1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam

86 36 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 284,4 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đối với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy dịch vụ vận tải là một phần không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quá trình vận tải giúp lưu thông hàng hóa giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, vận tải càng phát triển thì hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng phát triển theo, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một nhanh, ngành dịch vụ vận tải quốc tế đã và đang trở thành một ngành dịch vụ đầy triển vọng tại mỗi quốc gia, góp phần quan trọng vào việc phát triển thương mại quốc tế giữa các nước. Ngoài ra, vận tải quốc tế là quá trình phân phối hàng hóa từ nước này sang nước khác và là cầu nối thương mại toàn cầu. Hiện tại ngành logistics Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, có xu thế hội nhập quốc tế. Ngành logistics Việt Nam đã tiến hành xây dựng các hệ thống logistics hiệu quả, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Đặc biệt phát triển nhất là dịch vụ vận tải, chủ yếu là thị trường trong nước và thị trường quốc tế còn hạn chế. Do đó, ngành logistics Việt Nam cần phải lập kế hoạch đầutưvàmở rộng hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế của mình sang các thị trường khác, chú trọng vào việc xây dựng các đại lý vận tải quốc tế để phát triển mạnh hoạt động giao thương, kết nối các nhà cung cấp với nhà kinh doanh mua hàng, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài :“Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam” để nghiên cứu trên giác độ chuyên ngành kinh doanh quốc tế trong luận văn thạc sỹ của mình. 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong giai đoạn từ năm 2009 tới hết 2019, có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống logistics của ngành logistics Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu có liên quan hoặc liên quan gần có thể kể tới gồm: Đoàn Thành Trung (2009) “Phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này đã phân tích thực trạng của ngành logisitics qua ma trận SWOT dưới góc độ vĩ mô, đồng thời đưa ra các biện pháp xây dựng hệ thống logistic vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đinh Lê Hải Hà (2012) “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay”, LATS bảo vệ tại Viện nghiên cứu thương mại”– Bộ Công Thương. LATS này đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về logistics và phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế, phân tích thực trạng phát triển logistics của Việt Nam giai đoạn 1986-2011, và cuối cùng tác giả đã đưa ra giải pháp và định hướng phát triển ngành logisitics Việt Nam. Vũ Thị Quế Lâm (2014) “Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á – Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, LATS bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội. LATS đã phân tích thực trạng và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu , nguyên nhân thành công và hạn chế trong phát triển logisitics ở một số nước Đông Nam Á, cụ thể là: Singapore, Malaysia, Thái Lan. Bên cạnh đó, LATS đã đánh giá tổng quan về tình hình phát triển logistics của Việt Nam, đồng thời đưa ra phương hướng và đề xuất phát triển ngành logistics Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc phát triển ngành logistics. Đặng Thị Thúy Hồng (2015) “Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội”, LATS bảo vệ tại Viện nghiên cứu thương mại – Bộ Công Thương, Hà Nội. LATS này đã chỉ ra rằng để phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội thì: Thứ nhất, xây dựng và đồng bộ trên tất cả các yếu tố của hệ thống logistics về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp luật và các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thứ 2, Tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, mở rộng hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thứ ba, Tăng cường đầu tư cho hệ thống logistics thành phố Hà Nội, và đề ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống logistics hiệu quả, giảm thiểu chi phí, góp phần thúc đẩy kinh tế ổn định và lâu dài của thành phố Hà Nội. Bùi Duy Linh (2018) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, LATS bảo vệ tại Đại học Ngoại Thương, Hà Nội. LATS này đã chỉ ra để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam thì: Thứ nhất, cần xây dựng khung pháp lý và những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho logistics phát triển. Thứ 2, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics. Thứ 3, đẩy mạnh liên kết vùng nhằm tăng cường vốn đầu tư cho ngành logisitics Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đưa ra các giải pháp phát triển chung cho ngành logistics Việt Nam trong mỗi giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam. Do đó luận văn có tính cấp thiết và thiết yếu trong phát triển ngành logistics Việt Nam đến năm 2030. Tác giả cam kết đề tài luận văn không trùng lặp với các đề tài đã công bố, chưa có đề tài nào nghiên cứu về: “Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam đến năm 2030”. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu : + Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển đại lý vận tải quốc tế. + Thời gian: Từ năm 2016 đến nay và kế hoạch đến năm 2030 4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu : - Mục đích nghiên cứu: Phát triển ngành logistics Việt Nam đến năm 2030. - Nhiệm vụ nghiên cứu : + Hệ thống hoá lý luận về phát triển đại lý vận tải quốc tế và ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế. + Nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam giai đoạn 2016-2019. + Đề xuất một số giải pháp phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam đến năm 2030. 5.Phương pháp nghiên cứu Luận văn này vận dụng các lý luận về phát triển đại lý vận tải quốc tế và mô hình nghiên cứu riêng của tác giả để phân tích thực trạng phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam. Luận văn này áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Luận văn này có sử dụng các nguồn dữ liệu được các tổ chức chức trong nước có sự tin cậy cao công bố như của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan,…. và các tổ chức quốc tế có uy tín công bố như WTO, W. Bank…. Ngoài ra, luận văn này cũng có sử dụng nguồn dữ liệu trên internet do tác giả tiến hành tổng hợp thu thập dữ liệu có liên quan về ngành logistics Việt Nam từ các kênh tìm kiếm trực tuyến. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu và tham khảo các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ của các nhà khoa học và đồng thời nghiên cứu tài liệu, công trình khoa học của các trường đại học. Luận văn này sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như tổng hợp, phân tích, so sánh, biểu đồ, biểu mẫu… để xử lý dữ liệu và có sử dụng các phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. 6.Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đại lý vận tải quốc tế vàứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế. Chương 2:Thực trạng phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam giai đoạn 2016-2019. Chương 3: Một số giải pháp phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam đến năm 2030.  

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGÔ THỊ HẰNG ỨNG DỤNG TOC TRONG PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ VẬN TẢI QUỐC TẾ CỦA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, NĂM 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGÔ THỊ HẰNG ỨNG DỤNG TOC TRONG PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ VẬN TẢI QUỐC TẾ CỦA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TẠ VĂN LỢI HÀ NỘI, NĂM 2020 ...TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGÔ THỊ HẰNG ỨNG DỤNG TOC TRONG PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ VẬN TẢI QUỐC TẾ CỦA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế. .. NĂM 2030 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TẠ VĂN LỢI HÀ NỘI, NĂM 2020

Ngày đăng: 08/04/2022, 10:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình phát triển đại lývận tảiquốc tế - Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình phát triển đại lývận tảiquốc tế (Trang 14)
Hình2.1: Khối lượng hàng hoá luân chuyển 2010- 2018 - Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam
Hình 2.1 Khối lượng hàng hoá luân chuyển 2010- 2018 (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w