Giải pháp tăng cường sức mạnh tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 56 - 63)

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng

2.1. Giải pháp tăng cường sức mạnh tài chính

Như đã phân tích ở trên vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động có vai trò rất to lớn, nó góp phần làm lành mạnh hoá năng lực tài chính của NHTM theo chuẩn mực quốc tế. Vậy cần có những giải pháp tăng cường các nguồn vốn cho Agribank, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng vốn từ việc xin cấp vốn bổ sung từ ngân sách nhà nước, thu hồi nợ tồn đọng. Tăng cường vốn vào các quỹ dự trữ bổ sung, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro… làm tăng mức độ hoạt động an toàn cho ngân hàng

Thứ hai, áp dụng mọi hình thức huy động vốn vơi mọi đối tượng khách hàng cả trong và ngoài nước. Huy động vốn với lãi suất thích hợp, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, cần có những chính sách khyến mãi tăng cường huy động, đặc biệt là các nguồn trung và dài hạn.Hoặc phát hành trái phiếu với lãi suất cạnh tranh thu hút nguồn vốn của các tổ chức cá nhân lớn khác, khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp, cá nhân mở các tài khoản tiền gửi….

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

2.2.1. Giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng

Thứ nhất, Agribank cần xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá để tăng năng lực cạnh tranh, giảm bớt yếu tố can thiệp của nhà nước, minh bạch hoá hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế, từ đó tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Nâng cao chất lượng các công cụ lượng hoá rủi ro, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, ngân hàngận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu.

Thứ ba, hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hoá mọi hoạt động tín dụng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, bảo đảm mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

Thứ tư, thực hiện minh bạch và công khai thông tin. Đây là tiền đề cơ bản để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro.

Thứ năm, Agribank cần chuyển từ quy trình quản lý rủi ro phi tập trung sang mô hình quản lý rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện hơn với các quy trình và thủ tục thống nhất. Triển khai xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành:

• Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Hội đồng quản trị, các uỷ ban, ban lãnh đạo ngân hàng.

• Cơ chế báo cáo độc lập với cơ cấu tổ chức kinh doanh

• Các chính sách, quy trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

• Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát hệ thống thông tin quản trị rủi ro để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro.

• Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn cảu tửng bộ phận và cá nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

2.2.2. Hoàn thiện công tác phân loại khách hàng.

Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một số quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Để phân loại khách hàng là doanh nghiệp ngân hàng, ngân hàng dựa vào hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.

Nhóm chỉ tiêu tài chính gồm có: Vốn kinh doanh, doanh thu thuần, ngân hàng nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh…), nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu nợ bình quân…), chỉ tiêu cân nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ

phải trả/vốn chủ sở hữu..), nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận trước thuế/doanh thu, lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu..)

Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính gồm có: Năng lực điều hành của ban giám đốc, môi trường kiểm soát nội bộ, tính khả thi của phương án kinh doanh, triển vọng ngành, giá trị thương hiệu của công ty, thị phần hoạt động, tác động của môi trường vĩ mô…

Ngoài ra, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng cho việc cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu ngân hàng thường xem xét là: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng ra hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của khoản tiền vay..

Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, ngân hàng cấn xét đến đặc thù và lợi thế của ngành kinh tế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

2.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định

Quy trình thẩm định và cho vay “một cửa” đã bộc lộ nhiều hạn chế. Để hạn chế nhược điểm, sau khi tham khảo quy trình cho vay ở một số ngân hàng trong khu vực, nên tách quy trình cho vay thành hai bộ phận:

. Bộ phận quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất với một khoản vay, thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay.

Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay. Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với khoản vay.

Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tín dụng theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng 5 yếu tố để đánh giá:

• Lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân, lịch sử quan hệ tín dụng.

• Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng với khoản vay.

• Mức độ vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? khả năng tiếp cận của khách hàng với các nguồn vốn khác.

• Giá trị và tính thanh khoản của tài sản thế chấp

• Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức và cách phòng vệ. Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng điều kiện cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

2.2.4. Hoàn chỉnh cơ chế bảo đảm tiền vay.

Để thực hiện đúng quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay, bảo đảm an toàn và hiệu quả, cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Một là, các chi nhánh Agribank cần phải tuân thủ các điều kiện quy định của nhà nước, và của hội sở chính về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt yêu cầu trên, các chi nhánh cần phải có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định lựa chọn, đặc biệt kiên quyết xử lý với các hành vi thông đồng với khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng.

Hai là, để có được một biện pháp bảo đảm tiền vay không những phù hợp với từng loại khách hàng cụ thể mà còn đảm bảo an toàn, hiệu quả, trước hết Agribank cần phải có sự tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả dự án/phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra, đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý.

Ba là, mặc dù cho vay có tài sản đảm bảo, các khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị…, vì vậy, việc quyết định lựa chọn biện pháp đúng đắn bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể đảm an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc biệt không được chủ quan cho vay chỉ căn cứ vào mỗi tài sản đảm bảo, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

2.3. Giải pháp nâng cao tính đa dạng của dịch vụ tín dụng

So với thực trạng các sản phẩm dịch vụ truyển thống cũng như dịch vụ tín dụng thì tính chất đa dạng về sản phẩm của Agribank còn quá thấp. Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ là một yếu tố cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Vì vậy, Agribank cần có những giải pháp cụ thể đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tín dụng:

Thứ nhất, thành lập phòng nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường nhằm nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của khách hàng trên lợi thế vốn có của Agribank để đưa ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai, đa dạng hoá các dòng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng của sản phẩm truyển thống để thích ứng với nhiều đối tượng khác nhau.

Thứ ba, phát triển những sản phẩm dịch vụ dựa trên những lợi thế sẵn có của Agribank hay trên cơ sở có sẵn của các tổ chức tín dụng khác đang áp dụng, tham khảo và ứng dụng vào ngân hàng mình.

Thứ tư, nâng cao chất lượng bộ phận Marketing, tiếp cận khách hàng hiệu quả, tư vấn và giới thiệu sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Các cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng , nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định cho vay. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quan trọng này, Agribank cần có những giải pháp:

Thứ nhất, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, có kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng. Để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ lý luận nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, có kiến thức kinh tế tổng hợp, có phương pháp nghiên cứu khoa học, có khả năng tổng hợp vấn đề, kiến thức pháp luật vững chắc và sâu rộng, am hiểu thị trường và giàu kinh nghiệm thực tế. Các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên sâu, không ngừng trau dồi, học hỏi kinh nghiệm, để phân tích thẩm định đánh giá được đúng đối tượng cho vay, nhằm giảm tối thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Thứ hai, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao, năng động, nhiệt tình với công việc. Có chính sách sử dụng và khuyến khích thoả đáng nguồn nhân lực có trình độ cao về làm tại ngân hàng.

đãi ngộ thích hợp cho những cán bộ có thành tích cao. Tránh hiện tượng “chảy máu chất xám” sang các ngân hàng khác. Tạo môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, trong giao tiếp ứng xử hàng ngày đối với các cán bộ tín dụng, đặc biệt là thái độ với khách hàng khi thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu, phỏng vấn khách hàng.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra chặt chẽ quá trình làm việc của các cán bộ, trách gian lận, thông đồng của các cán bộ thiếu đạo đức với khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w