Tham gia lực lượng vũ trang kháng chiến

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 54 - 61)

7. Bố cục đề tài

2.4.2.Tham gia lực lượng vũ trang kháng chiến

Sau cách mạng, cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, Chính phủ đặc biệt coi trọng việc “quân sự hóa toàn dân”, vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang. Tầng lớp trí thức lúc này không chỉ tham gia vào các tổ chức chính trị yêu nước mà họ còn tham gia vào các lực lượng vũ trang, tham gia vào lực lượng dân quân ở các xã, thôn, vào các đội tự vệ các khu phố nhà máy… Họ đã góp phần không nhỏ để làm nên những thắng lợi trên chiến trường.

*Tham gia lực lượng vũ trang trong những ngày đầu kháng chiến

Rạng ngày 23/9/1945, nhận được viện binh từ chính quốc, lực lượng viễn chinh Pháp gồm xe tăng, tàu chiến và pháo binh tiến đánh Sài Gòn, mở cuộc bình định Nam Bộ. Sáng cùng ngày tiếng súng của các tổ chức đội tự vệ chiến đấu, thanh niên xung phong, công đoàn xung phong cùng quân và dân Nam Bộ đã nổ ran khắp nơi trong thành phố. Địch đóng giữ các cửa nội ngoại thành, kiểm soát gắt gao người qua lại, bắt giam những ai trả lời ấp úng, bắn chết những ai có giấy của đoàn thể Cứu quốc. Chúng xông vào nhà riêng để bắt các trí thức yêu nước như kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, luật sư Thái Văn Lung và nhiều trí thức khác. Giặc Pháp còn đốt sạch các xóm nhà lá, nơi chúng cho là có các ổ đề kháng của ta.

Trước tình hình đó, Xứ ủy và Uỷ ban Nam bộ tổ chức hội nghị liên tịch khẩn cấp tại Cây Mai – Chợ Lớn, phát động nhân dân đứng lên đánh Pháp giữ vững nền độc lập của dân tộc và sự thống nhất của Tổ quốc. Tham dự hội nghị có các trí thức

yêu nước như Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiễng, Nguyễn Văn Nguyễn,… Hội nghị đã ra lời kêu gọi toàn dân tham gia kháng chiến: “Đồng bào Nam bộ! Nhân dân thành phố Sài Gòn! Anh em công nhân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ! Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền của ta ở trung tâm Sài Gòn…”

Hưởng ứng lời kêu gọi, các tầng lớp nhân dân, Trí thức Nam Bộ khắp nơi đều hăng hái tham gia lực lượng võ trang. Họ cùng nhau diễu hành trên đường phố, khi đến Thương Khẩu thì lính Hoàng gia Anh, gốc Ấn Độ nổ súng vào đoàn. Trong trận chiến này, người thanh niên đi đầu bị hy sinh và rất nhiều người khác bị thương. Trận đánh Thương Khẩu là tiếng súng mở màn của quân và dân Sài Gòn-Chợ Lớn- Gia Định có sự tham gia của tầng lớp trí thức trên chiến trường Nam Bộ.

Anh chị em trí thức trong đội quyết tử, công đoàn thì xung phong cùng học sinh, sinh viên tự trang bị vũ khí gậy, dao đánh Pháp. Họ tìm mọi cách để kìm chân địch ở Sài Gòn, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức kháng chiến kịp thời về nông thôn triển khai cuộc kháng chiến..

Ở nội thành, ngày 26/9/1945, Thái Văn Lung bí mật đưa lực lượng võ trang từ Thủ Đức đến đánh địch ở Cầu Bông, sau đó đã kết hợp với lực lượng võ trang ở Gò Vấp phục kích địch ở ngã ba Chú Ía, bắn cháy một xe Jeep, tiêu diệt một số tên lính. Cuối tháng 9/1945, uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã họp nhau tại chợ Đệm do đồng chí Trần Văn Giàu chủ trì, quyết định thành lập các mặt trận tiền phong vòng ngoài. Có 4 mặt trận hình thành, tầng lớp trí thức đã tham gia chiến đấu khá đông. Trong số đó, mặt trận số 1 miền Đông Nam Bộ do giáo viên Nguyễn Đình Thân chỉ huy, lực lượng nòng cốt là bộ đội Thái Văn Lung. Mặt trận số 2 miền Tây Nam Bộ do Nguyễn Lưu (một trí thức từng phụ trách Công đoàn Sài Gòn) chỉ huy. Mặt trận số 3 miền Đông Bình Xuyên do Dương Văn Dương, cán bộ Đảng chỉ huy, phụ tá là Từ Văn Ry một trí thức Công tác công đoàn. Mặt trận cuối cùng ở nội thành do Nguyễn Văn Tư (trí thức làm việc tại xưởng Ba Son), lãnh đạo Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ do Chủ tịch uỷ ban kháng chiến Nam Bộ Trần Văn Giàu chỉ huy.

Hình thành chiến trận, bốn mặt bao vây quân thù. Ngày 10/10/1945, sau lệnh ngừng bắn, lực lượng trí thức võ trang cùng quân dân Sài Gòn-Gia Định đã mở nhiều đợt tấn công tiêu diệt giặc Pháp. Các trận đánh đã diễn ra ác liệt ở Cầu Bông, Cầu Kiệu, Đa Kao, Tân Định, Hàng Sanh, Gò Vấp, Phú Lâm, An Nhơn, Cầu Tham Lương...nhiều tên lính Pháp đã bị tiêu diệt, ta thu được nhiều vũ khí đạn dược trang bị cho mình.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, hướng về đồng bào Nam Bộ, sinh viên trí thức các tỉnh Trung Bộ, Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội sôi nổi gia nhập các đội quân “Nam tiến”. Tỉnh Quảng Ngãi gửi 15.000 chiến sỹ, Huế 3 chi đội, Hà Nam gửi 1 tiểu đoàn cùng 50 cán bộ, Quảng Nam gửi 5 chi đội, Ninh Bình có 3 đại đội, thủ đô Hà Nội gửi 10.000 chiến sỹ [24, tr.60]. Phần lớn đoàn quân Nam tiến là thanh niên, sinh viên, trí thức vào sát cánh chiến đấu cùng các chiến sỹ ở An Khê, Nha Trang, Nam và Trung Bộ. Riêng thành Đoàn Hà Nội tuyển chọn 2000 đoàn viên lập thành chi đội “Nam tiến” của thủ đô vào chiến đấu trên chiến trường Buôn Ma Thuật...

Trong các đoàn quân “Nam tiến” này có biết bao nhiêu gương mặt sinh viên, trí thức trở thành bất tử với những chiến công hiển hách. Phong trào còn đi sâu vào từng gia đình, cuốn hút sự tham gia của mọi lứa tuổi. Có gia đình cho cả 3 người con trai đi tòng quân ngay từ đợt đầu tiên như gia đình Bác Hoàng Tích Tâm, một trí thức làm việc trong ngành bưu điện ở Hải Phòng...

Nhờ có sự cổ vũ và động viên của nhân dân trong đó có trí thức toàn quốc, chỉ trong 100 ngày đêm kháng chiến, quân dân Sài Gòn đã phá hủy 139 cơ sở phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, đốt phá 22 kho, 17 đầu máy xe lửa... đã tiêu diệt 5000 lính Pháp. Cuộc kháng chiến của quân dân Nam Bộ đã giam chân thực dân Pháp, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.

Đầu năm 1946, ban công Thành lần lượt được thành lập ở Sài Gòn và Hà Nội. Lực lượng trí thức tham gia đông đảo vào các ban công tác này. Đặc biệt là ban tuyên truyền, ban công tác số 1, ban công tác số 4 và ban công tác số 6 ở trong Nam. Ban công tác số 6 gồm 500 chiến sỹ, trong đó có đông đảo trí thức, sinh viên

tham gia. Họ còn đảm nhiệm xuất bản tờ báo riêng của ban có tên gọi là Chính Nghĩa... Các ban này hoạt động trên các địa bàn trường đua Phú Thọ, Bình Thới, khu vực cầu Ông Lãnh và Vĩnh Hội, Gò Vấp, Phú Nhuận, Đa Kao...Các chiến sỹ trong ban trinh sát, tuyên truyền đã làm việc hết sức mình.

Cuối năm 1946, Hà Nội cũng như các tỉnh đã có các tổ chức quân sự mạnh mẽ và phát triển rộng khắp; lực lượng trí thức đã tham gia đông đảo vào Ban công tác thành, Đội tự vệ thành gồm hệ thống khu, đội như đội Bắc Sơn, khu Bạch Đằng, đội Tô Hiệu, đội Quang Trung, đội Trần Quốc Toản, các đội du kích Hồng Hà,....

Đầu tháng 3/1946, tổ chức Tự Vệ Thành cũng được thành lập ở Sài Gòn theo cơ cấu khu tự vệ và đội tự vệ dựa theo khu vực dân cư và lấy 18 hộ làm đơn vị phân chia địa bàn hoạt động. Lực lượng thanh niên tham gia Tự Vệ Thành xuất thân chủ yếu là đội ngũ trí thức, sinh viên và học sinh Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định lên thành phố làm ăn sinh sống. Ban chỉ huy tự vệ do giáo sư Nguyễn Xuân Diệm, hiệu trưởng trường quân khu 7 làm chỉ huy trưởng, Nguyễn Văn Tư (kỹ sư canh nông tốt nghiệp ở Pháp về) phụ trách công tác vận động trí thức, gọi tắt là trí vận của mặt trận Việt Minh thành Sài Gòn.

Nổi lên ở vùng ngoại thành Sài Gòn, có đại đội 15 thuộc chi đội 6 thành phần chủ yếu là trí thức, học sinh, sinh viên tham gia do luật sư Thái Văn Lung làm đại đội trưởng, Tạ Nhựt Tứ làm đại đội phó. Giữa tháng 6/1946, đại đội Thái Văn Lung chiếm đánh trung tâm Thủ Đức. Do lực lượng địch quá đông, hỏa lực mạnh nên cuối cùng luật sư cùng một số đồng đội bị bắt. Thực dân Pháp dùng mọi mánh khóe để mua chuộc ông nhưng không thành công, nên chúng dùng cực hình để tra tấn ông cho đến chết. Ông anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Bên cạnh đó, lực lượng trí thức có mặt ở ngoại thành và các tỉnh đều nhanh chóng tham gia các tổ chức cách mạng hoặc các lực lượng võ trang ở địa phương, cùng nhân dân đấu tranh.

*Tham gia các lực lượng vũ trang sau ngày toàn quốc kháng chiến

Sau tiếng đại bác mở màn ở Thủ đô đêm 19/12/1946 với tinh thần hiến dâng tất cả vì độc lập dân tộc, Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, Lời kêu gọi toàn quốc

kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vang lên trên sóng phát thanh, cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp. Đáp lời kêu gọi của Hồ chủ tịch, tháng 1/1947, các đơn vị tự vệ chiến đấu và Vệ quốc quân trong liên khu I thống nhất tổ chức thành Trung đoàn liên khu I, sau đó được vinh dự mang tên Trung đoàn thủ đô. Các lực lượng vũ trang chiến đấu ở các cửa ô được hợp thành các Trung đoàn 48, Trung đoàn 52. Mỗi trung đoàn có trên 2000 chiến sỹ là công nhân, thanh niên, dân nghèo thành thị, sinh viên, trí thức... với nhiệm vụ là chiến đấu tiêu hao sinh lực địch và giam chân địch trong lòng thành phố.

Cùng thời gian này, một số trung đoàn khác được thành lập ở các tỉnh lân cận Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai, Hải Phòng... Nổi lên là Trung đoàn 308 thành lập năm 1947 gồm các chiến sỹ tình nguyện khu III, IV và các trí thức cách mạng. Nhà thơ Quang Dũng từng là chiến sỹ, đại đội trưởng, phó đoàn võ trang tuyên truyền Lào Việt ở Trung đoàn này. Ngoài ra còn có sự góp mặt của nhà văn Hồ Phương, nhà báo Mai Hạnh, Trần Xuân Huy.. ở Trung đoàn Sông Lô 312 được thành lập với tên tuổi: nhà báo Trần Độ, chính ủy trung đoàn..., nhà thơ Dương Bích Liên, họa sỹ Mai Văn Hiên vv... Ở Thanh Hóa, tỉnh ủy khẩn trương chỉ đạo tiến hành lựa chọn những chiến sỹ yêu nước và điều động một số đơn vị tự vệ ở các huyện thành lập Chi đội Đinh Công Tráng gồm 1.500 chiến sỹ do kỹ sư Hoàng Tiến Trình làm chi đội trưởng. Tại Nghệ An, các đội tự vệ ở các làng, xã có từ trước khởi nghĩa cũng được khẩn trương tổ chức lại, bổ sung về số lượng, chỉ huy và trang bị. Họ thành lập chi đội Đội Cung do đồng chí Mười Uyển làm chi đội trưởng.

Để có đủ cán bộ lãnh đạo và chỉ huy quân sự, trên cả nước đều tổ chức các lớp đào tạo cấp tốc cán bộ trung đội, đại đội... mỗi khóa khoảng hai tháng, học viên là những cán bộ chỉ huy các chi đội giải phóng quân và những cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền ở địa phương. Một số trí thức tham gia làm giảng viên như Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Chưởng... Ngoài ra, tại các tỉnh cũng tổ chức mở những lớp đào tạo cán bộ tiểu đội.

Năm 1947, thực dân Pháp tăng cường mở các cuộc hành quân càn quét vào các khu căn cứ kháng chiến của ta xung quanh thành phố. Trong nội thành địch tăng

cường mạng lưới mật thám tề điệp canh gác các ngả đường, rà soát liên tục các xóm lao động nghèo nơi mà chúng nghi có lực lượng kháng chiến. Thực dân Pháp tiến hành phát giấy thông hành mới buộc nhân dân lập tờ khai gia đình. Đặc biệt chúng kiểm tra gắt gao lực lượng trí thức thành phố, các tổ chức yêu nước, trường học và cả xí nghiệp...không khí đàn áp khủng bố, căng thẳng diễn ra khắp nơi. Trong nội thành ở Hà Nội, Sài Gòn cùng với tiếng súng cả nước, lực lượng trí thức võ trang cùng học sinh, sinh viên trong Ban công tác Thành, Tự vệ thành, Ban thông tin được phân công bám từng địa bàn, xúc tiến xây dựng cơ sở võ trang tuyên truyền, tiến hành điều tra nắm tình hình địch, diệt trừ tề gian.

Tháng 5/1947, để tăng cường đánh phá các vùng, đặc biệt xung quanh Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, thực dân Pháp đã tiến hành bắt lính. Đến giữa năm 1947, chúng tuyển mộ được 9.000 vệ binh cộng hòa và trên 10.000 quân phụ lực. Trước tình hình đó lực lượng võ trang của ta ở Nam Bộ cũng phải được củng cố. Riêng ở Nam Bộ, Trong năm 1947, có gần 6.000 viên chức và 1.000 thợ chuyên môn ra chiến khu, trực tiếp tham gia kháng chiến. Ngoài những trí thức như bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Đô trưởng Sài Gòn Phan Văn Chương, luật sư Thái Văn Lung, kỹ sư Cao Văn Hóa, còn có đội ngũ kỹ thuật viên Nguyễn Xuân Dụ, kỹ sư Vũ Đạo Phổ trong lĩnh vực đảm bảo thông tin liên lạc, đài phát thanh; nhóm kỹ sư, kỹ thuật của Trung ương Thư tín Sài Gòn như Nguyễn Văn Loát, Hoàng Kỳ, Vũ Chu Mộng,... Những người ở lại thành phố tự nguyện quyên góp tiền bạc, thuốc men, máy móc, dụng cụ,... gửi ra vùng tự do và căn cứ địa cách mạng.

Trải qua 6 năm kể từ khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược (1945-1950), quân dân và trí thức cách mạng Việt Nam đã sát cánh bên nhau dưới vô vàn khó khăn gian khổ, dành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam, tạo đà cho cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi lớn trên các mặt trận chính trị và ngoại giao, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch, tiến tới chiến dịch biên giới 1950 mang ý nghĩa quyết định.

Theo đó đầu năm 1950, hưởng ứng lời kêu gọi chuẩn bị tổng phản công của Chính phủ, gần như tất cả các giáo viên, sinh viên, học sinh trên cả nước đều ghi tên

vào danh sách tòng quân. Gần 100 sinh viên Trường Đại học Y khoa đã tình nguyện ghi tên đầu quân thề sát cánh với quân đội quốc gia. Họ quyết chiến đấu với thực dân xâm lăng đến cùng, để giành độc lập và thống nhất cho đất nước. Thậm chí có trường tinh thần xung phong tòng quân quá cao tạo một phong trào rầm rộ không ngờ. Tất cả học sinh nam nữ trường kháng chiến và tất cả học sinh 17 tuổi trường Hùng Vương, Đại học Sư phạm, trường kỹ thuật, các trường phổ thông Đào Duy Từ, trường tư thục Hà Trung đều ghi tên tòng quân...Điều đó chứng tỏ tinh thần yêu nước, đấu tranh dũng cảm hy sinh quên mình của sinh viên, trí thức nước ta. Kể cả những trí thức dù sống xa quê hương nhưng trái tim họ luôn hướng về Tổ quốc. Việc tổng động viên thành công, đã đem lại kết quả to lớn cho chiến thắng cuối cùng của nhân dân ta.

Sau những thất bại trước cuộc đấu tranh có sự tham gia của quân dân và tầng lớp trí thức cách mạng của ta, thực dân Pháp bị đẩy vào tình thế khó khăn, buộc chúng củng cố lại bộ máy chính phủ bù nhận viện trợ nhiều hơn của Mỹ, phát triển ngụy quân ngụy quyền. Đồng thời chúng thực hiện đàn áp dã man các trí thức và quần chúng, bắt bớ tù đày, khủng bố phong trào cách mạng, đánh phá chia cắt chiến trường, bình định vùng tạm chiếm, đánh phá vùng giải phóng, tiêu diệt lực lượng kháng chiến. Nhận định tình hình, TƯ Đảng đề ra chủ trương chiến lược trong giai đoạn mới là “tích cực cầm cự, chuyển mạnh sang tổng phản công”, trong đó coi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 54 - 61)