1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

kỹ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ

87 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 23,16 MB

Nội dung

Để áp dụng kỹ thuật này, chuyên viên Vật lý trị liệu yêu cầu bệnh nhân cử động theo mẫu vận động mong muốn trong khi chuyên viên Vật lý trị liệu tạo lực đề kháng đối nghịch bằng cả hai t

Trang 1

M∙ sè: §K.10.w.01

Nhµ xuÊt b¶n y häc

hµ néi - 2007

Trang 2

Tác giả: Roger Rich MS, PT, NCS

Người dịch: CN Lê Khánh Điền

Người hiệu đính: thS Nguyễn Thi Hương

Tham gia tổ chức bản thảo: ThS Phí Văn Thâm

TS Nguyễn Mạnh Pha

Bản dịch thư chấp thuận của tác giả

Kính gửi: Thạc sĩ Nguyễn Thi Hương

Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh dịch, sao lại và in ấn cuốn sách này Tôi cũng

đồng ý cho phép phân phối cuốn sách này cho tất cả sinh viên Vật lý trị liệu và khoa cho mục đích giáo dục và đào tạo

Ngày 17 tháng 1 năm 2006 Roger Rich, MS.PT, NCS

Trang 3

Lời giới thiệu

Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y

Tế đã ban hành chương trình khung đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Y học chuyên ngành Vật lý trị liệu Bộ Y tế cũng đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các môn học chuyên môn, cũng như các môn cơ bản chuyên ngành theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu dạy – học chuẩn về chuyên môn

để đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế

Vì chuyên ngành Kỹ thuật y học là chuyên ngành mới ra đời, chưa có nhiều tài liệu để phục vụ trong lĩnh vực giảng dạy và học tập Được sự đồng ý

của ông Roger Rich MS, PT, NCS – tác giả cuốn sách “Kỹ thuật Tạo thuận Cảm

thụ Bản thể Thần kinh – Cơ ”, sách đã được dịch và hiệu đính bởi các nhà giáo

giàu kinh nghiệm và tâm huyết của bộ môn Vật lý trị Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Cuốn sách này đã được hội đồng chuyên môn thẩm

định sách và tài liệu dạy – học chuyên ngành Cử nhân Kỹ thuật Y học của Bộ Y

tế đồng ý ban hành là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay

Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn các Nhà giáo, các chuyên gia của Trường

Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học –

Bộ môn Vật lý trị liệu đã dành nhiều thời gian và công sức hoàn thành cuốn sách này để sớm xuất bản kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực ngành

y tế Vì là lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của quý

đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để được hoàn thiện hơn

vụ khoa học và đào tạo

bộ y tế

Trang 4

Lời nói đầu

Lời đầu tiên, Ban Dịch thuật chúng tôi xin chân thành cảm ơn tác giả –

Ông Roger H Rich đã cho phép chúng tôi dịch, sao chép và in ấn cuốn sách này

để sử dụng trong việc đào tạo và huấn luyện các sinh viên hệ Cử nhân Vật lý trị liệu Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Bộ Y Tế đã cho phép xuất bản cuốn sách này

Gửi đến các sinh viên Vật lý trị liệu thân yêu và mong rằng cuốn sách này

sẽ giúp các em có được kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật Tạo thuận Cảm thụ Bản thể Thần kinh – Cơ, giúp cho việc điều trị bệnh nhân đạt hiệu quả tốt hơn

Thuật ngữ “Kỹ thuật Tạo thuận Cảm thụ Bản thể” và “Phục hồi Thần kinh – Cơ” là những cụm từ đầu tiên được sử dụng để mô tả một phương pháp, ngày nay có tên là “Tạo thuận Cảm thụ Bản thể Thần kinh – Cơ (Proprioceptive

Neuromuscular Facilitation)” và người sáng tạo ra kỹ thuật này là Bác Sĩ Herman Kabat và Bà Margaret Knott là người áp dụng phương pháp này đầu tiên tại Mỹ trong việc điều trị bệnh nhân

“Kỹ thuật Tạo thuận Cảm thụ Bản thể Thần kinh – Cơ” được áp dụng nhằm

mục đích đưa ra những yêu cầu đặc hiệu để đạt được một đáp ứng mong muốn

Tạo thuận (Facilitation) có nghĩa là “khuyến khích một quá trình tự nhiên, ngược lại với sự ức chế; đặc biệt là sự hiệu quả tạo ra trên mô thần kinh qua sự dẫn truyền của xung thần kinh; làm giảm sự kháng cản của thần kinh, nhờ đó một

đáp ứng kích thích thứ phát dễ dàng tạo ra phản ứng hơn” Cảm thụ bản thể

(Proprioceptive) có nghĩa là tiếp nhận kích thích trong các mô của cơ thể

Thần kinh – cơ (Neuromuscular) mang ý nghĩa “liên quan đến thần kinh

và cơ” Vì vậy, Kỹ thuật Tạo thuận Cảm thụ Bản thể Thần kinh – Cơ có thể được

định nghĩa như là phương pháp khuyến khích sự đáp ứng theo cơ chế thần kinh – cơ, thông qua việc kích thích các thụ thể bản thể

Bước đầu dịch thuật, chúng tôi thành thật mong quý đồng nghiệp, các sinh viên và quý vị độc giả đóng góp thêm ý kiến để bổ sung cuốn sách này ngày càng hoàn thiện hơn

TP Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 12 năm 2007 THAY MặT BAN DịCH THUậT

ThS Nguyễn Thi H ương

Trưởng Bộ môn Vật lý trị liệu Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học

Trang 5

Mục lục

Bài 1 Khái niệm cơ bản 9

1 Nguyên tắc của kỹ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh – cơ 9

1.1 Tiếp xúc bằng tay 9

1.2 Đề kháng thích hợp 9

1.3 Nén ép 10

1.4 Lực kéo 10

1.5 Kéo giãn 10

1.6 Kích thích bằng mắt 10

1.7 Kích thích bằng lời nói 10

1.8 Sự đáp ứng lan tỏa 11

1.9 Mẫu vận động 11

2 mục tiêu điều trị 11

3 các kỹ thuật điều trị 12

3.1 Khởi động nhịp nhàng 12

3.2 Phối hợp co cơ đẳng trường 12

3.3 Đảo nghịch động (đảo nghịch chậm) 12

3.4 Đảo nghịch ổn định 13

3.5 ổn định nhịp nhàng 13

3.6 Kéo giãn nhanh lập lại (từ tầm vận động ngoài) 14

3.7 Co/nghỉ 14

3.8 Giữ/nghỉ 15

Bài 2 dáng đi 16

1 điều trị dáng đi 16

1.1 Tư thế ngồi 16

1.2 Ngồi chuyển qua đứng 19

Trang 6

1.3 Thế đứng 20

2 Những lưu ý hữu ích trong quá trình bước tới trước 22

3 Dáng đi tới có lực kháng 23 4.Dáng đi lui có lực đề kháng 25

5 Dáng đi ngang có lực kháng 26

6 đứng một chân 28

Bài 3 các mẫu vận động 30

1 NHữNG VấN Đề THEN CHốT KHI THựC HIệN CáC MẫU VậN ĐộNG 30

2 Cử động của các cơ vai 31

2.1 Cơ thang 31

2.2 Cơ trám 31

2.3 Cơ nâng vai 31

2.4 Cơ răng cưa trước 31

2.5 Cơ lưng rộng 31

2.6 Cơ ngực bé 31

2.7 Cơ dưới đòn 31

2.8 Cơ ngực lớn 31

3 Các mẫu vận động xương vai 32

3.1 Nâng vai ra phía trước 32

3.2 Hạ xuống ra phía sau 32

3.3 Nâng lên ra phía sau 33

3.4 Hạ xuống ra phía trước 33

4 các MẫU VậN ĐộNG CủA CHI TRÊN 34 4.1 Gập dang chi trên 36

4.2 Duỗi/áp chi trên 36

4.3 Gập/dang chi trên với gập khuỷu 38

4.4 Duỗi/áp chi trên với duỗi khuỷu 38

4.5 Gập/dang chi trên với gập khuỷu – Luân phiên 40

Trang 7

4.6 GËp/¸p chi trªn 41

4.7 Duçi/dang chi trªn 41

4.8 GËp/¸p chi trªn víi gËp khuûu 43

4.9 Duçi/dang chi trªn víi duçi khuûu 43

4.10 §Èy vÒ phÝa trô 45

4.11 KÐo vÒ phÝa trô 46

5 C¸C MÉU VËN §éNG TRONG THÕ N»M NGHI£NG CñA CHI TR£N 47

6 C¸C MÉU VËN §éNG X¦¥NG CHËU 47 6.1 N©ng chËu lªn vÒ phÝa tr−íc 47 6.2 H¹ chËu xuèng vÒ phÝa sau 48

7 C¸C MÉU VËN §éNG CñA CHI D¦íI 49

7.1 GËp/¸p/xoay ngoµi chi d−íi víi gËp gèi 50

7.2 Duçi/dang/xoay trong chi d−íi víi duçi gèi 50

7.3 GËp/¸p/xoay ngoµi chi d−íi (gèi duçi) 52

7.4 Duçi/dang/xoay trong chi d−íi (gèi duçi) 52

7.5 GËp/dang/xoay trong chi d−íi víi gËp gèi 53

7.6 Duçi/¸p/xoay ngoµi chi trªn víi duçi gèi 54

7.7 GËp/dang/xoay trong chi d−íi (gèi duçi) 55

7.8 Duçi/¸p/xoay ngoµi chi d−íi (gèi duçi) 55

bµi 4 Th©n m×nh 57 1 C¸C MÉU VËN §éNG CñA C¶ HAI CHI D¦íI - BÊT §èI XøNG 57 1.1 GËp/¸p/xoay ngoµi – gËp/dang/xoay trong víi gËp gèi 57 1.2 Duçi/dang/xoay trong – duçi/¸p/xoay ngoµi víi duçi gèi 57

1.3 ChÆt xuèng (Chopping) 59

1.4 N©ng lªn (Lifting) 59

2 MÉU KÕT HîP X¦¥NG CHËU Vµ X¦¥NG VAI 61 2.1 X−¬ng chËu – n©ng lªn ra tr−íc/x−¬ng vai – h¹ xuèng ra tr−íc 61 2.2 X−¬ng chËu – H¹ xuèng ra sau/x−¬ng vai – n©ng lªn ra sau 61 2.3 KÐo dµi x−¬ng chËu/x−¬ng vai t−¬ng hç 63

Trang 8

2.4 Co ngắn xương chậu/xương vai tương hỗ 63

3 Lăn lật 643.1 Chuẩn bị bệnh nhân để các hoạt động lăn lật có hiệu quả 64 3.2 Lăn bằng gập thân toàn khối 64 3.3 Lăn bằng duỗi thân toàn khối 64 3.4 lăn bằng các mẫu vận động của hai chi dưới 65 3.5 Lăn bằng các mẫu vận động của một chi dưới 66 3.6 Lăn bằng các mẫu vận động của hai chi dưới 69

bài 5 các hoạt động tăng tiến trong thế nằm ngửa và nằm sấp

74

1 tăng tiến trong thế nằm ngửa 741.1 Thế co chống chân trên mặt bàn 74 1.2 Co chống chân trên mặt bàn – Dang/áp với xoay thân dưới 74 1.3 Thế bắc cầu 74 1.4 Nằm ngửa chuyển qua thế nghiêng bên chống chịu trên một khuỷu 76 1.5 Nghiêng bên chống chịu trên một khuỷu chuyển qua thế ngồi nghiêng bên chống chịu trên một bàn tay 77 1.6 Ngồi nghiêng bên chống chịu trên một bàn tay chuyển sang thế ngồi dài chân chống chịu trên hai bàn tay 78 1.7 Ngồi nghiêng bên chống chịu trên một bàn tay chuyển sang thế quỳ bốn

điểm 78

2 tăng tiến trong thế nằm sấp 80 2.1 Nằm sấp kiểu trục dọc 80

Trang 9

b Phải thoải mái vì đau có thể gây ra phản ứng tự vệ và ức chế cử động

c Sự tiếp xúc nên ở về phía cử động xảy ra và không nên gây thêm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân do việc cầm nắm "kiểu bấu chặt"

d Lực đề kháng thông qua cách cầm nắm được áp dụng theo chiều ngược lại với chiều của cử động

e Sự tiếp xúc bằng cách nắm theo kiểu cơ giun

f Tư thế của chuyên viên Vật lý trị liệu nằm trong chiều hướng chéo của mẫu cử động đang diễn ra

Hướng dẫn/trợ giúp Cử động tự ý nhịp nhàng cơ co hướng tâm/ly tâm Sự ức chế cử động/vững chắc/giữ đẳng trường

** Đề kháng giúp đạt được những vấn đề sau:

a Tạo thuận cử động theo chiều mong muốn

b Gia tăng sức mạnh và sức bền

c Có thể tạo ra sự đáp ứng lan tỏa

d Tạo nên sự thư giãn của nhóm cơ nghịch vận

e Tạo thuận co cơ hướng tâm, ly tâm hoặc co cơ đẳng trường

f Cho phép chuyên viên Vật lý trị liệu lượng giá chất lượng cử động của bệnh nhân

Trang 10

1.3 Nén ép

a Sự nén các mặt khớp

b Gia tăng sự vững chắc

c Được áp dụng nhanh hoặc chậm và luôn luôn duy trì lực nén ép

d Kích thích hoạt động của các nhóm cơ đối trọng lực

e Được áp dụng bởi chuyên viên Vật lý trị liệu hoặc bởi chính tư thế của bệnh nhân, như thế quỳ bốn điểm

d Gia tăng sức mạnh co cơ của nhóm cơ được kéo giãn

e Theo sau kéo giãn là đề kháng

b Là một kênh thay thế cho các kênh cảm giác đã bị mất hoặc bị khiếm khuyết

c Có thể cải thiện động cơ thúc đẩy và tầm vận động nhờ quan sát để hướng tới mục tiêu

1.7 Kích thích bằng lời nói

a Lời nói được sử dụng dưới dạng mệnh lệnh và phải chính xác

Trang 11

b Âm sắc và âm lượng phải đầy uy lực, tự tin và luôn thích hợp với từng tình huống cụ thể

c Kích thích bằng lời nói phải phối hợp đúng thời điểm với đáp ứng phản xạ, đáp ứng tự ý và với kích thích bằng tay

1.8 Sự đáp ứng lan tỏa

a Kiểm soát sự lan tỏa bằng cường độ và chiều của lực đề kháng

b Sự đáp ứng lan tỏa xảy ra ở những người bình thường khi bị căng thẳng

và cũng gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý thần kinh

c Có thể xảy ra ở cùng bên, đối bên, từ trung ương đến ngoại biên hoặc từ ngoại biên đến trung ương

1.9 Mẫu vận động

a Là những cử động bình thường xảy ra trong các mẫu đồng vận

b Các mẫu vận động chức năng bình thường nói chung xảy ra trong các mặt phẳng chéo với những thành phần xoay

2 mục tiêu điều trị

a Tạo cho bệnh nhân một kinh nghiệm học tích cực, có động cơ thúc đẩy và

h Tái giáo dục và cải thiện nhận thức về vận động

i Cải thiện thăng bằng và sức bền

j Thư giãn

Chức năng chức năng chức năng

Trang 12

5 Dùng để hướng dẫn những mẫu vận động mong muốn

Để áp dụng kỹ thuật này, một phần cơ thể được di chuyển thụ động nhiều lần qua tầm vận động sẵn có của một mẫu vận động Sau đó, yêu cầu bệnh nhân "giúp" thực hiện cử động Kế tiếp, bệnh nhân thực hiện cử động chủ động hoặc cử động chủ động có trợ giúp Cuối cùng, yêu cầu bệnh nhân "giúp" nhiều hơn việc thực hiện cử động ngay cả khi chuyên viên Vật lý trị liệu bắt đầu đề kháng cử động đó Sự tiến triển đi từ cử động thụ động, đến cử động chủ động, rồi đến cử động có đề kháng

3.2 Phối hợp co cơ đẳng trường

Đây là kỹ thuật hai chiều sử dụng nhóm cơ chủ vận chỉ để thực hiện sự co cơ hướng tâm, ly tâm, và đẳng trường mà không có thời gian nghỉ, thời gian thư giãn khi thay đổi chiều cử động, hoặc sự co cơ đẳng trường Kỹ thuật này được

động, đồng thời trong lúc đó bệnh nhân phải co cơ ly tâm để cho cử động trở về này xảy ra Như vậy, sự tiến triển sẽ đi từ co cơ hướng tâm đến co cơ đẳng trường rồi đến co cơ ly tâm

3.3 Đảo nghịch động (đảo nghịch chậm)

Đây là kỹ thuật hai chiều sử dụng những nhóm cơ chủ vận và nghịch vận

Kỹ thuật này được áp dụng để:

Trang 13

ở gần được đổi để phù hợp với bề mặt tiếp xúc mới Không có thời gian nghỉ khi

đổi chiều cử động

3.4 Đảo nghịch ổn định

Đây là kỹ thuật hai chiều sử dụng co cơ đẳng trường với lực đề kháng được tạo bởi chuyên viên Vật lý trị liệu đủ để lớn hơn lực co cơ dự định của bệnh nhân Kỹ thuật này có thể được áp dụng cho bệnh nhân để:

1 Cải thiện sự vững chắc và sức mạnh cơ

2 Cải thiện khả năng thay đổi luân phiên giữa nhóm cơ chủ vận và nhóm cơ nghịch vận

Để áp dụng kỹ thuật này, chuyên viên Vật lý trị liệu yêu cầu bệnh nhân

cử động theo mẫu vận động mong muốn trong khi chuyên viên Vật lý trị liệu tạo lực đề kháng đối nghịch bằng cả hai tay gần và xa đủ để ngăn cử động xảy

ra Nên tăng lực đề kháng từ từ Khi bệnh nhân đã thực hiện sự co cơ tốt nhất, chuyên viên Vật lý trị liệu từ từ nới lỏng tay cầm nắm trên một mặt tiếp xúc và chuyển đổi cầm nắm lên trên bề mặt cơ nghịch vận Tăng lực đề kháng từ từ trên tay này theo chiều ngược lại Kế tiếp, bàn tay kia cũng từ từ nới lỏng và

đặt lên trên bề mặt của cơ nghịch vận, đây chính là nơi tay này gia tăng từ từ lực đề kháng Đề kháng trên tất cả các thành phần của mẫu vận động bao gồm cả cử động xoay Yêu cầu bệnh nhân chống lại lực đề kháng Tiến trình này có thể được lặp lại nhiều lần theo mỗi chiều cử động

3.5 ổn định nhịp nhàng

Đây là kỹ thuật hai chiều sử dụng co cơ đẳng trường của các nhóm cơ chủ vận và nghịch vận trong một mẫu vận động và mẫu ngược lại của nó Không cần chú ý đến sự di chuyển phần cơ thể của bệnh nhân mà chỉ chú ý đến sự kìm giữ của phần cơ thể đó và chuyên viên Vật lý trị liệu quân bình từ từ cường độ

và hướng của lực Kỹ thuật này được áp dụng để:

1 Cải thiện sức mạnh cơ, sự vững chắc và tầm vận động

Trang 14

2 Kích hoạt nhóm cơ quanh một khớp mà nhóm cơ này có thể bị đau khi bệnh nhân dùng lực quá mạnh hoặc bị đau khi chỉ cử động một vài độ của tầm vận động

Để áp dụng kỹ thuật này, chuyên viên Vật lý trị liệu đưa phần cơ thể của bệnh nhân đến tầm vận động mong muốn hoặc bệnh nhân di chuyển chủ động phần cơ thể này đến vị trí mà tại vị trí đó chuyên viên Vật lý trị liệu yêu cầu bệnh nhân giữ lại và chỉ quân bình với lực đề kháng ngược chiều được tạo bởi hai tay xa và gần của chuyên viên Vật lý trị liệu, không được đẩy quá mạnh hoặc vượt quá lực đề kháng của chuyên viên Vật lý trị liệu Chuyên viên Vật lý trị liệu nên tăng lực đề kháng từ từ một cách thích hợp Tại điểm này, chuyên viên Vật lý trị liệu từ từ nới lỏng cầm nắm ở bàn tay xa, rồi đặt bàn tay này lên trên bề mặt cơ nghịch vận và bắt đầu tăng lực đề kháng từ từ trên tay này Kế tiếp, bàn tay gần cũng từ từ nới lỏng và cũng đặt lên trên bề mặt của cơ nghịch vận, đây chính là nơi bàn tay này từ từ gia tăng lực đề kháng Bệnh nhân được yêu cầu quân bình với lực đề kháng và không được đẩy quá mạnh hoặc vượt quá lực kháng đó Tiến trình này có thể được lặp lại nhiều lần theo mỗi chiều của

cử động

3.6 Kéo giãn nhanh lập lại (từ tầm vận động ngoài)

Đây là kỹ thuật một chiều chỉ sử dụng nhóm cơ chủ vận của mẫu vận

động Kỹ thuật này được áp dụng khi:

a Bệnh nhân mệt hoặc đạt đến phần yếu của tầm vận động

b Bệnh nhân có khó khăn khi khởi đầu cử động hoặc điều hợp cử động

c Cử động đòi hỏi sự tạo thuận theo một hướng đã định sẵn

Để áp dụng kỹ thuật này, bắt đầu bằng cử động theo mẫu mong muốn ở tại điểm yếu của tầm vận động hoặc nếu có sự mỏi cơ, phần cơ thể này được đưa trở lại tư thế khởi đầu của mẫu vận động đó và được kéo giãn lặp lại một cách nhẹ nhàng nhằm tạo thuận cử động theo mẫu vận động này một lần nữa Có thể lặp lại nhiều lần kỹ thuật này để đạt được tầm vận động đầy đủ nếu được (từ tầm vận động trong) Một nhóm cơ có thể được kéo giãn lặp lại một cách nhẹ nhàng khi ở trạng thái co ngắn Điều này có thể được áp dụng tại bất cứ điểm nào của tầm vận động – nơi có sự mỏi cơ hoặc yếu cơ Trong trường hợp này, phần cơ thể đó không được đưa trở lại tư thế khởi đầu của mẫu vận động đang thực hiện

3.7 Co/nghỉ

Đây là kỹ thuật một chiều liên quan đến sự co cơ đẳng trường mà bệnh nhân phải chú ý để di chuyển phần cơ thể chống lại lực đề kháng của chuyên viên Vật lý trị liệu và lực đề kháng này phải đủ mạnh để không cho cử động xảy

ra Kỹ thuật này được áp dụng để:

a Gia tăng tầm vận động

Trang 15

b Tạo thuận thư giãn qua sự ức chế tương hỗ

Để áp dụng kỹ thuật này:

1 Phần cơ thể được đưa đến điểm tầm vận động bị giới hạn của mẫu vận

động và phải bao gồm tất cả các thành phần của mẫu vận động kể cả thành phần xoay

2 Kế đó, bệnh nhân được yêu cầu di chuyển phần cơ thể theo mẫu ngược lại trong khi chuyên viên Vật lý trị liệu đề kháng cử động này và chỉ cho phép thành phần xoay xảy ra vài độ

3 Theo sau đó là sự thư giãn trong ít nhất 5 giây

4 Tiếp đó, phần cơ thể của bệnh nhân được di chuyển thụ động hoặc được yêu cầu di chuyển chủ động đến tầm độ mới đạt được

3.8 Giữ/nghỉ

Đây là kỹ thuật một chiều liên quan đến sự co cơ đẳng trường hoặc co cơ giữ lại mà bệnh nhân phải chú ý để duy trì tư thế và không di chuyển phần cơ thể Điều này đòi hỏi ở bệnh nhân một lực quân bình với lực đề kháng của chuyên viên Vật lý trị liệu áp dụng trên phần cơ thể đó của bệnh nhân Kỹ thuật này được áp dụng khi cần:

a Gia tăng tầm vận động

b Tạo thuận thư giãn

c Giảm đau

Để áp dụng kỹ thuật này:

1 Đưa phần cơ thể của bệnh nhân đến điểm cuối tầm vận động của một mẫu vận động hoặc đến điểm gần sát với nơi bị đau

2 Phải bao gồm tất cả các thành phần của mẫu vận động bị giới hạn

3 Kế đó, bệnh nhân được yêu cầu giữ yên phần cơ thể trong khi chuyên viên Vật lý trị liệu gia tăng từ từ lực đề kháng

4 Theo sau đó là sự thư giãn trong 5 giây

5 Tiếp đó, phần cơ thể của bệnh nhân được di chuyển thụ động hoặc được yêu cầu di chuyển chủ động tới tầm độ mới đạt được

Trang 16

ảnh cơ thể bị suy giảm sẽ ảnh hưởng lên các vùng chức năng khác nhau ví dụ như dáng đi

Các tiến trình trong tư thế ngồi được sử dụng để giúp bệnh nhân giữ thân mình thẳng đứng và thăng bằng hơn, có được sự chịu trọng lượng cân đối và có

được sự “sắp xếp một cách trật tự” hoặc “sự thẳng hàng bình thường và chức năng hơn” của các thành phần trong hệ thống cơ xương như đầu, cổ, thân trên, thân dưới, chậu, và các chi

a áp dụng lực nén ép trên hai vai qua các cơ trên gai, cơ thang trên và cơ thang giữa hoặc nén nhẹ qua đỉnh đầu hoặc trên xương chậu qua hai mào chậu giúp tạo thuận cho sự đáp ứng duỗi thẳng và sự vững chắc của thân mình trong tư thế này Khi quan sát trong mặt phẳng đứng dọc, lực nén ép này ảnh hưởng

đến cử động duỗi vùng ngực và vùng thắt lưng, cũng như cử động nghiêng chậu

ra trước và cũng ảnh hưởng đến việc kéo giãn dài thân mình Lực nén ép nên

được áp dụng nhanh và phải được duy trì để tạo thuận cho sự đáp ứng

b Lực kéo khi được áp dụng theo hướng lên trên và ra phía trước bằng cách cầm nắm kiểu cơ giun ở góc dưới xương bả vai sẽ tạo thuận cho việc duỗi vùng ngực, duỗi vùng thắt lưng, nghiêng xương chậu về phía trước và kéo giãn dài thân mình

c Hít vào sâu khi được phối hợp với mục a và mục b sẽ có hiệu quả trong việc tăng cường cử động duỗi vùng ngực, duỗi vùng thắt lưng và nghiêng xương chậu về phía trước khi những cử động này phối hợp một cách tự nhiên với sự hít vào

d Đề kháng cử động gập và duỗi thân trong mặt phẳng thẳng hoặc mặt phẳng chéo được sử dụng để:

ư Gia tăng khả năng và tính sẵn sàng của bệnh nhân để có thể di chuyển theo mọi hướng khi duy trì sự thăng bằng và sự vững chắc qua tầm vận

động lớn nhất

Trang 17

ư Tạo thuận các cử động qua đường giữa thân mình trong các thành phần

cử động gập hoặc duỗi kèm xoay và gập bên thân mình

ư Đảo nghịch ổn định và ổn định nhịp nhàng kích hoạt cử động của các cơ gập, duỗi, và xoay thân mình, đồng thời tăng cường sự vững chắc của thân mình

Tư thế ngồi – nén ép trên hai vai

T th kh i đ u T th k t thỳc

Trang 18

T− thÕ ngåi – lùc kÐo lªn trªn tõ d−íi x−¬ng vai

Trang 19

Tư thế ngồi – nghiêng chậu ra trước có lực kháng

T th kh i đ u T th k t thỳc

Tư thế ngồi – đảo nghịch ổn định lực đôi

T th kh i đ u (hỡnh 1) T th kh i đ u (hỡnh 2) T th k t thỳc

1 2 Ngồi chuyển qua đứng

Hoạt động này liên quan đến cử động gập thân và nghiêng chậu ra phía trước

để nghiêng trọng tâm về phía trước, tiếp theo sau là cử động duỗi thân, duỗi hai khớp hông và duỗi theo khớp gối để nâng cơ thể lên và xuống từ tư thế ngồi

a Để tạo thuận thành phần gập, có thể áp dụng lực đề kháng hoặc cử động lắc lư nghiêng chậu ra phía trước

b Kế tiếp là đổi chiều lực đề kháng ở xương chậu khi bệnh nhân bắt đầu

đứng Lực kháng này bao gồm sự gia tăng thành phần cử động trong mặt phẳng đứng ngang khi bệnh nhân duỗi thân mình để đạt được tư thế

đứng Trong tư thế đứng, thành phần cử động trong mặt phẳng đứng

Trang 20

ngang này của hợp lực nhiều hơn thành phần cử động trong mặt phẳng nằm ngang Nếu điều này không diễn ra thì hai khớp hông của bệnh nhân sẽ bị đẩy ra sau và một phản ứng thăng bằng sẽ xảy ra ở hai khớp hông và hai khớp cổ chân

c Cử động gập thân cũng có thể được tạo thuận bởi lực đề kháng trên hai vai qua rãnh cơ ngực lớn và cơ delta Đây là một lực kéo với thành phần

cử động hướng lên và ra sau Khi chuyển qua cử động duỗi thân và bệnh nhân bắt đầu đứng dậy thì cử động này có thể tạo thuận bàng cách trượt hai tay của chuyên viên Vật lý trị liệu lên trên hai vai của bệnh nhân Tại nơi này sẽ tăng lực dọc được áp dụng như trong mục b

Có thể yêu cầu bệnh nhân giữ hai chân ngang nhau hoặc trong thế giang rộng chân khi bắt đầu đứng lên

** Chú ý:

1 Mặt phẳng ngồi càng cao càng dễ đứng lên

2 Khi bệnh nhân ở thế giang rộng chân thì bàn chân ở phía sau sẽ phải hoạt

động nhiều hơn để đứng lên

3 Việc đứng lên theo hướng chéo làm gia tăng sự chịu trọng lượng về bên đó

1.3 Thế đứng

Khi đã ở trong thế đứng, sự vững chắc có thể được gia tăng bằng:

a Lực nén ép trên hai chậu qua hai mào chậu theo hướng xuống dưới và ra phía sau

b Lực đè nén trên hai vai qua cơ trên gai, cơ thang trên và cơ thang giữa

c Đảo nghịch ổn định và ổn định nhịp nhàng ở hai vai, chậu hoặc phối hợp cả hai

d Phản ứng cân bằng và thăng bằng có thể đạt được bằng cách dùng lực đề kháng thích hợp

e Các chiến lược tập luyện thăng bằng khác nhau có thể được tạo thuận bằng cách thay đổi lực, tốc độ và chiều của lực đề kháng

Trang 21

Ngồi chuyển sang đứng với lực đề kháng trên hai chậu

T th kh i đ u T th gi a 1

Ngồi chuyển sang đứng với lực đề kháng trên hai vai

T th kh i đ u T th gi a T th k t thỳc

Trang 22

Tư thế đứng – lực đè nén trên hai vai hoặc hai chậu

Tư thế đứng – đảo nghịch ổn định – hai vai

T th kh i đ u T th k t thỳc

2 Những lưu ý hữu ích trong quá trình bước tới trước

ư Chậu nâng lên khoảng 5 cm khi cơ thể bước tới trước trên chân đứng

ư Chậu xoay ra trước khoảng 4 độ so với thế trung tính của chân đu đưa và sau

đó xoay ra sau khoảng 4 độ so với thế trung tính ở cuối thì đứng Cử động xoay tăng khi tốc độ tăng Cột sống thắt lưng xoay cùng với xương chậu

Trang 23

ư Chân đu đưa xoay trong từ khi bắt đầu giai đoạn đu đến giữa thì đứng thì bắt đầu xoay ngoài

ư Có nghiêng nhẹ xương chậu ra sau ở đầu giai đoạn đu

ư Có nghiêng nhẹ xương chậu ra trước ở cuối thì đứng

ư Đai vai và cột sống ngực xoay theo chiều ngược với chiều xoay của xương chậu và cột sống thắt lưng

ư Khớp gối và khớp cổ chân của chân đu đưa phải gập để nhấc chân lên khỏi sàn nhà trong suốt thì đu

3 Dáng đi tới có lực kháng

Dáng đi tăng tiến về phía trước được áp dụng với mục tiêu cuối cùng là đạt

được tính vững chắc cơ động hay tính vận động trong việc bước tới trước với mọi tốc độ của cử động

Dáng đi có lực đề kháng giúp cho bệnh nhân thực hiện được những vấn đề sau:

ư Sự vận động chân trong giai đoạn đu thích hợp để có thể nhấc bàn chân này rời khỏi mặt sàn Điều này bao gồm việc chọn thời điểm thích hợp và

sự điều hợp của chậu, hông, gối, và cổ chân và những cử động thành phần xoay, gập, và duỗi

ư Tính vững chắc cơ động, cử động duỗi hông, và sự chịu trọng lượng thích hợp trên chân chống chịu sức nặng Việc nén ép nhanh ở giữa thì đứng sẽ tạo thuận cho sự co cơ cùng với việc duỗi chân đứng và thân mình

ư Chuyển trọng lượng qua bên trong khi bước tới trước

áp dụng các kỹ thuật

áp dụng các kỹ thuật từ phía trước

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở phía trước bệnh nhân, phản chiếu

tư thế bàn chân của bệnh nhân với một chân ở phía trước và một chân ở phía sau Chuyên viên Vật lý trị liệu di chuyển ra sau khi bệnh nhân di chuyển tới

Trang 24

trước và nhớ chuyển trọng lượng qua một bên để theo cùng với bệnh nhân hoặc

để tạo thuận cho bệnh nhân chuyển trọng lượng theo mẫu chéo bình thường

Tiếp xúc bàn tay: hai bàn tay của chuyên viên Vật lý trị liệu đặt trên

mào chậu phía trên gai chậu trước trên Chiều của lực đề kháng qua hai bàn tay hướng thẳng xuống dưới và ra phía sau hai ụ ngồi qua hai gót

Kéo giãn: kéo giãn xương chậu xuống dưới và ra sau theo thế nghiêng

chậu ra sau Khi chân kéo lê ở trong tư thế duỗi ra nhất thì những thành phần cơ ở trong trạng thái bị kéo dài nhất và sẵn sàng cho sự kéo giãn nhanh Sau khi kéo giãn nhanh phải áp dụng lực đề kháng

Đề kháng: lực nén ép và đề kháng phải được duy trì để tạo thuận Phải nhớ

là không đề kháng quá mức và phải để cho việc bước tới trước được nhịp nhàng

Nén ép: được áp dụng nhanh ở giữa thì đứng và lực này được duy trì Kỹ

thuật này có thể được áp dụng ở thì gót chạm đất và ở giữa thì đứng

áp dụng các kỹ thuật từ phía sau

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở phía sau bệnh nhân trong thế qùy

một chân hoặc ngồi trên ghế có bánh xe hoặc ngồi trên một dụng cụ nào đó di chuyển được

Tiếp xúc bàn tay: ở vùng phía trước hai mào chậu với hai cẳng tay hạ

thấp và tiếp xúc với nhóm cơ mông của bệnh nhân

Kéo giãn, đề kháng và nén ép: giống như cách thực hiện từ phía trước

Dáng đi tới – lực đề kháng từ phía trước

Trang 25

− Duỗi hông của chân trong thì đu với gập gối

− Duỗi đầu/cổ/thân và sự thẳng hàng của thân mình trên chân đế

− Chịu trọng l−ợng và chuyển trọng l−ợng trên chân đứng

Trang 26

áp dụng các kỹ thuật

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: đứng phía sau bệnh nhân theo mẫu chéo

Tiếp xúc bàn tay: hai bàn tay đặt trên mào chậu (phía sau) với các ngón

tay hướng xuống sàn nhà qua hai ụ ngồi và hơi ra trước

Kéo giãn: theo một đường vòng cung xuống dưới và ra trước

Đề kháng: lực đề kháng được duy trì theo hướng xuống dưới và ra trước

Cần nhớ phải để cho chân trong thì đu có thể duỗi ra sau và thân mình phải

duy trì trong thế thẳng đứng Không gập người ra trước khi chân trong thì đu

đưa duỗi ra sau

Nén ép: khi bệnh nhân chịu sức trên chân đứng

Dáng đi lui có lực kháng

5 Dáng đi ngang có lực kháng

Dáng đi ngang là một kỹ năng có chức năng quan trọng cần thiết trong

nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mở cửa hoặc di chuyển theo một lối

hẹp Về khía cạnh điều trị, dáng đi lui có đề kháng có thể giúp đạt được những

vấn đề sau:

ư Phát triển tính vận động, tính vững chắc, và sự thăng bằng ở hai bên

ư Tạo thuận các cơ dang hông và các cơ nghiêng ngoài cổ chân của chân đứng

ư Cải thiện sự chịu trọng lượng và tính vững chắc trên chân đứng

ư Sự thẳng hàng của cổ, thân, và chậu trên chân đế

áp dụng các kỹ thuật

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: đứng bên cạnh bệnh nhân

Trang 27

Tiếp xúc bàn tay: hai bàn tay đặt trên mào chậu – một ở phía trước và một

ở phía sau

Kéo giãn: với chân ở gần chuyên viên Vật lý trị liệu, kéo giãn theo hướng

xuống dưới và về phía đường giữa của bệnh nhân

Đề kháng: đề kháng cử động của bệnh nhân về phía chuyên viên Vật lý trị

liệu theo hướng xuống dưới và bằng hai tay đặt trên mào chậu

Nén ép: khi bệnh nhân chuyển người xuống phía chân đang trong giai đoạn đu

Với chân ở xa chuyên viên Vật lý trị liệu, việc kéo giãn, đề kháng, và nén

ép được áp dụng qua hai bàn tay trong cùng một cách như trên

* Tiếp xúc bàn tay luân phiên:

ư Một bàn tay trên mào chậu và bàn tay kia trên một bên vai hoặc một bên đầu

ư Một bàn tay trên mào chậu và bàn tay kia trên phần trên của đùi

ư Cả hai bàn tay trên mào chậu – bàn tay này trợ lực cho bàn tay kia

ư Chuyên viên Vật lý trị liệu ở phía đối diện với bên đặt hai bàn tay trên mào chậu như hình minh họa

Dáng đi ngang có lực kháng

1 2

3 4

Trang 28

Dáng đi ngang có lực kháng – chuyển đổi cầm nắm

1 2 3

6 đứng một chân

Đứng một chân giúp bệnh nhân đạt được những vấn đề sau:

ư Sự chịu trọng lượng và tính vững chắc trên chân đứng

ư Sự tạo thuận các cơ duỗi và dang hông của chân đứng

ư Sự tạo thuận nâng chậu ra trước của bên chân không chịu trọng lượng

ư Sự thẳng hàng của thân mình ở giữa thì đứng của dáng đi

ư Sự tăng tiến trọng lượng về phía trước trên chân đứng

ư Kích thích thăng bằng và phản ứng tư thế

áp dụng các kỹ thuật

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở phía trước bệnh nhân, với xe lăn

hoặc ghế ở phía sau bệnh nhân

Tiếp xúc bàn tay: (đứng trên chân mạnh) hông của chân yếu gập ít nhất

900 Chuyên viên Vật lý trị liệu giữ chân yếu của bệnh nhân giữa hai đầu gối của mình hoặc giữ chân này ở thế hổng chân bằng tay Hai bàn tay đặt trên mào chậu như trong dáng đi tới

Kéo giãn: theo hướng xuống dưới và ra sau như trong dáng đi tới Điều

này tạo thuận cho cử động nâng chậu ra trước và xoay chậu ra phía trước của bên này

Tiếp xúc bàn tay: (đứng trên chân yếu) ở phía trước bệnh nhân và chận

chéo xương chày Không ép xương chày ra phía sau mà để cho xương chày di chuyển ra phía trước khi chuyển trọng lượng ra trước Chân không chịu trọng

Trang 29

lượng hoặc chân mạnh có thể được nâng đỡ bằng cách dựa gối vào bụng chuyên viên Vật lý trị liệu và hông ở thế gập 900 Hai bàn tay đặt trên mào chậu như đã mô tả

Kéo giãn và đề kháng: qua hai bàn tay đặt trên mào chậu và theo cùng

hướng xuống dưới và ra sau như đã mô tả ở trên

Tư thế đứng một chân nâng đỡ bên chân yếu

T th kh i đ u T th k t thỳc

Tư thế đứng một chân – khóa chéo bên chân yếu

T th kh i đ u T th k t thỳc

Trang 30

Bài 3

các mẫu vận động

1 NHữNG VấN Đề THEN CHốT KHI THựC HIệN CáC MẫU VậN ĐộNG

ư Cầm nắm theo kiểu cơ giun

ư Chọn thời điểm ra mệnh lệnh cùng lúc với kéo giãn

ư Đề kháng ngay sau kéo giãn

ư Thực hiện cử động theo đường chéo hay theo “đường rãnh” để tất cả các

thành phần trong một mẫu vận động hoạt động có hiệu quả nhất

ư Kỹ thuật viên phải di chuyển cùng với bệnh nhân và sử dụng toàn bộ cơ thể để tạo lực đề kháng

ư Khi thực hiện mẫu vận động của chi trên và chi dưới, cần phải tạo thuận các thành phần xa trước Ví dụ như: cổ tay, cổ chân

ư Thành phần xoay là then chốt

ư Kéo căng tất cả các thành phần trong mẫu vận động bao gồm cử động xoay

để việc tạo thuận đạt được là tối đa và hiệu quả nhất Điều này có nghĩa mỗi thành phần đều ở vào vị trí được kéo dài nhất để khi thực hiện kéo giãn nhanh sẽ có được đáp ứng tối ưu

ư Kéo giãn nhanh bằng động tác nhẹ nhàng như một “cái vỗ nhẹ”; tránh dùng lực quá mạnh

Trang 31

Các bó giữa: áp xương vai – kéo bờ trong xương vai về phía cột sống

Cơ này nâng xương vai và xoay nhẹ xương vai xuống dưới

Cơ này hạ, áp, và xoay xương vai xuống dưới; đồng thời còn có chức năng duỗi và xoay trong xương cánh tay

Trang 32

3 Các mẫu vận động xương vai

3.1 Nâng vai ra phía trước

Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng, cổ ở tư thế trung tính không gập/duỗi

và nghiêng bên Hông và gối gập 900

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở bên cạnh và phía sau lưng bệnh

nhân và hướng về phía đầu của bệnh nhân

Tiếp xúc bàn tay: hai bàn tay chồng lên để tăng cường lực cho nhau và

đặt ở vùng trước mỏm cùng vai

Kéo dài: xương vai được kéo trượt trên lồng ngực theo chiều hạ xuống, ra

sau và vào trong Có thể quan sát thấy các cơ ở bên cổ co kéo nhẹ Đầu và cổ của bệnh nhân không được nhấc lên khỏi mặt bàn và không lật thân người ra trước hay ra sau

Mệnh lệnh: “nâng vai lên về phía tai”

Đề kháng: chuyên viên Vật lý trị liệu tạo lực đề kháng đối với cử động của

xương vai bằng một lực kéo dọc theo vòng cung của cử động

3.2 Hạ xuống ra phía sau

Tư thế bệnh nhân: như trên

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: như trên

Tiếp xúc bàn tay: một bàn tay đặt trên góc dưới xương vai và bàn tay kia

đặt trên gai vai

Kéo dài: lực căng trên các nhóm cơ hạ xương vai như: cơ răng cưa trước,

cơ trám, và cơ lưng rộng

Mệnh lệnh: “hạ vai xuống”

Đề kháng: tạo lực kéo dọc theo vòng cung của cử động xương vai trên lồng ngực

Chuyên viên Vật lý trị liệu hạ thấp hai khuỷu tay xuống khi thực hiện cử động

Xương vai – nâng lên ra phía trước

T th kh i đ u T th gi a T th k t thỳc

Trang 33

Xương vai – hạ xuống ra phía sau

T th kh i đ u T th k t thỳc

3.3 Nâng lên ra phía sau

Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng như đã mô tả ở mẫu nâng xương vai lên

ra phía trước

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở phía sau bệnh nhân, ngang với

đầu của bệnh nhân và hướng về phía chân bệnh nhân

Tiếp xúc bàn tay: đặt cườm tay ở trên vùng sau mỏm cùng vai, hai bàn

tay đặt chồng lên để giúp tăng cường lực cho nhau

Kéo dài: xương vai được đẩy trượt trên lồng ngực theo chiều hạ xuống và

ra phía trước Mỏm cùng vai ở phía trước đường giữa thân người Bệnh nhân không nhấc đầu và cổ lên khỏi mặt bàn và không lật ra trước

Mệnh lệnh: “nâng vai lên về phía sau”

Đề kháng: chuyên viên Vật lý trị liệu tạo lực đề kháng đối với cử động của

xương vai bằng một lực kéo dọc theo vòng cung của cử động Hai khuỷu tay chuyên viên Vật lý trị liệu hạ xuống khi cử động nâng vai diễn ra cho phép tạo một lực đề kháng thích hợp

3.4 Hạ xuống ra phía trước

Tư thế bệnh nhân: như trên

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: như trên

Tiếp xúc bàn tay: dọc quanh bờ vai và nách của bệnh nhân, cầm nắm

kiểu cơ giun, một bàn tay ở phía trước và một bàn tay ở phía sau

Kéo dài: xương vai được kéo lên trên và ra phía sau Mỏm cùng vai ở phía

sau đường giữa thân người Lực căng được cảm nhận ở một bên thân mình và chậu Bệnh nhân không được lật thân người ra phía sau

Trang 34

Mệnh lệnh: “hạ vai xuống về phía trước”

Đề kháng: chuyên viên Vật lý trị liệu tạo lực đề kháng bằng một lực kéo

dọc theo vòng cung của cử động

Xương vai – nâng lên ra phía sau

T th kh i đ u T th gi a T th k t thỳc

Xương vai – hạ xuống ra phía trước

T th kh i đ u T th gi a T th k t thỳc

4 các MẫU VậN ĐộNG CủA CHI TRÊN

Trình bày dưới đây là bốn mẫu vận động đơn giản căn bản của chi trên cùng với các thành phần của mẫu vận động và các cơ tham gia cử động

Mẫu Thành phần cử động Cơ

GậP/DANG Vai: gập, dang, xoay ngoài lDelta, hai đầu (đầu dài), cơ quạ

cánh tay, trên gai, dưới gai, tròn

Trang 35

Xương vai: nâng lên ra sau Thang, nâng vai Khuỷu: ở tư thế duỗi Ba đầu, cánh tay, cơ khuỷu Cẳng tay: quay ngửa Hai đầu, cánh tay, cánh tay

quay, ngửa

Cổ tay: duỗi quay Duỗi cổ tay quay Ngón tay: duỗi Duỗi chung các ngón dài Ngón cái: dang và duỗi Duỗi ngón cái dài và ngắn,

dang ngón cái

DUỗI/áP Vai: duỗi, áp, xoay trong Ngực lớn, tròn lớn, dưới vai

Xương vai: hạ xuống ra trước

ngón cái, đối ngón cái

GậP/áP Vai: gập, áp, xoay ngoài Ngực lớn, delta, hai đầu (đầu

dài), cơ quạ, cánh tay

Xương vai: nâng lên ra trước

Thang, nâng vai, răng cưa trước

Khuỷu: tư thế duỗi Ba đầu cánh tay, cơ khuỷu Cẳng tay: quay ngửa Cánh tay quay, ngửa

Cổ tay: gập quay Gập cổ tay quay Ngón tay: gập Gập các ngón sâu và nông,

giun, gian, cốt Ngón cái: gập, áp Gập các ngón cái dài và ngắn,

áp ngón cái

duỗi/DANG Vai: duỗi, dang, xoay trong Delta, tròn lớn, dưới vai, tam

đầu, lưng rộng

Trang 36

Xương vai: hạ xuống ra sau Lưng rộng, ngực bé

Khuỷu: tư thế duỗi Ba đầu, cơ khuỷu Cẳng tay: quay sấp Cánh tay quay, sấp tròn

Cổ tay: duỗi trụ Duỗi cổ tay trụ Ngón tay: duỗi Duỗi các ngón, cơ giun, cơ gian

cốt Ngón cái: duỗi, dang Duỗi ngón cái dài và ngắn,

dang ngón cái dài

4.1 Gập dang chi trên

Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn, hướng về phía chân bệnh

nhân và theo chiều của mẫu vận động chéo Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía đầu của bệnh nhân

Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – cầm nắm theo kiểu cơ giun, các ngón tay

khum lại đặt trên lưng bàn tay của bệnh nhân, sử dụng lực đè trên xương bàn ngón 1 và 2 để giữ cổ tay bệnh nhân ở tư thế gập Cách cầm nắm này giúp cổ tay duỗi và có vai trò như một điểm tựa để duy trì lực kéo trong suốt mẫu vận

động Bàn tay gần – cầm nắm theo kiểu cơ giun tạo “đường hầm”, ban đầu tiếp xúc với phần xa mặt bên quay hoặc trụ của cẳng tay bệnh nhân Khi bắt đầu thực hiện mẫu vận động thì tiếp xúc với mặt gập cẳng tay của bệnh nhân

Kéo dài: xương vai ở thế hạ xuống và ra phía trước trong khi vai duỗi,

xoay trong; cẳng tay quay sấp Cổ tay, các ngón tay và ngón cái gập

Mệnh lệnh: “đưa bàn tay và cánh tay lên”

Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng

ngược chiều cử động Tạo một lực kéo về phía quay dọc theo trục dọc của cánh tay

Tư thế kết thúc: xương vai trong tư thế nâng lên ra sau, vai ở thế

gập/dang/xoay ngoài Cẳng tay quay ngửa, cổ tay duỗi và nghiêng quay, các ngón duỗi

4.2 Duỗi/áp chi trên

Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của

mẫu trên

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: như mẫu trên Khi thực hiện mẫu

vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía chân của bệnh nhân

Trang 37

Tiếp xúc bàn tay: chuyên viên Vật lý trị liệu chuyển đổi tay phải và trái

Bàn tay xa – lòng bàn tay tiếp xúc lòng bàn tay của bệnh nhân để bệnh nhân có

điểm tựa để nắm trong suốt quá trình thực hiện mẫu vận động Bàn tay gần – cầm nắm theo kiểu cơ giun tạo nên “đường hầm” Ban đầu tiếp xúc với phần xa mặt bên quay hoặc trụ của cẳng tay bệnh nhân và khi bắt đầu mẫu vận động thì tiếp xúc với mặt duỗi của cẳng tay

Kéo dài: xương vai trong thế nâng lên, ra phía sau với vai gập, xoay

ngoài, cẳng tay quay ngửa Cổ tay, các ngón duỗi

Mệnh lệnh: “nắm chặt bàn tay và hạ cánh tay xuống”

Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng

ngược chiều cử động bằng lực kéo dọc theo trục dọc của cánh tay

Tư thế kết thúc: xương vai trong tư thế hạ xuống ra phía trước, vai ở thế

duỗi/áp/xoay trong Cẳng tay quay sấp, cổ tay gập và nghiêng trụ, các ngón gập

Chi trên – gập/dang

T th kh i đ u T th gi a T th k t thỳc

Chi trên – duỗi/áp với cầm nắm ở xa

T th kh i đ u T th gi a 1

Trang 38

T th gi a 2 T th k t thỳc

4.3 Gập/dang chi trên với gập khuỷu

Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn, hướng về phía chân

bệnh nhân như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía

đầu của bệnh nhân

Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – như trong mẫu vận động gập/dang với tay

thẳng Bàn tay gần – cầm nắm theo kiểu cơ giun trên mặt gập của cẳng tay ngay phía dưới khớp khuỷu

Kéo dài: như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng

Mệnh lệnh: “gập khuỷu lại và đưa tay lên”

Đề kháng: như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng Chuyên viên

Vật lý trị liệu chỉ đề kháng nhẹ gập vai để tạo thuận cho cổ tay duỗi và khuỷu gập khi bắt đầu mẫu vận động Chuyên viên Vật lý trị liệu cũng phải hạ thấp trọng tâm sao cho cẳng tay của bệnh nhân đưa qua sát trên mặt của họ

Tư thế kết thúc: khuỷu gập, còn các thành phần khác như trong mẫu

vận động gập/dang với tay thẳng

4.4 Duỗi/áp chi trên với duỗi khuỷu

Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của

mẫu trên

Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: hướng về phía đầu bệnh nhân như

mẫu trên Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người

1800 theo trục để hướng về phía chân của bệnh nhân

Trang 39

Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – lòng bàn tay tiếp xúc với lòng bàn tay

như trong mẫu vận động duỗi/áp với tay thẳng Bàn tay gần – trên mặt duỗi của cánh tay ngay phía trên khớp khuỷu

Kéo dài: xương vai trong thế nâng lên ra phía sau với vai gập và xoay

ngoài, khuỷu gập Cổ tay và các ngón duỗi

Mệnh lệnh: “nắm chặt bàn tay và hạ cánh tay xuống – thẳng khuỷu ra”

Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng

ngược chiều cử động Đề kháng khuỷu gập bằng bàn tay ở xa Tạo lực kéo bằng bàn tay gần dọc theo xương cánh tay

Tư thế kết thúc: như trong mẫu vận động duỗi/áp với tay thẳng

Chi trên – gập/dang với gập khuỷu

T th kh i đ u T th gi a T th k t thỳc

Chi trên – duỗi/áp với duỗi khuỷu

T th kh i đ u T th gi a T th k t thỳc

Trang 40

4.5 Gập/dang chi trên với gập khuỷu – luân phiên

Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, phía bên không vận động sát cạnh bàn Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn đối diện với phía bên

vận động của bệnh nhân, hướng về phía đầu của bệnh nhân

Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa - cầm nắm kiểu cơ giun trên mặt lưng bàn

tay của bệnh nhân giữ cổ tay gập và vai duỗi xoay trong Giữ thẳng khuỷu Bàn tay gần - trên mặt gập của xương cánh tay ngay trên khớp khuỷu

Kéo dài – mệnh lệnh – và đề kháng: như trong mẫu gập/dang với gập

khuỷu Không có mẫu duỗi của mẫu này

Tư thế kết thúc: như trong mẫu gập/dang với gập khuỷu đã mô tả

Chi trên – gập/dang với gập khuỷu – Luân phiên

T th kh i đ u T th gi a 1

Ngày đăng: 18/02/2014, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w