Chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 47 - 48)

III PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TÍN DỤNG CỦA

1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng Agribank

2.1. Chất lượng tín dụng

Agribank chiếm thị phần lớn về cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tổng dư nợ tăng đều theo các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cũng có chiều hướng tăng dần ở một số năm gần đây, trích dự phòng rủi ro ngày càng tăng. Đặc biệt, năm 2008 tỷ lệ nợ xấu đạt 2,7% và trích dự phòng rủi ro lên đến 7.410 tỷ đồng cao nhất từ trước đến giờ, gấp 2,65 lần so với trích dự phòng rủi ro năm 2004. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu < 5%, nằm trong mức độ an toàn có thể kiểm soát được theo tiêu chuẩn của quốc tế.

Bảng 9: Các chỉ tiêu về tín dụng Agribank 2006 – 2008

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ 181.252 246.188 280.655

Tỷ lệ nợ xấu 1,9% 2,5% 2,7%

Nguồn: báo cáo thường niên của Agribank 2006 - 2008

Đặc biệt thị trường nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên hàm chứa nhiều rất nhiều rủi ro. Do là ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động không hoàn toàn vỉ mục đích lợi nhuận, Agribank thường phải gánh chịu hoàn toàn những rủi ro do thị trưòng nông thôn gây ra, thường xuyên chấp nhận thua lỗ để đảm bảo vì mục đích chung của xã hội.

Về quản trị rủi ro, hầu hết các ngân hàng đều chưa xây dựng cho mình một chính sách khoa học và phù hợp. Agribank cũng không nằm ngoài hệ thống ngân hàng với công tác quản trị rủi ro còn nhiều yếu kém.

Theo đuổi chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với thị trường mục tiêu, cần chú trọng đa dạng hoá các danh mục cho vay, phân loại khách hàng của ngân hàng. Quản trị danh mục cho vay, phân loại khách hàng để giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên Agribank cũng chưa chú ý đến công tác này lắm.

Trong quy trình thẩm định tín dụng, hạn chế lớn nhất là các cán bộ thẩm định tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu quan trọng trong quy trình đó, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định khi phải đảm nhận quá nhiều công việc làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

Về cơ chế bảo đảm tiền vay chưa thực sự hiệu quả, mặc dù cho vay có tài sản đảm bảo vẫn hàm chứa nhiểu rủi ro như không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hởng, khó bán giảm giá trị… Còn hạn chế trên do ngân hàng chưa chú trọng nhiều đến công tác kiểm tra các tài sản đảm bảo cũng như về số lượng và chất lượng của tài sản bảo đảm vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w