Ảnh hưởng của môi trường ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 40 - 45)

III PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TÍN DỤNG CỦA

1.2.Ảnh hưởng của môi trường ngành ngân hàng

1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng Agribank

1.2.Ảnh hưởng của môi trường ngành ngân hàng

1.2.1. Áp lực từ nhà cung cấp sản phẩm tín dụng

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ, quan hệ giữa người đi vay và ngân hàng là quan hệ tín dụng thông qua tiển tệ, vì vậy tiền tệ chính là một sản phẩm đầu vào do người gửi tiết kiệm cung cấp cho ngân hàng thực hiện được hoạt động cho vay tín dụng. Để có được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, Agribank thực hiện hoạt động huy động vốn với lãi suất tiết kiệm hợp lý, bằng nhiều hình thức như: nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân dưới dạng mở tài khoản tiển gửi, huy động tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiết kiệm hưởng lãi bậc thàng, tiết kiệm gửi góp… phát hành trái phiếu Agribank, chứng chỉ tiền gửi theo từng thời kỳ, nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động, tăng thêm các nguồn vốn dài hạn cho các dự án phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Lãi suất huy động vốn là một yếu tố quan trọng đối với người gửi tiết kiệm, lãi suất huy động càng cao, dân cư dành tiền gửi tiết kiệm nhiều hơn để kiếm lợi nhuận. Từ thực tế đó, đã gây sức ép lên các ngân hàng nhằm đạt được nguồn vốn huy động khổng lồ diễn ra cuộc đua tranh về tăng lãi suất huy động trong những năm qua.

1.2.2. Sức ép từ khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng.

một mục đích nào đó mà khi đem ra phân tích, thẩm định ngân hàng chấp nhận cấp vốn cho đối tượng đó. Khách hàng chính của Agribank là nông dân và hộ kinh doanh cá thề thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng từ 50 – 60%, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã chiếm tỷ trọng 29 – 36% tổng dư nợ, và doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ nhất thường dưới mức 10%. Với cơ cấu cho vay trên, Agribank vẫn luôn hướng và thị trường nông nghiệp nông thôn làm mục tiêu phát triển, chiếm đến 70 – 75% tổng dư nợ hàng năm, DNNVV là khách hàng tiềm năng với xu hướng ngày càng tập trung và tạo điều kiện cho đối tượng này tiếp cận dịch vụ tín dụng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tuỳ vào tình hình phát triền kinh tế chung phát triển thuận lợi hay khó khăn mà các khách hàng có quyết định vay vốn của ngân hàng đề tăng gia sản xuất, mở rộng quy mô hay không? Để thu hút và giữ được khách hàng tuỳ vào tình hình cụ thể mà Agribank đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp sao cho tiện dụng và có lợi nhất cho khách hàng.

Cụ thể như trong năm 2008, tình hình tài chính trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, các ngân hàng liên tục giảm lãi suất cho vay nhằm cạnh tranh giữ lại những khách hàng tốt, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn suy thoái này. Năm qua Agribank hỗ trực tích cực hai đối tượng khách hàng truyền thống bằng việc giảm lãi suất liên tục với mức ưu đãi nhất kể từ giữa tháng 7/2008 lãi suất cho vay các ngân hàng đạt mốc cao nhất từ trước đến giờ, Agribank đã có những điều chỉnh hợp lý hỗ trợ khách hàng của mình. Thực hiện các đợt giảm lãi suất này Agribank chấp nhận giảm doanh thu hàng nghìn tỷ đồng.

Bảng 4: Lãi suất cho vay hộ sản xuất và DNNVV năm 2008 Đơn vị: %/năm Ngày Hộ sản xuất DNNVV 17/07 20 20,5 01/1 0 19 19,5 10/1 0 17,5 17,8 04/11 15,5 15,9 10/11 14,4 15 31/12 10,8 11,5

Nguồn: Thông tín chi tiết từ Website của Agribank

1.2.3. Sức ép từ các sản phẩm dịch vụ tiện ích thay thế dịch vụ tín dụng. Các quỹ tín dụng nhân dân cũng đang cạnh tranh với ngân hàng trong lĩnh vực cho vay với lãi suất ưu đãi, biên độ rộng, đặc biệt loại hình tín dụng này rất gần gũi với người dân, đặc biệt là vùng nông thôn với các hộ nông dân và hộ kinh doanh cá thể - đối tượng phục vụ chính của Agribank. Quỹ tín dụng nhân dân cung cấp dịch vụ tài chính theo nhu cầu của khách hàng sát thực hơn và hạn chế đươc rủi ro hơn do các quỹ này hình thành và xuất phát cũng từ nhu cầu chính của người dân, và thường được đặt cơ sở trên địa bàn hẹp nơi sinh sống củâ các hộ dân như xã, huyện.., các cán bộ hiểu rõ được hoàn cảnh và tâm lý người dân đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác hơn. Đặc biệt thủ tục vay vốn đơn giản hơn, đi lại thuận tiện,giảm được chi phí cho người dân. Quỹ có thể giải quyết cho vay bất cứ lúc nào, thời gian thẩm định ngắn hơn. Các quỹ tín dụng sử dụng tối đa các biện pháp thế chấp phi truyền

thống nhằm giải quyết khó khăn cho người dân trong việc vay vốn, tạo điều kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn tốt hơn.

Trên thực tế, các quỹ tín dụng đang khá phát triển và tập trung đông chiếm đến 76% là người dân vùng nông thôn. Đây chính là một đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm của Agribank với những khách hàng truyển thống là nông nghiệp và nông thôn.

Ngoài hình thức quỹ tín dụng nhân dân còn một hình thức cho vay tự do, dó là người cần vốn đến gặp và vay trực tiếp từ người có vốn, cũng với lãi suất và thời hạn nhất định, thủ tục vô cùng đơn giản, dựa trên sự tin tưởng giữa hai bên là chính, người đi vay trực tiếp có vốn sử dụng ngay. Tuy nhiên, ngày nay hình thức này không phổ biến lắm, nhưng tồn tại cũng làm giảm nhu cầu của người dân trong việc vay tín dụng từ ngân hàng .

1.2.4. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại hai khối ngân hàng chính là: ngân hàng thương mại nhà nước (hay còn gọi là ngân hàng quốc doanh) và khối ngân hàng thương mại cổ phần (ngân hàng ngoài quốc doanh). Agribank thuộc khối ngân hàng thương mại nhà nước, chịu sức ép cạnh tranh từ chính các ngân hàng cùng khối và đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần với mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ đại lý lớn nhất Việt Nam với gần 1000 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và lãnh thổ. Agribank được đánh giá là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn. Với tổng tài sản luôn đứng đầu khối ngân hàng , đây là một yếu tố đảm bảo an toàn cho sự hoạt động của ngân hàng .

Bảng 5: Tổng tài sản của các NHTM lớn tại Việt Nam (2006 – 2008)

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Tên ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Agribank 255.207 321.444 386.868

2 BIDV 161.600 201.328 243.867

3 Vietinbank 154.175 168.000 196.560 4 Vietcombank 169.459 197.408 211.000

Nguồn: Tổng quan về Agribank - 2008

Lợi thế cạnh tranh của Agribank so với các đối thủ khác là hệ thống điểm giao dịch lớn với hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc. Thị phần tín dụng cũng rộng khắp, luôn đứng đấu trong hệ thống ngân hàng .

Bảng 6: Thị phần tín dụng các NHTM lớn ở Việt Nam (2006 – 2008)

Đơn vị: %

Tên NHTM Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Agribank 25,43 23,4 23,07 BIDV 13,48 12,7 11,82 Vietcombank 9,64 9,55 9,21 Vietinbank 9,11 10,25 9,5 ICB 14,01 13,08 11,73 ACB 1,58 2,14 3,00 Sacombank 1,26 1,89 3,28 Các NHTM khác 16,86 12,49 18,24 Tổng cộng 100 100 100

Nguồn:Báo cáo thường niên của các NHTM từ năm 2006 – 2008, thời báo kinh tế

Thị phần cho vay của Agribank vẫn đứng đầu qua các năm 2006 -2008, ngân hàng nhưng có xu hướng giảm dần. Mặc dù là Agribank có thị phần,

hội hay thách thức đều dành chung cho tất cả các ngân hàng. Trong lĩnh vực tín dụng hiện nay, các ngân hàng với những ứng dụng công nghệ mới, cách thức quản lý mới, cán bộ năng lực tốt đang dành giật mọi đối tượng khách hàng. Khách hàng truyển thống của Agribank cũng bị đe doạ, các ngân hàng ngoài quốc doanh đang từng bước tiến sâu và tiếp cận thị trường này với các chiến lược phát triển cạnh tranh.

1.2.5. Sức ép từ các các ngân hàng nước ngoài

Sau khi gia nhập WTO, thực hiện cam kết mở cửa thị trường tài chính, đã có rất nhiều các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đây là một thách thức vô cùng lớn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và Agribank nói riêng. Ngoài ra còn rất nhiều các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác đang trong quá trình kiểm tra, nghiên cứu thị trường Việt Nam có khả năng sẽ xâm nhập vào cạnh tranh với các ngân hàng nội địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế, các ngân hàng nước ngoài có khả năng tiếp cận khách hàng, ứng dụng những công nghệ tiên tiến hơn trong hoạt động của mình. Đặc biệt, phương châm phục vụ khách hàng của họ hoàn toàn khác so với ngân hàng trong nước, họ có tiêu chí phục vụ tốt hơn, đơn giản hóa các hình thức cho vay, thủ tục rườm rà, họ cũng có những chương trình hỗ trợ, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng…

Đứng trước thực trạng đó, không chỉ Agribank mà cả hệ thống ngân hàng trong nước phải có những định hướng phát triển rõ ràng, giữ lấy thị phần của mình, khẳng định địa vị và vai trò của ngân hàng Việt Nam.

2. Đánh giá năng lực cạnh tranh tín dụng của Agribank.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 40 - 45)