học, ý thức tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của một bộ phận cơng chức sẽ có tư duy trì trệ, bất mãn khi nhu cầu của bản thân không được đáp ứng.

2.3.3.2. Tạo động lực làm việc thông qua cơ hội thăng tiến

Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của cơng chức trong CQHCNN nói chung và cơng chức tại Tổng cục nói riêng, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Nắm bắt được nhu cầu đó của cơng chức, các nhà lãnh đạo quản lý Tổng cục đã có những chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch để khích lệ, động viên, tạo cơ hội thăng tiến cho công chức. Đồng thời, thông qua các hoạt động của tổ chức Đảng, đồn thể nhằm tạo mơi trường cho cơng chức thể hiện các tố chất, qua đó phát hiện, ghi nhận kết quả cơng hiến, đóng góp và có những phần thưởng xứng đáng cho những cơng chức đạt thành tích cao.

thể hiện mình, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong thực thi cơng vụ. Có nhiều cách thức để đánh giá sự thăng tiến của cơng chức như: được tín nhiệm để quy hoạch, bổ nhiệm vào những vị trí quản lý….Bên cạnh đó, sự thăng tiến khơng chỉ mang lợi ích, có ý nghĩa với cá nhân cơng chức mà cịn lan tỏa giá trị tích cực tới các cơng chức khác trong tổ chức.

2.3.3.3. Tạo động lực làm việc thông qua công tác đánh giá và cơng nhận đóng góp của cá nhân

- Tạo động lực làm việc thông qua công tác đánh giá

Công tác đánh giá công chức đang được Tổng cục thực hiện theo các quy định tại Luật Cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ và theo văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thơng vận tải, theo đó, mục đích đánh giá cơng chức nhằm làm rõ một số nội dung: phẩm chất chính trị; đạo đức lối sống; tác phong, lề lối làm việc; thái độ phục vụ nhân dân... Công tác đánh giá được thực hiện vào cuối năm, Vụ Tổ chức - Hành chính dựa trên quy định Nghị định của Chính phủ, văn bản của Bộ GTVT và Tổng cục để làm căn cứ soạn thảo văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ quan, đơn vị sẽ tổ chức đánh giá công chức theo phân cấp quản lý, sau đó Hội đồng Thi đua khen thưởng sẽ họp xét và đánh giá, kết quả đánh giá sẽ được thông báo tới các đơn vị, cá nhân công chức và được niêm yết công khai trong thời gian 2 tháng, mọi ý kiến thắc mắc sẽ được Hội đồng Thi đua khen thưởng giải đáp.

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá công chức giai đoạn 2018 - 2020 STT Năm Tổng số công chức Mức độ xếp loại chất lượng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về Khơng hồn thành nhiệm vụ

năng lực Số ngườ i Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 2018 203 36 17.7% 165 81.3% 2 1.0% 0 0.0% 2 2019 196 34 17.3% 161 82.1% 1 0.5% 0 0.0% 3 2020 191 46 24.1% 145 75.9% 0 0.0% 0 0.0%

(Nguồn: Vụ Tổ chức - Hành chính Tổng cục Đường bộ Việt Nam)

Mục tiêu và kết quả của công tác đánh giá công chức được Tổng cục quy định rất rõ: là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cơng chức. Thơng qua những quy định này, Tổng cục muốn đẩy mạnh công tác đánh giá cơng chức một cách thực chất, đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ. Kết quả đánh giá cũng là thước đo để mỗi cơng chức tự nhìn nhận lại bản thân, qua đó tạo sự thúc đẩy động lực làm việc của bản thân công chức.

Tuy nhiên, tại một số đơn vị, việc đánh giá chưa thực sự phản ánh đúng năng lực, trình độ của cơng chức, cịn mang tính cào bằng, hình thức. Một số cán bộ lãnh đạo tại đơn vị chưa đánh giá đúng với thực tế về năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới nên dẫn đến kết quả đánh giá và phân loại công chức chưa sát thực, chưa cao.

- Tạo động lực làm việc thơng qua cơng nhận đóng góp của cá nhân

Cơng nhận những đóng góp của cơng chức đối với sự phát triển của tổ chức là một trong những yếu tố góp phần vào việc kích thích lao động, tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại Tổng cục. Công chức sẽ cảm thấy chán nản nếu mọi nỗ lực làm việc của mình khơng được lãnh đạo chú ý và đánh giá đúng mức, ngược lại, khi được lãnh đạo đánh giá đúng mức và được trân trọng vì những gì đã đóng góp, cơng chức sẽ cống hiến khơng ngừng. Khi cơng việc hồn thành đạt kết quả tốt, những đóng góp của cơng chức cần được lãnh đạo cơng nhận bằng nhiều hình thức khác nhau như: khen

thưởng, giao cơng việc thử thách hơn hoặc giao quyền nhiều hơn.

Việc đánh giá, ghi nhận cống hiến của cơng chức bằng hình thức khen thưởng thơng qua kết quả thực hiện cơng việc được lãnh đạo Tổng cục đặc biệt quan tâm. Bên cạnh hình thức khen thưởng cuối năm và đánh giá phân loại công chức hàng năm, khen thưởng đột xuất được Tổng cục chú trọng thực hiện khi xây dựng các phong trào thi đua, khi sơ kết, tổng kết các chương trình, kế hoạch cơng tác; kịp thời động viên, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác như khen thưởng đột xuất trong thời kỳ báo cáo như công tác Kiểm tra tải trọng xe, An tồn giao thơng, Phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thơng qua các tổ chức đồn thể, thơng qua các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, văn hóa ứng xử nơi cơng sở đã có nhiều cơng chức được phát hiện, ghi nhận gương người tốt việc tốt, được khen thưởng đột xuất. Qua đó là một kênh làm căn cứ xem xét quy hoạch và đề bạt bổ nhiệm cơng chức giữ vị trí lãnh đạo.

Khen thưởng và cơng nhận thành tích làm việc xuất sắc của cơng chức khơng chỉ mang tính chất động viên, đánh giá cá nhân về vật chất và tinh thần, mà cịn khuyến khích các cơng chức khác noi theo để hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, lãnh đạo Tổng cục cần xây dựng bổ sung các tiêu chí đánh giá trong cơng tác đánh giá công chức nhằm phản ánh được sự gia tăng hiệu quả hoạt động, là cơ sở để đảm bảo công bằng giữa các công chức, tránh tâm lý chán nản, mất động lực làm việc của những công chức làm việc tốt và tâm lý ỷ lại của một số cơng chức có hiệu quả làm việc chưa cao.

2.3.3.4. Tạo động lực làm việc thông qua xây dựng môi trường, điều kiện làm việc đảm bảo, an toàn lao động

kiện làm việc của công chức. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính, mạng nội bộ,… phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn. Xây dựng một tập thể đồn kết, đồng thuận và biết chia sẻ, góp phần giúp hoàn thành nhiệm vụ chung của Tổng cục.

Tổng cục đã xây dựng và ban hành các nội quy, quy chế như nội quy cơ quan, quy chế thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế Thi đua khen thưởng, quy chế phối hợp công tác giữa Ban Thường vụ Đảng ủy với Tổng cục trưởng, quy chế phối hợp công tác giữa Tổng cục trưởng với Cơng đồn Tổng cục…. Nội dung các quy chế được gửi đến từng đơn vị và phổ biến đến từng công chức để mọi người biết, hiểu và thực hiện.

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025, Tổng cục đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ thông tin của Bộ GTVT thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, trong đó thủ tục trong lĩnh vực vận tải đường bộ đã triển khai cơ chế hải quan một cửa quốc gia, thực hiện cơ chế một cửa đối với hầu hết các thủ tục hành chính, qua đó rút ngắn thời gian làm thủ tục, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Qua khảo sát thực tế và điều tra thông tin về điều kiện làm việc, kết quả cho thấy, về cơ bản điều kiện làm việc được các công chức đánh giá rất thuận lợi, đảm bảo để họ làm việc với tỷ lệ 33.9%, số công chức đánh giá thuận lợi là 46.7%. Số công chức lựa chọn mức độ thuận lợi vừa phải là 19.4%. (xem bảng 2.14)

Bảng 2.14. Đánh giá của công chức về điều kiện, môi trường làm việc

STT Nội dung Số người lựa

chọn Tỷ lệ (%)

2 Thuận lợi 84 46.7% 3 Mức độ thuận lợi vừa phải 35 19.4% 4 Không thuận lợi 0 0.0%

(Nguồn: Tác giả điều tra tại Tổng cục Đường bộ VN tháng 6/2021)

Từ thực tế, kết quả khảo sát công chức tại các Vụ, Cục tham mưu và những kết quả trong cơng tác cải cách hành chính như triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số, gắn kết giữa ứng dụng cơng nghệ thơng tin với cải cách hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, tạo cách làm việc mới hiện đại, tiết kiệm chi phí hành chính… có thể thấy việc tạo mơi trường làm việc an tồn, văn minh, lịch sự trong cơ quan nhà nước được lãnh đạo Tổng cục chú trọng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức cơng vụ trong đội ngũ cơng chức.

Ngồi ra, với xu thế hiện nay khi cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ, tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Tổng cục đã sớm thích nghi, ứng dụng mạnh mẽ khoa học cơng nghệ trong chỉ đạo điều hành, làm việc trực tuyến, xử lý văn bản, chữ ký số…tạo thuận lợi, động lực giúp cơng chức theo kịp với tình hình kinh tế, xã hội đang ngày một phát triển.

2.3.3.5. Tạo động lực làm việc thông qua việc xây dựng các mối quan hệ trong tổ chức

Đặc thù công việc của ngành đường bộ là phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, làm giảm tối đa tai nạn giao thông đường bộ, đây là động lực rất lớn được đội ngũ công chức trong ngành xác định. Tổng cục làm việc theo chế độ thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt đối với các lĩnh vực công tác thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w