0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NHữNG VấN Đề THEN CHốT KHI THựC HIệN CáC MẫU VậN ĐộNG

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT TẠO THUẬN CẢM THỤ BẢN THỂ THẦN KINH CƠ (Trang 30 -32 )

− Cầm nắm theo kiểu cơ giun.

− Chọn thời điểm ra mệnh lệnh cùng lúc với kéo giãn. − Đề kháng ngay sau kéo giãn.

− Thực hiện cử động theo đ−ờng chéo hay theo “đ−ờng rãnh” để tất cả các thành phần trong một mẫu vận động hoạt động có hiệu quả nhất.

− Kỹ thuật viên phải di chuyển cùng với bệnh nhân và sử dụng toàn bộ cơ thể để tạo lực đề kháng.

− Khi thực hiện mẫu vận động của chi trên và chi d−ới, cần phải tạo thuận các thành phần xa tr−ớc. Ví dụ nh−: cổ tay, cổ chân.

− Thành phần xoay là then chốt.

− Kéo căng tất cả các thành phần trong mẫu vận động bao gồm cử động xoay để việc tạo thuận đạt đ−ợc là tối đa và hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa mỗi thành phần đều ở vào vị trí đ−ợc kéo dài nhất để khi thực hiện kéo giãn nhanh sẽ có đ−ợc đáp ứng tối −u.

− Kéo giãn nhanh bằng động tác nhẹ nhàng nh− một “cái vỗ nhẹ”; tránh dùng lực quá mạnh

hoặc thô bạo.

− Lực đề kháng phải thích hợp với mục đích cần đạt đ−ợc, đó là tính vận động hay tính vững chắc. − Lực kéo phải vuông

góc với vòng cung của cử động nh− hình minh họa. 2.. Cử động của các cơ vai 2.1. Cơ thang

Các bó mỏm cùng vai – đòn trên: nâng x−ơng vai.

Trục

H−ớng kéo

Vòng cung của cử động quanh trục

Các bó giữa: áp x−ơng vai – kéo bờ trong x−ơng vai về phía cột sống. Các bó d−ới: áp và hạ x−ơng vai.

Cả ba bó hoạt động: áp và xoay x−ơng vai lên trên.

2.2. Cơ trám

Bám gốc ở các mỏm gai của các đốt sống ngực 2 đến 5 và bám tận vào bờ trong x−ơng vai. Các bó cơ trám chạy theo h−ớng vào trong và lên trên.

Các cơ này áp, nâng, và xoay x−ơng vai xuống d−ới, đồng thời cố định x−ơng vai vào lồng ngực.

2.3. Cơ nâng vai

Cơ này bám gốc ở các mỏm ngang các đốt sống cổ từ 1 đến 4 và bám tận vào góc trên bờ trong x−ơng vai.

Cơ này nâng x−ơng vai và xoay nhẹ x−ơng vai xuống d−ới.

2.4. Cơ răng c−a tr−ớc

Bám gốc ở mặt ngoài của 8 x−ơng s−ờn trên và bám tận vào mặt tr−ớc bờ trong của góc d−ới x−ơng vai.

Cơ này dang và xoay x−ơng vai lên trên, đồng thời cố định x−ơng vai vào lồng ngực.

2.5. Cơ l−ng rộng

Bám gốc ở cân rộng trên các mỏm gai của các đốt sống ngực thấp và đốt sống thắt l−ng, mào chậu sau, các x−ơng s−ờn d−ới và góc d−ới x−ơng vai; bám tận vào rãnh gian củ của x−ơng cánh tay.

Cơ này hạ, áp, và xoay x−ơng vai xuống d−ới; đồng thời còn có chức năng duỗi và xoay trong x−ơng cánh tay.

2.6. Cơ ngực bé

Bám gốc ở các x−ơng s−ờn 3, 4, 5 gần các sụn s−ờn và bám tận vào mỏm quạ x−ơng vai.

Cơ này hạ và xoay x−ơng vai xuống.

2.7. Cơ d−ới đòn

Bám gốc ở x−ơng s−ờn đầu tiên và bám tận vào mặt d−ới của x−ơng đòn. Cơ này hạ x−ơng đòn và x−ơng vai.

2.8. Cơ ngực lớn

Bám gốc ở x−ơng ức đến x−ơng s−ờn thứ 7 và nửa trong x−ơng đòn; bám tận vào mép ngoài rãnh gian củ của x−ơng cánh tay.

Cơ này gập, áp, và xoay trong x−ơng cánh tay; đồng thời còn có chức năng hạ, dang, và xoay x−ơng vai xuống.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT TẠO THUẬN CẢM THỤ BẢN THỂ THẦN KINH CƠ (Trang 30 -32 )

×