Khi chuyển qua cử động duỗi thân và bệnh nhân bắt đầu đứng dậy thì cử động này có thể tạo thuận bàng cách trượt hai tay của chuyên viên Vật lý trị liệu lên trên hai vai của bệnh nhân.. D
Trang 1Tư thế ngồi – nghiêng chậu ra trước có lực kháng
Tư thế khởi đầu Tư thế kết thỳc
Tư thế ngồi – đảo nghịch ổn định lực đôi
Tư thế khởi đầu (hỡnh 1) Tư thế khởi đầu (hỡnh 2) Tư thế kết thỳc
Trang 2ngang này của hợp lực nhiều hơn thành phần cử động trong mặt phẳng nằm ngang Nếu điều này không diễn ra thì hai khớp hông của bệnh nhân sẽ bị đẩy ra sau và một phản ứng thăng bằng sẽ xảy ra ở hai khớp hông và hai khớp cổ chân
c Cử động gập thân cũng có thể được tạo thuận bởi lực đề kháng trên hai vai qua rãnh cơ ngực lớn và cơ delta Đây là một lực kéo với thành phần
cử động hướng lên và ra sau Khi chuyển qua cử động duỗi thân và bệnh nhân bắt đầu đứng dậy thì cử động này có thể tạo thuận bàng cách trượt hai tay của chuyên viên Vật lý trị liệu lên trên hai vai của bệnh nhân Tại nơi này sẽ tăng lực dọc được áp dụng như trong mục b
Có thể yêu cầu bệnh nhân giữ hai chân ngang nhau hoặc trong thế giang rộng chân khi bắt đầu đứng lên
** Chú ý:
1 Mặt phẳng ngồi càng cao càng dễ đứng lên
2 Khi bệnh nhân ở thế giang rộng chân thì bàn chân ở phía sau sẽ phải hoạt
động nhiều hơn để đứng lên
3 Việc đứng lên theo hướng chéo làm gia tăng sự chịu trọng lượng về bên đó
1.3 Thế đứng
Khi đã ở trong thế đứng, sự vững chắc có thể được gia tăng bằng:
a Lực nén ép trên hai chậu qua hai mào chậu theo hướng xuống dưới và ra phía sau
b Lực đè nén trên hai vai qua cơ trên gai, cơ thang trên và cơ thang giữa
c Đảo nghịch ổn định và ổn định nhịp nhàng ở hai vai, chậu hoặc phối hợp cả hai
d Phản ứng cân bằng và thăng bằng có thể đạt được bằng cách dùng lực đề kháng thích hợp
e Các chiến lược tập luyện thăng bằng khác nhau có thể được tạo thuận bằng cách thay đổi lực, tốc độ và chiều của lực đề kháng
Trang 3Ngồi chuyển sang đứng với lực đề kháng trên hai chậu
Tư thế giữa 2 Tư thế kết thỳc
Ngồi chuyển sang đứng với lực đề kháng trên hai vai
Trang 4Tư thế đứng – lực đè nén trên hai vai hoặc hai chậu
Tư thế đứng – đảo nghịch ổn định – hai vai
Tư thế khởi đầu Tư thế kết thỳc
2 Những lưu ý hữu ích trong quá trình bước tới trước
ư Chậu nâng lên khoảng 5 cm khi cơ thể bước tới trước trên chân đứng
ư Chậu xoay ra trước khoảng 4 độ so với thế trung tính của chân đu đưa và sau
đó xoay ra sau khoảng 4 độ so với thế trung tính ở cuối thì đứng Cử động xoay tăng khi tốc độ tăng Cột sống thắt lưng xoay cùng với xương chậu
Trang 5ư Chân đu đưa xoay trong từ khi bắt đầu giai đoạn đu đến giữa thì đứng thì bắt đầu xoay ngoài
ư Có nghiêng nhẹ xương chậu ra sau ở đầu giai đoạn đu
ư Có nghiêng nhẹ xương chậu ra trước ở cuối thì đứng
ư Đai vai và cột sống ngực xoay theo chiều ngược với chiều xoay của xương chậu và cột sống thắt lưng
ư Khớp gối và khớp cổ chân của chân đu đưa phải gập để nhấc chân lên khỏi sàn nhà trong suốt thì đu
3 Dáng đi tới có lực kháng
Dáng đi tăng tiến về phía trước được áp dụng với mục tiêu cuối cùng là đạt
được tính vững chắc cơ động hay tính vận động trong việc bước tới trước với mọi tốc độ của cử động
Dáng đi có lực đề kháng giúp cho bệnh nhân thực hiện được những vấn đề sau:
ư Sự vận động chân trong giai đoạn đu thích hợp để có thể nhấc bàn chân này rời khỏi mặt sàn Điều này bao gồm việc chọn thời điểm thích hợp và
sự điều hợp của chậu, hông, gối, và cổ chân và những cử động thành phần xoay, gập, và duỗi
ư Tính vững chắc cơ động, cử động duỗi hông, và sự chịu trọng lượng thích hợp trên chân chống chịu sức nặng Việc nén ép nhanh ở giữa thì đứng sẽ tạo thuận cho sự co cơ cùng với việc duỗi chân đứng và thân mình
ư Chuyển trọng lượng qua bên trong khi bước tới trước
Nên nhớ:
1) Những vấn đề trên phụ thuộc vào tầm vận động, sức mạnh cơ tương xứng và sự kiểm soát chậu, hông, gối và cổ chân
2) Trương lực trong thế đứng thẳng có thể bị ảnh hưởng nhiều do sự chịu trọng lượng bất thường Sự chịu trọng lượng và chuyển trọng lượng là
Trang 6trước và nhớ chuyển trọng lượng qua một bên để theo cùng với bệnh nhân hoặc
để tạo thuận cho bệnh nhân chuyển trọng lượng theo mẫu chéo bình thường
Tiếp xúc bàn tay: hai bàn tay của chuyên viên Vật lý trị liệu đặt trên
mào chậu phía trên gai chậu trước trên Chiều của lực đề kháng qua hai bàn tay hướng thẳng xuống dưới và ra phía sau hai ụ ngồi qua hai gót
Kéo giãn: kéo giãn xương chậu xuống dưới và ra sau theo thế nghiêng
chậu ra sau Khi chân kéo lê ở trong tư thế duỗi ra nhất thì những thành phần cơ ở trong trạng thái bị kéo dài nhất và sẵn sàng cho sự kéo giãn nhanh Sau khi kéo giãn nhanh phải áp dụng lực đề kháng
Đề kháng: lực nén ép và đề kháng phải được duy trì để tạo thuận Phải nhớ
là không đề kháng quá mức và phải để cho việc bước tới trước được nhịp nhàng
Nén ép: được áp dụng nhanh ở giữa thì đứng và lực này được duy trì Kỹ
thuật này có thể được áp dụng ở thì gót chạm đất và ở giữa thì đứng
áp dụng các kỹ thuật từ phía sau
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở phía sau bệnh nhân trong thế qùy
một chân hoặc ngồi trên ghế có bánh xe hoặc ngồi trên một dụng cụ nào đó di chuyển được
Tiếp xúc bàn tay: ở vùng phía trước hai mào chậu với hai cẳng tay hạ
thấp và tiếp xúc với nhóm cơ mông của bệnh nhân
Kéo giãn, đề kháng và nén ép: giống như cách thực hiện từ phía trước
Dáng đi tới – lực đề kháng từ phía trước
Trang 73 4
Dáng đi tới – lực đề kháng từ phía sau
Tư thế khởi đầu Tư thế kết thỳc
Trang 8áp dụng các kỹ thuật
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: đứng phía sau bệnh nhân theo mẫu chéo
Tiếp xúc bàn tay: hai bàn tay đặt trên mào chậu (phía sau) với các ngón
tay hướng xuống sàn nhà qua hai ụ ngồi và hơi ra trước
Kéo giãn: theo một đường vòng cung xuống dưới và ra trước
Đề kháng: lực đề kháng được duy trì theo hướng xuống dưới và ra trước
Cần nhớ phải để cho chân trong thì đu có thể duỗi ra sau và thân mình phải
duy trì trong thế thẳng đứng Không gập người ra trước khi chân trong thì đu
đưa duỗi ra sau
Nén ép: khi bệnh nhân chịu sức trên chân đứng
Dáng đi lui có lực kháng
5 Dáng đi ngang có lực kháng
Dáng đi ngang là một kỹ năng có chức năng quan trọng cần thiết trong
nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mở cửa hoặc di chuyển theo một lối
hẹp Về khía cạnh điều trị, dáng đi lui có đề kháng có thể giúp đạt được những
vấn đề sau:
ư Phát triển tính vận động, tính vững chắc, và sự thăng bằng ở hai bên
ư Tạo thuận các cơ dang hông và các cơ nghiêng ngoài cổ chân của chân đứng
ư Cải thiện sự chịu trọng lượng và tính vững chắc trên chân đứng
ư Sự thẳng hàng của cổ, thân, và chậu trên chân đế
áp dụng các kỹ thuật
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: đứng bên cạnh bệnh nhân
Trang 9Tiếp xúc bàn tay: hai bàn tay đặt trên mào chậu – một ở phía trước và một
ở phía sau
Kéo giãn: với chân ở gần chuyên viên Vật lý trị liệu, kéo giãn theo hướng
xuống dưới và về phía đường giữa của bệnh nhân
Đề kháng: đề kháng cử động của bệnh nhân về phía chuyên viên Vật lý trị
liệu theo hướng xuống dưới và bằng hai tay đặt trên mào chậu
Nén ép: khi bệnh nhân chuyển người xuống phía chân đang trong giai đoạn đu
Với chân ở xa chuyên viên Vật lý trị liệu, việc kéo giãn, đề kháng, và nén
ép được áp dụng qua hai bàn tay trong cùng một cách như trên
* Tiếp xúc bàn tay luân phiên:
ư Một bàn tay trên mào chậu và bàn tay kia trên một bên vai hoặc một bên đầu
ư Một bàn tay trên mào chậu và bàn tay kia trên phần trên của đùi
ư Cả hai bàn tay trên mào chậu – bàn tay này trợ lực cho bàn tay kia
ư Chuyên viên Vật lý trị liệu ở phía đối diện với bên đặt hai bàn tay trên mào chậu như hình minh họa
Dáng đi ngang có lực kháng
1 2