Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn, hướng về phía chân bệnh nhân như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng.. Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay
Trang 1Tiếp xúc bàn tay: chuyên viên Vật lý trị liệu chuyển đổi tay phải và trái
Bàn tay xa – lòng bàn tay tiếp xúc lòng bàn tay của bệnh nhân để bệnh nhân có
điểm tựa để nắm trong suốt quá trình thực hiện mẫu vận động Bàn tay gần – cầm nắm theo kiểu cơ giun tạo nên “đường hầm” Ban đầu tiếp xúc với phần xa mặt bên quay hoặc trụ của cẳng tay bệnh nhân và khi bắt đầu mẫu vận động thì tiếp xúc với mặt duỗi của cẳng tay
Kéo dài: xương vai trong thế nâng lên, ra phía sau với vai gập, xoay
ngoài, cẳng tay quay ngửa Cổ tay, các ngón duỗi
Mệnh lệnh: “nắm chặt bàn tay và hạ cánh tay xuống”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động bằng lực kéo dọc theo trục dọc của cánh tay
Tư thế kết thúc: xương vai trong tư thế hạ xuống ra phía trước, vai ở thế
duỗi/áp/xoay trong Cẳng tay quay sấp, cổ tay gập và nghiêng trụ, các ngón gập
Chi trên – gập/dang
Chi trên – duỗi/áp với cầm nắm ở xa
Trang 2Tư thế giữa 2 Tư thế kết thỳc
4.3 Gập/dang chi trên với gập khuỷu
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn, hướng về phía chân
bệnh nhân như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía
đầu của bệnh nhân
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – như trong mẫu vận động gập/dang với tay
thẳng Bàn tay gần – cầm nắm theo kiểu cơ giun trên mặt gập của cẳng tay ngay phía dưới khớp khuỷu
Kéo dài: như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng
Mệnh lệnh: “gập khuỷu lại và đưa tay lên”
Đề kháng: như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng Chuyên viên
Vật lý trị liệu chỉ đề kháng nhẹ gập vai để tạo thuận cho cổ tay duỗi và khuỷu gập khi bắt đầu mẫu vận động Chuyên viên Vật lý trị liệu cũng phải hạ thấp trọng tâm sao cho cẳng tay của bệnh nhân đưa qua sát trên mặt của họ
Tư thế kết thúc: khuỷu gập, còn các thành phần khác như trong mẫu
vận động gập/dang với tay thẳng
4.4 Duỗi/áp chi trên với duỗi khuỷu
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của
mẫu trên
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: hướng về phía đầu bệnh nhân như
mẫu trên Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người
1800 theo trục để hướng về phía chân của bệnh nhân
Trang 3Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – lòng bàn tay tiếp xúc với lòng bàn tay
như trong mẫu vận động duỗi/áp với tay thẳng Bàn tay gần – trên mặt duỗi của cánh tay ngay phía trên khớp khuỷu
Kéo dài: xương vai trong thế nâng lên ra phía sau với vai gập và xoay
ngoài, khuỷu gập Cổ tay và các ngón duỗi
Mệnh lệnh: “nắm chặt bàn tay và hạ cánh tay xuống – thẳng khuỷu ra”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động Đề kháng khuỷu gập bằng bàn tay ở xa Tạo lực kéo bằng bàn tay gần dọc theo xương cánh tay
Tư thế kết thúc: như trong mẫu vận động duỗi/áp với tay thẳng
Chi trên – gập/dang với gập khuỷu
Chi trên – duỗi/áp với duỗi khuỷu
Trang 44.5 Gập/dang chi trên với gập khuỷu – luân phiên
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, phía bên không vận động sát cạnh bàn Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn đối diện với phía bên
vận động của bệnh nhân, hướng về phía đầu của bệnh nhân
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa - cầm nắm kiểu cơ giun trên mặt lưng bàn
tay của bệnh nhân giữ cổ tay gập và vai duỗi xoay trong Giữ thẳng khuỷu Bàn tay gần - trên mặt gập của xương cánh tay ngay trên khớp khuỷu
Kéo dài – mệnh lệnh – và đề kháng: như trong mẫu gập/dang với gập
khuỷu Không có mẫu duỗi của mẫu này
Tư thế kết thúc: như trong mẫu gập/dang với gập khuỷu đã mô tả
Chi trên – gập/dang với gập khuỷu – Luân phiên
Trang 54.6 Gập/áp chi trên
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn để vai bệnh nhân có thể duỗi
nhẹ thấp hơn mặt bàn tạo thuận lợi cho việc kéo dài đầu dài cơ hai đầu
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở bên cạnh bệnh nhân, khoảng
ngang vai bệnh nhân, hướng về phía chân bệnh nhân Chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía đầu của bệnh nhân khi bắt đầu mẫu vận động và chuyển trọng lượng từ chân trước qua chân sau
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – lòng bàn tay của chuyên viên Vật lý trị
liệu tiếp xúc với lòng bàn tay của bệnh nhân và giữ cho bàn tay bệnh nhân ở thế duỗi đồng thời cũng là điểm tựa để bệnh nhân nắm Bàn tay gần – cầm nắm kiểu cơ giun tạo “đường hầm” quanh mặt trong/ngoài của cẳng tay bệnh nhân Sau đó trượt trên mặt gập của cẳng tay khi thực hiện mẫu vận động
Kéo dài: xương vai ở thế hạ xuống ra sau với vai duỗi và xoay trong Cổ
tay và ngón tay duỗi do chuyên viên Vật lý trị liệu di chuyển thân người ra xa
Mệnh lệnh: “nắm chặt tay tôi – đưa tay lên cao ngang qua mặt”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động Bệnh nhân kéo chuyên viên Vật lý trị liệu ra phía trước Tạo lực kéo dọc theo trục dọc của chi
Tư thế kết thúc: xương vai ở tư thế nâng lên ra trước với vai gập/áp/xoay
ngoài Cẳng tay quay ngửa, cổ tay gập quay, và các ngón gập
4.7 Duỗi/dang chi trên
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của
mẫu gập/áp
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn hướng về phía đầu bệnh
nhân Chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía chân của bệnh nhân khi thực hiện mẫu vận động đến cuối tầm
Tiếp xúc bàn tay: chuyên viên Vật lý trị liệu chuyển đổi vị trí bàn tay
Bàn tay xa – cầm nắm kiểu cơ giun trên mặt lưng bàn tay của bệnh nhân để giữ cho cổ tay và các ngón tay bệnh nhân ở thế gập Bàn tay gần – cầm nắm kiểu cơ giun tạo “đường hầm” quanh mặt trong/ngoài của cẳng tay bệnh nhân Sau đó trượt trên mặt duỗi của cẳng tay khi thực hiện mẫu vận động
Kéo dài: xương vai trong tư thế nâng lên ra trước với vai gập xoay ngoài,
khuỷu thẳng, cổ tay và các ngón tay gập
Mệnh lệnh: “mở bàn tay ra – hạ tay xuống bàn”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động với lực kéo dọc theo trục dọc của chi
Trang 6Chi trªn – gËp/¸p
Chi trªn – duçi/dang
Trang 7Tư thế giữa 2 Tư thế giữa 3 Tư thế kết thỳc
4.8 Gập/áp chi trên với gập khuỷu
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn như trong mẫu gập/áp
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở bên cạnh bệnh nhân hướng về phía chân bệnh nhân như trong mẫu gập/áp
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – như trong mẫu gập/áp Bàn tay gần – trên mặt gập của xương cánh tay
Kéo dài: như trong mẫu gập/áp
Mệnh lệnh: “nắm chặt bàn tay tôi – đưa tay lên cao – gập khuỷu lại”
Đề kháng: với tất cả các thành phần như trong mẫu gập/áp Lực đề
kháng ở bàn tay xa phải nhẹ hơn lực đề kháng ở bàn tay gần để khuỷu có thể gập khi vai gập Vai và khuỷu gập cùng lúc qua suốt mẫu vận động Chuyên viên Vật lý trị liệu phải hạ thấp người và khuỷu xuống để để tạo thuận cho bệnh nhân gập khuỷu và để duy trì lực kéo Bàn tay của bệnh nhân phải qua di chuyển sát tai của họ
Tư thế kết thúc: tất cả như trong mẫu gập/áp với tay thẳng chỉ có một
điểm khác là khuỷu gập
4.9 Duỗi/dang chi trên với duỗi khuỷu
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của mẫu gập/áp
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở bên cạnh bệnh nhân như trong
mẫu duỗi/dang
Trang 8Tiếp xúc bàn tay: khi bắt đầu chuyên viên Vật lý trị liệu phải chuyển đổi
vị trí hai bàn tay Bàn tay xa - như trong mẫu duỗi/dang Bàn tay gần – trên mặt duỗi của xương cánh tay
Kéo dài: như trong mẫu duỗi/dang đối với tất cả các thành phần ngoại trừ
tư thế khuỷu gập khi bắt đầu
Mệnh lệnh: “hạ tay xuống – thẳng khuỷu ra”
Đề kháng: bàn tay xa đề kháng như trong mẫu duỗi/dang Bàn tay gần
phải đề kháng duỗi khuỷu và quay sấp Chuyên viên Vật lý trị liệu không nên để cẳng tay của bệnh nhân quay sấp quá nhanh hoặc khuỷu duỗi quá sớm Các thành phần này chỉ cho phép xảy ra khi đã thực hiện mẫu vận động qua hết tầm
Tư thế kết thúc: như trong mẫu duỗi/dang với tay thẳng
Chi trên – Gập/áp với gập khuỷu
Chi trên – Duỗi/dang với duỗi khuỷu
Trang 9Tư thế giữa 2 Tư thế kết thỳc
4.10 Đẩy về phía trụ
Các thành phần của mẫu vận động:
Xương vai: nâng lên ra trước
Vai: gập, áp, xoay trong
Khuỷu: duỗi
Cẳng tay: sấp
Cổ tay: duỗi trụ
Ngón tay: duỗi
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn với vai duỗi nhẹ xuống thấp
dưới mặt bàn Cạnh trụ bàn tay hướng về phía nách
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở đầu bàn theo chiều chéo của mẫu
vận động và hướng vào bệnh nhân
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – đặt trên mặt lưng bàn tay của bệnh
nhân Bàn tay gần – đặt trên mỏm cùng vai của bệnh nhân để giữ xương vai hạ xuống ra sau Khi thực hiện mẫu vận động bàn tay này phải xoay để đạt được tầm vận động gập hoàn toàn
Kéo dài: xương vai ở thế hạ xuống ra sau với vai xoay ngoài Khuỷu gập,
cẳng tay quay ngửa, cổ tay và các ngón gập
Mệnh lệnh: “đẩy tay lên ngang qua mặt của bạn”
Đề kháng: với cử động gập và xoay trong vai, quay sấp cẳng tay, duỗi của
cổ tay và duỗi ngón Chuyên viên Vật lý trị liệu phải hạ thấp khuỷu xuống Bàn